Dự án Vincity Gia Lâm của Vingroup

Trạng thái
Thớt đang đóng

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,069
Động cơ
458,365 Mã lực
Có chủ hết rồi. 20ha đất vàng ở đường NVC và nhà máy GL, kho xăng Đức Giang đều có chủ.
Vài năm nữa thì ở đây sẽ có hàng trăm cao ốc. Chung cư thôi.
Bác cứ hỏi mấy ông xe ôm ở đấy họ cũng biết.
Bán đất thì ào ạt mà 1 cái cầu ko xây nổi. Khổ thân cho cái Chương Dương.

HÌnh như có nhà đầu tư nào đó hứa hẹn được xây ở Minh Khai với Ngã 4 Sở với Sài Đồng thì nào là làm hầm chui từ Trần Hưng Đạo saTraiồi đường trên cao từ Minh Khai đi sang Nguyễn Trãi.v.v.

Xiti thì xong, mà đường thì chưa thấy đâu.

Sau “bề nổi” êm ái của các dự án BT
Ngọc Lan
Chủ Nhật, 10/9/2017, 08:43 (GMT+7)
http://www.thesaigontimes.vn/164342/Sau-be-noi-em-ai-cua-cac-du-an-BT.html



Theo quy định tại Nghị định 15, việc giám sát chất lượng công trình BT được thực hiện theo thủ tục áp dụng đối với dự án đầu tư công vì thực chất Nhà nước “mua” dự án BT bằng tiền ngân sách bỏ ra dưới hình thức khác (ảnh minh hoạ). Ảnh: TL
(TBKTSG) - Người dân dễ phản ứng với các dự án BOT thiếu minh bạch, thu phí cao nhưng lại hầu như chẳng có phản ứng gì với các dự án BT vì chủ đầu tư không thu phí trực tiếp của người dân mà được Nhà nước đổi đất để lấy hạ tầng mình đã xây dựng. Trong khi đó, về bản chất, các dự án BT là “anh em song sinh” với các dự án BOT, và đằng sau nó vẫn là những hạn chế, bất cập, hệ lụy.

Từ khóa “Đổi đất lấy hạ tầng”

Nếu như các dự án BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) có giai đoạn nhà đầu tư trực tiếp kinh doanh dự án dưới hình thức thu phí theo thời gian ghi trong hợp đồng đã ký với Nhà nước nhằm thu hồi vốn đầu tư, dễ gây xung đột với bên trả phí (người dân) thì dự án BT không thế. Hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) thể hiện việc nhà đầu tư bỏ tiền ra đầu tư cơ sở hạ tầng thay cho Nhà nước. Đổi lại, Nhà nước sẽ “trả lại” vốn nhà đầu tư đã bỏ ra, thông thường bằng quỹ đất do hai bên thống nhất, lựa chọn và định giá. Cả quá trình này, người dân không tham gia trực tiếp vào công đoạn nào, trừ những dự án đất được đổi phải giải phóng mặt bằng. Nên với nhiều dự án BT, người dân không biết, không phản ứng hay ủng hộ. Nhiều khi vì không có đủ thông tin, họ còn tưởng rằng đó là các cơ sở hạ tầng do Nhà nước trực tiếp đầu tư và dân được hưởng lợi.

“Trước năm 2017, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) triển khai ba dự án đầu tư theo hình thức BT thanh toán bằng tiền, các địa phương triển khai các dự án BT thanh toán bằng đất. Từ năm 2017, theo quy định của Nghị định 15, không còn hình thức BT thanh toán bằng tiền. Các dự án BT có ưu điểm không thu phí trực tiếp của dân nên nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao của người dân. Tuy nhiên, hạn chế là việc thanh toán bằng quỹ đất chưa có hình thức đấu thầu, giá trị quỹ đất chưa xác định phù hợp với thị trường. Quá trình triển khai thực hiện cũng còn một số tồn tại...” - đó là nội dung đánh giá riêng về các dự án BT do đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ ra trong bản báo cáo giám sát về các dự án BOT mới công bố.

