[Funland] Đường bay vàng HAN-SGN các cụ có ủng hộ không?

raklei

Xe container
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
5,021
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
mấy cái nhí nhố tự tưởng tượng ra viết lòe trẻ con mà cũng có cụ chịu khó cóp pết về thế nhở.
 

mocmit

Xe buýt
Biển số
OF-29059
Ngày cấp bằng
13/2/09
Số km
514
Động cơ
478,064 Mã lực
“Đường bay vòng từ Hà Nội - Tp.HCM do phải qua nhiều điểm nên chiều dài lên tới 1.556 km (đường bay thẳng qua hai điểm là 1.140 km), quãng đường lãng phí là 416km, hiệu quả kinh tế 73,2%, lãng phí kinh tế 26,8%. Nếu bay đường cũ, máy bay A320 mỗi chuyến lãng phí 1.229 kg nhiên liệu, thời gian bay 26,7 phút; máy bay Boeing 777 lãng phí 2.698 kg nhiên liệu, thời gian lãng phí 25,8 phút”, TS. Bá tính toán.

Theo Cục Hàng không, số liệu đầu vào của TS. Trần Đình Bá không chính xác. Kết quả tính toán đường bay vòng Hà Nội - Tp.HCM hiện tại theo TS. Bá là 1.556 km, nhưng hiện nay đường bay này của Vietnam Airlines (VNA) thực tế chỉ có chiều dài 1.274km.
VNA sẽ lỗ 215 USD đối với máy bay B777 và 118 USD đối với máy bay A320 cho mỗi chuyến bay theo “đường bay vàng”.

Nhìn trên bản đồ chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy đường bay vàng do TS Trần Đình Bá đề nghị có độ dài ngắn hơn đường bay hiện tại.Nhưng có thật sự ngắn hơn 416 km như Ts Trần Đình Bá tính toán hay không chúng ta cùng tham khảo những thông số kĩ thuật sau đây.

Với thu nhập càng ngày càng được nâng cao như hiện nay thì việc đi lại bằng máy bay chẳng có gì xa lạ với người dân Việt Nam. Chính vì vậy chẳng cần là những chuyên gia về hàng không thì chúng ta đều hiểu đường đi của một chuyến bay không phải là “một đường thẳng” mà là những đường cong theo lộ trình :
cất cánh bay lên rồi bay bằng sau đó lại giảm độ cao hạ cánh xuống sân bay, lộ trình này được mô phỏng theo hình vẽ sau đây.



Trên hình vẽ ta thấy lộ trình của 1 chuyến bay từ sân bay Nội Bài tới sân bay Tân Sơn Nhất trải qua 3 giai đoạn tương xứng với ba đọan đường là A, B và C, như vậy tổng đoạn đường mà máy bay phải bay sẽ là Y= A+B+C
Hơn nữa do trái đất của chúng ta hình cầu nên khoảng cách đường bay giữa hai điểm trên trái đất sẽ là đường cong tương xứng “ôm” theo độ cong của bề mặt trái đất chứ không phải là đường nối thẳng giữa hai điểm. Như trên hình vẽ thì đoạn đường có độ dài H rõ ràng là ngắn nhất giữa hai sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, nhưng rất tiếc nó không thể là đường bay vì như vậy nó phải xuyên qua lòng đất.Cũng trên hình vẽ ta dễ dàng nhận thấy khoảng cách ngắn nhất có “thể bay” giữa hai sân bay, chính là khoảng cách theo bề mặt trái đất của hai sân bay và có độ dài tương xứng là Y’ = A’+B+C’

Trong hàng không thì đoạn đường bay lên A hay bay xuống C và góc bay lên, bay xuống của một loại máy bay trên các đường bay khác nhau có giá trị tương đương nhau ( sai số không đáng kể). Như vậy với việc giải một bài toán hình học đơn giản chúng ta chũng suy ra A’ và C’ cũng có tính chất tương tự, tức là sẽ có giá trị như nhau với các đường bay khác nhau của cùng môt loại máy bay, và A= A’+a ; B=B’+b .Đây sẽ là căn cứ rất quan trọng để làm phép so sánh sau này.



Do tính năng khác nhau nên tốc độ bay lên bay xuống cũng như góc bay của các loại máy bay hoàn toàn khác nhau nên việc “đo” được chiều dài của đường bay áp dụng cho tất cả các máy bay là điều không thể hay nói cách khác không thể có đoạn đường bay nhất định cho tất cả các máy bay. Điều duy nhất có thể làm được trong việc “đo đạc” chính là khoảng cách theo bề mặt trái đất của hai sân bay hay hai điểm và có độ dài tương xứng là Y’ = A’+B+C’

Quay trở lại chủ đề “tranh cãi” thì đường bay vàng hay đường bay hiện tại giữa sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất, đều phải tuân theo các “quy luật” nói trên.

