[Funland] Du học tự túc và những viễn cảnh viển vông!

linh 7

Xe buýt
Biển số
OF-825160
Ngày cấp bằng
13/1/23
Số km
580
Động cơ
67,931 Mã lực
Nơi ở
Giường bu em nó
e thấy mấy chức vụ cao rồi cả thạc sỹ, tiến sỹ đều phải có cc tiếng anh, thế đếch nào mà nước ta tiếng anh lại kém đến thế nhỉ ????
 

CuongNguyenPhuc71

Xe container
Biển số
OF-797820
Ngày cấp bằng
21/11/21
Số km
7,267
Động cơ
112,303 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
e thấy mấy chức vụ cao rồi cả thạc sỹ, tiến sỹ đều phải có cc tiếng anh, thế đếch nào mà nước ta tiếng anh lại kém đến thế nhỉ ????
Bây giờ khác hẳn rồi kụ. F1 nghe TV được hết. Ielts các cháu bây giờ phổ cập 7 là không đơn giản cho hội tiếng Anh công trường thế hệ trước
 

Haiau69

Xe buýt
Biển số
OF-593147
Ngày cấp bằng
3/10/18
Số km
560
Động cơ
147,096 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cửa hàng người nhà cụ nấu món Tây hay món Việt Nam ạ? Nếu món Việt Nam và chúng nó đi ăn theo kiểu cho biết thì đúng là vụng mấy chúng cũng ăn vì có gì để so sánh đâu.
Cái cụ ý nói em thấy cũng không sai đâu. Em sang Đức thấy dân gốc Việt mở nhiều cửa hàng bán món ăn á hổ lốn các kiểu cả Việt, cả Nhật, … ăn thì cũng gọi là dưới trung bình nhưng vẫn bán được tốt vì giá cả rất phải chăng so với giá cả của nhà hàng bên kia nói chung.

Đồ ăn của Đức thì quanh đi quẩn lại xúc xích với chân giò rán chán ốm.

Không chỉ có đồ ăn Việt mà đồ ăn Á nói chung bên châu Âu ăn không ngon trừ nhà hàng siêu cao cấp thì không kể.
 

expanium

Xe hơi
Biển số
OF-90475
Ngày cấp bằng
1/4/11
Số km
197
Động cơ
401,468 Mã lực
Kính chào các cụ!

Cảm ơn các cụ vẫn vào đọc bài, chuyện trò trao đổi và lại còn vodka em nữa. Em nợ rượu các cụ và cảm ơn các cụ rất nhiều! :)

Lâu rồi em mới vào lại topic này vì em vừa xuất ngoại vi vu 01 tháng với cung đường Sydney - Tokyo - Seoul - Taipei - Hà Nội - Taipei - Brisbane - Sydney. Em ở lại Hà Nội 02 tuần và vừa mới quay lại Úc.

Lần này về Hà Nội cảm xúc của em khá buồn vì môi trường KT-XH ở quê nhà thực sự rất khó khăn và có nhiều người vất vả quá. Môi trường cảnh quan của Hà Nội thì hình như là đang xuống cấp một cách trầm trọng. Mong rằng thượng tầng sớm ổn định để hạ tầng KT-XH Việt Nam sẽ cất cánh trở lại.

Quay lại với nội dung du học tự túc. Vì bọn trẻ con nhà em còn bé, vẫn còn đang ở bậc học phổ thông bên này nên em không có kinh nghiệm và trải nghiệm về bậc giáo dục Đại học hoặc học nghề. Những gì em biết cho tới giờ vẫn chỉ là qua mấy trường hợp DHS học nghề ở trên. Tuy nhiên em có thể khẳng định một điều là giáo dục ĐH và học nghề của Úc là thượng vàng hạ cám. Tốt nhất thế giới cũng có và "lởm" nhất thế giới chắc cũng có! :D

Hiện tại CP Úc đang mạnh tay dẹp nạn trường "ma" (thuật ngữ trường "ma" này em được nghe từ chính các bạn DHS em kể trên). Các trường "ma" này là đầu mối để đưa DHS trá hình vào Úc với lý do đi học nhưng thực chất là kiếm việc làm là chính. Có lẽ do bản chất đặc trưng của nền kinh tế tư bản là có cầu sẽ có ngay cung. Khi nhu cầu muốn vào Úc kiếm việc của người nước ngoài tăng quá cao, và sự chi trả lớn thì sẽ có những trường "ma" lập ra để liên kết với các Cty tư vấn tại các nước thế giới thứ 3 để tuồn lao động trá hình vào thông qua con đường du học ngắn hạn. CP Úc đã nhận ra điều này và đang triển khai các biện pháp quyết liệt để dẹp trường "ma" và đưa ra các rào cản pháp lý để ngăn dòng DHS trá hình này lại.

