[Funland] Động thái của CP trong xử lý trái phiếu và nới zoom tín dụng

Viethung22

Xe tải
Biển số
OF-822495
Ngày cấp bằng
14/11/22
Số km
231
Động cơ
1,768 Mã lực
Tuổi
67
Hiện tại thì bank có nợ xấu chưa ạ
Và có bằng quy mô 2011 2012 không cụ
Nợ xấu có lẽ rất nhiều vì sản xuất kinh doanh đình đốn, dn phá sản hoặc tạm ngưng hoạt động do covid và thế giới suy thoái. Hàng loạt nh phải phát mại đủ thứ. Báo chí đăng rất nhiều.
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
6,725
Động cơ
264,535 Mã lực
Đúng rồi. Có công ty buộc phải vay của xã hội đen vì thiếu vốn.

Có 1 góc nhìn mới, cũng thú vị.

Nhưng có áp dụng vào thực tế được không nhỉ
 
Biển số
OF-738580
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
1,139
Động cơ
75,019 Mã lực
Tuổi
37
Dù ko nới BĐS, Một tỷ lệ ko nhỏ sẽ luồn vào BĐS, nhất là quý 1 có room 2023. Ngày xưa trái đất làm gì có đường, người ta đi quen thành đường thôi :)
Nới room e thấy hầu hết sẽ vào bđs và cổ phiếu thì đúng hơn. Cụ nghĩ nới room thì ai vay được? Ngoài những mối quan hệ từ xưa và các cty làm ăn tốt. Vẫn là những con người và doanh nghiệp như bây giờ thôi và những vị đó rất giàu rồi và sẽ càng giàu thêm. Đó là vấn đề của hệ thống hiện tại. Chỉ có lợi cho những người gần máy in.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Nới room e thấy hầu hết sẽ vào bđs và cổ phiếu thì đúng hơn. Cụ nghĩ nới room thì ai vay được? Ngoài những mối quan hệ từ xưa và các cty làm ăn tốt. Vẫn là những con người và doanh nghiệp như bây giờ thôi và những vị đó rất giàu rồi và sẽ càng giàu thêm. Đó là vấn đề của hệ thống hiện tại. Chỉ có lợi cho những người gần máy in.
Cụ nhìn đời tiêu cực quá :) Bđs chỉ chiếm tầm 30%+ nền kinh tế và tổng tín dụng thôi (ước tính ko chính thức). Đối với mỗi bank tỷ lệ cho vay bđs khác nhau rất nhiều, ví dụ 4 big banks nhà nước thì cho vay bđs ko nhiều. Các Nh có liên quan chủ bđs thì khác.

Xã hội còn rất nhiều ngành khác đâu chỉ bđs. Ai cũng cần vốn. Nên em cũng chỉ còm này là còm cuối về bđs, tập trung hóng hớt các ngành khác.

Tất nhiên, bđs thì đang bị cụt nguồn vốn khách hàng, chậm dự án, tỷ lệ đòn bẩy cao thì khát nhất, và sẵn sàng uống nước biển nhất. Nhưng trong lúc này, cả Ngân hàng và mọi người đều thận trọng, "mua" ko dễ đâu, trừ khi là sân sau.
 

Nhu_Bien_77

Xe hơi
Biển số
OF-174518
Ngày cấp bằng
1/1/13
Số km
145
Động cơ
342,638 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
Hanoi
Website
lienan.com.vn
A cứ làm như dễ lắm ấy. Nghe ở đâu, nghe bà bán nước, bà vé số.
Trái phiếu doanh nghiệp: Nhà đầu tư mắc kẹt
TP - Liên tiếp các công ty chứng khoán thông báo tạm hoãn mua lại trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Điều này khiến nhà đầu tư “mắc kẹt” khi nhận ra hợp đồng mua TPDN mà họ đã ký thông qua tư vấn của ngân hàng, công ty chứng khoán không hề có thông tin về bảo lãnh thanh toán và khác xa với tư vấn ban đầu.
“Đem con bỏ chợ”
Ngân hàng chỉ bảo lãnh phát hành thôi cụ ah? Lấy đâu ra bảo lãnh thanh toán.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực

Có 1 góc nhìn mới, cũng thú vị.