Theo con số mà TS Trần Đình Bá đưa ra : đường bay thẳng qua hai điểm Hà Nội - Tp.HCM là 1.140 km, trong khi bằng các công cụ chuyên dùng hiện đại của Radar giám sát thuộc hệ thống quản lý không lưu(ATM) chúng tôi đo được khoảng cách theo bề mặt trái đất của hai sân bay là : 624 hải lý hay là 624 x 1.852 = 1155.648 Km, như vậy đã có sai lệch 15.648km, phải chăng TS Bá đã lấy thông số khoảng cách là H?
Cũng bằng các công cụ hiện đại cùng những tài liệu và bản đồ hàng không chuyên dùng, như Jeppersen, AIP Viet Nam… chúng tôi xác định độ dài koảng cách theo bề mặt trái đất của hai sân bay theo hệ thống đường bay hiện tại như sau:



Từ sân bay Nội Bài theo đường bay W1 tới đài dẫn đường VOR/DME có tên NAH đặt tại tỉnh Hà Nam có độ dài 52 hải lý(96.304 km), sau đó tiếp tục theo W1 bay 214 hải lý(396.328 km) nữa thì tới ranh giới vùng trách nhiệm của hai trung tâm kiểm soát không lưu Hà Nội và Hồ Chí Minh ( vĩ tuyến 17) , ranh giới này có tên HAMIN. Sau đó máy bay sẽ bay theo đường bay có tên W10 tới đài dẫn đường VOR/DME tại sân bay Phú bài có tên HUE, đoạn này có độ dài 43 hải lý (79.636km), tiếp tục W10 máy bay sẽ bay 145 hải lý (268.54km) tới đài dẫn đường VOR/DME có tên PLK tại sân bay Plâyku. Từ PLK máy bay tiếp tục tiến nhập đường bay W1 tới đài dẫn đường VOR/DME tên là BMT tại sân bay Buôn Mê Thuột, đoạn này dài 81 hải lý (150.012km) sau đó tiếp tục bay 117 hải lý (216.684km) vể đài dẫn đường NDB có tên AC đặt tại Long Khánh Đồng Nai và cuối cùng bay thẳng vể Tân Sơn Nhất mất 34 hải lý ( 62,968km) .Như vậy tổng độ dài theo bề mặt trái đất của hai sân bay sẽ là 96.304+ 396.328+79.636+268.54+150.012+216.684+62.968= 1270.472km hay là 1270.472 : 1.852 = 686 hải lý. Cùng một chủ ý, thì Ts Bá đưa ra con số 1.556 km, chúng tôi rất ngạc nhiên với con số này không biết TS Bá lấy từ đâu ra ?chính vì những con số không chính xác mà TS Bá đã ra được “quãng đường lãng phí là 416km”, trong khi thực tế nhỏ hơn nhiều.

Để biết được con số thực tế “quãng đường lãng phí” là bao nhiêu chúng ta cùng giải bài toán sau :

Giả sử khi cùng sử dụng cùng một loại máy bay bay theo hai đường bay “Vàng” và “Hiện tại” ta có các phương trình:
Tổng đoạn đường mà máy bay phải bay từ Nội Bài tới sân bay Tân Sơn Nhất theo đường bay “Vàng” sẽ là :
Yv = A+Bv+C

Tổng đoạn đường mà máy bay phải bay từ Nội Bài tới sân bay Tân Sơn Nhất theo đường bay “Hiện tại” sẽ là :
Yht= A+Bht+C

Khoảng cách theo bề mặt trái đất của hai sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất theo đường bay “Vàng” sẽ là
Y’v = A’+Bv+C’ = 624 hải lý

Khoảng cách theo bề mặt trái đất của hai sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất theo đường bay “Hiện tại” sẽ là
Y’ht = A’+Bht+C’= 686 hải lý

Như trên đã trình bàyta có A= A’+a ; B=B’+b

Như vậy ta có: Yv= A’+a+Bv+C’+c =624 hải lý +a+c

Tương tự ta có : Yht =A’+a+Bht+C’+c = 686 hải lý +a+c

Vậy tổng doạn đường chênh lệch mà 1 máy bay phải bay từ Nội Bài tới sân bay Tân Sơn
Nhất theo đường bay “Hiện tại” và theo đường bay “Vàng” sẽ là :

Yht-Yv= (686hải lý +a+c) –(624 hải lý +a+c) = 62NM =62 * 1.852=114.824 km

Con số này nhỏ hơn con số của TS Bá là 416km nhiều, chính vì những tính toán không chính xác này mà TS Bá đã ra một loạt các con số có độ chính xác không cao như:

“Quãng đường lãng phí là 416km, hiệu quả kinh tế 73,2%, lãng phí kinh tế 26,8%. Nếu bay đường cũ, máy bay A320 mỗi chuyến lãng phí 1.229 kg nhiên liệu, thời gian bay 26,7 phút; máy bay Boeing 777 lãng phí 2.698 kg nhiên liệu, thời gian lãng phí 25,8 phút”

Như vậy thay vì tiết kiệm được 416km như TS Bá nói thì trên Thực tế chỉ tiết kiệm được có 114.824 km hay là 62 hải lý(Nautical miles,đơn vị này là đơn vị đo lường chính thức trong ngành hàng không và được gọi tắt là miles)

Tiếp tục khám phá về “đường bay vàng” mời các bạn cùng tham khảo những thông số về các loại tàu bay đang được khai thác ở Việt Nam như sau:
Nguồn http://www.airliners.net/aviation-forums/general_aviation/read.main/2628781/