Không phải ngẫu nhiên mà đoàn giám sát lại “chen” vào báo cáo giám sát về BOT những dòng về BT trong phần nêu ra những hạn chế, bất cập như vậy.

Quy định “Nhà đầu tư được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện dự án” trong Nghị định 15 đã tháo gỡ thế bí cho Nhà nước (đang thiếu tiền đầu tư) và nhà đầu tư (cần một điều kiện rõ ràng mới dám bỏ tiền ra đầu tư).
Các dự án BT thậm chí còn ra đời trước các dự án BOT. Từ những năm 2015 về trước, tại nhiều địa phương còn triển khai các dự án BT theo hình thức sử dụng vốn trái phiếu chính phủ trả tiền cho nhà đầu tư, nhất là các dự án ở cấp huyện. Sau vốn trái phiếu chính phủ bị siết lại nên các dự án BT một thời hết đất sống. Nó bắt đầu quay trở lại khi Nghị định số 15 năm 2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) quy định: “Nhà đầu tư được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện dự án”. Điều này thay cho quy định trước đây, rằng “Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT”. Điều kiện “thanh toán bằng quỹ đất” đã tháo gỡ thế bí cho Nhà nước (đang thiếu tiền đầu tư) và nhà đầu tư (cần một điều kiện rõ ràng mới dám bỏ tiền ra đầu tư).

BT cũng đầy rủi ro, sao nhà đầu tư vẫn làm?

Hiện chưa có một báo cáo đầy đủ nào về toàn cảnh các dự án BT tại Việt Nam. Ở cấp Bộ GTVT quản lý, chỉ có bốn dự án BT với tổng mức đầu tư 16.035 tỉ đồng đã và đang triển khai, trong đó có hai dự án BT thuộc lĩnh vực hàng hải. Các dự án BT hầu hết nằm ở các địa phương. Chưa có một thống kê nào cho thấy tại 63 tỉnh, thành trên cả nước hiện nay có bao nhiêu dự án BT và hiệu quả “đổi đất lấy hạ tầng” đến nay ra sao. Song chỉ với ví dụ ở Hà Nội cũng đủ thấy quy mô và tầm mức của các dự án BT tại địa phương lớn biết chừng nào khi so với quy mô của tất cả các dự án BOT trên cả nước đã đi vào khai thác. Một báo cáo của UBND thành phố Hà Nội về các dự án BT (tháng 6-2017) cho thấy với 16 dự án đã và đang triển khai từ năm 2015 về trước, tổng mức đầu tư đã lên tới 28.874 tỉ đồng. Trên địa bàn Hà Nội từ năm 2012 trở về trước có đến 63 dự án PPP và đều là BT. Con số này giảm xuống còn 24 dự án từ năm 2014, theo kết luận mới được công bố của Thanh tra Chính phủ về các dự án BOT-BT tại Hà Nội (tháng 6-2017).

Còn kể từ tháng 6 đến nay, khi Hà Nội kêu gọi, đã có 76 dự án PPP đăng ký đầu tư với tổng mức đầu tư 196.729 tỉ đồng. Phần lớn trong số này là các dự án BT. Trong khi đó, giai đoạn 2011-2015, giai đoạn đỉnh cao của “cơn sốt” đầu tư BOT, cả nước huy động được 186.660 tỉ đồng. Tất nhiên không phải cứ đăng ký là các nhà đầu tư sẽ bắt tay vào làm BT ngay. Tuy nhiên, khi các dự án BOT có dấu hiệu bị siết chặt quản lý, liệu có xu hướng chuyển sang đầu tư các dự án BT trong thời gian tới?

