[Funland] Dự đoán thị trường bất động sản 2024, nên mua hay chờ?

eterniti

Xe điện
Biển số
OF-842999
Ngày cấp bằng
5/11/23
Số km
2,490
Động cơ
6,210 Mã lực

kasim

Xe tải
Biển số
OF-103248
Ngày cấp bằng
19/6/11
Số km
268
Động cơ
408,602 Mã lực
Tầm này chỉ có anh nào ngu mới cầm tiền đi đầu tư sản xuất :)) Giờ nhà nước không can thiệp, tầng lớp có tiền cứ cầm tiền xán vào BĐS rồi ngồi im chờ tăng là kiếm lời thôi chứ làm ăn gì cho mệt.
VinFast thì sao hở cụ 👻
 

corgibeo

Xe hơi
Biển số
OF-858760
Ngày cấp bằng
8/5/24
Số km
162
Động cơ
1,093 Mã lực
Tuổi
34
Em hóng các cụ chê bds chỉ dạy cách kiếm tiền
Xung quanh em 10 người thì cả 10 đều giàu lên từ BĐS. Mua đất từ thời tiền triệu rồi chờ nó lên tiền tỷ là giàu rồi. Cụ nội nhà em ngày xưa chả biết ai bày cho cầm tiền đi mua hết đất chỗ này chỗ khác từ thời 2000, có những miếng không biết mua là mấy tiền, loanh quanh vài chục triệu mà giờ thì 20 tỷ ko bán. Nhờ thế mà cái họ em mới khấm khá cụ ạ, nhờ mấy miếng đất cả rồi sau đấy mới lấy tiền đi buôn bán kinh doanh. Chứ đi làm công ăn lương, đi buôn nọ bán kia trầy da tróc vảy mới được 1,2 tỷ chứ miếng đất có khi nó nhảy 1 phát là bằng lam lũ chục năm đời người.
 
Chỉnh sửa cuối:

eterniti

Xe điện
Biển số
OF-842999
Ngày cấp bằng
5/11/23
Số km
2,490
Động cơ
6,210 Mã lực
Bàn tay nào đang thao túng bds Hà Nội???

Các bạn đừng vội đánh giá lý do vì quy luật cung - cầu trên thị trường. Thực tế, 10 người mua thì có đến 9 người mua là dân đầu cơ bất động sản… Và nhớ cho rằng, cung - cầu phản ánh ở thị trường tiêu dùng chứ giá trên thị trường đầu cơ nó “vô giá trị” để lấy cơ sở tham chiếu!

Là một người đầu tư bất động sản có thâm niên như nghiện hút thì tôi đánh giá thời điểm này nó quá bất thường. Một sự khan hiếm “giả tạo” được thổi phồng bởi truyền thông và chính sách tiền tệ lãi suất thấp. Đâu đâu cũng thấy người hỏi mua - bán nhà, từ quán trà đá cho tới quán cafe, từ anh dép lê tới anh quần ngố, từ ông bố đẻ tới cô con dâu, từ anh lái trâu tới chị bán cá… Nói chung, nó nhộn nhạo khắp mọi loại hình: Chung cư, nhà đất, đấu giá rồi dự án… Cái này chưa kịp nguội thì cái khác đã nóng hơn.

Người người, nhà nhà gom góp tiền để đầu tư bất động sản, thậm chí môi giới hoá đầu tư… Đang tạo thành một bức tranh hỗn loạn. Cứ qua vài ngày, lại thấy có một mức giá mới mà chẳng có ai đánh giá về giá trị thực của nó ra sao. Bất kể loại hình nào cũng mua, vị trí nào cũng mua, hình thửa nào cũng mua… Mua và hy vọng chuyển được đi cái “cục nợ” ấy để thu lợi nhuận. Những người trong men say chiến thắng thì chủ quan, người chưa tham gia thì sốt ruột đợi đến lượt mình.

Khổ thế chứ…

Nhưng thật sự mà nói, thế giới này không dành cho số đông. Rồi nó cũng trở về với quy luật 80% người khốn khổ và 20% người giàu có. Nếu như bạn không hiểu được bàn tay vô hình đang điều khiển thị trường hoặc chí ít là cảm thấy sợ hãi thì bạn sẽ trở thành chú cừu non cho người ta mặc sức xén lông.