Boeing 777-300ER
Fuel Capacity: 47,890 US Gallons
Range: 7,880 Nautical Miles
3 Class PAX Capacity: 365
Gallons/Mile: 6.077
Gallons/Passenger Mile: .01665


A330-200
Fuel Capacity: 36,750 Gallons
Range: 6,750 Nautical Miles
3 Class Pax capacity: 253
Gallons/Mile = 5.44
Gallons/PassengerMile: .0215

A320
Fuel Capacity: 7,835 US Gallons
Range: 3,050 Nautical Miles
2 Class Pax Capacity: 150
Gallons/Mile: 2.569
Gallons/PassengerMile: .0171

Tốc độ của các loại máy bay tại các độ cao sẽ khác nhau và còn phụ thuộc vào các yếu tố như gió, độ loãng , đặc của không khí …, Sau đây tôi xin lấy 1 con số trung bình tại độ cao mà các máy bay thường bay, FL350= 10.5km và không bị tác động bởi các yếu tố về môi trường:

B777 : 484 Knots(Nm /h, hải lý /giờ) = 896.368 km/h

A330 : 473 Knots(Nm /h, hải lý /giờ) = 875.996 km/h

A321/A320/B738 : 450knots=833,400km/h

B734/CRJ9 :438knots =811.176 km/h

ATR72 : 260 kts = 481.52 km/h

1 Nm ( Hải lí) =1.852 Km

-Các đơn vị đo lường dầu Jet A1 cho máy bay:

3.7854118 litre = 1 gallon us
0.81 kg=1 lít

Nguồn: http://www.iata.org/whatwedo/economics/fuel_monitor/Pages/index.aspx
-Giá dầu Jet A1 cho máy bay là : 1055,1usd/ tấn

Như vậy với các thông số trên chúng ta có thể dễ dàng tính được, đối với mỗi loại máy bay thì sẽ tiết kiệm được bao nhiêu thời gian , bao nhiêu dầu và bao nhiều tiền khi bay trên đường bay vàng với điều kiện chở đấy khách :

B777 : = 62/484*60 =7.686 phút hay 62*0.01665*365*3.78541188*0.81=1155,305 kg dầu=1.155305 tấn tương đương 1.155305*1055.1= 1218.9 USD

A330 : = 62/473*60=7.865 phút hay 62*0.0215*253*3.78541188*0.81= 1034 kg dầu=1.034 tấn tương đương 1.034*1055.1= 1091 USD

A321/A320/B738 : =62/450*60=8.27 phút

A321 = 62/450*60=8,27 phút hay 62*0.0171*200*3.78541188*0.81=650 kg dầu hay là :
0.650*1055.1= 686 USD

A320= 62/450*60=8.27 phút hay 62*0.0171*150*3.78541188*0.81= 487,6kg hay 0.4876*1055.1= 514 USD

Các con số này nhỏ hơn rất nhiều với các số liệu mà TS Bá tính toán : “…Nếu bay đường cũ, máy bay A320 mỗi chuyến lãng phí 1.229 kg nhiên liệu, thời gian bay 26,7 phút; máy bay Boeing 777 lãng phí 2.698 kg nhiên liệu, thời gian lãng phí 25,8 phút”,

Đúng là sai một li đi cả nhiều dặm!

Cũng theo TS BÁ thì một máy bay A320 khi bay theo đường bay vàng sẽ phải trả mức phí quá cảnh cho Lào và Campuchia là 622USD. Thực ra đây là phí điều hành bay mà các hãng hàng không phải trả để được cung cấp dịch vụ điều hành bay, dịch vụ này được cung cấp bởi các cơ quan Quản Lý Bay trong đó kiểm soát viên không lưu đóng vai trò chủ đạo. Trong khi nếu bay trong không phận Việt Nam thì với việc trợ giá của nhà nước mức phí này gần như là tượng trưng, như vậy là với việc tiết kiệm khoảng 8 phút 30 giây và lượng dầu tiết kiệm tương đương 514 USD khi khai thác máy bay A320 trên đường bay vàng, VNA sẽ lỗ 622USD -514USD = 107 USD. Theo cách tính tương tự thì khi khai thác các loại máy bay khác cũng sẽ bị lỗ do phải trả phí điều hành bay cho Lào và Campuchia theo giá quốc tế, số tiền này sẽ được tăng lên theo trọng tải máy bay và số km máy bay bay qua.

Qua đây chúng ta cũng thấy được các hãng hàng không nội địa của Việt Nam đã được nhà nước ưu đãi như thế nào và ngay cả giá vé hành khách trên các tuyến nội địa cũng đã được nhà nước trợ giá phần nào qua việc thu phí điều hành bay rất nhỏ, điều này trái hẳn với các hãng hàng không nước ngoài hoạt động trong vùng trời Việt Nam. Theo như báo cáo, năm 2011 nguồn thu của Viet Nam từ loại phí này đối với các hãng hàng không nước ngoài rất lớn, doanh nghiệp đại diện cho nhà nước về quản lý và điều hành bay là tổng công ty Quản Lý Bay Việt Nam ( VATM) đã nộp ngân sách nhà nước hơn 1500 tỷ. Như vậy việc kinh doanh không có lãi của VNA dường như chẳng liên quan gì đến "đường bay vàng".