Thật ra bài toán đổi đất lấy hạ tầng cũng khá nan giải với chính nhà đầu tư, nhất là khi nhà đầu tư phải chịu mọi chi phí từ đầu đến cuối để xây dựng dự án hạ tầng đổi cho chính quyền địa phương nhằm thu lại quỹ đất, thậm chí còn chưa giải phóng mặt bằng. Chẳng hạn, để làm chủ đầu tư một dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, nhà đầu tư sẽ phải ứng trước vốn để giải phóng mặt bằng không tính lãi và triển khai ngay việc này khi thành phố cam kết bố trí quỹ đất đối ứng. Ngoài ra, còn phải ứng hàng loạt kinh phí để làm báo cáo tiền khả thi, khả thi... Nếu dự án không được Quốc hội hoặc Chính phủ thông qua thì nhà đầu tư không được bồi hoàn kinh phí. Rủi ro này có thể sẽ khiến nhà đầu tư mất hàng trăm tỉ đồng. Biết thế nhưng nhà đầu tư vẫn đăng ký. Hiện có năm doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đăng ký đầu tư các dự án đường sắt trên cao theo hình thức BT.

Lời giải lợi ích của nhà đầu tư nằm ở chỗ các dự án BT đến nay đều được chỉ định thầu (và các dự án trong tương lai tại Hà Nội vẫn tiếp tục theo hướng này). Việc xác định tổng mức đầu tư, quyết toán, thực hiện “hàng đổi hàng” đều do các cơ quan quản lý và doanh nghiệp tự thương thảo với nhau. Theo quy định tại Nghị định 15, việc giám sát chất lượng công trình BT được thực hiện theo thủ tục áp dụng đối với dự án đầu tư công vì thực chất Nhà nước “mua” dự án BT bằng tiền ngân sách bỏ ra dưới hình thức khác. Nhưng cũng tại Nghị định 15, việc giám sát này được quy định hết sức dễ dãi: Nhà đầu tư, doanh nghiệp chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, dịch vụ dự án; tự giám sát, quản lý hoặc thuê tư vấn quản lý, giám sát thi công, nghiệm thu... Cơ quan quản lý nhà nước chỉ giám sát việc tuân thủ các nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp theo hợp đồng. Và trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý mới thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực để hỗ trợ thực hiện việc giám sát.

Với thực tế năng lực và kinh nghiệm của rất nhiều nhà đầu tư BT còn hạn chế (mà Thanh tra Chính phủ mới đây đã chỉ rõ trong Báo cáo thanh tra bảy dự án BT tại Hà Nội-NV) thì quy định nêu trên thực sự là một “lỗ hổng” hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư thiếu nhiều điều kiện và không loại trừ những cái “bắt tay” giữa cơ quan quản lý và nhà đầu tư non yếu.

Mặt khác, vì cơ chế thanh toán bằng quỹ đất không qua đấu thầu, cho nên dù giá trị lô đất có được thẩm định bởi hàng loạt cơ quan thẩm định giá, từ sở tài nguyên và môi trường đến sở tài chính, thì cũng không có gì đảm bảo chắc chắn rằng không có sự thông đồng giữa các bên định giá với nhà đầu tư để cho ra một kết quả làm vừa lòng các bên.

Cơ chế “hàng đổi hàng” như thế là hoàn toàn không minh bạch, kể cả có công khai.
 

bhb218

Xe buýt
Biển số
OF-165009
Ngày cấp bằng
3/11/12
Số km
581
Động cơ
351,494 Mã lực
Để thứ 2 ngày 3/7 em đến cơ quan tìm lại trong máy em gửi cho cụ.
À mà có QH phân khu N11 rồi. Nói chung QH thì mĩ mãn, nhưng không có nhà đầu tư thì em sợ ngàn năm nữa vẫn vậy.
Cụ ơi, cho em xin vào email
 
Chỉnh sửa cuối:

Huylq10

Xe tải
Biển số
OF-479025
Ngày cấp bằng
25/12/16
Số km
273
Động cơ
198,510 Mã lực
Ga xe lửa Gia Lâm chả liên quan gì đến vincity gia lâm cả cụ a. Một cái ở Nguyễn Văn cừ một cái ở tít gần trâu quỳ. Vinctity Gia lầm không biết có bằng đc ecopark không thì phải chờ khi nào nó có mặt bằng chính xác đã
 

P_php

Xe máy
Biển số
OF-504773
Ngày cấp bằng
14/4/17
Số km
68
Động cơ
185,532 Mã lực
Tuổi
34
Nhà em có đất mặt đường bên Đông Dư, gần Vincity GL đang cần bán đây ạ. Có bác nào quan tâm không?
 

