- Biển số
- OF-151495
- Ngày cấp bằng
- 3/8/12
- Số km
- 10,144
- Động cơ
- 458,674 Mã lực
Sau vụ vờ sơ kun ở Tham và Phăc Hiu, chắc nguòi ta sẽ đỡ mơ mộng việc bỏ ra 700 triệu, đại loại dưới 1 tỷ là được hưởng mọi dịch vụ "hệ sinh thái" họ V "cho sướng thằng người" như các sâu rót mật vào tai.
Mua nhà 3-5 tỷ mà còn chưa đủ tầm liệt vào trường lớp "tinh hoa" cơ mà.
Hay là hệ thống trường học sẽ lại phân ra 2 phân hệ, 1 là tinh hoa, 2 là "hương hoa" (tráng men tên trường)? Thế thì triết lý và chiến lược giáo dục sẽ lại thay đổi chăng? Không ngạc nhiên nếu các căn nhà mơ ước giá dưới 700 triệu kia lấp đầy, sẽ lại có 1 cú tăng giật cục ngoạn mục như vừa rồi.
Xét cho cùng thì cũng chỉ là tìm cách bán nhà, bán BĐS bằng được.
Đọc fb dưới đây mới thấy thấm thía.
https://www.facebook.com/trinhkhanh2046/posts/10155101025104117
[Khi trùm BDS làm giáo dục]
Ba hôm nay FB của tôi ngập tràn những từ ngữ khóc lóc, kêu than, thất vọng, đau đớn, bị phản bội, phi lợi nhuận, siêu lợi nhuận... để bày tỏ quan điểm của mình khi một trường tư thục đang tăng trưởng rất nóng ra thông báo tăng học phí.
Đa phần quan điểm của họ đến từ góc nhìn của người tiêu dùng chân chính. Trong đó có khá nhiều người tiêu dùng trung thành. Tôi muốn nói ở đây về một góc nhìn khác, góc nhìn của người làm kinh doanh. Và thêm một góc nhìn về giáo dục, giá trị cốt lõi của kinh doanh giáo dục là gì.
Đúng một năm về trước, chỉ là một va chạm hết sức nhỏ, cách xử lý áp đặt, coi thường khách hàng (gia đình tôi) của doanh nghiệp này đã khiến tôi mất một đêm suy nghĩ. Và những gì tôi nghĩ ra, mường tượng ra chính là những gì họ đã làm trong ba ngày qua. Bản chất của kinh doanh là phải có khách hàng, có doanh thu, có lợi nhuận. Và khi có khách hàng có doanh thu rồi thì phải tối ưu hoá. Họ đang làm công việc đó. Họ sẽ cung cấp dịch vụ cho những KH chịu được quan điểm kinh doanh giáo dục đó của họ. Đơn giản vậy thôi. Và nếu gia đình nào giống gia đình tôi, ko chấp nhận những sự áp đặt đó, thì nên ngừng sử dụng dịch vụ ngay. Và tôi đã làm như vậy. Tôi cực kỳ vui vẻ và hạnh phúc khi được rời khỏi dịch vụ của họ. Và những gì diễn ra một năm qua cho đến ngày hôm nay đã chứng minh cho quyết định đúng đắn của tôi.
Còn góc nhìn về kinh doanh giáo dục?
Giáo dục là một môn kinh doanh khó nhưng có siêu lợi nhuận. Cái gốc của kinh doanh giáo dục luôn phải là GIÁO DỤC. Với core value là những người thầy. Doanh nghiệp này đang có 10,000 học sinh, mỗi lớp 25 học sinh, họ sẽ cần 400 giáo viên. DN này không có trường đào tạo giáo viên có nghĩa là họ phải tuyển dụng mới 400 giáo viên này. NGuồn giáo viên này đến từ đâu? Chắc chắn là tới từ các trường khác. Cách đơn giản nhất chính là đưa ra lương thưởng hấp dẫn gấp 2,3 lần hiện tại để câu kéo người. Những thầy cô yêu trường lớp nhất không phải những thầy cô dễ bị lôi kéo bằng tiền. Những thầy cô bị lôi kéo bằng tiền sẽ không phải là những người tốt nhất. Nên chất lượng giáo viên ở đây sẽ ở mức trung bình.
Kinh doanh giáo dục cần giữ yếu tố nhân văn, tính con người trong quản trị, quản lý. Không thể áp đặt các nguyên tắc quản trị kiểu phát xít vào giáo dục được. VD: cô giáo nộp chậm sổ nhận xét về học sinh sẽ bị phạt một tuần lương. Cô sợ quá cả tuần chỉ lo nhận xét về học sinh và tất nhiên là toàn nhận xét tốt. Việc chăm và dạy con ko quan trọng bằng việc nộp sổ.
Kinh doanh giáo dục không thể áp dụng nguyên tắc gấp thếp của kinh doanh thông thường được. Ở những ngôi trường truyền thống, người thầy đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tạo nên "sản phẩm học sinh". Nhưng ở DN này, thầy cô chưa bao giờ là người quan trọng cả. Chỉ lơn tơn vài vấn đề về kỉ luật là có thể bị sa thải ngay. Họ giống như những thợ nề trong xây nhà. Sẽ mất đi sự sáng tạo, tính nhân văn và tình người trong giáo dục. Và trở thành những thợ dạy học. Đây là điểm tồi tệ nhất của kinh doanh giáo dục phát triển nóng.
