Dự thảo Nghị định thay thế NĐ 171/2013/NĐ-CP

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,178
Động cơ
970,358 Mã lực
Tui thấy trong dự thảo nghị định mới Ban soạn thảo ko nói đến cái khoản vượt đèn đỏ nữa, cũng ko chi tiết hóa các lỗi liên quan đến đèn mà chỉ để là "ko chấp hành hiệu lệnh của đèn giao thông" là có lý do của nó:

1- Cái quy định tại Điểm k Khoản 4 Điều 5, NĐ cũ "Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch
dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng
" là không hợp lý. Viết như thế này làm cho nhiều người suy diễn rằng chỉ được vượt qua vạch dừng lúc đèn xanh, còn đèn vàng là không được vượt qua vạch dừng nữa. Điều này vừa không đúng với ý của Luật GTĐB 2008, vừa trái với Công ước Viên mà chúng ta vừa ký tuân theo.

Theo Công ước Viên, người ta chỉ cấm vượt qua vạch dừng khi tín hiệu đã chuyển sang màu đỏ. Tín hiệu vàng là để lái xe biết sắp chuyển sang đỏ và LX phải tự tính toán để : (a) Nếu dừng thì phải dừng ở trước vạch dừng (chứ ko được dừng ở sau vạch dừng), (b) Nếu ko, thì phải đi tiếp qua vạch dừng khi đèn đỏ chưa sáng (đèn vàng vẫn còn sáng).

2- Lỗi vi phạm tín hiệu đèn sẽ có những trường hợp sau:
- Đèn đỏ sáng rồi mà xe vẫn vượt qua vạch dừng (vạch Stop)
- Vượt qua vạch dừng lúc đèn xanh hoặc đèn vàng đang sáng, nhưng sau đó lại dừng lại trong nút giao cắt (ngay cả trường hợp: trông thấy đèn vàng thì đạp phanh, nhưng xe vẫn vượt qua vạch dừng và chỉ dừng hẳn khi đã đi qua vạch dừng nhưng lại không điều khiển xe đi tiếp). Lỗi này là gây cản trở giao thông. Nhiều cụ bị dính lỗi này lắm.
- Đèn xanh mà vẫn ko đi, nên gây cản trở giao thông đến các phương tiện phía sau.
- Đèn xanh, rẽ trái mà ko nhường đường cho xe đi ngược chiều lại. Đèn xanh, rẽ phải nhưng ko nhường đường cho người đi bộ cùng chiều...
- Đèn vàng nhấp nháy mà ko giảm tốc, nhường xe phía bên phải


Những lỗi này bị phạt như nhau kể ra cũng được.

Ngoài ra, vì các anh trong Ban soạn thảo tránh nói đến cái điểm k, khoản 4, điều 5 ở NĐ cũ là vô lý (cần chỉnh sửa) nên các anh ấy nói là gộp lại và chỉ dùng chung mỗi một khái niệm "ko chấp hành tính hiệu của đèn giao đông" cho đẹp cả đôi đường thôi.

Ps. Hình như cụ sgb345 dùng cái dự thảo không gần nhất
1.Em đồng ý với cụ về việc nên kiến nghị sửa lại điểm K khoản 4 điều 5 để ko còn khái niệm vượt đèn vàng nữa. CHứ mập mờ thì phần thiệt thuộc về tài xế thôi, cần kiến nghị để rõ ràng, chỉ có lỗi vượt đèn đỏ.

2. phần bôi đen đúng là có cụ đã từng dính nhưng cũng xét đến từng trường hợp. Thậm chí đi qua vạch dừng khi đèn xanh còn 1-2s nhưng hướng 2 bên ko chờ đèn xanh mà đỏ còn vài giây đã đi, mình đi tiếp thì lại gây xung đột giao thông. Trường hợp này mà vợt với lỗi ko chấp hành tín hiệu đèn em thấy quá chuối và ko hợp lý. 1 đường cứ nhắm mắt lao vào giao cắt, 1 đường văn minh đứng lại chờ để an toàn cho mình và mọi người, tránh gây xung đột giao thông mà bị quy lỗi ko chấp hành đèn thì làm sao khuyến khích văn hoá GT được.
 