//Nếu không tin Hà Nội dễ kiếm tiền thì đây, tôi chỉ cho các bạn xem. Cùng 1 cái nhà ở 2 thời điểm khác nhau không xa: 11/2023 chào 4.9 tỉ mà 4.4 tỉ chưa chắc tôi đã mua. 8/2024 chào 7.9 tỉ…

Và tất nhiên, đừng đánh đồng với tôi!

Tôi khác, tôi mua giá tốt - bán giá hợp lý, mua giá hợp lý - nâng giá trị sử dụng - bán ra giá tốt.

Content này ok không các cụ
 

raul135

Xe tải
Biển số
OF-555631
Ngày cấp bằng
26/2/18
Số km
272
Động cơ
153,413 Mã lực
Tuổi
39
Bàn tay nào đang thao túng bds Hà Nội???

Các bạn đừng vội đánh giá lý do vì quy luật cung - cầu trên thị trường. Thực tế, 10 người mua thì có đến 9 người mua là dân đầu cơ bất động sản… Và nhớ cho rằng, cung - cầu phản ánh ở thị trường tiêu dùng chứ giá trên thị trường đầu cơ nó “vô giá trị” để lấy cơ sở tham chiếu!

Là một người đầu tư bất động sản có thâm niên như nghiện hút thì tôi đánh giá thời điểm này nó quá bất thường. Một sự khan hiếm “giả tạo” được thổi phồng bởi truyền thông và chính sách tiền tệ lãi suất thấp. Đâu đâu cũng thấy người hỏi mua - bán nhà, từ quán trà đá cho tới quán cafe, từ anh dép lê tới anh quần ngố, từ ông bố đẻ tới cô con dâu, từ anh lái trâu tới chị bán cá… Nói chung, nó nhộn nhạo khắp mọi loại hình: Chung cư, nhà đất, đấu giá rồi dự án… Cái này chưa kịp nguội thì cái khác đã nóng hơn.

Người người, nhà nhà gom góp tiền để đầu tư bất động sản, thậm chí môi giới hoá đầu tư… Đang tạo thành một bức tranh hỗn loạn. Cứ qua vài ngày, lại thấy có một mức giá mới mà chẳng có ai đánh giá về giá trị thực của nó ra sao. Bất kể loại hình nào cũng mua, vị trí nào cũng mua, hình thửa nào cũng mua… Mua và hy vọng chuyển được đi cái “cục nợ” ấy để thu lợi nhuận. Những người trong men say chiến thắng thì chủ quan, người chưa tham gia thì sốt ruột đợi đến lượt mình.

Khổ thế chứ…

Nhưng thật sự mà nói, thế giới này không dành cho số đông. Rồi nó cũng trở về với quy luật 80% người khốn khổ và 20% người giàu có. Nếu như bạn không hiểu được bàn tay vô hình đang điều khiển thị trường hoặc chí ít là cảm thấy sợ hãi thì bạn sẽ trở thành chú cừu non cho người ta mặc sức xén lông.

//Nếu không tin Hà Nội dễ kiếm tiền thì đây, tôi chỉ cho các bạn xem. Cùng 1 cái nhà ở 2 thời điểm khác nhau không xa: 11/2023 chào 4.9 tỉ mà 4.4 tỉ chưa chắc tôi đã mua. 8/2024 chào 7.9 tỉ…

Và tất nhiên, đừng đánh đồng với tôi!

Tôi khác, tôi mua giá tốt - bán giá hợp lý, mua giá hợp lý - nâng giá trị sử dụng - bán ra giá tốt.

Content này ok không các cụ
Trả lời cho cụ theo kiểu học thuật, Greater Fool Theory trong đầu tư là một lý thuyết cho rằng các nhà đầu tư có thể kiếm tiền bằng cách mua chứng khoán cho dù chúng có bị định giá cao hay thấp, sau đó bán chúng nhằm kiếm lợi nhuận. Những người sẵn sàng trả giá cao hơn cho số chứng khoán đó sẽ được coi là kẻ ngốc hơn.
Greater Fool là một lý thuyết trong đầu tư tài sản, đặc biệt là trong thị trường chứng khoán và bất động sản. Theo đó, người mua sẽ đặt niềm tin rằng trong tương lai, họ sẽ bán được tài sản với giá cao hơn so với giá đã mua.