Nhưng có một điều em khẳng định là nước Úc họ phân biệt rất rõ ràng giữa giáo dục quốc tế (là một ngành KD lớn của nền kinh tế Úc) và giáo dục nội địa. Hệ thống giáo dục phổ thông của Úc cực kỳ nghiêm khắc, kỷ luật, khoa học và rất nhân văn. Trái với suy nghĩ của nhiều người Việt Nam là giáo dục phương Tây tự do, khai phóng, dân chủ quá trớn... Nhưng thực tế hoàn toàn không phải. Nền giáo dục phổ thông của Úc rất nghiêm khắc, kỷ luật và đạo đức. Học sinh được rèn dũa về đạo đức, kỷ luật và sự tự giác rất cao. Vai trò của người thầy, cô giáo trong xã hội và trong trường học rất lớn và rất được kính trọng.

Hôm nào có thời gian em sẽ chia sẻ thêm về những trải nghiệm của các gia đình Việt trong quá trình con cái hòa nhập với môi trường giáo dục ở bên này. Có rất nhiều chuyện rất thú vị, nực cười và đôi khi cũng rất nghiêm trọng đã xảy ra vì sự va đập, khác biệt giữa văn hóa Việt Nam, văn hóa Á Đông với nền văn hóa và giáo dục phương Tây của Úc.

Kính chúc các cụ sức khỏe và nhiều thành công! :)
 
Chỉnh sửa cuối:

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,253
Động cơ
435,865 Mã lực
Kính chào các cụ!

Cảm ơn các cụ vẫn vào đọc bài, chuyện trò trao đổi và lại còn vodka em nữa. Em nợ rượu các cụ và cảm ơn các cụ rất nhiều! :)

Lâu rồi em mới vào lại topic này vì em vừa xuất ngoại vi vu 01 tháng với cung đường Sydney - Tokyo - Seoul - Taipei - Hà Nội - Taipei - Brisbane - Sydney. Em ở lại Hà Nội 02 tuần và vừa mới quay lại Úc.

Lần này về Hà Nội cảm xúc của em khá buồn vì môi trường KT-XH ở quê nhà thực sự rất khó khăn và có nhiều người vất vả quá. Môi trường cảnh quan của Hà Nội thì hình như là đang xuống cấp một cách trầm trọng. Mong rằng thượng tầng sớm ổn định để hạ tầng KT-XH Việt Nam sẽ cất cánh trở lại.

Quay lại với nội dung du học tự túc. Vì bọn trẻ con nhà em còn bé, vẫn còn đang ở bậc học phổ thông bên này nên em không có kinh nghiệm và trải nghiệm về bậc giáo dục Đại học hoặc học nghề. Những gì em biết cho tới giờ vẫn chỉ là qua mấy trường hợp DHS học nghề ở trên. Tuy nhiên em có thể khẳng định một điều là giáo dục ĐH và học nghề của Úc là thượng vàng hạ cám. Tốt nhất thế giới cũng có và "lởm" nhất thế giới chắc cũng có! :D

Hiện tại CP Úc đang mạnh tay dẹp nạn trường "ma" (thuật ngữ trường "ma" này em được nghe từ chính các bạn DHS em kể trên). Các trường "ma" này là đầu mối để đưa DHS trá hình vào Úc với lý do đi học nhưng thực chất là kiếm việc làm là chính. Có lẽ đặc trưng của nền kinh tế tư bản là có cung sẽ có cầu. Khi nhu cầu muốn vào Úc kiếm việc của người nước ngoài tăng quá cao, và sự chi trả lớn thì sẽ có những trường "ma" lập ra để liên kết với các Cty tư vấn tại các nước thế giới thứ 3 để tuồn lao động trá hình vào thông qua con đường du học ngắn hạn. CP Úc đã nhận ra điều này và đang triển khai các biện pháp quyết liệt để dẹp trường "ma" và đưa ra các rào cản pháp lý để ngăn dòng DHS trá hình này lại.

Nhưng có một điều em khẳng định là nước Úc họ phân biệt rất rõ ràng giữa giáo dục quốc tế (là một ngành KD lớn của nền kinh tế Úc) và giáo dục nội địa. Hệ thống giáo dục phổ thông của Úc cực kỳ nghiêm khắc, kỷ luật, khoa học và rất nhân văn. Trái với suy nghĩ của nhiều người Việt Nam là giáo dục phương Tây tự do, khai phóng, dân chủ quá trớn... Nhưng thực tế hoàn toàn không phải. Nền giáo dục phổ thông của Úc rất nghiêm khắc, kỷ luật và đạo đức. Học sinh được rèn dũa về đạo đức, kỷ luật và sự tự giác rất cao. Vai trò của người thầy, cô giáo trong xã hội và trong trường học rất lớn và rất được kính trọng.