Haiphongoi

Xe buýt
Biển số
OF-139014
Ngày cấp bằng
18/4/12
Số km
838
Động cơ
375,190 Mã lực
Nơi ở
TP Hoa cải đỏ
Em thấy có lỗi vượt đèn vàng là vớ vẩn rồi, ở nước ngoài cũng ko ai phạt lỗi này cả mà chỉ là ko nên thôi vì từ xanh sang vàng ko ai dừng kịp được kể cả đi chậm
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Tui thấy trong dự thảo nghị định mới Ban soạn thảo ko nói đến cái khoản vượt đèn đỏ nữa, cũng ko chi tiết hóa các lỗi liên quan đến đèn mà chỉ để là "ko chấp hành hiệu lệnh của đèn giao thông" là có lý do của nó:

1- Cái quy định tại Điểm k Khoản 4 Điều 5, NĐ cũ "Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch
dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng
" là không hợp lý. Viết như thế này làm cho nhiều người suy diễn rằng chỉ được vượt qua vạch dừng lúc đèn xanh, còn đèn vàng là không được vượt qua vạch dừng nữa. Điều này vừa không đúng với ý của Luật GTĐB 2008, vừa trái với Công ước Viên mà chúng ta vừa ký tuân theo.

Theo Công ước Viên, người ta chỉ cấm vượt qua vạch dừng khi tín hiệu đã chuyển sang màu đỏ. Tín hiệu vàng là để lái xe biết sắp chuyển sang đỏ và LX phải tự tính toán để : (a) Nếu dừng thì phải dừng ở trước vạch dừng (chứ ko được dừng ở sau vạch dừng), (b) Nếu ko, thì phải đi tiếp qua vạch dừng khi đèn đỏ chưa sáng (đèn vàng vẫn còn sáng).

2- Lỗi vi phạm tín hiệu đèn sẽ có những trường hợp sau:
- Đèn đỏ sáng rồi mà xe vẫn vượt qua vạch dừng (vạch Stop)
- Vượt qua vạch dừng lúc đèn xanh hoặc đèn vàng đang sáng, nhưng sau đó lại dừng lại trong nút giao cắt (ngay cả trường hợp: trông thấy đèn vàng thì đạp phanh, nhưng xe vẫn vượt qua vạch dừng và chỉ dừng hẳn khi đã đi qua vạch dừng nhưng lại không điều khiển xe đi tiếp). Lỗi này là gây cản trở giao thông. Nhiều cụ bị dính lỗi này lắm.
- Đèn xanh mà vẫn ko đi, nên gây cản trở giao thông đến các phương tiện phía sau.
- Đèn xanh, rẽ trái mà ko nhường đường cho xe đi ngược chiều lại. Đèn xanh, rẽ phải nhưng ko nhường đường cho người đi bộ cùng chiều...
- Đèn vàng nhấp nháy mà ko giảm tốc, nhường xe phía bên phải


Những lỗi này bị phạt như nhau kể ra cũng được.

Ngoài ra, vì các anh trong Ban soạn thảo tránh nói đến cái điểm k, khoản 4, điều 5 ở NĐ cũ là vô lý (cần chỉnh sửa) nên các anh ấy nói là gộp lại và chỉ dùng chung mỗi một khái niệm "ko chấp hành tính hiệu của đèn giao đông" cho đẹp cả đôi đường thôi.

Ps. Hình như cụ sgb345 dùng cái dự thảo không gần nhất
1. Luật VN và CU đều cấm "đèn vàng là không được vượt qua vạch dừng" đấy chứ.

"Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ
...
3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

a) Tín hiệu xanh là được đi;

b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;

c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
"

Đèn vàng thì "phải dừng lại trước vạch dừng" hay "không được vượt qua vạch dừng" chỉ có ý nghĩa đối với xe chưa vượt qua hay chưa chạm vạch dừng.

2. Nên bổ sung quy định đèn xanh cũng không được đi nếu chô họ định đi đang bị tắc. Thực tế nhiều nơi giao nhau chỉ tắc một đường, nhưng vì không có quy định này nên cả hai đường đều tắc.
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
1.Em đồng ý với cụ về việc nên kiến nghị sửa lại điểm K khoản 4 điều 5 để ko còn khái niệm vượt đèn vàng nữa. CHứ mập mờ thì phần thiệt thuộc về tài xế thôi, cần kiến nghị để rõ ràng, chỉ có lỗi vượt đèn đỏ.
Họ đã bỏ cái điểm k, k4, đ5 này đi rồi cụ ạ. Cụ xem bản dự thảo cập nhật tại website của bộ GTVT nhé: http://www.mt.gov.vn/vn/Pages/chitietduthao.aspx?iDuThao=744 (Bản cụ sgb345 up lên không phải là bản cập nhật đâu)

2. phần bôi đen đúng là có cụ đã từng dính nhưng cũng xét đến từng trường hợp. Thậm chí đi qua vạch dừng khi đèn xanh còn 1-2s nhưng hướng 2 bên ko chờ đèn xanh mà đỏ còn vài giây đã đi, mình đi tiếp thì lại gây xung đột giao thông. Trường hợp này mà vợt với lỗi ko chấp hành tín hiệu đèn em thấy quá chuối và ko hợp lý. 1 đường cứ nhắm mắt lao vào giao cắt, 1 đường văn minh đứng lại chờ để an toàn cho mình và mọi người, tránh gây xung đột giao thông mà bị quy lỗi ko chấp hành đèn thì làm sao khuyến khích văn hoá GT được.
Trường hợp này, nêu thấy nguy hiểm thì cụ cứ dừng lại. Nhưng nếu hết nguy hiểm (ko xe nào đi qua mặt mình nữa) thì cụ cần phải đi tiếp. Nếu tiếp tục dừng ở trong nút giao khi chẳng có ai trứớc mặt nữa thì sẽ phạm vào lỗi gây cản trở. (Cái này trong Luật đọc rõ cũng thấy quy định) Tui đã chứng kiến nhiêu vụ, xe bị cướp đầu nên dừng lại và đứng chờ giữa ngã 4 để đợi khi đèn xanh lên mới đi. Khổ thân thay, khi đó lại bị chú XXX đi ra xử lý.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
1. Luật VN và CU đều cấm "đèn vàng là không được vượt qua vạch dừng" đấy chứ.
Mời cụ xem thớt này sẽ thấy Luật VN hoàn toàn cho phép đi qua vạch dừng lúc đèn vàng: http://www.otofun.net/threads/den-vang-xe-di-qua-vach-dung-co-duoc-ko.790713/

Còn CUV thì nói rất rõ về vấn đề này. Cụ xem CUV tại đường link cụ sgb345 gửi nhé: có cả bản gốc tiếng Anh lẫn bản tiếng Việt mà cụ Bia mất công dịch đấy http://www.otofun.net/threads/da-dich-xong-cong-uoc-vien-ve-bao-hieu-duong-bo-de-cac-ku-tham-khao.856075/
http://www.otofun.net/threads/danh-muc-12-loai-tai-lieu-co-ban-lien-quan-den-gtdb.816490/.
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,178
Động cơ
970,358 Mã lực
Họ đã bỏ cái điểm k, k4, đ5 này đi rồi cụ ạ. Cụ xem bản dự thảo cập nhật tại website của bộ GTVT nhé: http://www.mt.gov.vn/vn/Pages/chitietduthao.aspx?iDuThao=744 (Bản cụ sgb345 up lên không phải là bản cập nhật đâu)