Điều được duy nhất nếu đường bay vàng đi vào hoạt động đó là “tiết kiệm được vài phút bay” phải chăng đây là lý do còn sót lại duy nhất khiến cho dự án “đường bay vàng” có thể trở thành hiện thực và cũng sẽ là một lựa chọn mới cho cả các hãng hàng không cũng như khách hàng đi máy bay.Nếu như ai đó muốn đi nhanh thêm vài phút thì đồng nghĩa với việc phải trả thêm một it tiền nữa !
 

mocmit

Xe buýt
Biển số
OF-29059
Ngày cấp bằng
13/2/09
Số km
514
Động cơ
478,064 Mã lực
Em có bài này của chuyên gia, các cụ chịu khó đọc nhé, mang tính thông tin và tham khảo ạ
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,486
Động cơ
727,956 Mã lực
Em có bài này của chuyên gia, các cụ chịu khó đọc nhé, mang tính thông tin và tham khảo ạ
Cảm ơn bác mốc.
Bài dài và dễ hiểu.
Thông tin thì phải xem lại, vì Chiên gia nhiều khi cũng phải viết bài theo đơn đặt hàng của ai đó, phục vụ một mục đích nào đó.
Tôi thì cho là, ông Bá đâu phải là tay mơ trong tính toán thế này, dù thực tế có thể ông ấy tính sai đâu đó.
Nếu lấy trung bình cộng của ông Bá và của ông Mốc, coi như tiết kiệm được 10 phút, và các hãng hàng không chả có lợi ích kinh tế gì trực tiếp.
OK, nhưng 10 phút là cả một vấn đề: Thêm được 1 chuyến 1 ngày cũng nên.
Còn 1 khách hàng thì 10 min là không có gì, nhưng cả trăm, thậm chí hàng triệu khách bay nội địa, thì 10 min là đáng kể đấy chứ.
 

RF2012

Xe tải
Biển số
OF-321006
Ngày cấp bằng
25/5/14
Số km
271
Động cơ
292,810 Mã lực
E thì nghĩ như thế này. Vấn đề đwowngf bay vàng đã được đề cập từ những năm 80-90 và cách đây khoảng 5 năm lại đề cập lại. Nếu là bài toán kinh tế thì e nghĩ các hãng hàng ko ko dại gì đề xuất để dùng đường bay vàng từ khi có ý tưởng.Các bác TS ngồi trên giấy nhiều khi có thực tế đâu, chỉ lý thuyết,phải đặt mình vào góc độ là các hãng hàng không thì mới hiểu được chính sách kinh doanh của họ. Với hàng không thì an toàn phải đặt lên hàng đầu, còn đường bay vàng chưa khai thác nên cũng ko thể đánh giá được hiệu quả kinh tế.Giwax lý thuyết và thực tế ko bao giờ giống nhau
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,486
Động cơ
727,956 Mã lực
E thì nghĩ như thế này. Vấn đề đwowngf bay vàng đã được đề cập từ những năm 80-90 và cách đây khoảng 5 năm lại đề cập lại. Nếu là bài toán kinh tế thì e nghĩ các hãng hàng ko ko dại gì đề xuất để dùng đường bay vàng từ khi có ý tưởng.Các bác TS ngồi trên giấy nhiều khi có thực tế đâu, chỉ lý thuyết,phải đặt mình vào góc độ là các hãng hàng không thì mới hiểu được chính sách kinh doanh của họ. Với hàng không thì an toàn phải đặt lên hàng đầu, còn đường bay vàng chưa khai thác nên cũng ko thể đánh giá được hiệu quả kinh tế.Giwax lý thuyết và thực tế ko bao giờ giống nhau
Tôi thì tính toán thuần túy kinh tế.
Có mất gì không khi ta khai thác thử tính kinh tế của đường bay ngắn, nếu như "Giwax lý thuyết và thực tế ko bao giờ giống nhau".
Toàn con số thôi mà, có gì không cộng / trừ được.
Ít nhất, thử nghiệm chắc là cũng được phép mà ko quá khó khăn.
Cá nhân tôi thì nghĩ là, TS Bá cũng bị coi như mấy ông Lông Rân chế tạo lò đốt với máy bay thôi:
Kiểu: "Các ông biết đếch gì mà tính, tôi có cả trăm kỹ sư bác sĩ mà vẫn thiếu thông tin , đã tính ra đâu ".
Chúa ơi, nếu thiếu thông tin thì đi hỏi - mua - xin thông tin, đâu phải là quá khó.
Hay phải lập Dự án tìm kiếm thông tin, phê duyệt Dự án, đấu thầu...., trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo cái gọi là Quy trình??
 