candymen1122

Xe tăng
Biển số
OF-134845
Ngày cấp bằng
16/3/12
Số km
1,462
Động cơ
385,010 Mã lực
Nơi ở
innova club
Bác Vin lại có thêm 1 mảnh 291ha ở Long Biên và Gia Lâm nữa http://www.vin-city.vn/2017/09/ha-noi-doi-hon-500-ha-dat-de-xay-duong-vanh-dai-2.html đố các Bác ở vị trí nào? Em đang tưởng tưởng ở phía bên kia sông đuống chỗ có cái cầu mới sang bên ninh hiệp không biết có phải không các Bác nhi?
Em nghĩ ninh hiệp ạ, nó sẽ chốt điểm cuối ở ninh hiệp, hoàn thành chuỗi đô thị vệ tinh của vin tại hà nội, vì đường từ vincom long biên lên cầu giang biên rất rộng, từ đây có thể theo cao tốc hn - bgiang để lên vin đang đc xây dựng tại bắc ninh
 

SH Nguyen

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-516681
Ngày cấp bằng
18/6/17
Số km
410
Động cơ
183,881 Mã lực
Tuổi
27
Nơi ở
Hà Nội
có ai có thông tin gì về metropolis không cả nhà em quan tâm quá mà chưa biết thông tin.
Em nghĩ ninh hiệp ạ, nó sẽ chốt điểm cuối ở ninh hiệp, hoàn thành chuỗi đô thị vệ tinh của vin tại hà nội, vì đường từ vincom long biên lên cầu giang biên rất rộng, từ đây có thể theo cao tốc hn - bgiang để lên vin đang đc xây dựng tại bắc ninh
Bác Vin lại có thêm 1 mảnh 291ha ở Long Biên và Gia Lâm nữa http://www.vin-city.vn/2017/09/ha-noi-doi-hon-500-ha-dat-de-xay-duong-vanh-dai-2.html đố các Bác ở vị trí nào? Em đang tưởng tưởng ở phía bên kia sông đuống chỗ có cái cầu mới sang bên ninh hiệp không biết có phải không các Bác nhi?
Đất GL-LB-YV Vin và Him Lam Group nó mua hết rồi cụ à. Chỉ chờ cơ chế là nó xây luôn thui. Sau này khéo HN đòi luôn cả Văn Giang và Văn Lâm thì Ecopark với Vincity Dream Land Hưng Yên sẽ về với đất mẹ thôi.
 

vincitygialam

Xe tải
Biển số
OF-519634
Ngày cấp bằng
4/7/17
Số km
212
Động cơ
178,850 Mã lực
Tuổi
36
Website
www.vinhomesmartcity.vn

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,069
Động cơ
458,365 Mã lực
Để đây và ko nói gì thêm

Copy từ FB Nguyễn Ngọc Anh

Ôi, có vụ học phí của #Vinschool tăng 1 phát dã man luôn, 40-50%. Riêng hệ nâng cao thì Học phí trung bình gấp 2 lần hệ chuẩn, bản thân Vin đã tự tách biệt 2 hệ "giàu-nghèo" trong cùng 1 ngôi trường đã thể hiện sự vô giáo dục ở điểm này rồi, trong 1 trường có hệ A, hệ B nhưng khác nhau về học lực chứ ko phải cách biệt về học phí.
He he Đã thế học sinh càng lớn thì học phí Vin càng cao, các mày ạ, rất là đi ngược lại su hướng của trái đất và sẽ khiến các cặp đôi Ly Hôn phải thống nhất lại về tiền nuôi con he he.