Trường hợp này, nêu thấy nguy hiểm thì cụ cứ dừng lại. Nhưng nếu hết nguy hiểm (ko xe nào đi qua mặt mình nữa) thì cụ cần phải đi tiếp. Nếu tiếp tục dừng ở trong nút giao khi chẳng có ai trứớc mặt nữa thì sẽ phạm vào lỗi gây cản trở. (Cái này trong Luật đọc rõ cũng thấy quy định) Tui đã chứng kiến nhiêu vụ, xe bị cướp đầu nên dừng lại và đứng chờ giữa ngã 4 để đợi khi đèn xanh lên mới đi. Khổ thân thay, khi đó lại bị chú XXX đi ra xử lý.
Thế tức là nếu được thông qua thì bỏ lỗi vượt đèn vàng đúng ko cụ? Như thế thì đỡ phiền phức rất nhiều rùi ợ:D
 

Kara_men

Xe buýt
Biển số
OF-94568
Ngày cấp bằng
9/5/11
Số km
981
Động cơ
411,163 Mã lực
Nhà cháu có một số ý kiến sau:
1.
Vấn đề đuợc khá nhiều thanh niên hiện nay quan tâm là dán xe có bị phạt không?
Em thấy quy định trong dự thảo (cũng như NĐ 171, chưa thấy ai đề cập, thay đổi) là:

Điểm a, Khoản 1, Điều 30

"Tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe;" (2b)

Điểm b, Khoản 2, Điều 30

"Tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe;" (4b)

Sinh ra việc thắc mắc của các thanh niên là:

a. Đối với trường hợp dán đề can lên xe gần như kín (không thay đổi màu sơn mà gần như là thay đổi màu xe) thì xử sao?
b. Dán nhì nhằng các loại chữ lên xe nhưng vẫn giữ nguyên Nhãn hiệu (trong ĐK xe là Honda, Yamaha...) có bị phạt không?

Hai điều trên nếu xét theo câu chữ trong NĐ hiện tại thì không thể xử phạt được.

2. Vụ "phí sử dụng đường bộ" đối với 2b. Khi trách nhiệm chứng minh lỗi vi phạm là của người xử lý và Luật GTĐB không quy định bắt buộc phải mang theo Biên lai thu phí sử dụng đường bộ thì rất khó để xử phạt lỗi này (Tôi nộp rồi, việc chứng minh tôi chưa nộp là việc của anh). Ngoài ra vụ "phí sử dụng đường bộ" còn đang nhì nhằng muốn hủy.

3. Hành vi "Giao xe"
Điểm đ, Khoản 4, Điều 30
"Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông."
(Hiện nay CSGT thường xuyên áp dụng lỗi này để lập lờ vào lỗi "chính chủ")
Ngày trước Thông tư 11/2013/TT-BCA có ghi rõ:

Điều 10. Xử phạt hành vi chủ phương tiện giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển xe tham gia giao thông (Điểm đ Khoản 3 và Điểm e Khoản 4 Điều 33 Nghị định số 34)

1. Người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển xe tham gia giao thông được hiểu là người không đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe theo quy định tại Điều 60 Luật giao thông đường bộ, không có Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng phù hợp với loại xe đang điều khiển theo quy định tại Điều 59 và Khoản 1 Điều 62 Luật Giao thông đường bộ.

2. Giao xe cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển xe tham gia giao thông là hành vi chủ phương tiện biết rõ người điều khiển phương tiện không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng vẫn cho người này mượn, thuê, điều động...để trực tiếp điều khiển xe tham gia giao thông.

3. Để cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển xe tham gia giao thông là hành vi chủ phương tiện biết người điều khiển phương tiện không đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 điều này mà không ngăn cản, để mặc... cho họ trực tiếp điều khiển xe tham gia giao thông.

4. Khi có căn cứ xác định chủ phương tiện giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển xe tham gia giao thông thì xử phạt theo quy định tại Điểm đ Khoản 3 và Điểm e Khoản 4 Điều 33 Nghị định số 34.