mocmit

Xe buýt
Biển số
OF-29059
Ngày cấp bằng
13/2/09
Số km
514
Động cơ
478,064 Mã lực
Điều đầu tiên phải khẳng định là đừong bay thẳng giữa Han-sgn sẽ tiết kiệm được một khoảng thời gian nhất định, số liệu chính xác thì còn phải căn cứ nhiều yếu tố, các cụ có thể tham khảo ở đây:
http://dantri.com.vn/xa-hoi/duong-bay-vang-phai-tra-bao-nhieu-phi-cho-lao-campuchia-935443.htm
ngoài ra còn phải tính cả chi phí mà các hãng hàng không phải trả nữa
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/doanh-nghiep-ngai-duong-bay-vang-vi-phi-cao-3036372.html
Như vậy, trong trường hợp xây dựng được đừong bay thẳng, việc các hãng hàng không có sử dụng hay không là chưa chắc chắn vì hãng sẽ phải cân đối, so sánh chi phí giữa hai đường bay và từng loại tàu bay cụ thể.
Việc thiết lập đừong bay không lưu cho chặng bay nội địa có sử dụng khôngq phận nước ngoài cũng sẽ có một số vấn đề liên quan đến pháp lý, ví dụ như việc bảo hiểm. Nếu xảy ra tai nạn ở không phận lào hay cam thì sẽ rất rắc rối vì luật áp dụng đối với vấn đề tố tụng trong trừong hợp xảy ra tranh chấp giữa hành khách, thân nhân và hãng hàng không về vấn đề trách nhiệm bồi thừong cũng chưa rõ ràng vì theo CÔng ước VÁc xa va, khách có thể áp dụng luật của Lào hoặc Cam để tiến hành tố tụng.
BÊn cạnh đó, vấn đề tìm kiếm, cứu nạn hay khẩn nguy cũng rất khó khăn vì triển khai công tác này ở các quốc gia khác cũng cần rất nhiều thủ tục, mất đi yếu tố thời gian, rồi còn vấn đề an ninh, quốc phòng nữa. Chính vì vậy mà các cơ quan chức năng hết sức thận trọng và kỹ lưỡng trong việc xây dựng đường bay này
 

mocmit

Xe buýt
Biển số
OF-29059
Ngày cấp bằng
13/2/09
Số km
514
Động cơ
478,064 Mã lực
Cảm ơn bác mốc.
Bài dài và dễ hiểu.
Thông tin thì phải xem lại, vì Chiên gia nhiều khi cũng phải viết bài theo đơn đặt hàng của ai đó, phục vụ một mục đích nào đó.
Tôi thì cho là, ông Bá đâu phải là tay mơ trong tính toán thế này, dù thực tế có thể ông ấy tính sai đâu đó.
Nếu lấy trung bình cộng của ông Bá và của ông Mốc, coi như tiết kiệm được 10 phút, và các hãng hàng không chả có lợi ích kinh tế gì trực tiếp.
OK, nhưng 10 phút là cả một vấn đề: Thêm được 1 chuyến 1 ngày cũng nên.
Còn 1 khách hàng thì 10 min là không có gì, nhưng cả trăm, thậm chí hàng triệu khách bay nội địa, thì 10 min là đáng kể đấy chứ.
EM đính chính là bài này không phải của em nhé. Bài gốc nó ở đây:

https://www.facebook.com/notes/kiểm-sóat-không-lưu/đường-bay-vàng-viet-nam-airlines-nói-sẽ-lỗ-ts-trần-đình-bá-nói-sẽ-lãi-ai-đúng-ai/249634838454116
 

gaquay123

Xe tăng
Biển số
OF-150512
Ngày cấp bằng
26/7/12
Số km
1,240
Động cơ
368,126 Mã lực
Tìm hiểu kỹ hơn, thực sự em thấy thằng cha Trần Đình Bá này đầu óc có vấn đề nặng: Em bay máy bay tuyến HAN-SGN hiện nay, đồng hồ hiển thị quãng đường của máy bay báo chỉ tầm 1260-1280 km, mà thằng cha Bá này nó cứ khăng khăng là tuyến HAN-SGN là 1.556 km. Chắc cha này chưa bao giờ đi máy bay! :))

Hơn nữa, cái tính toán của cha này dựa trên phương pháp "là phẳng" đường bay theo chiều thẳng đứng nữa thì phải ^:)^ Vì máy bay nó phải nâng độ cao từ sân bay lên 11000m thì mới vào độ cao tối ưu. Rồi từ độ cao đó hạ xuống tiếp cận SGN!

Nhiều chặng bay, nếu bay ở khoảng cách ngắn, máy bay không lên độ cao tối ưu mà bay ở độ cao thấp hơn thì cũng lại tốn nhiên liệu. Nên chưa hẳn cứ bay ngắn đã là đỡ tốn đâu!
 

gaquay123

Xe tăng
Biển số
OF-150512
Ngày cấp bằng
26/7/12
Số km
1,240
Động cơ
368,126 Mã lực
Em thấy thông tin đã bắt đầu đa chiều hơn rồi! Đây là bài phân tích của Phi công NGUYỄN THÀNH TRUNG bay loại Boeing B777 - những người có thực tế hơn nhiều:

Một đường bay không hề đơn giản như thế

25/08/2014 10:01 (GMT + 7)
Theo tôi, xét về góc độ kinh tế đó là một ý kiến rất tích cực, vì ta cần tiết kiệm để phát triển đất nước. Đã có nhiều cuộc hội thảo do ngành hàng không tổ chức để lắng nghe ý kiến phản biện về vấn đề trên.
Đa số ý kiến chủ yếu tập trung vào chủ đề tiết kiệm cho ngành hàng không chứ chưa có ý kiến nào tập trung giải quyết toàn diện vấn đề một cách triệt để tính chất của đường bay này - nếu được chấp thuận cho đưa vào khai thác.
TS Bá có thể vẽ một đường thẳng nối liền TP.HCM - Hà Nội và gọi là đường bay vàng hay bạc đều được, nhưng trong hàng không một đường bay không hề đơn giản như thế.
Đường bay kiểu dùng bút kẻ giữa hai điểm chỉ dùng cho quân sự trong thời chiến, thời bình không thể dùng được vì vi phạm không phận nước láng giềng.

Tất cả đường bay của hàng không dân dụng đều phải được Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) công nhận, công bố và phát hành trên toàn thế giới.
Tất cả đường bay đều phải có tên để phi công nhập dữ liệu vào máy, lập ra đường bay cho chuyến bay. Đường bay quốc tế có tên đứng đầu bằng một chữ cái viết hoa kèm theo ba chữ số, thí dụ như B329 là đường bay Nam Hà - Pakse - Phnom Penh.
Trong khi đường bay nội địa bắt đầu bằng một chữ cái cộng với một hoặc hai chữ số (W1 là đường bay nội địa từ Tân Sơn Nhất đi Hà Nội). Vì thế đường bay qua Lào, Campuchia không thể gọi là đường bay nội địa được mà bắt buộc phải có tên gọi là đường bay quốc tế.
Một khi dùng đường bay quốc tế để bay chuyến nội địa, các hãng hàng không ngoài việc phải trả bao nhiêu chi phí thường lệ, còn phải trả thêm phí bay qua không phận của các nước mà ở đây cụ thể là Lào và Campuchia.
Tôi nghĩ Lào, Campuchia sẽ rất hoan nghênh vì chi phí bay qua (over flight) mà họ sẽ thu được mỗi chuyến như sau:
Thử tính một ngày có 46 chuyến bay khứ hồi TP.HCM - Hà Nội thì số phí over flight mà Vietnam Airlines phải trả cho Lào, Campuchia sẽ là bao nhiêu?
Theo như ý kiến của TS Bá, tôi có thể tạm lập thành ba đường bay để so sánh (với tốc độ máy bay 450Nm/giờ hoặc 850km/giờ như sau):
1- Đường thứ nhất là đường kẻ thẳng tắp TP.HCM - Hà Nội: dài 610Nm bằng 1.130km, thời gian bay 1 giờ 20 phút, cộng khởi hành và tiếp cận thành 1 giờ 30 phút.
2- Đường bay thứ hai tương đối thẳng vì phải bay từ Tân Sơn Nhất qua điểm kiểm tra Pakse thuộc Nam Lào, sau đó theo đường B329 thẳng ra Nam Hà rồi Hà Nội: dài 619Nm bằng 1.146km, thời gian bay 1 giờ 25 phút cộng khởi hành và tiếp cận thành 1 giờ 35 phút.
3- Đường thứ ba bay theo W1 như hiện nay: dài 685Nm bằng 1.268km, thời gian bay 1 giờ 30 phút cộng khởi hành và tiếp cận thành 1 giờ 40 phút.
Với tốc độ tạm tính là 450Nm khoảng 850km/giờ thì thời gian rút ngắn được là 10 phút cho đường kẻ thẳng, và năm phút cho đường tương đối thẳng, lượng dầu tiết kiệm được còn tùy theo loại máy bay sử dụng. Nhưng dù dùng máy bay nào thì tiền tiết kiệm cho xăng dầu cũng không đủ để trả cho phí bay qua không phận Lào, Campuchia.
Vẽ đường bay thẳng tắp TP.HCM - Hà Nội, chỉ là vẽ một vệt bay, nó không có ý nghĩa là một đường bay vì không có bất kỳ một điểm kiểm tra nào trên vệt bay này làm sao phi công tham khảo để biết chính xác vị trí của mình đang bay, chưa nói đến sân bay giải trợ (alternate airport) khi có tình huống xấu xảy ra.
Hơn nữa trên suốt vệt bay này toàn là rừng núi, địa hình rất hiểm trở, tôi không muốn nói đến vấn đề tìm kiếm cứu nạn sẽ cực kỳ khó khăn nếu có việc không may xảy ra.
Năm 1992 khi chiếc YAK 40 bị rơi ở thung lũng Ô Kha (huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa), điểm rơi máy bay nằm ngay trong địa phận Việt Nam nhưng phải mất bảy ngày sau người ta mới tìm thấy xác chiếc máy bay xấu số.
Vì thế nếu được, ta nên đề xuất thêm một đường bay thẳng từ Tân Sơn Nhất đi Pakse (Lào) và từ Pakse bay theo đường B329 bay thẳng Nội Bài, nhưng đó vẫn là đường bay quốc tế.
Nói tóm lại, nếu muốn chơi sang thì ta cứ dùng đường bay quốc tế để bay nội địa, chi phí sẽ tăng lên nhưng không biết giá vé các hãng hàng không bán cho khách có tăng hay không và hành khách có chấp nhận tiết kiệm 10 phút mà phải trả thêm bao nhiêu đó tiền hay không?


