- Biển số
- OF-361296
- Ngày cấp bằng
- 3/4/15
- Số km
- 8,083
- Động cơ
- 360,910 Mã lực
E hóng Vincity Tây Mỗ, Đại Mỗ, cụ nào có thông tin quẳng lên e hóng với ạ
ĐX chủ lấy 12tr/m2. Về khoản giá cả thì Vin không thể ăn nổi rồi. Còn về dịch vụ thì Vin lại ăn đứt vì vin nó sẽ kéo theo nhiều cái lắm.KĐT ĐX chắc rớt giá thảm , bên đấy ko có dịch vụ gì mấy
cụ có thông tin đường đông dư dương xá đi qua khu vincity này không ạh
Em có ảnh phối cảnh cho các mẹ nhé. T9 này sẽ động thổ rồi đấy.
Nó nằm ở ngay cạnh chỗ 31ha Châu Quỳ. Thuộc địa phận Kiêu Kỵ, Trâu Quỳ, Dương Xá. Giáp ngay khú 31Ha, khu đô thị Đặng Xá chỉ cách nhau đúng đoạn đường 5.
330ha, 100 tới 120 toà.
Xong vụ này Gia Lâm lên quận ở trong vành đai 4 hết.
Cụ nào ở KĐT Đặng Xá cũng không phải chuyển nhà đâu. Sẽ có 1 con đường rộng 23m xây để kết nối xã Đặng Xá vs Xã Trâu Quỳ, kết nối 2 khu đô thị với nhau.
Các mẹ chuẩn bị 5 năm nữa sẽ lên quận đấy.
Đường xá đây ạ, chuẩn bị làm đường đi qua khu dự án luôn rùi Cụ nhé http://www.vincity-gialam.com.vn/2017/08/sap-khoi-cong-tuyen-duong-rong-30m-qua-kdt-tay-nam-gia-lam.htmlcụ có thông tin đường đông dư dương xá đi qua khu vincity này không ạh
Em nghe nói qua năm sau Cụ nhéE hóng Vincity Tây Mỗ, Đại Mỗ, cụ nào có thông tin quẳng lên e hóng với ạ
Theo ảnh này của cụ thì đường đông dư dương xá là đường nào ? đường dốc hội là đường nào, em xem mà chưa rõ lắm, nếu dự án này ok chắc em sẽ mua liền kề ở khu này cho tiện đi làm và sinh hoạtTặng các Bác cái hình ngắm nghía nhé
ĐX chủ lấy 12tr/m2. Về khoản giá cả thì Vin không thể ăn nổi rồi. Còn về dịch vụ thì Vin lại ăn đứt vì vin nó sẽ kéo theo nhiều cái lắm.
Nhưng nói chung ở ĐX có trường học, bãi đỗ xe, khu vui chơi và 5 cái bể bơi, 1 siêu thị rồi. Lại giáp đường 5 thuận tiện cho cụ nào không có xe hơi. Hạ tầng đầy đủ phết đấy cụ à. Nó ăn đứt mấy khu như Linh Đàm hehe
À em hóng được các cụ xe ôm là bên GL còn 1 dự án to nữa. Nằm tại BX Gia Lâm. Sau khi đuổi bến xe Gia Lâm về Cổ Bi và Kho xăng Đức Giang thì 2 chỗ đó sẽ mọc thêm 4 chục nhà cao tầng nữa.
Lại có thêm 2 time city to vật vã nằm ngay cạnh đường Ng.Văn Cừ và Ngô Gia Tự.
bác cho e xin file này vào mail dunganhcd05a@gmail.com với nhé
Đây là bản đồ giao thông khu vực Gia lâm. vincity ôm hết phía bên phải khu đấu giá 31 ha. Tiếp giáp đường 5 phía Bắc. Phía đông giáp đường 179. Phía nam giáp 5B. Phía tây giáp Châu quỳ.
Sẽ có 1 đường rất rộng hình như 12 land (45m) nối xã Đặng Xá, Cổ Bi với Khu Vincity cạnh nhà thi đấu GL, 1 đoạn đường nữa nối xã Phú thị, Dương xá, Đặng xá ở chỗ đoạn xã Kiên thành. Đường 179 sẽ mở rộng lên 23m. Đây là hạ tầng khung để thành lập quận nên họ sẽ xây sớm thôi. Không lâu đâu. Trước 2023 phải làm xong hết.
Nhân thể Cho em xin vào mail transonvcc@gmail.com với. Tks cụbác cho e xin file này vào mail dunganhcd05a@gmail.com với nhé
Có chủ hết rồi. 20ha đất vàng ở đường NVC và nhà máy GL, kho xăng Đức Giang đều có chủ.Kền kền đã lên kế hoạch báo chí từ nhiều tháng trước
http://www.vr.com.vn/tin-tuc--su-kien/vi-sao-de-xuat-di-doi-nha-may-xe-lua-gia-lam.html
https://vnexpress.net/projects/xe-lua-gia-lam-khi-nhung-doan-tau-tuot-doc-3570333/index.html
“Chúng tôi cần biết rõ thông tin về việc di dời này. Nếu phải dời đi, chúng tôi chấp hành quyết định của cấp có thẩm quyền thôi, nhưng thực sự tiếc vì đây là cơ sở công nghiệp được đầu tư quy mô, bài bản và cũng là di tích lịch sử hơn 110 năm”, ông nói.