Hiện giờ TT này đã hết hiệu lực (Bị thay thế bởi TT 45/2014/TT-BCA và không đề cập đến vấn đề này), gây ra việc để xe ở nhà là phải giấu chìa khóa. Nên chăng thêm chữ "Chủ động" ở đầu, thành "Chủ động giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông.

Tuy rằng nếu thế thì cũng khó để chứng minh việc "chủ động" và "không ngăn cản" nhưng tránh được việc xử phạt vô tội vạ, "giết nhầm còn hơn bỏ sót"

Cứ ý kiến thế đã :D
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Mời cụ xem thớt này sẽ thấy Luật VN hoàn toàn cho phép đi qua vạch dừng lúc đèn vàng: http://www.otofun.net/threads/den-vang-xe-di-qua-vach-dung-co-duoc-ko.790713/

Còn CUV thì nói rất rõ về vấn đề này. Cụ xem CUV tại đường link cụ sgb345 gửi nhé: có cả bản gốc tiếng Anh lẫn bản tiếng Việt mà cụ Bia mất công dịch đấy http://www.otofun.net/threads/da-dich-xong-cong-uoc-vien-ve-bao-hieu-duong-bo-de-cac-ku-tham-khao.856075/
http://www.otofun.net/threads/danh-muc-12-loai-tai-lieu-co-ban-lien-quan-den-gtdb.816490/.
Cụ phân tích kỹ thế mà vẫn nói "Luật VN hoàn toàn cho phép đi qua vạch dừng lúc đèn vàng". là sao. Rõ ràng là khi đèn vàng chỉ có hai trường hợp
1. Phải dừng trước vạch dừng khi chưa đến hay chưa chạm vạch dừng
2. Được tiếp tục đi khi đã đến hay đã chạm vạch dừng
Thế thì làm sao nói "Luật VN hoàn toàn cho phép đi qua vạch dừng lúc đèn vàng" một cách tổng quát được.
Còn thực tế có những trường hợp nhạy cảm đèn vàng bật khi xe đã quá gần vạch dừng thì nó phụ thuộc vào con người. Nếu khẳng định "Luật VN hoàn toàn cho phép đi qua vạch dừng lúc đèn vàng" thì các trường hợp này nó lại rơi vào thời điểm từ vàng chuyển sang đỏ.
 

Haiphongoi

Xe buýt
Biển số
OF-139014
Ngày cấp bằng
18/4/12
Số km
838
Động cơ
375,190 Mã lực
Nơi ở
TP Hoa cải đỏ
Dự thảo mới có những điểm củ chuối:
1, ko tuân thủ tín hiệu đèn bị dính lỗi, như vậy vượt vàng vượt đỏ đều bị 1 củ cộng giữ gplx 1-3 tháng, cái lỗi vượt đèn vàng rất mập mờ
2, ngồi ghế sau ô tô cũng phải thắt dây an toàn
3, Tước GPLX từ 1-3 tháng, 1 là 1, 3 là 3, giờ chơi trò từ 1 đến 3 sẽ rất mập mờ tạo điều kiện cho hối lộ.
4, Chưa làm rõ vấn đề vượt trên một làn đường rất rộng, gây tranh cãi có gọi là vượt phải trong trường hợp làn đường rộng như vậy ko.
...............................
...................................
 

ReadOnly

Xe tăng
Biển số
OF-312571
Ngày cấp bằng
20/3/14
Số km
1,723
Động cơ
314,010 Mã lực
Nơi ở
nhà
Em ngán nhất quả ghế sau cài dây, biết là an toàn cho mình nhưng thực hiện quá khó. Các cụ taxi nhắc khách quả này cũng gãy lưỡi :)
Thêm quả bật đèn 19h e là mùa đông lại ko hợp lý.
 