Phi công NGUYỄN THÀNH TRUNG
 

raklei

Xe container
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
5,021
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
Thực ra các đường bay nó lượn theo hình tròn quả điạ cầu nên rất vòng vèo, e ví dụ đường bay từ Dubai đi Toronto nếu kẻ thẳng trông ngắn gọn nhưng thực tế nó vòng tít lên tận Bắc cực.
Bác nó có chuyên môn chắc chỉ ra được đường vòng lại là đường thẳng, trong trường hợp này phải tính khoảng cách theo không phải trên mặt phẳng mà trên mặt cong không gian ba chiều. Cụ thể tính thế nào thì e chịu nhưng bác nào giỏi toán tính ra tí là chuẩn ngay, mấy cái tính toán của TS với KS gì đó e thấy chưa chuẩn.

 

RF2012

Xe tải
Biển số
OF-321006
Ngày cấp bằng
25/5/14
Số km
271
Động cơ
292,810 Mã lực
Em thấy thông tin đã bắt đầu đa chiều hơn rồi! Đây là bài phân tích của Phi công NGUYỄN THÀNH TRUNG bay loại Boeing B777 - những người có thực tế hơn nhiều:

Một đường bay không hề đơn giản như thế

25/08/2014 10:01 (GMT + 7)
Theo tôi, xét về góc độ kinh tế đó là một ý kiến rất tích cực, vì ta cần tiết kiệm để phát triển đất nước. Đã có nhiều cuộc hội thảo do ngành hàng không tổ chức để lắng nghe ý kiến phản biện về vấn đề trên.
Đa số ý kiến chủ yếu tập trung vào chủ đề tiết kiệm cho ngành hàng không chứ chưa có ý kiến nào tập trung giải quyết toàn diện vấn đề một cách triệt để tính chất của đường bay này - nếu được chấp thuận cho đưa vào khai thác.
TS Bá có thể vẽ một đường thẳng nối liền TP.HCM - Hà Nội và gọi là đường bay vàng hay bạc đều được, nhưng trong hàng không một đường bay không hề đơn giản như thế.
Đường bay kiểu dùng bút kẻ giữa hai điểm chỉ dùng cho quân sự trong thời chiến, thời bình không thể dùng được vì vi phạm không phận nước láng giềng.

Tất cả đường bay của hàng không dân dụng đều phải được Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) công nhận, công bố và phát hành trên toàn thế giới.
Tất cả đường bay đều phải có tên để phi công nhập dữ liệu vào máy, lập ra đường bay cho chuyến bay. Đường bay quốc tế có tên đứng đầu bằng một chữ cái viết hoa kèm theo ba chữ số, thí dụ như B329 là đường bay Nam Hà - Pakse - Phnom Penh.
Trong khi đường bay nội địa bắt đầu bằng một chữ cái cộng với một hoặc hai chữ số (W1 là đường bay nội địa từ Tân Sơn Nhất đi Hà Nội). Vì thế đường bay qua Lào, Campuchia không thể gọi là đường bay nội địa được mà bắt buộc phải có tên gọi là đường bay quốc tế.
Một khi dùng đường bay quốc tế để bay chuyến nội địa, các hãng hàng không ngoài việc phải trả bao nhiêu chi phí thường lệ, còn phải trả thêm phí bay qua không phận của các nước mà ở đây cụ thể là Lào và Campuchia.
Tôi nghĩ Lào, Campuchia sẽ rất hoan nghênh vì chi phí bay qua (over flight) mà họ sẽ thu được mỗi chuyến như sau:
Thử tính một ngày có 46 chuyến bay khứ hồi TP.HCM - Hà Nội thì số phí over flight mà Vietnam Airlines phải trả cho Lào, Campuchia sẽ là bao nhiêu?
Theo như ý kiến của TS Bá, tôi có thể tạm lập thành ba đường bay để so sánh (với tốc độ máy bay 450Nm/giờ hoặc 850km/giờ như sau):
1- Đường thứ nhất là đường kẻ thẳng tắp TP.HCM - Hà Nội: dài 610Nm bằng 1.130km, thời gian bay 1 giờ 20 phút, cộng khởi hành và tiếp cận thành 1 giờ 30 phút.
2- Đường bay thứ hai tương đối thẳng vì phải bay từ Tân Sơn Nhất qua điểm kiểm tra Pakse thuộc Nam Lào, sau đó theo đường B329 thẳng ra Nam Hà rồi Hà Nội: dài 619Nm bằng 1.146km, thời gian bay 1 giờ 25 phút cộng khởi hành và tiếp cận thành 1 giờ 35 phút.
3- Đường thứ ba bay theo W1 như hiện nay: dài 685Nm bằng 1.268km, thời gian bay 1 giờ 30 phút cộng khởi hành và tiếp cận thành 1 giờ 40 phút.
Với tốc độ tạm tính là 450Nm khoảng 850km/giờ thì thời gian rút ngắn được là 10 phút cho đường kẻ thẳng, và năm phút cho đường tương đối thẳng, lượng dầu tiết kiệm được còn tùy theo loại máy bay sử dụng. Nhưng dù dùng máy bay nào thì tiền tiết kiệm cho xăng dầu cũng không đủ để trả cho phí bay qua không phận Lào, Campuchia.
Vẽ đường bay thẳng tắp TP.HCM - Hà Nội, chỉ là vẽ một vệt bay, nó không có ý nghĩa là một đường bay vì không có bất kỳ một điểm kiểm tra nào trên vệt bay này làm sao phi công tham khảo để biết chính xác vị trí của mình đang bay, chưa nói đến sân bay giải trợ (alternate airport) khi có tình huống xấu xảy ra.
Hơn nữa trên suốt vệt bay này toàn là rừng núi, địa hình rất hiểm trở, tôi không muốn nói đến vấn đề tìm kiếm cứu nạn sẽ cực kỳ khó khăn nếu có việc không may xảy ra.
Năm 1992 khi chiếc YAK 40 bị rơi ở thung lũng Ô Kha (huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa), điểm rơi máy bay nằm ngay trong địa phận Việt Nam nhưng phải mất bảy ngày sau người ta mới tìm thấy xác chiếc máy bay xấu số.
Vì thế nếu được, ta nên đề xuất thêm một đường bay thẳng từ Tân Sơn Nhất đi Pakse (Lào) và từ Pakse bay theo đường B329 bay thẳng Nội Bài, nhưng đó vẫn là đường bay quốc tế.
Nói tóm lại, nếu muốn chơi sang thì ta cứ dùng đường bay quốc tế để bay nội địa, chi phí sẽ tăng lên nhưng không biết giá vé các hãng hàng không bán cho khách có tăng hay không và hành khách có chấp nhận tiết kiệm 10 phút mà phải trả thêm bao nhiêu đó tiền hay không?