Vì sao đề xuất di dời Nhà máy xe lửa Gia Lâm?
09:51 | 19/04/2017
Tại buổi làm việc của Thường trực Thành ủy Hà Nội với quận Long Biên ngày 11/4, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Long Biên Vũ Thu Hà đã bất ngờ đề xuất thành phố sớm di dời Nhà máy xe lửa Gia Lâm. Vì sao một cơ sở công nghiệp đường sắt với trên 100 tuổi, mắt xích quan trọng vận hành, duy trì và phát triển hệ thống đường sắt quốc gia lại phải di dời? Phải chăng đề xuất trên nhằm thôn tính “khu đất vàng” trung tâm quận Long Biên?
Kỳ 1: Sự thật về “nhà máy bỏ hoang, ô nhiễm môi trường”
Cái tên Xe lửa Gia Lâm có thể quen thuộc nhưng ít ai biết rằng, đây còn là cơ sở công nghiệp đường sắt do Nhà nước quản lý duy nhất phía Bắc hiện nay (phía Nam là Xe lửa Dĩ An, ngoài ra còn có Công ty CP toa xe Hải Phòng sau thoái vốn do tư nhân sở hữu), là mắt xích quan trọng để vận hành, duy trì và phát triển hệ thống đường sắt quốc gia. Lý do Nhà máy Xe lửa Gia Lâm được đặt tại vị trí này cũng nằm trong tầm nhìn, chiến lược phát triển KT-XH của đất nước.
Cơ sở công nghiệp đường sắt duy nhất phía Bắc
Chiều 17/4, để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng của Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, PV Báo Giao thông trực tiếp có mặt tại trụ sở nhà máy số 551 Nguyễn Văn Cừ (Long Biên, Hà Nội). Ghi nhận của PV, bên ngoài nhà máy là một khuôn viên rộng rãi, với hệ thống đường giao thông nội bộ rộng rãi, có cống ngầm, hồ điều hòa hàng chục nghìn mét vuông, nơi các toa tàu đợi vào xưởng sửa chữa xen lẫn các mảng cây xanh tạo nên cảm giác thoáng đãng. Bên trong các nhà xưởng, công nhân đang làm việc và hoàn thiện các toa tàu hàng, tàu khách theo đơn đặt hàng của Tổng công ty Đường sắt VN.
Bên trong các nhà xưởng, công nhân đang hoàn thiện các toa tàu hàng, tàu khách theo đặt hàng của Tổng công ty Đường sắt VN - Ảnh: Huy Lộc
Chia sẻ với PV, ông Lê Văn Đạo, Trưởng phòng Hành chính Công ty CP xe lửa Gia Lâm (tiền thân là Nhà máy Xe lửa Gia Lâm) cho biết, từ đầu năm 2017, các xưởng sản xuất của nhà máy làm không hết việc, phải làm thêm cả ngày nghỉ, ngày lễ để kịp bàn giao đầu máy, toa xe theo đơn hàng. Thế nhưng, khoảng chục ngày gần đây, khi có thông tin trên báo chí về việc UBND quận Long Biên đề xuất di dời nhà máy đi nơi khác vì lý do “gây ô nhiễm môi trường”, người lao động ở các phân xưởng bàn tán xôn xao, tư tưởng phân tán. Nhiều người gắn bó cả đời với nhà máy, về hưu đã lâu, nghe thông tin cũng đạp xe đến hỏi.
“Chúng tôi cũng chỉ có thể thông tin lại cho người lao động biết đây chỉ là đề xuất của quận, không phải chủ trương của cấp thẩm quyền, để động viên người lao động yên tâm làm việc”, ông Đạo nói và cho biết, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm hình thành từ 112 năm nay, chỉ mới chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ tháng 2/2016, do Tổng công ty Đường sắt VN nắm giữ 77,37% vốn điều lệ.
Trước thông tin cho rằng, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm gây ô nhiễm môi trường, bà Đặng Thị Mai Hương, Phó phòng Hành chính phụ trách công tác môi trường của Công ty CP Xe lửa Gia Lâm khẳng định, đơn vị chấp hành nghiêm các quy định về xử lý chất thải. Trong đó, mỗi năm 4 lần đơn vị thực hiện quan trắc môi trường, kiểm soát chất lượng nước thải và các chỉ số môi trường đều đảm bảo.
Khu vực tập kết toa xe chờ đưa vào sửa chữa.