Kara_men

Xe buýt
Biển số
OF-94568
Ngày cấp bằng
9/5/11
Số km
981
Động cơ
411,163 Mã lực
Vụ "đèn vàng" em nghĩ các cụ đã có đáp án trong dự thảo QC báo hiệu đường bộ rồi nhé

Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, ngƣời điều khiển phƣơng tiện phải cho xe dừng trƣớc vạch sơn “Dừng lại”. Nếu không có vạch sơn “Dừng lại”, thì phải dừng phía trƣớc đèn tín hiệu theo chiều đi. Trƣờng hợp phƣơng tiện đã tiến sát đến hoặc đã vƣợt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.
KLQ chứ cái đỏ đỏ trên đúng là cái em góp ý hê hê
 

Hoang Law

Xe hơi
Biển số
OF-372383
Ngày cấp bằng
3/7/15
Số km
104
Động cơ
250,940 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các cụ có ý kiến gì không?
Ngoài những cái đỏ đỏ em thấy quan trọng, dự thảo lần này có quy định xử phạt "phí sử dụng đường bộ", quy định thắt dây an toàn đối với tất cả những người ngồi/nằm trên xe (nếu vị trí có bố trí dây an toàn); tăng mức phạt đối với vi phạm nồng độ cồn....

- Sửa đổi, bổ sung, mô tả lại để làm rõ hơn đối với một số hành vi và nhóm hành vi vi phạm như:
+ Hành vi vi phạm của người điều khiển xe ô tô chở người trên buồng lái quá số lượng quy định (điểm c khoản 1 Điều 5);
+ Hành vi vi phạm của người điều khiển xe ô tô, xe mô tô lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp còn giá trị sử dụng theo quy định đối với xe được quyền ưu tiên (điểm e khoản 1 Điều 5, điểm q Khoản 1 Điều 6); xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên (điểm k khoản 4 Điều 5, điểm g khoản 2 Điều 6);
+ Hành vi vi phạm của người điều khiển xe ô tô, xe mô tô chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp vẫn điều khiển xe đi trên cùng một làn đường theo hướng cong của đoạn đường bộ ở khu vực không có giao cắt đồng mức) (điểm c khoản 3 Điều 5, điểm a khoản 3 Điều 6);
+ Hành vi vi phạm của người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng không sử dụng đủ đèn chiếu sáng từ 19 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều (điểm g khoản 3 Điều 5, điểm m khoản 1 Điều 6, điểm e khoản 3 Điều 7);
+ Hành vi vi phạm của người điều khiển xe ô tô kéo theo xe khác, vật khác (trừ trường hợp kéo theo một rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoặc một xe ô tô, xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được); xe ô tô đẩy xe khác, vật khác; xe kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo theo rơ moóc hoặc xe khác, vật khác (điểm h khoản 3 Điều 5);
+ Hành vi vi phạm của người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” (điểm b khoản 4 Điều 5, điểm h khoản 3 Điều 6, điểm b khoản 3 Điều 7);
+ Hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ trên đường bộ ngoài đô thị (điểm a khoản 2 Điều 11);
+ Hành vi vi phạm của người điều khiển xe ô tô điều khiển xe có kích thước thùng xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; điều khiển xe vận chuyển khách lắp thêm hoặc tháo bớt ghế, giường nằm (điểm đ khoản 3 Điều 16);
+ Hành vi vi phạm của người điều khiển xe ô tô chở hành khách không có hoặc không gắn phù hiệu (biển hiệu) theo quy định hoặc có nhưng đã hết hạn hoặc sử dụng phù hiệu (biển hiệu) không do cơ quan có thẩm quyền cấp (điểm đ khoản 6 Điều 23);
+ Hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ…. (điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 6 Điều 23);
+ Hành vi của chủ phương tiện có phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm... (điểm g, điểm h, điểm i khoản 7; điểm c, điểm d khoản 8; điểm a, điểm b, điểm c khoản 10; khoản 11; khoản 12; khoản 13; khoản 14 Điều 30);
+ Hành vi vi phạm của giáo viên dạy lái xe không có giáo án của môn học được phân công giảng dạy theo quy định hoặc có giáo án nhưng không phù hợp với môn được phân công giảng dạy (điểm đ khoản 1 Điều 37);
+ Gộp chung hành vi vi phạm “không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông” và hành vi vi phạm “khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng” của người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng lại thành một hành vi.
- Bổ sung quy định xử phạt đối với một số hành vi vi phạm chưa được quy định trong Nghị định hiện hành để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông như:
+ Bổ sung quy định xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô có hành vi vi phạm chở người nằm, ngồi trên xe ô tô có trang bị dây an toàn mà không thắt dây an toàn khi xe đang chạy (điểm l khoản 1 Điều 5) để phù hợp với Công ước quốc tế 1968 về Giao thông đường bộ mà Việt Nam vừa mới gia nhập;
+ Bổ sung quy định xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô có hành vi vi phạm dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe (điểm k khoản 3 Điều 5) để phù hợp với Công ước quốc tế 1968 về Giao thông đường bộ mà Việt Nam vừa mới gia nhập;
+ Bổ sung quy định xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô có hành vi vi phạm điều khiển xe đi qua dải phân cách cứng ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố (trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà) (điểm c khoản 4 Điều 5);
+ Bổ sung quy định xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng thực hiện hành vi lùi xe ở đường có biển “Cấm đi ngược chiều” (điểm l khoản 2 Điều 5, điểm b khoản 2 Điều 7);
....

