Bài viết dưới đây giải thích rõ ràng cách đi trên các phân làn có vạch khác nhau, các cụ tự đúc rút ra kinh nguyệt nhé, em tóm tắt các tình huống được vượt ở đây:
I. Những đoạn chỉ có 2 làn ở cả 2 chiều xe thì chỉ được vượt trong tình huống có vạch đứt
Có 2 trường hợp vượt:
1. Khi có vạch đứt vàng bên cạnh vạch liền vàng thì xe bên chiều có vạch đứt được mượn làn bên chiều xe ngược lại để vượt. Xe bên chiều có vạch liền không được đè vạch, tức không được mượn làn ngược chiều
2. Khi có vạch đứt trắng thay thế vạch liền trắng trên làn khẩn cấp, thì xe được phép rẽ vào làn khẩn cấp để nhường xe khác vượt
II. Những đoạn 4 làn xe ở cả 2 chiều thì các xe chạy theo làn của mình nên không có khái niệm vượt trái hay phải
Lưu thông thế nào trên cao tốc dài nhất Việt Nam?
Cao tốc 2 làn đầu tiên ở Việt Nam
Trao đổi với VietNamNet, ông Bùi Đình Tuấn - Giám đốc Công ty Vận hành và Bảo trì đường cao tốc VN (VEC O&M) cho biết: trong tổng số 245 km đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai có 122 km đường chỉ có 2 làn xe, đoạn từ Yên Bái – Lào Cai.
Đây là đoạn đường cao tốc 2 làn xe duy nhất ở VN được đưa vào khai thác đến thời điểm này nên việc xử lý kỹ thuật khai thác đã được Tổng Công ty xây dựng đường cao tốc VN (VEC) phối hợp với các đơn vị xây dựng quy định kỹ thuật.
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn từ Yên Bái - Lào Cai là đoạn đường cao tốc 2 làn đầu tiên ở VN.
Theo đó, mỗi chiều xe chạy trên cao tốc 2 làn gồm 1 làn xe (35 m) và 1 làn dừng khẩn cấp 2,5m. Vạch sơn liền chia 2 chiều; cho phép xe chạy vào làn khẩn cấp. Tốc độ xe chạy tối đa 80 km/h, tối thiểu 60 km/h, khoảng cách an toàn 100 m.
Trên cao tốc 2 làn cứ 8 -10 km lại có một đoạn 4 làn dài 1km để các xe vượt nhau. Ngoài ra, cứ 2,5 km được bố trí vạch sơn vết đứt đoạn so le nhau để các phương tiện vượt ngược chiều.
Các phương tiện chỉ được phép sử dụng làn ngược chiều để vượt xe tại các vị trí có vạch sơn đứt giữa 2 làn xe ngược chiều và đủ các điều kiện an toàn vượt xe theo luật định. Xe bên làn có vạch đứt bên cạnh vạch liền được mượn làn ngược chiều để vượt. Xe bên làn có vạch liền không được đè vạch
“Đối với những đoạn đường này phương tiện tham gia giao thông phải chú ý, nếu quan sát thấy đảm bảo điều kiện an toàn thì mới vượt, tránh tình trạng phương tiện cố tình vượt khi có yếu tố phương tiện phía trược lưu thông không đảm bảo vượt an toàn”, ông Tuấn cảnh tỉnh.
Ngoài ra, trên tuyến cao tốc 2 làn VEC cũng đã bố trí làn hỗ trợ giao thông ven đường. Theo đó, khi chủ phương tiện đi trên đường thấy đoạn có bố trí nét đứt trên làn hỗ trợ thì có thể tránh vào để phương tiện phía sau đang xin vượt lên trước.
Không được gây trở ngại với xe xin vượt. Không được dừng đỗ xe trên làn phụ trợ (trừ trường hợp xe bị sự cố).
“Đây là tuyến đường có quy trình khai thác chưa có trong tiền lệ. Vì thế, trong quá trình khai thác, VEC sẽ cùng với các cơ quan liên quan theo dõi để xây dựng hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật đối với cao tốc 2 làn xe, áp dụng cho các tuyến cao tốc 2 làn sau này”, ông Tuấn nói.
Cao tốc 4 làn được chạy với tốc độ tối đa 100 km/h, khi hoàn thiện tất cả các hạng mục đảm bảo an toàn sẽ được chạy với tốc độ tối đa 120 km/h.
Đối với đoạn cao tốc 4 làn xe (từ km0+00 – km123 +080), mỗi chiều chạy 2 làn xe rộng 3,75m và một làn xe dừng khẩn cấp rộng 3m. Có dải phân cách cứng, trên tuyến có bố trí các điểm quay đầu xe phục vụ công tác cứu hộ, điều tiết giao thông. Tốc độ tối đa của đoạn 4 làn xe là 100 km/h, tối thiểu 60 km/h, khoảng cách an toàn 100 m.