Hôm nào có thời gian em sẽ chia sẻ thêm về những trải nghiệm của các gia đình Việt trong quá trình con cái hòa nhập với môi trường giáo dục ở bên này. Có rất nhiều chuyện rất thú vị, nực cười và đôi khi cũng rất nghiêm trọng đã xảy ra vì sự va đập, khác biệt giữa văn hóa Việt Nam, văn hóa Á Đông với nền văn hóa và giáo dục phương Tây của Úc.

Kính chúc các cụ sức khỏe và nhiều thành công! :)
Em hóng câu chuyện của cụ.
 

STElectrics

Xe lăn
Biển số
OF-310909
Ngày cấp bằng
8/3/14
Số km
11,091
Động cơ
350,655 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Kính chào các cụ!

Cảm ơn các cụ vẫn vào đọc bài, chuyện trò trao đổi và lại còn vodka em nữa. Em nợ rượu các cụ và cảm ơn các cụ rất nhiều! :)

Lâu rồi em mới vào lại topic này vì em vừa xuất ngoại vi vu 01 tháng với cung đường Sydney - Tokyo - Seoul - Taipei - Hà Nội - Taipei - Brisbane - Sydney. Em ở lại Hà Nội 02 tuần và vừa mới quay lại Úc.

Lần này về Hà Nội cảm xúc của em khá buồn vì môi trường KT-XH ở quê nhà thực sự rất khó khăn và có nhiều người vất vả quá. Môi trường cảnh quan của Hà Nội thì hình như là đang xuống cấp một cách trầm trọng. Mong rằng thượng tầng sớm ổn định để hạ tầng KT-XH Việt Nam sẽ cất cánh trở lại.

Quay lại với nội dung du học tự túc. Vì bọn trẻ con nhà em còn bé, vẫn còn đang ở bậc học phổ thông bên này nên em không có kinh nghiệm và trải nghiệm về bậc giáo dục Đại học hoặc học nghề. Những gì em biết cho tới giờ vẫn chỉ là qua mấy trường hợp DHS học nghề ở trên. Tuy nhiên em có thể khẳng định một điều là giáo dục ĐH và học nghề của Úc là thượng vàng hạ cám. Tốt nhất thế giới cũng có và "lởm" nhất thế giới chắc cũng có! :D

Hiện tại CP Úc đang mạnh tay dẹp nạn trường "ma" (thuật ngữ trường "ma" này em được nghe từ chính các bạn DHS em kể trên). Các trường "ma" này là đầu mối để đưa DHS trá hình vào Úc với lý do đi học nhưng thực chất là kiếm việc làm là chính. Có lẽ do bản chất đặc trưng của nền kinh tế tư bản là có cầu sẽ có ngay cung. Khi nhu cầu muốn vào Úc kiếm việc của người nước ngoài tăng quá cao, và sự chi trả lớn thì sẽ có những trường "ma" lập ra để liên kết với các Cty tư vấn tại các nước thế giới thứ 3 để tuồn lao động trá hình vào thông qua con đường du học ngắn hạn. CP Úc đã nhận ra điều này và đang triển khai các biện pháp quyết liệt để dẹp trường "ma" và đưa ra các rào cản pháp lý để ngăn dòng DHS trá hình này lại.

Nhưng có một điều em khẳng định là nước Úc họ phân biệt rất rõ ràng giữa giáo dục quốc tế (là một ngành KD lớn của nền kinh tế Úc) và giáo dục nội địa. Hệ thống giáo dục phổ thông của Úc cực kỳ nghiêm khắc, kỷ luật, khoa học và rất nhân văn. Trái với suy nghĩ của nhiều người Việt Nam là giáo dục phương Tây tự do, khai phóng, dân chủ quá trớn... Nhưng thực tế hoàn toàn không phải. Nền giáo dục phổ thông của Úc rất nghiêm khắc, kỷ luật và đạo đức. Học sinh được rèn dũa về đạo đức, kỷ luật và sự tự giác rất cao. Vai trò của người thầy, cô giáo trong xã hội và trong trường học rất lớn và rất được kính trọng.

