- Biển số
- OF-511435
- Ngày cấp bằng
- 21/5/17
- Số km
- 2,963
- Động cơ
- 22,517 Mã lực
- Tuổi
- 42
Em hóng
Việc mình mong nó về đây và Tương lai tốt đẹp hơn cho cá nhân nó, đôi khi (thường xuyên thì đúng hơn) nó mâu thuẫn mà bác.Em cũng đang mong F1 học xong có công việc, rồi ở lại
Thua, chắc đại ý muốn con về là mong ước, nhưng ở lại tốt hơn cho con. Trình bầy lủng cà lủng củng, câu trước đá mít câu sau. Nghĩ nó chánEm cũng cười suýt sặc với comment đấy cụ ạ.
Cụ thông minh thật đấy chứ em đọc mấy lần mà ko hiểu gìThua, chắc đại ý muốn con về là mong ước, nhưng ở lại tốt hơn cho con. Trình bầy lủng cà lủng củng, câu trước đá mít câu sau. Nghĩ nó chán
Em đoán đại chứ cũng không hiểu gì, chủ yếu còm đáp lễ cụ "Nao Hia Len"Cụ thông minh thật đấy chứ em đọc mấy lần mà ko hiểu gì
Du học toàn phần còn muốn con ở lại nữa là bỏ ra một đống tiền cho con du học tự túc chẳng ai muốn con về cả. trừ khi con nó đòi về hay ở thì chẳng bố mẹ nào cản nổi đâu.Cho con đi du học tự túc thì chắc đa số muốn con ở lại định cư luôn, chỉ trừ số ít định hướng cho con trở về tiếp quản cơ ngơi của gia đình hoặc vị trí trong quan trường đã được bố mẹ sắp xếp.
Thỉnh thoảng gặp các cháu người Việt vừa đặt chân sang Đức học nghề thì gần như 100% nói là sẽ ở lại Đức. Bây giờ Đức lại cho phép 2 quốc tịch, việc đi lại dễ dàng, thu nhập và công việc đều ổn cho nên chả có lý do gì để các gia đình bắt con phải chọn ở hay về cả.
Như bang em sống ở Mẽo đợt đó có khu dành cho trẻ khuyết tật bị câm điếc. Nó sẵn sàng trả cao phết (20 đô/giờ) cho người trông đêm biết ngôn ngữ tay chân ra hiệu. Cháu biết được có tí do ông bạn người Nhật cùng trường dạy cấp tốc nên phỏng vấn không được. Không thì ngon phết. Còn ở Úc đợt cháu qua bang Victoria có viện tâm thần, họ cần bác sỹ hoặc điều dưỡng cực kỳ. Có ông đi cùng đoàn người Ấn độ trúng luôn vì có bằng bác sỹ tâm thần.Aged care, child care, disability care ở bang em vẫn luôn trong top các ngành thiếu nhân lực. Học lấy chứng chỉ mất khoảng 3-6 tháng, có đi thực tập. Child care sẽ phải viết lách nhiều hơn, cũng là chăm sóc nhưng đặc thù là educator, nên tiếng Anh tốt sẽ thuận lợi hơn. Aged care nếu ko giỏi tiếng Anh có thể xin vào công ty có người Việt phụ trách và làm cho khách hàng người Việt. Có công ty ko yêu cầu chứng chỉ, họ đào tạo khi mình vào làm. Lương ko đến nỗi bị cắt phế 50%, công ty trả lương cho mình theo đúng luật, casual + 25%, ca chiều, thứ 7, CN, ngày lễ mức cao hơn. Aged care nếu ko làm trong nhà dưỡng lão thì có community care hay home care, ca kíp dễ chịu hơn, tới nhà người già giúp họ dọn dẹp nhà cửa, đưa họ đi khám bác sĩ, đi siêu thị. Học lấy chứng chỉ xong nếu muốn có thể đăng ký ABN rồi tự mở business.