Phi công NGUYỄN THÀNH TRUNG
E thấy phân tích của người ném bom vào Dinh độc lập nghe thực tế hơn
 

polizia

Xe container
Biển số
OF-13671
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
6,560
Động cơ
634,243 Mã lực
Nơi ở
3801
Bác Trung là phi công lái Boeing 777, từng làm phó tổng VN Airlines còn phi công Mai Trọng Tuấn thì lái may bay Liên Xô...
Như vậy rõ ràng là ý kiến của bác Trung có trọng lượng hơn và có lý hơn.
Cá nhân em thì bay HN - SG dài ngắn thêm 10 phút chả vấn đề gì.
 

biahoihanoi

Xe lăn
Biển số
OF-14970
Ngày cấp bằng
21/4/08
Số km
12,177
Động cơ
633,662 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Có chứ. Sướng gì ngồi lâu trên máy bay.
 

CRV2412

Xe tải
Biển số
OF-331004
Ngày cấp bằng
13/8/14
Số km
245
Động cơ
284,580 Mã lực
cái này phải thực tế mới biêt được<br />
dân tình biết gì đâu<br />
cứ thử thỏa thuận xong, cho một hai hãng chạy thử xem chi phí ntn<br />
nếu thực sự tiết kiệm thì các hãng hàng không họ làm ngay bác ạ<br />
đọc lại mấy cái thông tin của cụ cảm tính quá
<br />
<br />
Phản bác nhiệt tình ý kiến sáng tạo đó cụ, nhưng vẫn áp dụng đường bay thẳng hn - cần thơ. Hn - phú quốc. Bảo thủ mà, còn làm ăn lỗ nhà nước chịu thì còn lâu mới phát triển.
 

CRV2412

Xe tải
Biển số
OF-331004
Ngày cấp bằng
13/8/14
Số km
245
Động cơ
284,580 Mã lực
Cụ đọc thử 3 bài em gửi lên xem thế nào, thả 1 câu thế này, chứng tỏ cụ chưa hiểu vấn đề! <img src="images/smilies/yahoo/21.gif" border="0" alt="" title="laughing" smilieid="242" class="inlineimg" />
<br />
<br />
Cụ ơi, đọc lại ẩn ý cụ kia đi. Cụ ấy là cháu của cụ ném bom dinh độc lập đấy, ném 1 câu chả liên qua cụ hiêu sao dc. Ý cụ ấy là máy bay bà già nhà cụ ấy thích cụ ấy bay lâu, kéo dài cuộc vui đó. :)
 

hako

Xe tăng
Biển số
OF-294657
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,521
Động cơ
327,080 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
E thì không tin ông Bá lắm vì e học đường sắt đúng nghề của ông ý. Cả ngày cứ kêu gào nâng cấp cái đường sắt hiện tại khổ 1m thành khổ 1,4m. Làm cái trò ý tốn tiền vô bổ vì các cụ đi DS ở nước ngoài nó là 1.4 điện khí hóa đường nó gần như ko còn giao cắt đồng mức. Còn nâng cấp kiểu ông Bá thì giống xe các cụ 4500 chạy trong phố kể cả đường rộng đường hẹp cũng 50km/h bằng matic thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top