PV cũng ghi nhận, bên trong khuôn viên của nhà máy rộng hơn 20,3ha này là một hệ thống cơ sở hạ tầng đã được Ba Lan hỗ trợ đầu tư đồng bộ, được thiết kế theo đặc thù của đường sắt để đáp ứng công suất tối đa là đóng mới gần 1.200 toa xe, sửa chữa hơn 120 đầu máy và 600 toa xe/năm. Kết cấu chính của cơ sở công nghiệp này gồm: Gần 5km đường ray khổ 1m và 1,435m dẫn vào các nhà xưởng, nối thẳng với ga Gia Lâm và hòa vào hệ thống đường sắt quốc gia, 6 xưởng sản xuất và khu nhà điều hành, kho chứa vật liệu, nhà nghỉ giữa ca, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, 10 trạm cung cấp điện, đường giao thông nội bộ, hồ điều hòa lớn kết hợp phục vụ chữa cháy, khuôn viên cây xanh, sân thể thao...
Nhà máy được xây dựng ở vị trí mà Pháp đã đặt nền móng từ những ngày xây dựng đường sắt đầu tiên, rất phù hợp với mạng lưới đường sắt VN. Gia Lâm là đầu mối phía Bắc sông Hồng các tuyến đường sắt từ Hà Nội đi Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Hạ Long và từ Gia Lâm vào trung tâm thành phố, đi tuyến phía Nam. Hệ thống nhà xưởng, các công trình phụ trợ mà Ba Lan xây dựng hồi đó đã đạt được những tiến bộ kĩ thuật hoàn chỉnh, làm được cả đầu máy, toa xe. Điều đặc biệt là trong nhà máy có hệ thống đường sắt khổ 1,435m, từ nhà máy, toa xe có thể chạy ra ga Gia Lâm, sang Bắc Kinh, châu Âu. Trong nhà máy có các đường sắt chuyên chứa toa xe của các đơn vị vận tải trong khi chờ sửa chữa hoặc chờ thanh lý.
GS.TSKH. Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết: “Nhà máy Xe lửa Gia Lâm có ý nghĩa lịch sử lâu đời, từ thời kỳ Pháp xây dựng đến khi chúng ta tiếp quản, thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và sau này luôn là cơ sở công nghiệp hàng đầu, sản xuất ra nhiều đầu máy, toa xe, cầu phao xe lửa. Những năm 1980, Ba Lan đã viện trợ xây dựng nhà máy một cách đồng bộ, bao gồm cả những phân xưởng tạo phôi, rèn, đúc, gia công cơ khí chính xác, lắp ráp trục bánh, sản xuất toa xe”.
Cũng theo GS. Khuê, nhà máy này đã đóng được cả giá chuyển hướng (bộ phận chạy của toa xe) và thân toa xe, gần như là đồng bộ; chế tạo thành công đoàn tàu kéo đẩy và dự án lắp ráp đầu máy Đổi mới với công suất 1.900 mã lực, có giá thành trên dưới 1 triệu USD, mà nếu đi mua nguyên chiếc không dưới 2 triệu USD.
Phía sau vẻ đìu hiu
Dù là một cơ sở đầu mối công nghiệp đường sắt của phía Bắc, nhưng bước vào thời kỳ đổi mới, hoạt động sản xuất của Nhà máy Xe lửa Gia Lâm phụ thuộc nhiều vào nhu cầu phương tiện của ngành Đường sắt. Ông Đạo cho biết, những năm 1980, có gần 3.000 người làm việc tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, nhưng bước sang thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi việc làm ít đi thì nhân lực giảm mạnh, đến nay đơn vị còn chỉ gần 300 người.
Trong vài năm gần đây, do nhu cầu phương tiện của ngành Đường sắt thấp nên hoạt động sửa chữa, đóng mới của nhà máy cũng cầm chừng, chỉ bằng khoảng 10% công suất thiết kế. Thực tế, đất rộng nhưng sản xuất ít dẫn đến dư luận đánh giá khu “đất vàng” này đang bị để hoang hóa hoặc sử dụng không đúng mục đích.
“Khoảng vài năm trước có cho thuê, nhưng hiện không có vị trí nào còn cho thuê nữa. Hiện, toàn bộ khu đất được dùng chung cho Công ty CP Xe lửa Gia Lâm và Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội”, ông Đạo nói.
Một nguyên lãnh đạo Nhà máy Xe lửa Gia Lâm (xin giấu tên) cho biết, để có được cơ sở công nghiệp đường sắt có đường sắt khổ 1,435m kết nối đường sắt quốc tế không phải dễ. Hơn nữa, Ba Lan đã xây dựng nhà máy với hệ thống cần trục đến hàng trăm tấn, hệ thống nhà xưởng đồng bộ. Nếu không có con mắt chuyên môn nhìn vào, thấy nhiều đất có vẻ hoang hóa nhưng thực tế giá trị hệ thống nhà xưởng, thiết bị vẫn rất lớn. Ngoài ra, trên đất là hệ thống đường sắt kết nối với đường sắt quốc gia nên vẫn còn giá trị sử dụng lớn.
Theo GTVT