Theo quan sát cá nhân em thấy đa số người local khi chọn làm carer là họ thực sự yêu nghề mới chọn, còn người nhập cư ko ít người chọn nghề vì ngành này dễ kiếm việc. Cô giáo ở daycare con em học ngày trước, các cô local rất yêu nghề, nhiệt huyết, nhiều năng lượng, còn cô Ấn Độ tâm sự cô chọn nghề này vì xin mãi ko tìm được việc kế toán. Cô người Trung Quốc dịu dàng, chăm sóc tỉ mỉ thì làm tạm để học lên làm giáo viên tiểu học.
Em thấy ở bang em kiếm việc làm ko khó. Chỉ cần mình có permission to work, và mình chủ động là sẽ có việc làm. Đi làm rồi em thấy người Úc local work ethic của họ rất cao, họ làm việc có trách nhiệm, tuân thủ quy trình. Mặc dù ở đâu cũng có người này người kia, nhưng em thấy kỷ luật lao động của người Úc rất đáng để mình học hỏi.
Em thấy sở di trú Úc nó list nhóm 44 ngành nghề ưu tiên cấp WP ngay từ Việt Nam. Trong đó có bảng tính điểm từ bằng cấp, ngành nghề, độ tuổi, ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc......cá nhân tự tính được đủ điều kiện hay không. Bạn nào muốn đi thì chịu khó học hành tích lũy kinh nghiệm từ VN, đúng đợt nó cần ngành của mình apply có khi còn hay hơn là đi du học. Bỏ một đống tiền sang mà cơ hội cũng chẳng lớn.Mấy cụ trên cũng viển vông, thiếu thực tế quá ạ!
Việc các cụ cho con cái đi du học tự túc ở Tây (em chỉ đề cập đến khối các nước có môi trường chính trị, KTXH và giáo dục giống nhau là Mỹ, Canada, Úc, New Zealand) nó đơn giản như hái ngọn cỏ trong vườn. Có chút tiền và ý chí quyết tâm là đi du học được. Nhưng học xong mà được ở lại định cư hợp pháp và có công ăn việc làm ổn định thì khó hơn hái sao trên trời. Kể cả tầng lớp DHS xuất sắc chứ chưa nói đến các bạn DHS có học lực làng nhàng ở VN. Tất nhiên vẫn có một tỷ lệ may mắn nhưng nó vô cùng nhỏ. Các cụ cứ thử tra google số lượng DHS nước ngoài tốt nghiệp tại Úc và số lượng visa định cư được cấp hàng năm thì sẽ thấy rõ.
Một điều các cụ vẫn hay nhầm lẫn khi quyết định lựa chọn cho con đi du học là "chọn học ngành này để được ở lại". Điều này hoàn toàn không chính xác, Vì sẽ có một số ngành do nhu cầu nhân lực tại thời điểm đó nên Chính phủ Úc sẽ cấp một số lượng chỉ tiêu để được ở lại làm việc. Những ngành này thường thay đổi hàng năm tùy theo nhu cầu của nền kinh tế Úc tại thời điểm xét duyệt. Và điều kiện để được xét duyệt là một sự cạnh tranh của DHS toàn cầu tại Úc, người được chọn chắc chắn phải là những người giỏi nhất, thỏa mãn các điều kiện do CP Úc đưa ra. Thế nên nếu học ngành đó thì mới chỉ đủ điều kiện để nộp hồ sơ xin xét duyệt, còn có được duyệt hay không thì chưa thể biết được.
Đã học xong tiến sỹ ở Úc rồi đi làm aged care mà vẫn phải lo về trình độ ngoại ngữ hả bác? Hay đoạn văn bên dưới là viết chung chung cho số đông?Cả hai vợ chồng bạn này đều sang Úc học tiến sỹ cách đây hơn 10 năm. Khi học xong thì đạt điều kiện ở lại vì ngành học nghiên cứu là Nông nghiệp. Nhưng sau khi được nhận Visa thường trú nhân thì hai vợ chồng bạn ấy không làm việc theo chuyên môn đã học mà rẽ sang con đường aged care đến tận bây giờ. Những thông tin dưới đây là em mới được nghe kể trong lúc trà dư tửu hậu với team rỗi việc ở bên này.