Với những suy nghĩ ở trên, tôi đã nhanh chóng rời khỏi dịch vụ của họ. Không một chút hối tiếc. Và bây giờ thực sự cảm thấy hạnh phúc vì quyết định của mình!
Mua nhà 3-5 tỷ mà còn chưa đủ tầm liệt vào trường lớp "tinh hoa" cơ mà.
Hay là hệ thống trường học sẽ lại phân ra 2 phân hệ, 1 là tinh hoa, 2 là "hương hoa" (tráng men tên trường)? Thế thì triết lý và chiến lược giáo dục sẽ lại thay đổi chăng? Không ngạc nhiên nếu các căn nhà mơ ước giá dưới 700 triệu kia lấp đầy, sẽ lại có 1 cú tăng giật cục ngoạn mục như vừa rồi.
Xét cho cùng thì cũng chỉ là tìm cách bán nhà, bán BĐS bằng được.
Đọc fb dưới đây mới thấy thấm thía.
https://www.facebook.com/trinhkhanh2046/posts/10155101025104117
[Khi trùm BDS làm giáo dục]
Ba hôm nay FB của tôi ngập tràn những từ ngữ khóc lóc, kêu than, thất vọng, đau đớn, bị phản bội, phi lợi nhuận, siêu lợi nhuận... để bày tỏ quan điểm của mình khi một trường tư thục đang tăng trưởng rất nóng ra thông báo tăng học phí.
Đa phần quan điểm của họ đến từ góc nhìn của người tiêu dùng chân chính. Trong đó có khá nhiều người tiêu dùng trung thành. Tôi muốn nói ở đây về một góc nhìn khác, góc nhìn của người làm kinh doanh. Và thêm một góc nhìn về giáo dục, giá trị cốt lõi của kinh doanh giáo dục là gì.
Đúng một năm về trước, chỉ là một va chạm hết sức nhỏ, cách xử lý áp đặt, coi thường khách hàng (gia đình tôi) của doanh nghiệp này đã khiến tôi mất một đêm suy nghĩ. Và những gì tôi nghĩ ra, mường tượng ra chính là những gì họ đã làm trong ba ngày qua. Bản chất của kinh doanh là phải có khách hàng, có doanh thu, có lợi nhuận. Và khi có khách hàng có doanh thu rồi thì phải tối ưu hoá. Họ đang làm công việc đó. Họ sẽ cung cấp dịch vụ cho những KH chịu được quan điểm kinh doanh giáo dục đó của họ. Đơn giản vậy thôi. Và nếu gia đình nào giống gia đình tôi, ko chấp nhận những sự áp đặt đó, thì nên ngừng sử dụng dịch vụ ngay. Và tôi đã làm như vậy. Tôi cực kỳ vui vẻ và hạnh phúc khi được rời khỏi dịch vụ của họ. Và những gì diễn ra một năm qua cho đến ngày hôm nay đã chứng minh cho quyết định đúng đắn của tôi.
Còn góc nhìn về kinh doanh giáo dục?
Giáo dục là một môn kinh doanh khó nhưng có siêu lợi nhuận. Cái gốc của kinh doanh giáo dục luôn phải là GIÁO DỤC. Với core value là những người thầy. Doanh nghiệp này đang có 10,000 học sinh, mỗi lớp 25 học sinh, họ sẽ cần 400 giáo viên. DN này không có trường đào tạo giáo viên có nghĩa là họ phải tuyển dụng mới 400 giáo viên này. NGuồn giáo viên này đến từ đâu? Chắc chắn là tới từ các trường khác. Cách đơn giản nhất chính là đưa ra lương thưởng hấp dẫn gấp 2,3 lần hiện tại để câu kéo người. Những thầy cô yêu trường lớp nhất không phải những thầy cô dễ bị lôi kéo bằng tiền. Những thầy cô bị lôi kéo bằng tiền sẽ không phải là những người tốt nhất. Nên chất lượng giáo viên ở đây sẽ ở mức trung bình.
Kinh doanh giáo dục cần giữ yếu tố nhân văn, tính con người trong quản trị, quản lý. Không thể áp đặt các nguyên tắc quản trị kiểu phát xít vào giáo dục được. VD: cô giáo nộp chậm sổ nhận xét về học sinh sẽ bị phạt một tuần lương. Cô sợ quá cả tuần chỉ lo nhận xét về học sinh và tất nhiên là toàn nhận xét tốt. Việc chăm và dạy con ko quan trọng bằng việc nộp sổ.
Kinh doanh giáo dục không thể áp dụng nguyên tắc gấp thếp của kinh doanh thông thường được. Ở những ngôi trường truyền thống, người thầy đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tạo nên "sản phẩm học sinh". Nhưng ở DN này, thầy cô chưa bao giờ là người quan trọng cả. Chỉ lơn tơn vài vấn đề về kỉ luật là có thể bị sa thải ngay. Họ giống như những thợ nề trong xây nhà. Sẽ mất đi sự sáng tạo, tính nhân văn và tình người trong giáo dục. Và trở thành những thợ dạy học. Đây là điểm tồi tệ nhất của kinh doanh giáo dục phát triển nóng.
Với những suy nghĩ ở trên, tôi đã nhanh chóng rời khỏi dịch vụ của họ. Không một chút hối tiếc. Và bây giờ thực sự cảm thấy hạnh phúc vì quyết định của mình!