Tuy nhiên, lý thuyết Greater Fool còn được liên kết với khái niệm “bong bóng kinh tế”. Bong bóng kinh tế là tình trạng khi giá của một tài sản (chẳng hạn như chứng khoán hay bất động sản) tăng đột biến và vượt xa giá trị thực tế của nó.

Một số người mua tài sản với suy nghĩ rằng giá sẽ tiếp tục tăng trong tương lai, dẫn đến sự gia tăng của khối lượng mua bán và đẩy giá tài sản lên cao hơn. Tuy nhiên, khi sự phân phối giữa người mua và người bán không thể duy trì một cách bền vững, thị trường sẽ đổ vỡ và giá trị của tài sản sẽ giảm sút đột ngột.

Lúc này, nhà đầu tư sẽ sử dụng lý thuyết “kẻ ngốc hơn” để giải thích lý do họ đặt niềm tin vào việc bán tài sản với giá cao hơn so với giá mua ban đầu. Các nhà đầu tư thông minh cần nhận ra rằng sự giảm giá đột ngột của tài sản có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và họ nên mua với giá trị thực và khả năng sinh lời dài hạn, chứ không nên đặt niềm tin vào lý thuyết Greater Fool hoặc bong bóng kinh tế.
Ví dụ về Lý thuyết Greater Fool
Ví dụ về lý thuyết Greater Fool có thể là thị trường bất động sản trong các khu vực phát triển nhanh. Những người mua đầu tiên mua các bất động sản ở vị trí đắc địa với giá rất rẻ. Khi khu vực phát triển và trở nên phát triển hơn, giá của bất động sản tăng lên vượt quá giá trị thực của nó.

Những người mua sau đó vẫn muốn mua bất động sản với giá cao hơn, vì họ tin rằng giá sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, khi giá đạt đỉnh và không còn ai muốn mua nữa, những người mua sau cùng sẽ mất tiền và bị lỗ khi giá giảm đột ngột.
 
Chỉnh sửa cuối:

eterniti

Xe điện
Biển số
OF-842999
Ngày cấp bằng
5/11/23
Số km
2,490
Động cơ
6,210 Mã lực
Trả lời cho cụ theo kiểu học thuật, Greater Fool Theory trong đầu tư là một lý thuyết cho rằng các nhà đầu tư có thể kiếm tiền bằng cách mua chứng khoán cho dù chúng có bị định giá cao hay thấp, sau đó bán chúng nhằm kiếm lợi nhuận. Những người sẵn sàng trả giá cao hơn cho số chứng khoán đó sẽ được coi là kẻ ngốc hơn.
Greater Fool là một lý thuyết trong đầu tư tài sản, đặc biệt là trong thị trường chứng khoán và bất động sản. Theo đó, người mua sẽ đặt niềm tin rằng trong tương lai, họ sẽ bán được tài sản với giá cao hơn so với giá đã mua.

Tuy nhiên, lý thuyết Greater Fool còn được liên kết với khái niệm “bong bóng kinh tế”. Bong bóng kinh tế là tình trạng khi giá của một tài sản (chẳng hạn như chứng khoán hay bất động sản) tăng đột biến và vượt xa giá trị thực tế của nó.

Một số người mua tài sản với suy nghĩ rằng giá sẽ tiếp tục tăng trong tương lai, dẫn đến sự gia tăng của khối lượng mua bán và đẩy giá tài sản lên cao hơn. Tuy nhiên, khi sự phân phối giữa người mua và người bán không thể duy trì một cách bền vững, thị trường sẽ đổ vỡ và giá trị của tài sản sẽ giảm sút đột ngột.

Lúc này, nhà đầu tư sẽ sử dụng lý thuyết “kẻ ngốc hơn” để giải thích lý do họ đặt niềm tin vào việc bán tài sản với giá cao hơn so với giá mua ban đầu. Các nhà đầu tư thông minh cần nhận ra rằng sự giảm giá đột ngột của tài sản có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và họ nên mua với giá trị thực và khả năng sinh lời dài hạn, chứ không nên đặt niềm tin vào lý thuyết Greater Fool hoặc bong bóng kinh tế.
Ví dụ về Lý thuyết Greater Fool
Ví dụ về lý thuyết Greater Fool có thể là thị trường bất động sản trong các khu vực phát triển nhanh. Những người mua đầu tiên mua các bất động sản ở vị trí đắc địa với giá rất rẻ. Khi khu vực phát triển và trở nên phát triển hơn, giá của bất động sản tăng lên vượt quá giá trị thực của nó.