Chăm sóc người già là một lĩnh vực kinh doanh cực kỳ phát triển và thịnh vượng tại Úc. Vì số lượng người già quá nhiều và chi phí chăm sóc người già rất lớn. Tuy nhiên nó có những đặc thù như sau:
1. Về các điều kiện chuyên môn, sức khỏe, y tế, đạo đức và pháp lý của người lao động: Cái này thì em hoàn toàn không biết vì không quan tâm đến ngành này bao giờ. Nhưng theo hiểu biết của cá nhân thì ngành này đòi hỏi trình độ ngoại ngữ rất cao, khả năng học tập phải rất tốt vì em thấy họ học và thi liên tục kể cả đã hành nghề nhiều năm rồi. Chắc là để lên level gì đó.
Hi cụ e ib cụ ko dc, e xin zalo cụ e hỏi nhờ cụ vi e có con be dang học unsw ahDu học sinh trầy trật săn việc ở Australia
Trần Thị Phương mất 9 tháng mới tìm được việc dù cô có bằng thạc sĩ đại học danh tiếng, từng làm việc tại một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới.vnexpress.net
Kính chào các cụ!
Em là người Việt Nam đang định cư tại Sydney, Úc, và cũng là một người yêu mến OF. Mấy hôm nay đọc được bài báo này trên Vnexpress và cũng đúng lúc gia đình em đang hỗ trợ một bạn du học sinh Việt Nam gặp phải khó khăn ở bên này. Nên em share bài viết này để các cụ tham khảo và cũng bổ sung thêm một số thông tin mà em nghĩ sẽ có ích cho các bậc phụ huynh ở quê nhà.
Đầu tiên em muốn nhắc lại trường hợp bạn du học sinh mà gia đình em (chính xác thì là vợ em đang hỗ trợ. Bạn du học sinh này là nữ, năm nay mới 17 tuổi và đến từ Nghệ An. Bạn ấy sang Úc du học ngắn hạn theo diện gì đó thì em không rõ vì thực sự em không quan tâm lắm. Nhưng hoàn cảnh của bạn ấy hiện tại là hết sạch tiền trang trải cuộc sống và có nguy cơ phải nhịn đói và ra ngủ ngoài đường. Và bạn ấy được một hội nhóm người Việt bên này đứng ra bảo trợ và vợ em nhận lời giúp đỡ.
Theo bạn ấy chia sẻ thì được biết rằng bố mẹ bạn ấy phải vay mượn tiền ở nhà để đóng cho bạn ấy sang đây du học với hy vọng (theo lời hứa của đơn vị tư vấn) là khi sang bên này chỉ 2-3 tháng là bạn ấy có việc làm và tự trang trải được chi phí và thậm chí còn có tiền gửi về nhà. Và cho đến tháng 2.2024 vừa rồi thì bạn ấy tiêu hết sạch số tiền hơn 3.000 AUD mang theo từ Việt Nam và không thể kiếm được việc gì để có thể tự nuôi bản thân. Hiện tại gia đình em đang hỗ trợ bạn ấy để có thể tạm thời trụ được. Nhưng nếu bạn này không có một phương án tài chính lâu dài hỗ trợ từ gia đình ở Việt Nam thì chỉ có duy nhất hai khả năng xảy ra là về nước hoặc bỏ trốn để đi làm bất hợp pháp (và khả năng bị trục xuất về nước là 100%, chỉ là xảy ra vào lúc nào thôi).
Một trong những điều mà người Việt mình hay lầm tưởng là nước Úc có rất nhiều việc làm cho sinh viên và sang bên này làm việc gì cũng có tiền. Và cho con đi du học thì chỉ cần lo chi phí ở thời điểm ban đầu, sau đấy thì là "mỡ nó rán nó" thậm chí nó còn thừa để gửi về "rán" cả phụ huynh ở nhà. Đây là một suy nghĩ cực kỳ sai lầm và chính bài báo em share ở trên là một minh chứng. Sinh viên bên này, đặc biệt là ở Sydney và Melbourne kiếm việc làm thêm cực kỳ khó, và đối với sinh viên Việt Nam thì còn khó khăn hơn nhiều lần. Còn cụ thể như thế nào thì trong phạm vi chia sẻ này em không thể giải thích rõ hết được.