Tao nghĩ là đợt này Vin muốn loại bớt học sinh đi vì nhu cầu vào Vin học nhiều quá hề hề. Nhưng chơi vố này cũng #dã #tâm đấy. Chứ bên FPT hay mấy bạn kinh doanh giáo dục khác mỗi năm chỉ dám lén lút tăng 8-10% thôi hay sao í.
Tao thì cho con học trường công, tiền ăn còn chạy từng bữa í he he nên ngó nghiêng chém gió tí thôi. Khi kinh doanh ở Viet Nam, doanh nhân chịu nhiều khổ sở ko nói nên lời, khổ sml thế nên không sớm thì muộn họ phải lãi, lãi thật nhiều để bù lại những tai ương họ phải chịu. Chỉ có điều Nghiệp sẽ báo Nghiệp, Quả sẽ nối Quả. Mà mồm đứa nào có đợt bảo là kinh doanh phi lợi nhuận í nhở?

Nên thông cảm, giờ sẽ là cuộc đua xem nhà nào "chịu chi" í hé hé hé.
Mà *** báo nào đưa tin, có đưa cũng lại ăn vạ để xin tiền, KOLs, hot blogger càng ko đả động gì, hí hí "1 tay che cả khoảng giời"
 

ninhhn

Xe tải
Biển số
OF-2781
Ngày cấp bằng
14/12/06
Số km
213
Động cơ
564,260 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm - Hà nội
Thôi cho con học trường công cho lành, em thấy trường công giờ cũng ổn mà

Để đây và ko nói gì thêm

Copy từ FB Nguyễn Ngọc Anh

Ôi, có vụ học phí của #Vinschool tăng 1 phát dã man luôn, 40-50%. Riêng hệ nâng cao thì Học phí trung bình gấp 2 lần hệ chuẩn, bản thân Vin đã tự tách biệt 2 hệ "giàu-nghèo" trong cùng 1 ngôi trường đã thể hiện sự vô giáo dục ở điểm này rồi, trong 1 trường có hệ A, hệ B nhưng khác nhau về học lực chứ ko phải cách biệt về học phí.
He he Đã thế học sinh càng lớn thì học phí Vin càng cao, các mày ạ, rất là đi ngược lại su hướng của trái đất và sẽ khiến các cặp đôi Ly Hôn phải thống nhất lại về tiền nuôi con he he.

Tao nghĩ là đợt này Vin muốn loại bớt học sinh đi vì nhu cầu vào Vin học nhiều quá hề hề. Nhưng chơi vố này cũng #dã #tâm đấy. Chứ bên FPT hay mấy bạn kinh doanh giáo dục khác mỗi năm chỉ dám lén lút tăng 8-10% thôi hay sao í.
Tao thì cho con học trường công, tiền ăn còn chạy từng bữa í he he nên ngó nghiêng chém gió tí thôi. Khi kinh doanh ở Viet Nam, doanh nhân chịu nhiều khổ sở ko nói nên lời, khổ sml thế nên không sớm thì muộn họ phải lãi, lãi thật nhiều để bù lại những tai ương họ phải chịu. Chỉ có điều Nghiệp sẽ báo Nghiệp, Quả sẽ nối Quả. Mà mồm đứa nào có đợt bảo là kinh doanh phi lợi nhuận í nhở?

Nên thông cảm, giờ sẽ là cuộc đua xem nhà nào "chịu chi" í hé hé hé.
Mà *** báo nào đưa tin, có đưa cũng lại ăn vạ để xin tiền, KOLs, hot blogger càng ko đả động gì, hí hí "1 tay che cả khoảng giời"
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,069
Động cơ
458,365 Mã lực

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,069
Động cơ
458,365 Mã lực
E đọc một đoạn thấy mừng wúa năm ngoái ko mua Mê trô pô lit 29 Liễu Zai