Những người mua sau đó vẫn muốn mua bất động sản với giá cao hơn, vì họ tin rằng giá sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, khi giá đạt đỉnh và không còn ai muốn mua nữa, những người mua sau cùng sẽ mất tiền và bị lỗ khi giá giảm đột ngột.
Lý thuyết thôi cụ
 

sodo123

Xe máy
Biển số
OF-130440
Ngày cấp bằng
11/2/12
Số km
54
Động cơ
371,080 Mã lực
Cụ nói thế em lại thấy cụ chưa tìm hiểu vè bđs rồi. Bds của Vin đâu chỉ có mảnh đất cỏ mọc, làm cái đg như các khu đấu giá, nó có giá xây thô, có quần thể tiện ích: cv, cảnh quan, trường, tttm, triển lãm...
Giá làm những cái tiện ích cho các cụ hưởng là miễn phí sao? Nó phải cộng vào giá chứ.
Về vị trí một thằng sau qua cái cầu vào thẳng phố cổ, 1 thằng xa tít tận đâu 30km thì đặt nên bàn cân làm gì? Cái tụi Thanh Oai 130tr/m2 ko phải ngáo mà bố của ngáo, đẩy giá bố láo để bán các mảnh gom từ trc, kiểu gì đợt này bị soi cũng ra nhiều chuyện.
Còn Vin CL chỉ sợ cao quá, bán giá có luôn cầu TL thì it ng mua đc thôi. Còn ng đủ tiền mua ng ta tư duy khác.
Vin VY nó ở tỉnh chưa đến lượt thôi chứ cụ nghĩ những ng bỏ 20, 30 đồng ra mua cái nhà HP người ta gà sao? Dân HN mua ở đó thì HN nó có mấy cái nhà? Nên tầm tiền bao nhiêu thì người ta mua sp tương xứng. Đặt câu hỏi ngược lại cụ, nếu đội mua BT ở Vin Vy đó ko mua dưới HP mà toàn múc CC, nhà đất Hn thì các cụ đang hờn dỗi dừng mua ở HN có còn cơ hội cạnh tranh với họ ko? Một căn BT đổi đc mấy căn CC? Mà tiền Vin thu ở VY cụ đọc BCTC Q2 của Vinhomes xem đc bao nhiêu?
Đúng vậy cụ, phải cho các boss phân lô bán nền nhiều lên thì tiền nó có chỗ chảy bớt ra. giá cao là phân lô bán nền chưa đủ b-).
 

LAVIC

Xe buýt
Biển số
OF-53016
Ngày cấp bằng
16/12/09
Số km
581
Động cơ
439,576 Mã lực
Nhân ngày chủ nhật rảnh rỗi, em có chút phân tích về từng thành phần xã hội được lợi và bất lợi gì...tại thị trường bất động sản Hà Nội hiện nay:
- Chủ nhà (sở hữu 1-2 căn nhà đủ dùng): Giá nhà tăng, được lợi về con số (tiền) nhưng vẫn có ngôi nhà đó, bán đi thì ko chắc mua lại dc ngôi nhà tương tự, lại ko muốn cầm tiền sợ mất giá. Nên tâm lý chung hiện hay là ko muốn bán, khiến giá càng lên cao. Bất lợi là khó mua thêm dc ngôi nhà nữa cho con cái sau này. Nhóm này em đánh giá được lợi trước mắt, nhưng bất lợi về lâu dài.
- Nhà đầu tư (sở hữu nhiều nhà): Giá nhà tăng, được lợi là giá trị tài sản tăng cao. Bất lợi là khó mua thêm được nhà. Tuy nhiên, có khả năng bán ra giá cao để lấy tiền đầu tư vào các dự án, kinh doanh, tài sản khác... khi kinh tế hồi phục. Nhóm này được hưởng lợi nhiều, ít rủi ro. Và ở Hà Nội, đa phần nhóm này thuộc ngành nghề nào thì các cụ cũng rõ...em ko tiện nói.
- Nhà đầu cơ (kinh doanh bds, có dùng đòn bẩy tài chính): Giá nhà tăng, được lợi là giá trị đầu tư tăng cao, có hiệu quả. Bất lợi là cũng khó mua dc căn nhà tiếp theo với giá tốt. Nhóm này nếu bán chốt lời, trả hết tiền vay bank, quay sang cầm tiền thì dc lợi lớn, nhưng chắc tỷ lệ thấp. Còn nhóm này nếu ko bán chốt lời, cũng ko trả tiền vay bank, kiên trì cầm hàng hoặc liên tục đổi hàng (lướt) thì sẽ vào vòng lặp liên tục, đầu cơ lâu quá hoặc đến khi thị trường đi xuống thì nhóm này lại thiệt hại nhiều nhất.
- Nhóm chủ đầu tư (sản xuất ra sản phẩm bds): Giá nhà tăng, nhóm này được lợi nhiều nhất. Không những lợi nhuận tăng cao mà kéo theo Fomo, nhu cầu cũng tăng đột biến. Tiếp tục triển khai thêm các dự án mới, trong khi chi phí đầu vào ko tăng nhiều mà lợi nhuận liên tục tăng, sẽ liên tục xuất hiện các tỷ phú đô la mới. Nhóm này chỉ có bất lợi là dễ gặp rủi ro chính trị, pháp luật (em ko tiện đi sâu) và nếu thị trường đi xuống thì lại chịu thiệt hại lớn vì dùng đòn bẩy tài chính quá mức.
- Người mua sử dụng (chưa có nhà HN hoặc phải mua thêm nhà vì có nhu cầu): Giá nhà tăng. Nhóm này là bất lợi nhất. Số đông sẽ chịu tác động của Fomo nặng và cố gắng đi vay mượn thêm, chấp nhận mua nhà ở giá cao gấp 2-3 lần so với bình thường. Đây cũng là guồn gốc lợi nhuận cho các nhóm khác.
Còn nhóm nào thì mời các cụ góp thêm ý kiến nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:

mrpro22223333333

Xe tải
Biển số
OF-856956
Ngày cấp bằng
9/4/24
Số km
248
Động cơ
1,333 Mã lực
Nhân ngày chủ nhật rảnh rỗi, em có chút phân tích về từng thành phần xã hội được lợi và bất lợi gì...tại thị trường bất động sản Hà Nội hiện nay:
- Chủ nhà (sở hữu 1-2 căn nhà đủ dùng): Giá nhà tăng, được lợi về con số (tiền) nhưng vẫn có ngôi nhà đó, bán đi thì ko chắc mua lại dc ngôi nhà tương tự, lại ko muốn cầm tiền sợ mất giá. Nên tâm lý chung hiện hay là ko muốn bán, khiến giá càng lên cao. Bất lợi là khó mua thêm dc ngôi nhà nữa cho con cái sau này. Nhóm này em đánh giá được lợi trước mắt, nhưng bất lợi về lâu dài.
- Nhà đầu tư (sở hữu nhiều nhà): Giá nhà tăng, được lợi là giá trị tài sản tăng cao. Bất lợi là khó mua thêm được nhà. Tuy nhiên, có khả năng bán ra giá cao để lấy tiền đầu tư vào các dự án, kinh doanh, tài sản khác... khi kinh tế hồi phục. Nhóm này được hưởng lợi nhiều, ít rủi ro. Và ở Hà Nội, đa phần nhóm này thuộc ngành nghề nào thì các cụ cũng rõ...em ko tiện nói.
- Nhà đầu cơ (kinh doanh bds, có dùng đòn bẩy tài chính): Giá nhà tăng, được lợi là giá trị đầu tư tăng cao, có hiệu quả. Bất lợi là cũng khó mua dc căn nhà tiếp theo với giá tốt. Nhóm này nếu bán chốt lời, trả hết tiền vay bank, quay sang cầm tiền thì dc lợi lớn, nhưng chắc tỷ lệ thấp. Còn nhóm này nếu ko bán chốt lời, cũng ko trả tiền vay bank, kiên trì cầm hàng hoặc liên tục đổi hàng (lướt) thì sẽ vào vòng lặp liên tục, đầu cơ lâu quá hoặc đến khi thị trường đi xuống thì nhóm này lại thiệt hại nhiều nhất.
- Nhóm chủ đầu tư (sản xuất ra sản phẩm bds): Giá nhà tăng, nhóm này được lợi nhiều nhất. Không những lợi nhuận tăng cao mà kéo theo Fomo, nhu cầu cũng tăng đột biến. Tiếp tục triển khai thêm các dự án mới, trong khi chi phí đầu vào ko tăng nhiều mà lợi nhuận liên tục tăng, sẽ liên tục xuất hiện các tỷ phú đô la mới. Nhóm này chỉ có bất lợi là dễ gặp rủi ro chính trị, pháp luật (em ko tiện đi sâu) và nếu thị trường đi xuống thì lại chịu thiệt hại lớn vì dùng đòn bẩy tài chính quá mức.
- Người mua sử dụng (chưa có nhà HN): Giá nhà tăng. Nhóm này là bất lợi nhất. Số đông sẽ chịu tác động của Fomo nặng và cố gắng đi vay mượn thêm, chấp nhận mua nhà ở giá cao gấp 2-3 lần so với bình thường. Đây cũng là guồn gốc lợi nhuận cho các nhóm khác.
Còn nhóm nào thì mời các cụ góp thêm ý kiến nhé.