Chi tiết xem tại http://www.mt.gov.vn/vn/Pages/chitietduthao.aspx?iDuThao=744
Luật với chả lá, chịu mấy bố làm luật nhà mình :(
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
Cụ phân tích kỹ thế mà vẫn nói "Luật VN hoàn toàn cho phép đi qua vạch dừng lúc đèn vàng". là sao. Rõ ràng là khi đèn vàng chỉ có hai trường hợp
1. Phải dừng trước vạch dừng khi chưa đến hay chưa chạm vạch dừng
2. Được tiếp tục đi khi đã đến hay đã chạm vạch dừng
Thế thì làm sao nói "Luật VN hoàn toàn cho phép đi qua vạch dừng lúc đèn vàng" một cách tổng quát được.
.
Cụ xem kỹ sẽ thấy Luật quy định:

Trong quãng thời gian đèn vàng, LX phải xử lý như sau:
1. Nếu dừng lại thì phải dừng lại hẳn trước vạch dừng (ko được dừng sau vạch dừng)
2. Nếu đã đi qua vạch dừng thì cần phải đi tiếp (ko được dừng lại nữa, cho dù lúc đó đèn vẫn vàng)

Câu chữ dùng trong Luật là Tín hiệu vàng (tín hiệu xanh, tín hiệu đỏ) là chỉ quãng thời gian tín hiệu đó sáng, chứ ko phải là chỉ thời điểm nó bắt đầu sáng.

Luật chỉ cấm đi (chính xác là cấm đi qua vạch dừng) lúc đèn đỏ !
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
Vụ "đèn vàng" em nghĩ các cụ đã có đáp án trong dự thảo QC báo hiệu đường bộ rồi nhé

Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, ngƣời điều khiển phƣơng tiện phải cho xe dừng trƣớc vạch sơn “Dừng lại”. Nếu không có vạch sơn “Dừng lại”, thì phải dừng phía trƣớc đèn tín hiệu theo chiều đi. Trƣờng hợp phƣơng tiện đã tiến sát đến hoặc đã vƣợt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.
KLQ chứ cái đỏ đỏ trên đúng là cái em góp ý hê hê
Tưởng cụ đùa hóa ra thật. Tui thấy cái bản QC41 cập nhật này tiến bộ hơn rất nhiều. Chắc là do đóng góp của các cụ OF nhà ta. Hehe. =D>
 