Hôm nào có thời gian em sẽ chia sẻ thêm về những trải nghiệm của các gia đình Việt trong quá trình con cái hòa nhập với môi trường giáo dục ở bên này. Có rất nhiều chuyện rất thú vị, nực cười và đôi khi cũng rất nghiêm trọng đã xảy ra vì sự va đập, khác biệt giữa văn hóa Việt Nam, văn hóa Á Đông với nền văn hóa và giáo dục phương Tây của Úc.

Kính chúc các cụ sức khỏe và nhiều thành công! :)
Năm kia ông sếp cũ của em gọi về bảo em làm cho ổng mấy việc. Em có trao đổi là giờ em mất rất nhiều thời gian đưa đón con đi học thêm thi vào 10 nên sợ không kịp tiến độ. Ổng cười bảo bên này giờ bọn Tây thấy cha mẹ châu Á đưa con đi học thêm nhiều cũng sốt xình xịch lên đưa con đi học thêm vì sợ không cạnh tranh nổi trường ngon với dân châu Á. Không biết có đúng không cụ? Ông sếp cũ em giờ dạy đại học Queensland.
 

expanium

Xe hơi
Biển số
OF-90475
Ngày cấp bằng
1/4/11
Số km
197
Động cơ
401,468 Mã lực
Em hóng câu chuyện của cụ.
Vâng cụ ạ! Cuối tuần rảnh rỗi em sẽ kể vài chuyện trải nghiệm của chính nhà em và mấy gia đình Việt trong nhóm liên quan đến việc dạy dỗ bọn trẻ con ở bên này hầu các cụ ạ.
 

expanium

Xe hơi
Biển số
OF-90475
Ngày cấp bằng
1/4/11
Số km
197
Động cơ
401,468 Mã lực
Năm kia ông sếp cũ của em gọi về bảo em làm cho ổng mấy việc. Em có trao đổi là giờ em mất rất nhiều thời gian đưa đón con đi học thêm thi vào 10 nên sợ không kịp tiến độ. Ổng cười bảo bên này giờ bọn Tây thấy cha mẹ châu Á đưa con đi học thêm nhiều cũng sốt xình xịch lên đưa con đi học thêm vì sợ không cạnh tranh nổi trường ngon với dân châu Á. Không biết có đúng không cụ? Ông sếp cũ em giờ dạy đại học Queensland.
Trẻ em Việt và châu Á ở bên này học thêm nhiều cụ ạ. Nhưng tất nhiên không học thêm kiểu luyện gà như ở Việt Nam. Chủ yếu các bé học thêm ngôn ngữ (tiếng Việt hoặc tiếng Anh, các bé nhà em cũng đang học thêm tiếng Việt) Toán hoặc nhạc họa..... Tuy nhiên nếu thời gian bé học thêm quá nhiều và trường học họ biết họ sẽ gửi thư hoặc gọi phụ huynh lên nhắc nhở. Vì bên này ưu tiên số 1 của bậc học phổ thông vẫn là chơi và rèn luyện kỹ năng, thể chất và tính tự giác.

Việc phụ huynh Tây sốt xình xịch vì các bé gốc châu Á học nhiều, học giỏi hơn là hoàn toàn không có đâu cụ ạ. Một ví dụ cơ bản này để cụ thấy việc đánh giá của phương Tây nó khác phương Ta như thế nào: Nếu cụ thi một môn, ví dụ tiếng Anh chẳng hạn, nếu cụ thi lần thứ 3-4 mới đỗ thì cụ được tuyên dương còn hơn cả người thi phát đỗ luôn :)
Ví dụ như thế để cụ thấy xã hội bên này người ta đánh giá nỗ lực cao hơn năng lực. Với lại xã hội Úc không đánh giá con người qua bằng cấp. Nên việc học nhiều học ít là do văn hóa và truyền thống của từng dân tộc thôi ạ.

Đa phần dân châu Á nếu có học giỏi thì cũng chỉ ở các môn học đòi hỏi chăm cày thôi. Còn về tổng thể để đánh giá một học sinh theo đúng các tiêu chí giáo dục bên này thì còn thua bọn Tây rất nhiều. Học sinh bên này không xếp hạng như ở Việt Nam. Kết quả học tập của từng kỳ cũng được thông báo riêng cho từng phụ huynh nên cũng không có sự ganh đua của cả học sinh và phụ huynh như ở Việt Nam.
 
Chỉnh sửa cuối:

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,460
Động cơ
388,641 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Website
www.lakeside-homestay.com
Nếu cụ thi một môn, ví dụ tiếng Anh chẳng hạn, nếu cụ thi lần thứ 3-4 mới đỗ thì cụ được tuyên dương còn hơn cả người thi phát đỗ luôn :)
Chắc cụ nói lý thuyết vậy thôi. Ở bậc đại học thì hiếm trường nào cho thi quá 3 lần, quá 3 lần là bị đuổi học rồi.
 

