Trước đây, Bộ KH&ĐT trình mô hình Ủy ban quan lý vốn là tổ chức đầu tư chứ không phải cơ quan quản lý nhà nước. Bây giờ phải quay lại như thế, còn không làm được thì nên dẹp bỏ.
Đó là ý kiến của TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (Bộ KH&ĐT), một trong những thành viên ban soạn thảo đề án thành lập UBQLV.
“Vai trò của UBQLV không phải dự án đầu tư mà là giao mục tiêu (như tỷ lệ sinh lời, hệ số tài chính, cải thiện năng lực công nghệ, năng lực cạnh tranh…) để doanh nghiệp thực hiện, chứ không phải đi giao từng dự án. UBQLV phải làm như thế, còn đầu tư vào đâu, đầu tư như thế nào là quyết định của doanh nghiệp. UBQLV không phải nơi thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp. Dự án chỉ là công cụ đạt được mục tiêu mà thôi”, ông Cung kiến nghị.
https://cafef.vn/ts-nguyen-dinh-cung-cha-de-sieu-uy-ban-bi-mac-ket-noi-gi-20200226140439906.chn
Theo lời anh Cung thì UB cũng chỉ là 1 vỏ bọc mới của sự hành chính quan liêu, quản đến từng dự án thì xin cho nặng còn gì.
Hao hao cái Temasek bên Sing mà cụ, chắc lấy ý tưởng bên đó.
1. Mô hình UB là học mô hình đầu tư tài chính của Temasek bên Singapore, chỉ đầu tư vốn, giao tỷ lệ sinh lời của vốn để kiếm lời hoặc quản lý/cho thuê vốn để kiếm lời, họ không phải phê duyệt các KHĐT, SXKD, quyết định đầu tư dự án,...
2. Áp vào Việt Nam vướng ở chỗ: Doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam thì Vốn là của Nhà nước, Pháp luật hiện hành không giao toàn quyền quyết định đầu tư, kinh doanh cho DNNN, mà theo phần cấp và quy định về quản lý:
- DNNN nào cũng có cấp trên, cấp trên chính là đại diện Chủ sở hữu Vốn nhà nước (trước đây là Bộ)
- Quyết định phê duyệt kế hoạch SXKD, KHĐT đầu tư, các dự án đầu tư theo TMĐT lớn,... thì thuộc đơn vị chủ quản /đại diện Chủ sở hữu Vốn nhà nước phê duyệt
- Các chế độ lương, thưởng, nhân sự, bổ nhiệm,.... phải báo cáo xin ý kiến đơn vị chủ quản /đại diện Chủ sở hữu Vốn nhà nước
-... nhiều thứ phải xin lắm,...
Mà các cụ UB QLV thì không thể thẩm định được chuyên môn của các dự án, kế hoạch đầu tư lớn, vì không có nhân lực chuyên môn như các Bộ Chủ quản trước kia, vốn đầy giáo sử, tiến sỹ, vụ, viện chuyên ngành,...
Nếu đúng mô hình chuẩn thì tất cả các quy định Pháp luật hiện hành quản lý DNNN về việc đơn vị chủ quản /đại diện Chủ sở hữu Vốn nhà nước phải phê duyệt KHĐT, KH SXKD, Dự án, chương trình đầu tư lớn,... cần phải bãi bỏ.
- UB QLV chỉ giao chỉ tiêu sinh lời của Vốn Nhà nước, ví dụ RoE, RoA,.. doanh thu, lợi nhuận, đánh giá việc haofn thành chỉ tiêu sinh lời của người đứng đầu DNNN.
- Việc phê duyệt KHĐT, KH SXKD, Dự án, chương trình đầu tư lớn,... phải do Doanh nghiệp tự quyết định và chịu trách nhiệm, cần chuyên môn thì theo quy định chuyên môn của Bộ chuyên ngành Nhà nước.
Ví dụ đầu tư dự án theo Luật Xây dựng, Luật đầu tư công gì đó, dự án nhóm A, ví dụ hình như TMĐT dự án > 1.500 tỷ đồng phải trình cấp trên - tức đơn vị chủ quản - cũng tức UB QLV phê duyệt,===> UB có mà thẩm nổi à ? lại phải xin ý kiến các Bộ KHĐT, Bộ Chuyên ngành ==> Các Bộ, nhất là Bộ chuyên nghành thì lại không phải việc của họ thẩm dự án đầu tư ==> thế là tèo luôn một lèo,...
Trước đây thuộc Bộ chuyên nghành thì có 1 núi giáo sư, tiến sỹ, chuyên gia, lại là dự án của đơn vị con, cũng tức là dự án của mình,... thẩm kỹ cuãng có, rồi thầm đại, thẩm bừa cũng có,... duyệt hết ===> trăm hoa đua nở các đại dự án,... như anh pvn/Công thương,...
Ví dụ Anh EVN, đầu tư dự án Xây dựng Nhà máy điện 2.000 tỷ đồng, TMĐT lớn, theo quy định thì không quyết định đầu tư được, phải trình cấp trên là UB QLV thẩm định và phê duyệt ,... không khóc tiếng mán mới là lạ,...