Chỉnh sửa cuối:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Cụ xem kỹ sẽ thấy Luật quy định:

Trong quãng thời gian đèn vàng, LX phải xử lý như sau:
1. Nếu dừng lại thì phải dừng lại hẳn trước vạch dừng (ko được dừng sau vạch dừng)
2. Nếu đã đi qua vạch dừng thì cần phải đi tiếp (ko được dừng lại nữa, cho dù lúc đó đèn vẫn vàng)

Câu chữ dùng trong Luật là Tín hiệu vàng (tín hiệu xanh, tín hiệu đỏ) là chỉ quãng thời gian tín hiệu đó sáng, chứ ko phải là chỉ thời điểm nó bắt đầu sáng.

Luật chỉ cấm đi (chính xác là cấm đi qua vạch dừng) lúc đèn đỏ !
Chắc ý cụ muốn nói "tín hiệu vàng" không cấm đi nên được đi. "tín hiệu vàng" không báo thông tin đi hay không đi mà báo hiệu đi như thế nào. Khi nào được đi khi nào phải dừng lại chắc cụ đã rõ.
Nên câu kết của cụ phải sửa là: "Luật VN hoàn toàn cho phép tiếp tục đi qua vạch dừng lúc đèn vàng"
 

Haiphongoi

Xe buýt
Biển số
OF-139014
Ngày cấp bằng
18/4/12
Số km
838
Động cơ
375,190 Mã lực
Nơi ở
TP Hoa cải đỏ
29.3 Các biển báo cấm từ biển số 101 đến biển số 120 không cần quy định phạm vi có hiệu lực của biển, không có biển báo hết cấm.

Các cụ cho em hỏi nghĩa của câu này với ạ ?
 

Haiphongoi

Xe buýt
Biển số
OF-139014
Ngày cấp bằng
18/4/12
Số km
838
Động cơ
375,190 Mã lực
Nơi ở
TP Hoa cải đỏ
Vụ "đèn vàng" em nghĩ các cụ đã có đáp án trong dự thảo QC báo hiệu đường bộ rồi nhé

Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, ngƣời điều khiển phƣơng tiện phải cho xe dừng trƣớc vạch sơn “Dừng lại”. Nếu không có vạch sơn “Dừng lại”, thì phải dừng phía trƣớc đèn tín hiệu theo chiều đi. Trƣờng hợp phƣơng tiện đã tiến sát đến hoặc đã vƣợt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.
KLQ chứ cái đỏ đỏ trên đúng là cái em góp ý hê hê
Nhưng dự thảo nghị định thay thế nó lại viết thế này cụ ơi :

+ Gộp chung hành vi vi phạm “không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông” và hành vi vi phạm “khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng” của người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng lại thành một hành vi.
Như vậy khi đi gần sát đến vạch thì đèn vàng bật sáng , nếu đi tiếp thì ko sai luật nhưng vẫn bị phạt theo nghị định
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
khi đi gần sát đến vạch thì đèn vàng bật sáng , nếu đi tiếp thì ko sai luật nhưng vẫn bị phạt theo nghị định
Luật đây cụ.

"c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường"

Cụ đã đi quá vạch dừng đâu mà đòi đi tiếp.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Vụ "đèn vàng" em nghĩ các cụ đã có đáp án trong dự thảo QC báo hiệu đường bộ rồi nhé

Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, ngƣời điều khiển phƣơng tiện phải cho xe dừng trƣớc vạch sơn “Dừng lại”. Nếu không có vạch sơn “Dừng lại”, thì phải dừng phía trƣớc đèn tín hiệu theo chiều đi. Trƣờng hợp phƣơng tiện đã tiến sát đến hoặc đã vƣợt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.
KLQ chứ cái đỏ đỏ trên đúng là cái em góp ý hê hê
Cũng may nó mới là dự thảo. Với khái niềm khó định lượng "tiến sát" thì khó mà xxx xử phạt được. Thế nào là sát???
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top