STElectrics

Xe lăn
Biển số
OF-310909
Ngày cấp bằng
8/3/14
Số km
11,091
Động cơ
350,655 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Trẻ em Việt và châu Á ở bên này học thêm nhiều cụ ạ. Nhưng tất nhiên không học thêm kiểu luyện gà như ở Việt Nam. Chủ yếu các bé học thêm ngôn ngữ (tiếng Việt hoặc tiếng Anh, các bé nhà em cũng đang học thêm tiếng Việt) Toán hoặc nhạc họa..... Tuy nhiên nếu thời gian bé học thêm quá nhiều và trường học họ biết họ sẽ gửi thư hoặc gọi phụ huynh lên nhắc nhở. Vì bên này ưu tiên số 1 của bậc học phổ thông vẫn là chơi và rèn luyện kỹ năng, thể chất và tính tự giác.

Việc phụ huynh Tây sốt xình xịch vì các bé gốc châu Á học nhiều, học giỏi hơn là hoàn toàn không có đâu cụ ạ. Một ví dụ cơ bản này để cụ thấy việc đánh giá của phương Tây nó khác phương Ta như thế nào: Nếu cụ thi một môn, ví dụ tiếng Anh chẳng hạn, nếu cụ thi lần thứ 3-4 mới đỗ thì cụ được tuyên dương còn hơn cả người thi phát đỗ luôn :)
Ví dụ như thế để cụ thấy xã hội bên này người ta đánh giá nỗ lực cao hơn năng lực. Với lại xã hội Úc không đánh giá con người qua bằng cấp. Nên việc học nhiều học ít là do văn hóa và truyền thống của từng dân tộc thôi ạ.

Đa phần dân châu Á nếu có học giỏi thì cũng chỉ ở các môn học đòi hỏi chăm cày thôi. Còn về tổng thể để đánh giá một học sinh theo đúng các tiêu chí giáo dục bên này thì còn thua bọn Tây rất nhiều. Học sinh bên này không xếp hạng như ở Việt Nam. Kết quả học tập của từng kỳ cũng được thông báo riêng cho từng phụ huynh nên cũng không có sự ganh đua của cả học sinh và phụ huynh như ở Việt Nam.
Em cảm ơn cụ!
 

expanium

Xe hơi
Biển số
OF-90475
Ngày cấp bằng
1/4/11
Số km
197
Động cơ
401,468 Mã lực
Chắc cụ nói lý thuyết vậy thôi. Ở bậc đại học thì hiếm trường nào cho thi quá 3 lần, quá 3 lần là bị đuổi học rồi.
Khi gia đình em đặt chân tới nước Úc định cư, tài liệu đầu tiên mà em nhận được từ Cơ quan Di trú Úc là Bộ cẩm nang Bắt đàu cuộc sống tại Úc (Beginning a Life in Australia) gồm 12 chương và gần 200 trang do cơ quan của Chính Phủ Úc ban hành. Những điều em nói ở trên nó nằm trong bộ cẩm nang này cụ ạ.

IMG_1986.jpeg

Sau khi sang một thời gian vì quá rảnh rỗi nên em tham dự một khoá tiếng Anh dành cho người nhập cư tại trường TAFE thì những điều này cũng được nhắc lại rất nhiều lần trong các buổi thảo luận.

Tất nhiên đây chỉ là một tiêu chuẩn chung và mang tính đạo đức là chính. Còn trong việc học và đào tạo cụ thể thì mỗi một đvi đào tạo sẽ có những tiêu chuẩn thi cử riêng để đánh giá năng lực thí sinh cụ ạ.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,460
Động cơ
388,641 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Website
www.lakeside-homestay.com
Cụ nên đọc kỹ kỹ một tí! Cụ ấy đang nói về học sinh chứ không phải sinh viên.
Em cũng nghĩ như cụ expanium là cái nội dung đấy chỉ mang tính lý thuyết về đạo đức. Thực tế thì khó trường nào có thể tổ chức cho học sinh thi thoải mái bao nhiêu lần cũng được và "tuyên dương" những học sinh như vậy.
 