.......
Thời gian qua, cư dân chúng tôi (từ Royal đến Time, từ Time đến Thăng Long …) rên xiết vì vỡ mộng, bởi trước khi ký hợp đồng mua nhà thì đều bị choáng ngợp bởi các hình ảnh quảng cáo hào nhoáng, lung linh, nhưng khi ký xong, trả tiền xong mới ngã ngửa và choáng liên tiếp vì thấy:
1. Chất lượng hoàn thiện chung cư quá kém so với căn hộ mẫu: chống thấm kém dẫn đến toàn bộ sàn gỗ bị thấm, ẩm mốc. Điều hoà lởm không xuống nổi 25 độ…. (Vinhomes Royal)
2. Chất lượng biệt thự hoàn thiện cũng tương tự, mái ngói thấm dột, sân sụt lún (Vinhomes Thăng Long)
3. Dịch vụ quản lý chung cư theo kiểu đầu voi đuôi chuột, càng ngày càng tệ hơn so với trước đây (Vinhomes Royal)
4. Khách hàng càng mua nhà sớm càng lỗ, quyền lợi không được bảo vệ bởi chính sách định giá hớt váng. Chỉ sau 6 tháng, giá cho một biệt thự có diện tích tương đương đã giảm hơn 1 tỷ. (Vinhomes Thăng Long)
5. Tiện ích chung là điểm nhấn để anh quảng cáo bán biệt thự như hồ điều hoà… thì hoá ra lại đang thuộc về người khác để nuôi cá. (Vinhomes Thăng Long)
6. Dự án được quảng cáo là của Vinhomes, chúng tôi mua vì tin anh, tin vào uy tín của thương hiệu Vingroup. Nhưng khi xảy ra vấn đề cần thương nghi, tìm đến chủ đầu tư mới được biết anh chỉ là “người được thuê” kiểu cho mượn tên. (Vinhomes Thăng Long)
Tôi không thể nêu ví dụ ở các khu khác vì tôi không là cư dân ở đó, không nhìn thấy tận mắt, chỉ dám nêu lên kinh nghiệm của chính mình. Mặc dù anh cũng đã có một vài biện pháp xoa dịu, nhưng dù thế nào cũng chỉ là chắp vá. Người chịu thiệt, bị bức xúc, thấp cổ bé họng vẫn là chúng tôi.
Những thông tin này đều không vượt ra ngoài phạm vi của các group cư dân, bởi anh và tập đoàn Vingroup làm truyền thông quá tốt. Mọi toà báo, mọi trang xã hội từ otofun, beat cho đến webtretho đều được anh bảo trợ, nên mọi thông tin đều được dập tắt từ trong trứng nước. Cư dân cũng không muốn làm bung bét bởi sợ giá nhà giảm, không bán được, kiểu tâm lý tương tự “xấu chàng hổ ai”. Vì vậy, ngày càng có thêm nhiều con gà giống chúng tôi bị lùa vào chuồng Vinhomes, mà chẳng hay biết gì về tình hình chung quanh.
Đến hôm nay, giọt nước làm tràn ly, khiến chúng tôi không thể nhịn hơn nữa trước sự bất tín của anh, đó là việc tăng học phí phi mã trong hệ thống Vinschool. Anh tuyên bố hùng hồn đó là Vinschool là dự án phi lợi nhuận. Trong các buổi hội thảo với phụ huynh, nhân viên của anh nhấn mạnh “sẽ không tăng học phí quá 10%”. Vậy mà giờ thì sao? Tăng phi mã.
 

baophong

Đi bộ
Biển số
OF-414282
Ngày cấp bằng
2/4/16
Số km
4
Động cơ
222,440 Mã lực
Tuổi
38
Em có mảnh đất 500m mặt đường ,khá gần vincity - chỗ đèn xanh đèn đỏ gầm cầu thanh trì - đầu đường đi ecopark, để xây BT view hồ cực đẹp
Cụ nào thích liên hệ em nhé
Giá 35tr/1m
Tuấn Anh 0986588888
 

blackmailer81

Xe tăng
Biển số
OF-15516
Ngày cấp bằng
28/4/08
Số km
1,364
Động cơ
1,077 Mã lực
Nơi ở
5 châu 4 bể
Em có mảnh đất 500m mặt đường ,khá gần vincity - chỗ đèn xanh đèn đỏ gầm cầu thanh trì - đầu đường đi ecopark, để xây BT view hồ cực đẹp
Cụ nào thích liên hệ em nhé
Giá 35tr/1m
Tuấn Anh 0986588888
chỗ này giờ em thấy bụi và ồn ào vì toàn xe to qua lại, em thích vào bên trong ở cho yên tĩnh :)
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top