Nhà tui xin bổ xung:
- Csgt bỏ vị trí, ko đứng ra điều tiết giao thông, gây ách tắc đường phố (bao gồm cả chỉ chăm chăm bắt lỗi , sử phạt còn mặc kệ để cho giao thông ùn tắc...)
- Csgt trông thấy người vi phạm gt gây nguy hiểm đến ngưòi tham gia gt khác mà ko ngăn chặn (hiện có rất nhiều trường hop xe máy, xe đạp điện lạng lách , vượt đèn đỏ, chặn đầu oto và các phương tiện khác nhưng các chú ấy mặc kệ...)
- GTCC cắm biển, đèn sai dẫn đến xung đột giao thông, gây nguy hiểm đến tính mạng người tham gia gt. Gtcc có trách nhiệm đền bù thiệt hại cho người bị nạn
- Thanh tra giao thông ko kiểm soát dẫn đến tình trạng cắm biển, đặt đèn vẽ đường sai tràn lan. Nhất lalà khi đã có phản ảnh , khiếu nại của bà con
.....
1- Cảm ơn kụ Mr. Keen nhiều. Nhà cháu đã bổ sung 4 ý trên vào nhóm 5/6.
2- Thật trùng hợp, trên báo Tuổi Trẻ hôm nay cũng có một bài viết của bạn đọc nhân việc góp ý Dự thảo NĐ171, trong đó yêu cầu
trước khi muốn tăng mức phạt với người vi phạm thì cũng phải siết chặt kỷ luật và trách nhiệm đối với công chức và chính quyền.
... Nếu đường sá tồi tệ, biển báo quy tắc không rõ ràng, quy trình xử lý vi phạm không minh bạch và thiếu công bằng, nếu chỉ có người vi phạm giao thông bị xử nặng còn những cá nhân và tổ chức khác tạo ra nguyên nhân gây ách tắc và phiền toái trong giao thông không hề phải chịu phạt đáng kể gì cho lỗi của họ, thì tăng mức phạt tuy là đúng song chưa đủ và chưa công bằng, càng chưa thể là biện pháp trúng nhằm xác lập trật tự và kỷ luật lưu hành trên giao thông công cộng.
...
Lụt lội, tắc đường, cây đổ, chất lượng đường sá tồi tệ do lỗi của chính quyền thì phải có người chịu trách nhiệm cụ thể, người ấy cũng phải chịu phạt nặng tương tự như người dân vi phạm.
Tóm lại, phải tìm cách xác lập trách nhiệm của tất cả các bên có liên quan một cách công bằng trước khi chăm chú tăng mức phạt đối với người vi phạm.
---------------------
Trích báo:
Báo Tuổi Trẻ: Phải công bằng trước khi tăng mức phạt
Link:
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20150911/phai-cong-bang-truoc-khi-tang-muc-phat/967032.html
Phải công bằng trước khi tăng mức phạt
11/09/2015 13:24 GMT+7
TT - Sắp tới, khi hết thời hạn góp ý kiến, Bộ GTVT sẽ trình Chính phủ dự thảo quy định tăng mức phạt vi phạm giao thông hàng chục lần so với hiện nay.
Ông Phạm Duy Nghĩa - Ảnh: H.Điệp
"Phạt nặng dân thì cũng phải siết chặt kỷ luật và trách nhiệm đối với công chức và chính quyền"
- Ông Phạm Duy Nghĩa
Đi vào đường ngược chiều, thay vì đóng phạt vài trăm ngàn đồng, người vi phạm có thể sẽ phải nộp nhiều triệu đồng.
Hành xử của không ít người tham gia giao thông ở nước ta hiển nhiên là náo nhiệt và dị thường so với các quốc gia khác. Bộ GTVT cho rằng lỗi trước hết tại người vi phạm, phạt nặng chắc họ sẽ kinh sợ mà dè chừng.
Tuy nhiên, ngoài ý thức kém và hình như chưa biết sợ vì mức phạt có vẻ còn nhẹ, người ta hành xử như vậy thường bởi nhiều lý do khác. Trước khi tăng mức phạt, vì thế cần phải tìm hiểu thấu đáo các nguyên nhân, hơn chỉ là tìm cách đè nặng thêm tiền phạt riêng với người vi phạm.
Trong quy trình làm ra luật, người ta hay sử dụng bộ thước đo ROCCIPI, viết tắt của mấy chữ tiếng Anh có thể diễn giải giản lược như sau:
Vi phạm luật giao thông xảy ra có thể do quy định không rõ ràng (R), do khả năng bị phát hiện thấp (O), do năng lực chấp hành kém (C), do truyền thông kém làm người ta lầm hiểu (C), do lợi ích, ví dụ mức phạt không đáng kể, vi phạm sẽ được lợi hơn (I), do quy trình xử lý vi phạm chưa rõ ràng, có khi có lợi cho người vi phạm và các bên liên quan, ví dụ cảnh sát giao thông (P) và cuối cùng có thể do ý thức của người ta kém (I).
Như vậy, có đến bảy tám loại nguyên nhân đa dạng khác nhau, trong đó mức phạt chỉ là một yếu tố có thể dẫn tới quyết định của người vi phạm khi tham gia giao thông.
Nếu đường sá tồi tệ, biển báo quy tắc không rõ ràng, quy trình xử lý vi phạm không minh bạch và thiếu công bằng, nếu chỉ có người vi phạm giao thông bị xử nặng còn những cá nhân và tổ chức khác tạo ra nguyên nhân gây ách tắc và phiền toái trong giao thông không hề phải chịu phạt đáng kể gì cho lỗi của họ, thì tăng mức phạt tuy là đúng song chưa đủ và chưa công bằng, càng chưa thể là biện pháp trúng nhằm xác lập trật tự và kỷ luật lưu hành trên giao thông công cộng.
Trong lúc ngân sách thâm thủng, đôi khi người ta lại nghĩ tăng phạt là cách tăng thu từ hành vi sai phạm của dân, trong khi lỗi và nguyên nhân có thể còn phải truy tìm ở nhiều nơi khác.
Thêm nữa, phạt nặng người vi phạm thì cũng phải siết chặt kỷ luật và trách nhiệm đối với công chức và chính quyền.
Lụt lội, tắc đường, cây đổ, chất lượng đường sá tồi tệ do lỗi của chính quyền thì phải có người chịu trách nhiệm cụ thể, người ấy cũng phải chịu phạt nặng tương tự như người dân vi phạm.
Tóm lại, phải tìm cách xác lập trách nhiệm của tất cả các bên có liên quan một cách công bằng trước khi chăm chú tăng mức phạt đối với người vi phạm.
PHẠM DUY NGHĨA