phân khúc liền kề 10 tỉ, vào sài gòn là có nhà cụ ơi :)) ở HN thì đang hơi khó
 
Chỉnh sửa cuối:

huydang69

Xe buýt
Biển số
OF-855830
Ngày cấp bằng
23/3/24
Số km
701
Động cơ
7,025 Mã lực
Tuổi
55
- Nhóm chủ đầu tư (sản xuất ra sản phẩm bds): Giá nhà tăng, nhóm này được lợi nhiều nhất. Không những lợi nhuận tăng cao mà kéo theo Fomo, nhu cầu cũng tăng đột biến. Tiếp tục triển khai thêm các dự án mới, trong khi chi phí đầu vào ko tăng nhiều mà lợi nhuận liên tục tăng, sẽ liên tục xuất hiện các tỷ phú đô la mới. Nhóm này chỉ có bất lợi là dễ gặp rủi ro chính trị, pháp luật (em ko tiện đi sâu) và nếu thị trường đi xuống thì lại chịu thiệt hại lớn vì dùng đòn bẩy tài chính quá mức.
- Người mua sử dụng (chưa có nhà HN hoặc phải mua thêm nhà vì có nhu cầu): Giá nhà tăng. Nhóm này là bất lợi nhất. Số đông sẽ chịu tác động của Fomo nặng và cố gắng đi vay mượn thêm, chấp nhận mua nhà ở giá cao gấp 2-3 lần so với bình thường. Đây cũng là guồn gốc lợi nhuận cho các nhóm khác.
Còn nhóm nào thì mời các cụ góp thêm ý kiến nhé.
Hai nhóm này thì một nhóm tạo lập thị trường, mài dao xén lông kiếm xèng, còn một nhóm là bị vặt lông từ từ. Các nhóm khác là té nước theo mưa, có thể kiếm đc tí xèng cũng có thể bị vặt tí lông.
Cụ thẳng thắn đấy. Phân loại này em tin là đa số hiểu nhưng kp ai cũng dám nói ra rõ ràng.
 

PDlong

Xe điện
Biển số
OF-482555
Ngày cấp bằng
6/1/17
Số km
2,040
Động cơ
179,777 Mã lực
Tuổi
32
Xung quanh em 10 người thì cả 10 đều giàu lên từ BĐS. Mua đất từ thời tiền triệu rồi chờ nó lên tiền tỷ là giàu rồi. Cụ nội nhà em ngày xưa chả biết ai bày cho cầm tiền đi mua hết đất chỗ này chỗ khác từ thời 2000, có những miếng không biết mua là mấy tiền, loanh quanh vài chục triệu mà giờ thì 20 tỷ ko bán. Nhờ thế mà cái họ em mới khấm khá cụ ạ, nhờ mấy miếng đất cả rồi sau đấy mới lấy tiền đi buôn bán kinh doanh. Chứ đi làm công ăn lương, đi buôn nọ bán kia trầy da tróc vảy mới được 1,2 tỷ chứ miếng đất có khi nó nhảy 1 phát là bằng lam lũ chục năm đời người.
Bác nói đúng ; ở quê trước các cụ bảo chỗ nào cũng có đất ; ko thèm chứ cụ nào tinh anh làm mấy hecta ( ngày đấy ở quê thì tẹt ga đi ) thì đời con cháu bán mấy lô đi cũng có tiền để kinh doanh ; chứ làm công ăn lương mút chỉ cũng chả đc miếng nào
 