Liên quan đến tốc độ tối đa của đường cao tốc đoạn 4 làn xe, hôm 11/9 vừa qua Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã yêu cầu VEC: Tốc độ thiết kế tối đa 120 km/h thì phải để cho xe chạy với tốc độ tối đa của đường, tránh gây ức chế cho lái xe, lãng phí tiền của…
Về vấn đề này, đại diện của VEC cho biết, VEC sẽ áp dụng cho phép xe chạy với tốc độ tối đa 120 km/h theo chỉ đạo của Bộ trưởng khi các điều kiệm đảm bảo an toàn trên toàn tuyến được hoàn thành.
Cấm xe máy và thu phí kín
Ông Lê Kim Thành – Phó tổng giám đốc VEC cho biết: Theo tiêu chuẩn thiết kế và phục vụ, toàn tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai sẽ cấm xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h; cấm máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Cấm xe máy thi công tự hành, xe bánh xích (trừ phương tiện làm nhiệm vụ duy tu bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa đường cao tốc).
Đối với các phương tiện được phép lưu thông trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, ông Thành cũng đã đưa ra mức phí cụ thể.
Theo đó, đoạn từ km 0 +0 đến km123 +080 giá 1.500 đồng/km, đoạn từ km123+080 đến km244+570 là 1.000 đồng/ km.
Mức phí đối với xe con thấp nhất là 10.000 đồng/lượt, cao nhất là 300.000 đồng/ lượt, mức phí được tính tùy vào số km xe lưu thông trên đường. Mức phí đối với xe tải lớn hơn 18 tấn, xe Container 40 feet thấp nhất là 60.000 đồng, cao nhất là 1.220.000 đồng/ lượt.
Cách thu phí được VEC bố trí theo hình thức thu phí kín, điểm vào phát thẻ và thanh toán tại điểm ra.
Cũng liên quan đến việc tổ chức giao thông cao tốc Nội Bài – Lào Cai, ông Thành cho biết thêm, trên tòan tuyến cao có 2 hầm chui: Hầm chui QL2 (km0+080 – km0+840) và hầm đường xuyên núi tại km 186+200 – km186+730.
Đối với hầm chui QL2 (Hà Nội) do được thiết kế 4 làn xe cơ giới và được phân chia 2 chiều bằng giải phân cách cứng. Tốc độ tối đa chạy qua hầm 60 km/h, tối thiểu 30km/h. Khi lưu thông qua hầm, nghiêm cấm các phương tiện dừng đỗ.
Trong khi đó, tại hầm Km 186+200 – km186+730 có chiều dài 530 m, với 2 làn xe cơ giới và 2 làn dừng khẩn cấp, được phân chia 2 chiều bằng cọc tiêu. Tốc độ tối đa chạy trong hầm là 60 km/h, tối thiều 30km/h, hầm được đảm bảo chiếu sáng 24/24 và nghiêm cấm các phương tiện dừng đỗ.
Vũ Điệp
CỤ trích em tí luật chỗ nào quy định cái làn bên phải là làn dừng khẩn cấp với ợ. Em đi các cao tốc, làn dừng khẩn cấp đều được tách biệt bằng vạch liền, chứ ko phải vạch đứt đẹp như thế này ợ. Mà nếu ko chứng minh được nó là làn khẩn cấp thì chẳng có lý do j em ko phi vao được ợ.
Cái này bàn luận nhiều trên dd rồi, bác search và đọc lại. Tuy nhiên có một điều muốn chia sẻ cùng bác, dù đúng dù sai trong trường hợp bị CSGT bắt vẫn phải dừng xe, tranh luận, mất thời gian, điều này ko ai muốn. vậy nên dù biết ta ko phạm lỗi thì cũng nên tránh tình huống nhạy cảm đó bằng cách : Bác cứ xi nhan vào bên phải rồi đi đúng tốc độ vượt lên, nhưng ko xi nhan ra bên trái ngay ,mà đi làn đó một khoảng thật xa, rồi hãy vào làn bên trái đi tiếp. Đó là cách đi an toàn để bạn không bị CSGT bắt lỗi vượt, vì bác chuyển làn chứ không vượt.
Cụ cười sớm thế. Theo cách lý luận của cụ, làn bé bên trong không phải làn xe chạy thì cả cái đường trên ảnh đấy chả có cái làn nào cả.
Cả hai điều cụ nói ở trên đều khiến em khó hiểu...
Cái trên phải là: cấm
đè qua vạch liền để vượt xe. Cái thứ hai, thực tế mà nói, đường đã kẻ vạch phân làn thì đương nhiên không có chuyện em đi làn bên phải lại cứ phải chờ: hoặc là chạy chậm hơn hoặc bằng bác bên làn trái, hoặc không nhất thiết cứ phải chuyển làn sang làn trái ngoài cùng rồi chờ bác chạy trước chuyển về làn phải rồi mới được vượt. Điều này sẽ rất ngộ nghĩnh nếu như mỗi chiều đi có tới 3-4 làn.
Bẩm các cụ, hiện nay nhiều quốc lộ đường hai chiều có phân cách bằng vạch kép liền giữa tim đường, và mỗi chiều lại có hai làn đường kẻ bằng nét đứt (vd quốc lộ 18 qua quảng ninh). Trong trường hợp này các cụ cho em hỏi nếu e vượt phải theo chiều đi của mình có được không ah