expanium

Xe hơi
Biển số
OF-90475
Ngày cấp bằng
1/4/11
Số km
197
Động cơ
401,468 Mã lực
Đợt về Việt Nam vừa rồi em thấy rất nhiều người Việt ở trong nước đến giờ vẫn ôm mộng với viễn cảnh đi sang Úc làm "Ây ke, Cheo ke" (Aged care - chăm sóc người già và Child care - trông trẻ :D ). Để thêm thông tin cho các cụ tham khảo, em xin kể vài câu chuyện về nghề Aged care tại Úc mà chính em được chứng kiến thông qua người quen bên này đang làm nghề Aged care. Cả hai vợ chồng bạn này đều sang Úc học tiến sỹ cách đây hơn 10 năm. Khi học xong thì đạt điều kiện ở lại vì ngành học nghiên cứu là Nông nghiệp. Nhưng sau khi được nhận Visa thường trú nhân thì hai vợ chồng bạn ấy không làm việc theo chuyên môn đã học mà rẽ sang con đường aged care đến tận bây giờ. Những thông tin dưới đây là em mới được nghe kể trong lúc trà dư tửu hậu với team rỗi việc ở bên này.

Chăm sóc người già là một lĩnh vực kinh doanh cực kỳ phát triển và thịnh vượng tại Úc. Vì số lượng người già quá nhiều và chi phí chăm sóc người già rất lớn. Tuy nhiên nó có những đặc thù như sau:

1. Về các điều kiện chuyên môn, sức khỏe, y tế, đạo đức và pháp lý của người lao động: Cái này thì em hoàn toàn không biết vì không quan tâm đến ngành này bao giờ. Nhưng theo hiểu biết của cá nhân thì ngành này đòi hỏi trình độ ngoại ngữ rất cao, khả năng học tập phải rất tốt vì em thấy họ học và thi liên tục kể cả đã hành nghề nhiều năm rồi. Chắc là để lên level gì đó.
2. Về công việc và điều kiện làm việc: Cái này thì em mới biết vì được nghe kể qua mấy bà buôn chuyện nổi tiếng ở bên này :)
- Sau khi có đủ các điều kiện pháp lý để hành nghề thì người lao động phải đầu quân cho một Công ty chuyên về Aged care, nó giống hệt công ty cung ứng ô sin bán thời gian ở Việt Nam. Các công ty này có nguồn khách là các cụ già cần chăm sóc và sẽ cử nhân viên của mình đến chăm sóc theo lịch phân công. Thông thường thì chỉ có các công ty Aged care chuyên nghiệp mới có khách hàng vì chi phí cho aged care là do Chính phủ Úc chi trả. Và nguồn khách đến từ phía đơn vị trả tiền chứ không phải là đi sales các cụ già. Thế nên sự thịnh vượng thường chỉ dành cho phía Công ty thôi chứ không dành cho người lao động.
- Về công việc thì người lao động làm việc hoàn toàn theo sự phân công của Công ty chứ không chủ động tìm việc. Tuy nhiên kể cả đã đầu quân cho Công ty cung ứng nhân lực thì cũng không phải lúc nào cũng có việc làm. Lý do hoặc là công ty không có đủ khách hàng (điều này thì rất hiếm ở Úc) hoặc người làm bị khách hàng từ chối, điều này là nhiều nhất vì người già ở Úc rất khó tình và nhiều cụ không muốn người đến chăm sóc là dân mới nhập cư hoặc dân ĐNA hoặc nhiều lý do khác....
- Về thu nhập thì chắc chắn không như là mơ: Vì chi phí chăm sóc của các cụ sẽ bị công ty cúng ứng thu 50%, người làm chỉ được 50%. Thêm vào đó thường các cụ chỉ thuê theo giờ, mỗi cụ nhiều thì được 1-2 giờ, nhiều cụ chỉ thuê có 30 phút nên có khi cả ngày cũng chỉ được vài tiếng làm việc. Còn lại là chạy từ chỗ này đến chỗ khác có khi cách nhau cả vài chục km.

- Về công việc cụ thể: Đôi khi công việc này khá là kinh dị nên em cũng không dám nghe hết và cũng không kể lại :D

Về Child care thì em chưa được nghe và cũng không quen ai làm công việc này. Nhưng thấy bảo là nó còn vất vả, điều kiện ngặt nghèo và thu nhập thấp hơn Aged care nhiều

Đấy là vài câu chuyện em được nghe kể lại, độ chính xác cũng không biết bao nhiêu %. Có cụ nào kinh nghiệm thực tế làm aged care thì vào đính chính hoặc thêm thông tin hầu các cụ khác giúp em.

