Những vấn đề cụ nêu thì đơn giản quá; chỉ cần có chút trình độ về chính trị, kinh tế và xã hội là hiểu đủ
Chúng ta đều biết, VN đang trong giai đoạn vận hành thử nghiệm, vì chúng ta muốn con đường đi riêng, chứ ko áp dụng máy móc hệ thống của thế giới (vì bài học áp dụng mô hình Liên Xô cứng nhắc trước đây đã chứng minh)
Thế nhưng, có hai vấn đề khi mầy mò, đi đường riêng:
- Có biết lọc những gì tinh hoa, tích cực của thế giới, nhất là tư bản phát triển để mang về xây dựng cơ chế, thể chế ko? Hay khi làm thì sợ ảnh hưởng đến chế độ?
- Kể cả khi đã xây dựng hệ thống chuẩn chỉnh, thì vận hành nó có ngon không khi trình độ ở mức trung bình thấp (ko cần nói đến yếu tố con người trong hệ thống khi tuyển dụng, bổ nhiệm thì rất chủ quan duy ý chí chứ ko dựa trên khả năng)
Chúng ta cũng đều biết: doanh nghiệp là có mục tiêu lợi nhuận, nhưng VN còn sử dụng dnnn như một công cụ để điều hành vĩ mô, điều đó sai với bản chất của doanh nghiệp; còn nữa, khi đánh giá doanh nghiệp thì ko dựa trên kết quả tổng thể, như kinh doanh thì phải có lỗ có cái, có rủi ro, 10 lần đi buôn lãi 8 lỗ 2 mà tổng thể vẫn lãi là ổn; nhưng cơ quan quản lý ở ta, cứ thấy lỗ 1 lần là bắt thì bố ai làm được; vận hành chủ quan là vậy
Khi thành lập doanh nghiệp nhà nước, ông giao quyền cho hội đồng quản trị/hội đồng thành viên thay mặt nhà nước làm chủ quản lý vốn; nhưng ông ko giao quyền cho người ta chủ động kinh doanh, mà bắt người ta phải báo cáo lên 1 cấp nữa (trước kia là bộ, nay là ub này), mà có phải báo cáo phương án kinh doanh đâu, chỉ là báo cáo đầu tư dự án, thì người ta chỉ là chủ hờ, ko quyết được cái gì cả, nhất là chớp cơ hội kinh doanh với thời gian phù hợp. Ngày trước còn có chuyện: VNA mua 1 cái bánh của máy bay cũng phải trình lên cái ub này, thế thì còn làm ăn gì nữa, mà ông ub này thì biết mịa gì kỹ thuật mà đòi phê duyệt việc mua bánh hạ cánh của máy bay cơ chứ
Còn nhiều điều để bàn về nội dung này. Ban KTTW cũng đã có nhiều hội thảo để lắng nghe; nhưng chắc sẽ khó, khi cha đẻ nó còn ngồi đó. Vì mấy ai nhận thấy sai về vận hành hệ thống đâu, chỉ hướng dư luận soi vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp thôi
Còn muốn quản lý dnnn chặt, thì ko gì bằng yêu cầu họ công khai minh bạch hoạt động sản xuất kinh doanh, khi đó, ko chỉ mấy cơ quan nhà nước biết, mà xã hội cũng giám sát cùng, như vậy thì chả ai dám làm sai cả
Cái này thì em công nhận
, vì đã khá rõ ràng trong những trao đổi của em rồi còn gì; thậm trí em còn dẫn ra cả những ví dụ ở nước ngoài để trả lời cho cụ thấy rồi còn gì
Cụ đâu có đọc những gì em viết, mà chỉ bám theo luồng suy nghĩ cá nhân của cụ thôi, nên em xin phép ko trao đổi nữa nhé
Tản mạn tiếp hầu chuyện cụ,
- Thời cụ Thủ Dũng (X) trở về trước: DNNN (hay còn gọi là các Tổng Công ty 90/91 trực thuộc trực tiếp Chính phủ/TTg CP, CP/TTg CP là cấp trên trực tiếp về đại diện chủ sở hữu, chủ quản, hội đồng quản trị/hội đồng thành viên trực tiếp do Chính phủ quản lý, bổ nhiệm,...