Nhưng có áp dụng vào thực tế được không nhỉ
Trong những lúc này mới thấy "kinh tế nhà nước chủ đạo" (4 big banks nhà nước) quan trọng thế nào. Với những nơi môi trường kinh doanh còn hoang dã như mình, ko có kinh tế nhà nước chủ đạo thì trong khủng hoảng sập tiệm, nát bét liền.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,130
Động cơ
458,682 Mã lực
Nợ xấu thì lúc nào chả có cụ, nhưng tỷ lệ thì chưa bằng 2011-2012 được.
Sang 2023 cơ mà cụ

năm nay chỉ mới na ná như 2011 thôi ...

đỉnh của nhịp trước đóng băng bđs và khủng hoảng các ngân hàng là 2012-2013

vì thế cái VAMC mới ra đời
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,130
Động cơ
458,682 Mã lực
Chiên gia trong bài phỏng vấn này nói vòng vèo nhưng cốt lõi thì lại không hiểu bản chất.
Mở bài đặt vấn đề rất hay rằng thị trường đói vốn là do đâu. Lịch sử ghi nhận có những năm tăng trưởng tín dụng chỉ 12% nhưng thị trường ko đến mức khát vốn như bây giờ => điều này đúng.
Nhưng đoạn sau đổ cho BĐS thì khá khiên cưỡng. Nếu chiên gia đã chứng minh là dòng tiền đã đổ quá nhiều vào BĐS thì cần phải giải thích tiếp là tiền đó đang ở đâu? Bản chất tổng lượng cung tiền không đổi thì nó chỉ chuyển từ tay người này vào tay người kia. Sau đó Chiên gia kết luận là tiền chết ở hàng tồn kho BĐS. Khoan đã…chỗ này hơi vô lý:
1. Xét trên thị trường BĐS giao dịch giữa các cá nhân: người có đất - người có tiền mua bán cho nhau => tiền trên thị trường không đổi hay nói cách khác là thị trường này không thiếu vốn.
2. Trên thị trường BĐS sơ cấp: tức DN BĐS tạo ra sản phẩm để bán ra thị trường. Khi DN BDS huy động vốn (qua ngân hàng, qua người dân, qua người mua nhà…) để tạo ra sản phẩm (nếu không bán được ngay thì thành hàng tồn kho) thì tiền đầu tư này sẽ chạy về 3 nơi: a) Ngân sách NN - kho bạc (thanh toán cho tiền đất); b) các nhà thầu, đơn vị cung cấp VLXD (để thi công xây dựng); c) tiền cất trên TK, không dùng. Chỗ này để ý sẽ thấy: mục (b) không làm thị trường đói vốn vì tiền này vẫn nằm trong lưu thông, mục (c) cũng có thể là nguyên nhân làm vốn đóng băng gây thiếu vốn cho thị trường. Nhưng hiện tại các DN BĐS đều hết tiền, kêu gào ầm ĩ. Do vậy đây không phải là nguyên nhân. => hàng tồn kho BĐS không phải là nguyên nhân gây đói vốn thị trường. Trong 3 yếu tố hấp thụ vốn a-b-c nêu trên chỉ còn mục (a) là chưa được làm sáng tỏ. Vậy tiền chảy vào kho bạc hiện nay đang làm gì? Có được đưa trở lại lưu thông không! Thông thường tiền ngân sách sẽ quay trở lại lưu thông thông qua giải ngân vốn đầu tư công. Vậy xem lại xem Nhà nước đang sử dụng ngân sách như thế nào. Bên cạnh đó ngân sách còn được bơm từ nhiều nguồn khác như thuế….Đây là nguồn tiền khổng lồ của nền kinh tế, nếu bị giữ lại thì đây mới là nguyên nhân gây đói vốn thị trường.
3. Một nguyên nhân gây đói vốn trên toàn diện thị trường là khi các ngân hàng hút tiền vào (tăng lãi suất huy động) và không cho vay ra. Nhưng nếu các cụ rảnh ngồi cân bảng tài sản-nợ của các ngân hàng tại thời điểm gần nhất thì thấy chênh lệch huy động vào và cho vay ra là không nhiều. Thêm nữa các ngân hàng huy động nhiều mà không cho vay ra được thì chắc chắn lỗ nên sẽ không thể có chuyện chạy đua lãi suất huy động như bây giờ. Còn hiện tại các ngân hàng chắc chắn thiếu vốn mới đua lãi suất để tăng huy động. Huy động vào không cho dân vay thì chỉ có thể đầu tư vào trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc để đảm bảo hiệu quả => lại phải đặt nghi vấn là các ngân hàng tăng đầu tư vào kênh này bao nhiêu tiền và liệu nó có phải nguyên nhân làm đói vốn thị trường không?
Sau cùng là giờ cứ adua đổ cho BDS làm đói vốn thị trường là hơi oan. CP kiểm soát BĐS để tránh nguy cơ bong bóng dẫn đến các rủi ro cho hệ thống ngân hàng (như năm 2009-2011). Khi bong bóng vỡ, ngân hàng chịu rủi ro nợ xấu dẫn đến mất an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu cao sẽ không cho vay ra được làm ảnh hưởng đến toàn bộ các ngành nghề khác. Năm 2011 sau khi BĐS vỡ, các ngân hàng bị tỷ lệ nợ xấu lên đến hàng chục %, CP mới phải đẻ ra VAMC để các ngân hàng bán nợ xấu sang đó, giảm tỷ lệ nợ xấu trên sổ sách xuống dưới 3% thì mới cho vay tiếp, bơm vốn ra thị trường để hỗ trợ các ngành khác được. Mất hàng chục năm đến giờ đống nợ xấu VAMC ôm về còn không xử lý được nên giờ không muốn là bài học để phải đẻ thêm VAMC part 2.
chuyên gia này thì sao ạ?

Tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền: Tại sao hiện tượng đầu cơ xảy ra quá nhiều ở Việt Nam như vậy là vì vấn đề quản lý thị trường bất động sản ở Việt Nam khác với các quốc gia khác.

Đó là hoạt động đầu cơ ở Việt Nam không bị đánh thuế, đây là nguyên nhân căn cơ dẫn đến hoạt động đầu cơ xảy ra nhiều. Có những người mua giữ nguyên hàng trăm miếng đất, để nguyên đó để chờ giá lên và bán thôi.

Nếu chúng ta áp dụng một chính sách thuế cho những miếng đất cứ để nguyên như vậy, không đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, thì mặc nhiên, người chủ đó phải chịu bị đánh thuế tài sản. Nếu bất động sản đó được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì chỉ bị đánh thuế thu nhập doanh nghiệp, không đánh trùng.

Ví dụ tôi có nhà nếu tôi để hoài đó thì tôi phải chịu đánh thuế tài sản, còn nếu tôi có nhà cho thuê thì tôi chỉ bị đánh thuế thu nhập doanh nghiệp hay VAT. Vì vậy những nhà đầu tư đó mới tự động không giữ bất động sản để đầu cơ. Nếu chúng ta làm như vậy thì hoạt động đầu cơ bất động sản sẽ giảm và khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh thật.

Chính hoạt động sản xuất kinh doanh thật mới kiến tạo văn minh, tiến bộ cho xã hội, tạo công ăn việc làm, tạo sự lưu thông trong nền kinh tế.

Còn trái lại, nếu thấy sản xuất kinh doanh thật khó khăn, ai có tiền thì không đầu tư sản xuất kinh doanh nữa thì đi mua đất chờ lên giá cho nhanh. Thì dòng tiền cứ chảy vô đó, thì ngân hàng có khuynh hướng cho vay bất động sản thì tính thanh khoản tốt hơn cho vay sản xuất kinh doanh, máy móc thiết bị thế chấp vào công ty, có chuyện gì đó bán không được, trong khi có miếng đất bán thu hồi được liền.

Thì khi đó, thị trường bất động sản có hiện tượng đầu cơ, khi tăng giá nhanh như vậy thì bản thân ngân hàng cũng thấy việc cho vay bất động sản là an toàn, bảo tồn vốn của họ hơn.

Cho nên nếu chúng ta để tình trạng đầu cơ như thế này xảy ra thì chu kỳ này sẽ lặp lại tiếp trong những năm tiếp theo. Cho nên dòng tín dụng tiếp tục chảy vào bất động sản nữa. Do đó, vấn đề bất động sản ở Việt Nam phải giải quyết một cách căn cơ gốc rễ mới được. Cứ để như thế này thì qua giai đoạn này thì lại trở lại một chu kỳ mới, bắt đầu một cuộc khủng hoảng mới.

Những hoạt động này thì khi dùng chính sách thuế là đòn bẩy kinh tế để kiểm soát thì tốt hơn thắt room tín dụng, theo tôi không nên xài biện pháp thắt room tín dụng. Trong khi đó, giải pháp thì phải đồng bộ, về chính sách vĩ mô gồm tiền tệ và tài khóa.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
chuyên gia này thì sao ạ?

Tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền: Tại sao hiện tượng đầu cơ xảy ra quá nhiều ở Việt Nam như vậy là vì vấn đề quản lý thị trường bất động sản ở Việt Nam khác với các quốc gia khác.

Đó là hoạt động đầu cơ ở Việt Nam không bị đánh thuế, đây là nguyên nhân căn cơ dẫn đến hoạt động đầu cơ xảy ra nhiều. Có những người mua giữ nguyên hàng trăm miếng đất, để nguyên đó để chờ giá lên và bán thôi.

Nếu chúng ta áp dụng một chính sách thuế cho những miếng đất cứ để nguyên như vậy, không đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, thì mặc nhiên, người chủ đó phải chịu bị đánh thuế tài sản. Nếu bất động sản đó được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì chỉ bị đánh thuế thu nhập doanh nghiệp, không đánh trùng.

Ví dụ tôi có nhà nếu tôi để hoài đó thì tôi phải chịu đánh thuế tài sản, còn nếu tôi có nhà cho thuê thì tôi chỉ bị đánh thuế thu nhập doanh nghiệp hay VAT. Vì vậy những nhà đầu tư đó mới tự động không giữ bất động sản để đầu cơ. Nếu chúng ta làm như vậy thì hoạt động đầu cơ bất động sản sẽ giảm và khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh thật.

Chính hoạt động sản xuất kinh doanh thật mới kiến tạo văn minh, tiến bộ cho xã hội, tạo công ăn việc làm, tạo sự lưu thông trong nền kinh tế.

Còn trái lại, nếu thấy sản xuất kinh doanh thật khó khăn, ai có tiền thì không đầu tư sản xuất kinh doanh nữa thì đi mua đất chờ lên giá cho nhanh. Thì dòng tiền cứ chảy vô đó, thì ngân hàng có khuynh hướng cho vay bất động sản thì tính thanh khoản tốt hơn cho vay sản xuất kinh doanh, máy móc thiết bị thế chấp vào công ty, có chuyện gì đó bán không được, trong khi có miếng đất bán thu hồi được liền.

Thì khi đó, thị trường bất động sản có hiện tượng đầu cơ, khi tăng giá nhanh như vậy thì bản thân ngân hàng cũng thấy việc cho vay bất động sản là an toàn, bảo tồn vốn của họ hơn.

Cho nên nếu chúng ta để tình trạng đầu cơ như thế này xảy ra thì chu kỳ này sẽ lặp lại tiếp trong những năm tiếp theo. Cho nên dòng tín dụng tiếp tục chảy vào bất động sản nữa. Do đó, vấn đề bất động sản ở Việt Nam phải giải quyết một cách căn cơ gốc rễ mới được. Cứ để như thế này thì qua giai đoạn này thì lại trở lại một chu kỳ mới, bắt đầu một cuộc khủng hoảng mới.

Những hoạt động này thì khi dùng chính sách thuế là đòn bẩy kinh tế để kiểm soát thì tốt hơn thắt room tín dụng, theo tôi không nên xài biện pháp thắt room tín dụng. Trong khi đó, giải pháp thì phải đồng bộ, về chính sách vĩ mô gồm tiền tệ và tài khóa.
Cụ này nói hay này. Việc dùng công cụ room tín dụng là chết hết cả nền kt chứ ko chỉ bđs. Đó là biện pháp hành chính thô thiển, xin cho, còn tồn tại vì mình quản lý quá yếu nên vẫn phải dùng biện pháp thô thiển thôi. Trong khi có giải pháp căn cơ hơn là đánh thuế.
 

Giohanoi

Xe buýt
Biển số
OF-698358
Ngày cấp bằng
9/9/19
Số km
690
Động cơ
132,996 Mã lực
Tuổi
27

Có 1 góc nhìn mới, cũng thú vị.

Nhưng có áp dụng vào thực tế được không nhỉ
Khi thị trường khủng hoảng thì vàng và ngoại tệ là kênh trú ẩn an toàn. Tăng trưởng tín dụng đi vào đây chứ đi đâu. Nhà nước bơm ngoại tệ ra thị trường hút tiền đồng về để giữ ổn định tỉ giá thì ngoại tệ được dân và doanh nghiệp cất trong két cho nó an toàn. Dòng vốn không được tung ra thị trường thì sản xuất đình đốn, người lao động mất việc làm là điều dễ hiểu nhỉ....
Ông chuyên gia nào cũng mở miệng kêu Chính phủ bơm tiền cứu BDS. Bơm tiền bây giờ là trái quy luật kinh tế vì BDS giá quá cao với sức mua của người dân thì đương nhiên nó phải tự hạ giá để phù hợp với nhu cầu. Cố tình làm trái quy luật kinh tế thì nó lại lạm phát phi mã . Toàn dân lại quay về những năm bao cấp thôi...
 