nttung0123

Xe hơi
Biển số
OF-369955
Ngày cấp bằng
10/6/15
Số km
143
Động cơ
253,353 Mã lực
Nhân ngày chủ nhật rảnh rỗi, em có chút phân tích về từng thành phần xã hội được lợi và bất lợi gì...tại thị trường bất động sản Hà Nội hiện nay:
- Chủ nhà (sở hữu 1-2 căn nhà đủ dùng): Giá nhà tăng, được lợi về con số (tiền) nhưng vẫn có ngôi nhà đó, bán đi thì ko chắc mua lại dc ngôi nhà tương tự, lại ko muốn cầm tiền sợ mất giá. Nên tâm lý chung hiện hay là ko muốn bán, khiến giá càng lên cao. Bất lợi là khó mua thêm dc ngôi nhà nữa cho con cái sau này. Nhóm này em đánh giá được lợi trước mắt, nhưng bất lợi về lâu dài.
- Nhà đầu tư (sở hữu nhiều nhà): Giá nhà tăng, được lợi là giá trị tài sản tăng cao. Bất lợi là khó mua thêm được nhà. Tuy nhiên, có khả năng bán ra giá cao để lấy tiền đầu tư vào các dự án, kinh doanh, tài sản khác... khi kinh tế hồi phục. Nhóm này được hưởng lợi nhiều, ít rủi ro. Và ở Hà Nội, đa phần nhóm này thuộc ngành nghề nào thì các cụ cũng rõ...em ko tiện nói.
- Nhà đầu cơ (kinh doanh bds, có dùng đòn bẩy tài chính): Giá nhà tăng, được lợi là giá trị đầu tư tăng cao, có hiệu quả. Bất lợi là cũng khó mua dc căn nhà tiếp theo với giá tốt. Nhóm này nếu bán chốt lời, trả hết tiền vay bank, quay sang cầm tiền thì dc lợi lớn, nhưng chắc tỷ lệ thấp. Còn nhóm này nếu ko bán chốt lời, cũng ko trả tiền vay bank, kiên trì cầm hàng hoặc liên tục đổi hàng (lướt) thì sẽ vào vòng lặp liên tục, đầu cơ lâu quá hoặc đến khi thị trường đi xuống thì nhóm này lại thiệt hại nhiều nhất.
- Nhóm chủ đầu tư (sản xuất ra sản phẩm bds): Giá nhà tăng, nhóm này được lợi nhiều nhất. Không những lợi nhuận tăng cao mà kéo theo Fomo, nhu cầu cũng tăng đột biến. Tiếp tục triển khai thêm các dự án mới, trong khi chi phí đầu vào ko tăng nhiều mà lợi nhuận liên tục tăng, sẽ liên tục xuất hiện các tỷ phú đô la mới. Nhóm này chỉ có bất lợi là dễ gặp rủi ro chính trị, pháp luật (em ko tiện đi sâu) và nếu thị trường đi xuống thì lại chịu thiệt hại lớn vì dùng đòn bẩy tài chính quá mức.
- Người mua sử dụng (chưa có nhà HN hoặc phải mua thêm nhà vì có nhu cầu): Giá nhà tăng. Nhóm này là bất lợi nhất. Số đông sẽ chịu tác động của Fomo nặng và cố gắng đi vay mượn thêm, chấp nhận mua nhà ở giá cao gấp 2-3 lần so với bình thường. Đây cũng là guồn gốc lợi nhuận cho các nhóm khác.
Còn nhóm nào thì mời các cụ góp thêm ý kiến nhé.
Cụ phân loại tương đối cụ thể, nhóm đầu cơ nếu vào vòng xoáy nhiều gặp thị trường bất lợi thì thiệt hại. Nhóm đầu cơ khả năng an toàn lợi nhuận đúng kỳ vọng thì bán bớt ra lựa thị trường làm vòng mới. Hiện nay chung cư và đất chủ yếu tăng nóng ở Hà Nội
 

Quê bầm

Xe container
Biển số
OF-740060
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
5,071
Động cơ
103,047 Mã lực
20 tỷ cho cái nhà liền kề 70m2 chỉ để ở chứ buôn bán cái gì ở đấy, xung quanh trường trạm tiện ích k có cái gì, đặc sệt nông thôn, như này nhà dân xung quanh chắc sẽ hát lên tầm 150-200tr/m2 , thằng đầu sỏ về bơm thổi là đây chứ đâu.
Dân có đất quanh mấy khu ấy chả mang ơn ông thổi suốt đời chớ cụ. Nhưng nể quả 20 tỷ ở biệt thự nhà ống 70m2 bên đó cụ ạ
 