- Sau mấy kỳ vọng kiểu DN Hàn Quốc, DNNN đem vốn NN đầu tư khắp các lĩnh vực, ngành nghề, chi phối quá lớn kinh tế, chính trị,... dẫn đến bùng nổ nhà đất, chứng khoán,.... và sau đó mấy quả bom Vina nổ, thì NĐ 99 giao Chủ sở hữu DNNN từ Chính phủ/TTg CP về các Bộ chuyên ngành (Bộ chủ quản, Bộ làm đại diện chủ sở hữu)
- Sau đó, xu hướng dẫn tách bạch QLNN với làm ăn kinh tế,... thì lập ra UB QLV để làm CQ quản lý Vốn NNN thay các Bộ làm chủ quản, Bộ làm đại diện chủ sở hữu, Bộ chuyên nghành chỉ làm QLNN.
- Temasek Singapore, là công ty đầu tư kinh doanh VỐN, không phải chủ sở hữu, ta thì có SCIC - hiện nay (tương đương Temasek Singapore) làm đại diện chủ sở hữu vốn/kinh doanh vốn nhà nước trong các CÔNG TY CỔ PHẦN có vốn góp của NN
- UB QLV: là Chủ quản/Chủ sở hữu Vốn NN của 20 DN gồm: 19 Tập đoàn/Tổng Công ty Nhà nước + Tổng Công ty SCIC.
- Hội đồng quản trị/hội đồng thành viên thay mặt nhà nước làm chủ quản lý vốn tại Doanh nghiệp ==> Nhưng quản lý cái Hội đồng này là ai ? Cơ quan nào llamf cơ quan chủ quản của cái Hội đồng này ???
- Quyền Chủ động kinh doanh,.... trước nay, 100%, luật định,... vẫn là thuộc quyền chủ động của Doanh nghiệp, QL Nhà nước không can thiệp, trừ một số lĩnh vực khó kinh doanh, tư nhân chưa được phép,... mà NN đặt ra cái vai trò được gọi là điều tiết và giao nhiệm vụ,....
- Báo cáo, trình duyệt với đơn vị chủ quản đầu tư dự án, mua 1 cái bánh của máy bay,... thì đó là phạm trù thuộc điều chỉnh của khá nhiều quy định luật pháp về việc quản lý, sử dụng, tiêu tiền, phát triển nguồn vốn (vốn chủ sở hữu, vốn vay cho DNNN), mua sắm tài sản,.... là/sử dụng nguồn vốn Nhà nước.
==> đây là vấn đề mấu chốt nhất trong các mấu chốt: Tiền vốn NN, tài sản NN,.... giao ai, phân cấp quyền, trách nhiệm đến đâu, vai trò các cấp trong quản lý, sử dụng, phát triển Vốn, tài sản NN cảu các cấp: Tổng Giám đốc, HĐTV/HĐQT, Bộ/Đơn vị chủ quản vốn, Bộ/Đơn vị QLNN có liên quan( KHĐT, Tài Chính, Thuế, Quản lý tài sản Công/Nhà nước,...) Chính Phủ, Đang ủy khối DNNN,...
Đơn cử, Cụ, mợ nào đó là chủ sở hữu của Cục tiền vốn 100 tỷ, cụ/mợ phải giao lại cho người khác kinh doanh, và vẫn phải chịu trách nhiệm về bảo toàn, phát triển cái cục vốn 100 tỷ đó.
Cụ, mợ sẽ làm ntn ? giao cho thằng em đệ, thằng mà người khác quy hoạch/tiến cử, thằng hàng xóm, tuyển thằng làm thuê (TGĐ),... đại khái là thằng ất ơ nào đó, rồi đưa cho nó 100 tỷ đó, dặn, bảo, cho mày toàn quyền quyết định sử dụng/tiêu tiền vốn 100 tỷ đó, chủ động đi kinh doanh, làm gì thì làm (theo pháp luật),... để phát triển lên chỉ với 3 yêu cầu (tương tự ông Temasek Singapore, hay ông Nguyễn Đình Cung nêu ra trong đề xuất):
(1) phải bảo toàn cục vốn 100 tỷ của tao
(2) phải làm ra lợi nhuận thêm, ví dụ 10 tỷ / năm (~ lợi nhuận 10% / Vốn )
(3) 1, 2 không làm được và nếu có làm thất thoát, suy giảm vốn, vi phạm pháp luật,... thì mày từ chức, hoặc tao đuổi việc mày,.....
chỉ thế thôi, rồi đi ngủ, đi chơi,.... thì có được không ? có được không ?? có được không ???