Kính chúc các cụ một buổi chiều tốt lành! :)
 

Loitran

Xe tăng
Biển số
OF-323788
Ngày cấp bằng
16/6/14
Số km
1,692
Động cơ
299,585 Mã lực
Như cụ đề cập thì hai cái nghề này nghe nó tối thui như mực ấy nhỉ
Cả hai nghề đều vất vả, và cũng chẳng có nghề nào việc nhẹ lương cao cả vì mỗi nghề đều có cái sự khó riêng, nhất là đồng tiền xứ này nó luôn có mắt
Child care thì nếu muốn theo được chắc chắn phải là người yêu trẻ nhỏ thì mới có thể làm được, được cái mỗi lớp child care bên này thường sĩ số không đông và thường thì có hai cô một lớp
Aged care thì phải chấp nhận sự lẩm cẩm,làu bàu khó tính của người già và đó cũng là đặc thù của nghề, Tây hay Ta thì họ cũng làu bàu khó như nhau cả thôi
Ngoại ngữ không cao như cụ nghĩ đâu vì nhiều trường hợp không cần sài tới vì làm theo nhóm sắc dân, chỉ cần đủ giao tiếp với managers về sắp xếp hay nhận việc
Giao tiếp thì theo sắc dân thì cu người Việt thì phục vụ Ông Bà Việt / Tàu hay Tây cũng vậy ( tất nhiên nếu ngoại ngữ tốt thì chạy đa hệ okay )
Lương thưởng em khôn biết chứ sơi 50% commission thì hơi to ( cụ biết vụ CP Úc họ xử Coles and Woolworths ăn dày chứ )

Tiền của người già là do CP chi trả, nên việc thuê nhiêu giờ thì CP có giới hạn và họ không nhất thiết phải giới hạn cái thời gian ấy chỉ 30" thay vì 2 tiếng nếu không bị quá giờ quy định ( Người già bên này nếu khó khăn đi lại,tự chăm sóc bản thân cụ có thể báo với Centrelink nhận làm việc chăm sóc đó " người đó là Ông Bà hay Bố Mẹ bạn " CP họ trả lương cho cụ dù không qua nhiều như đi làm )
Tiền trả sẽ được thanh toán từ CP nhưng chấm công để cụ lấy tiền được thì phải do người già đó xác nhận
 

expanium

Xe hơi
Biển số
OF-90475
Ngày cấp bằng
1/4/11
Số km
197
Động cơ
401,468 Mã lực
Như cụ đề cập thì hai cái nghề này nghe nó tối thui như mực ấy nhỉ
Cả hai nghề đều vất vả, và cũng chẳng có nghề nào việc nhẹ lương cao cả vì mỗi nghề đều có cái sự khó riêng, nhất là đồng tiền xứ này nó luôn có mắt
Child care thì nếu muốn theo được chắc chắn phải là người yêu trẻ nhỏ thì mới có thể làm được, được cái mỗi lớp child care bên này thường sĩ số không đông và thường thì có hai cô một lớp
Aged care thì phải chấp nhận sự lẩm cẩm,làu bàu khó tính của người già và đó cũng là đặc thù của nghề, Tây hay Ta thì họ cũng làu bàu khó như nhau cả thôi
Ngoại ngữ không cao như cụ nghĩ đâu vì nhiều trường hợp không cần sài tới vì làm theo nhóm sắc dân, chỉ cần đủ giao tiếp với managers về sắp xếp hay nhận việc
Giao tiếp thì theo sắc dân thì cu người Việt thì phục vụ Ông Bà Việt / Tàu hay Tây cũng vậy ( tất nhiên nếu ngoại ngữ tốt thì chạy đa hệ okay )
Lương thưởng em khôn biết chứ sơi 50% commission thì hơi to ( cụ biết vụ CP Úc họ xử Coles and Woolworths ăn dày chứ )

Tiền của người già là do CP chi trả, nên việc thuê nhiêu giờ thì CP có giới hạn và họ không nhất thiết phải giới hạn cái thời gian ấy chỉ 30" thay vì 2 tiếng nếu không bị quá giờ quy định ( Người già bên này nếu khó khăn đi lại,tự chăm sóc bản thân cụ có thể báo với Centrelink nhận làm việc chăm sóc đó " người đó là Ông Bà hay Bố Mẹ bạn " CP họ trả lương cho cụ dù không qua nhiều như đi làm )
Tiền trả sẽ được thanh toán từ CP nhưng chấm công để cụ lấy tiền được thì phải do người già đó xác nhận
Em cảm ơn cụ Loitran vì đã bổ sung thêm nhiều thông tin rất chi tiết.