Biển số
OF-841097
Ngày cấp bằng
3/10/23
Số km
63
Động cơ
907 Mã lực
Tuổi
40
Các cụ cứ tính mỗi năm sinh viên tốt nghiệp các kiểu ở HN khoảng 120-150k khoảng 50%-70% ở lại ( chưa kể lượng người di cư ra HN định cư, ở , lượng người ở HN mua nhà cho con cái...) HN trong khi mỗi năm HN cung ra thị trường khoảng 20-30k căn hộ, nhà ở các loại như vậy thì nhu cầu luôn là quá nhiều so với nguồn cung và với tiến độ làm nhà như hiện tại thì không bao giờ là đủ hoặc thừa nguồn cung như những năm 2009-2012. Kết luận nhà ở chỉ có tăng chứ không có giảm và khả năng nó sẽ tăng cao đến một mức mà thế hệ trẻ cho dù có tài năng, làm việc như thế nào đi nữa cũng không thể mua được nhà để ở ( giống như Trung Quốc, Hàn Quốc bây giờ). Theo em nghĩ thì xu hướng là vẫn tiếp tục tăng từ giờ đến cuối năm. từ cuối năm ngoái đến giờ em thấy bđs HN nói chung và ở Hà Đông nói riêng đã tăng 50-120% rồi.
 

sir trần

Xe hơi
Biển số
OF-327990
Ngày cấp bằng
21/7/14
Số km
118
Động cơ
285,105 Mã lực
Các cụ cứ tính mỗi năm sinh viên tốt nghiệp các kiểu ở HN khoảng 120-150k khoảng 50%-70% ở lại ( chưa kể lượng người di cư ra HN định cư, ở , lượng người ở HN mua nhà cho con cái...) HN trong khi mỗi năm HN cung ra thị trường khoảng 20-30k căn hộ, nhà ở các loại như vậy thì nhu cầu luôn là quá nhiều so với nguồn cung và với tiến độ làm nhà như hiện tại thì không bao giờ là đủ hoặc thừa nguồn cung như những năm 2009-2012. Kết luận nhà ở chỉ có tăng chứ không có giảm và khả năng nó sẽ tăng cao đến một mức mà thế hệ trẻ cho dù có tài năng, làm việc như thế nào đi nữa cũng không thể mua được nhà để ở ( giống như Trung Quốc, Hàn Quốc bây giờ). Theo em nghĩ thì xu hướng là vẫn tiếp tục tăng từ giờ đến cuối năm. từ cuối năm ngoái đến giờ em thấy bđs HN nói chung và ở Hà Đông nói riêng đã tăng 50-120% rồi.
tăng 120% trong vòng chưa tới 1 năm ah cụ?. cảnh này thật quen thuộc...như 1 số tỉnh gd 2018-2019
 

LAVIC

Xe buýt
Biển số
OF-53016
Ngày cấp bằng
16/12/09
Số km
581
Động cơ
439,576 Mã lực
Hai nhóm này thì một nhóm tạo lập thị trường, mài dao xén lông kiếm xèng, còn một nhóm là bị vặt lông từ từ. Các nhóm khác là té nước theo mưa, có thể kiếm đc tí xèng cũng có thể bị vặt tí lông.
Cụ thẳng thắn đấy. Phân loại này em tin là đa số hiểu nhưng kp ai cũng dám nói ra rõ ràng.
Đúng là ai cũng hiểu nhưng lại lẳng lặng...phải ko cụ :D
 

LAVIC

Xe buýt
Biển số
OF-53016
Ngày cấp bằng
16/12/09
Số km
581
Động cơ
439,576 Mã lực
Cụ phân loại tương đối cụ thể, nhóm đầu cơ nếu vào vòng xoáy nhiều gặp thị trường bất lợi thì thiệt hại. Nhóm đầu cơ khả năng an toàn lợi nhuận đúng kỳ vọng thì bán bớt ra lựa thị trường làm vòng mới. Hiện nay chung cư và đất chủ yếu tăng nóng ở Hà Nội
Đúng là chỉ tại Hà Nội cụ ạ 😆
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top