Người Việt ở trong nước (đa số chứ không phải tất cả) có một hạn chế rất lớn là ít cập nhật thông tin, hoặc ít nguồn thông tin để cập nhật, hoặc là có thông tin nhưng không chịu tin, cứ luôn cho rằng điều mình biết, điều mình tin mới là chân lý! Chính vì những hạn chế như vậy nên có quá nhiều bậc phụ huynh ném cả đống tiền cho con đi du học mà kết quả nhận được chắc chắn là một sự thất vọng khổng lồ.
Xin có vài lời chia sẻ với các cụ, đặc biệt là những cụ đang có hy vọng cho con đi du học theo mô hình "mỡ nó rán nó".
Chúc các cụ luôn có nhiều niềm vui trong cuộc sống!
Du hoc nghề Đức thì chả ở lại chứ về làm gì nữa cụ.Cho con đi du học tự túc thì chắc đa số muốn con ở lại định cư luôn, chỉ trừ số ít định hướng cho con trở về tiếp quản cơ ngơi của gia đình hoặc vị trí trong quan trường đã được bố mẹ sắp xếp.
Thỉnh thoảng gặp các cháu người Việt vừa đặt chân sang Đức học nghề thì gần như 100% nói là sẽ ở lại Đức. Bây giờ Đức lại cho phép 2 quốc tịch, việc đi lại dễ dàng, thu nhập và công việc đều ổn cho nên chả có lý do gì để các gia đình bắt con phải chọn ở hay về cả.
Chuẩn đấy kụ. 1 năm chi ra trên 1 tỏi. Vậy 5~7 năm gần chục tỏi của bố mẹ. Về đây đi làm khởi điểm 10 củ. Lên quản lý quãng 30 củ thì cũng 30 tuổi rồi.Khoảng 80% du học sinh tự túc không về nước
Khoảng 70-80% du học sinh tự túc ở lại nước ngoài làm việc sau khi học xong vì thu nhập cao, đãi ngộ tốt, theo Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.vnexpress.net
Em không nghĩ tỷ lệ không về nước lại cao đến vậy.
Em ngạc nhiên khi con số ở lại lớn tới vậy. Vì những trường hợp em biết hầu hết là về nước. Số ở lại chắc độ 20-30% là cùng. 3 thằng cháu em đi mẽo tốn bao tiền của cuối vẫn quay về.Chuẩn đấy kụ. 1 năm chi ra trên 1 tỏi. Vậy 5~7 năm gần chục tỏi của bố mẹ. Về đây đi làm khởi điểm 10 củ. Lên quản lý quãng 30 củ thì cũng 30 tuổi rồi
Em cũng ko tin. Tỷ lệ này chứng tỏ trình độ các cháu đi học quá giỏi..Khoảng 80% du học sinh tự túc không về nước
Khoảng 70-80% du học sinh tự túc ở lại nước ngoài làm việc sau khi học xong vì thu nhập cao, đãi ngộ tốt, theo Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.vnexpress.net
Em không nghĩ tỷ lệ không về nước lại cao đến vậy.
Em biết mấy bé đi học mỗi năm tầm tỷ vào chỗ em xin việc. Đi lếch xù apply vị trí lương 17 củ.Chuẩn đấy kụ. 1 năm chi ra trên 1 tỏi. Vậy 5~7 năm gần chục tỏi của bố mẹ. Về đây đi làm khởi điểm 10 củ. Lên quản lý quãng 30 củ thì cũng 30 tuổi rồi
Cá biệt em thấy mấy kụ nhân viên phi cả Porche Cayen và Macan, lương apply tầm kụ nóiEm biết mấy bé đi học mỗi năm tầm tỷ vào chỗ em xin việc. Đi lếch xù apply vị trí lương 17 củ.