Em cũng không biết nhiều về ngành này lắm nhưng chứng kiến cuộc sống của bạn em quen khá vất vả (bạn này không ở trong nhóm mấy gia đình bọn em mà hay đến nhà một bạn trong nhóm chơi). Nhưng bạn ấy bảo Aged care vẫn còn sướng hơn chán so với Disability care, nghề đấy thậm chí còn nguy hiểm vì nhiều bệnh nhân lên cơn. Nhưng Disability care thì lương cao hơn và ít cạnh tranh hơn vì số người làm (hoặc dám làm) cũng ít hơn.
Riêng hai thông tin là Cty cung ứng thu 50% phí chăm sóc và thời gian chăm sóc của nhiều cụ chỉ có 30 phút thì em đảm bảo là chính xác ạ.
Còn tiếng Anh thì em nghĩ là rất quan trọng vì để được làm aged care sẽ phải qua các khóa đào tạo và thi chứng chỉ khá vất vả. Tiếng Anh dạng làng nhàng em nghĩ không thể vượt qua được. Chưa kể gặp các cụ già khó tính mà người chăm sóc lại nói năng bập bẹ hoặc nói mãi không hiểu thì chắc là các cụ Say Goodbye luôn :)
Công việc aged care hiện rất cạnh tranh do lượng người làm khá đông, bạn em quen ngày càng ít việc và hiện đang phải làm thêm 01 job nữa để đảm bảo đủ thu nhập.
 
Chỉnh sửa cuối:

Loitran

Xe tăng
Biển số
OF-323788
Ngày cấp bằng
16/6/14
Số km
1,692
Động cơ
299,585 Mã lực
Em cảm ơn cụ Loitran vì đã bổ sung thêm nhiều thông tin rất chi tiết.

Em cũng không biết nhiều về ngành này lắm nhưng chứng kiến cuộc sống của bạn em quen khá vất vả (bạn này không ở trong nhóm mấy gia đình bọn em mà hay đến nhà một bạn trong nhóm chơi). Nhưng bạn ấy bảo Aged care vẫn còn sướng hơn chán so với Disability care, nghề đấy thậm chí còn nguy hiểm vì nhiều bệnh nhân lên cơn. Nhưng Disability care thì lương cao hơn và ít cạnh tranh hơn vì số người làm (hoặc dám làm) cũng ít hơn.
Riêng hai thông tin là Cty cung ứng thu 50% phí chăm sóc và thời gian chăm sóc của nhiều cụ chỉ có 30 phút thì em đảm bảo là chính xác ạ.
Còn tiếng Anh thì em nghĩ là rất quan trọng vì để được làm aged care sẽ phải qua các khóa đào tạo và thi chứng chỉ khá vất vả. Tiếng Anh dạng làng nhàng em nghĩ không thể vượt qua được.
Công việc aged care hiện rất cạnh tranh do lượng người làm khá đông, bạn em quen ngày càng ít việc và hiện đang phải làm thêm 01 job nữa để đảm bảo đủ thu nhập.
Tiếng Anh và Chứng chỉ không khó như cụ nghĩ chắc 100% là tiếng Anh ok là được, Quan trọng là cụ làm tốt để ngày mai họ tìm cụ làm tiếp cho họ, nếu cụ làm dở cụ giáng chịu vì không ai kêu, không ai kêu thì không có lương
Disability care thì cũng tùy đối tượng và gần như là người làm chỉ dẫn một người hay tối đa hai người tùy đối tượng đi Shopping,đi phố dạo....vvv cụ phải quản lý được họ trong bất kỳ sự cố nào ( CP họ chi cho mỗi đối tượng này khoảng $120.000đến $135,000 AUD năm đấy cụ ) đâm ra cụ cố gắng đóng thuế cho tốt nhé :D
 

expanium

Xe hơi
Biển số
OF-90475
Ngày cấp bằng
1/4/11
Số km
197
Động cơ
401,468 Mã lực
Tiếng Anh và Chứng chỉ không khó như cụ nghĩ chắc 100% là tiếng Anh ok là được, Quan trọng là cụ làm tốt để ngày mai họ tìm cụ làm tiếp cho họ, nếu cụ làm dở cụ giáng chịu vì không ai kêu, không ai kêu thì không có lương
Disability care thì cũng tùy đối tượng và gần như là người làm chỉ dẫn một người hay tối đa hai người tùy đối tượng đi Shopping,đi phố dạo....vvv cụ phải quản lý được họ trong bất kỳ sự cố nào ( CP họ chi cho mỗi đối tượng này khoảng $120.000đến $135,000 AUD năm đấy cụ ) đâm ra cụ cố gắng đóng thuế cho tốt nhé :D
Cảm ơn cụ! Em hết rượu vodka để mời cụ rồi ạ :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top