Ga_son

Xe điện
Biển số
OF-6072
Ngày cấp bằng
20/6/07
Số km
3,386
Động cơ
1,550,187 Mã lực
Trong những lúc này mới thấy "kinh tế nhà nước chủ đạo" (4 big banks nhà nước) quan trọng thế nào. Với những nơi môi trường kinh doanh còn hoang dã như mình, ko có kinh tế nhà nước chủ đạo thì trong khủng hoảng sập tiệm, nát bét liền.
muốn phát triển vượt bậc ko nên nhận định như vậy, điều hành có vấn đề chứ ko phải các doanh nghiệp nhà nước khỏe. Chả có lý do j ưu tiên quá nhiều cho doanh nghiệp nhà nước, để phát triển tốt cần công bằng giữa các khối doanh nghiệp. Hiện nay bên lĩnh vực XD, giao thông các doanh nghiệp vẫn thuộc nhà nước đã yếu kém và thua doanh nghiệp ngoài nhà nước r.
 
Biển số
OF-738580
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
1,139
Động cơ
75,019 Mã lực
Tuổi
37
Cụ nhìn đời tiêu cực quá :) Bđs chỉ chiếm tầm 30%+ nền kinh tế và tổng tín dụng thôi (ước tính ko chính thức). Đối với mỗi bank tỷ lệ cho vay bđs khác nhau rất nhiều, ví dụ 4 big banks nhà nước thì cho vay bđs ko nhiều. Các Nh có liên quan chủ bđs thì khác.

Xã hội còn rất nhiều ngành khác đâu chỉ bđs. Ai cũng cần vốn. Nên em cũng chỉ còm này là còm cuối về bđs, tập trung hóng hớt các ngành khác.

Tất nhiên, bđs thì đang bị cụt nguồn vốn khách hàng, chậm dự án, tỷ lệ đòn bẩy cao thì khát nhất, và sẵn sàng uống nước biển nhất. Nhưng trong lúc này, cả Ngân hàng và mọi người đều thận trọng, "mua" ko dễ đâu, trừ khi là sân sau.
Haha e nói về thực tế phần lớn. Là hầu hết ấy cụ, chứ e không nói là toàn bộ. Cụ có cái nhìn tích cực đấy nhưng không thực tế. E nói ở đây là khoản tiền mới sinh ra ấy. Còn tiền thật (từ duy nhất là nguồn thuế) thì vẫn hoạt động bình thường.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Haha e nói về thực tế phần lớn. Là hầu hết ấy cụ, chứ e không nói là toàn bộ. Cụ có cái nhìn tích cực đấy nhưng không thực tế. E nói ở đây là khoản tiền mới sinh ra ấy. Còn tiền thật (từ duy nhất là nguồn thuế) thì vẫn hoạt động bình thường.
Vì ko bao giờ có số liệu thật sát cả, nên ước tính của cụ hay ước tính của mình đều là chém gió thôi :) chỉ là quyết định cá nhân của mình là né bđs nửa năm nay rồi, và ko còm thêm về bđs nữa.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
muốn phát triển vượt bậc ko nên nhận định như vậy, điều hành có vấn đề chứ ko phải các doanh nghiệp nhà nước khỏe. Chả có lý do j ưu tiên quá nhiều cho doanh nghiệp nhà nước, để phát triển tốt cần công bằng giữa các khối doanh nghiệp. Hiện nay bên lĩnh vực XD, giao thông các doanh nghiệp vẫn thuộc nhà nước đã yếu kém và thua doanh nghiệp ngoài nhà nước r.
Bank thì khác kinh tế ngành cụ ạ, kinh tế ngành (trừ hạ tầng) có thể trăm hoa đua nở, ko cần nhà nước chi phối làm gì, nhưng bank là cột trụ là "nút chặn cuối cùng" của nền kinh tế nên nó như hạ tầng cơ bản của tín dụng tiền tệ kinh tế vậy, có 4 big banks nhà nước để làm nền và đỡ những lúc khủng hoảng.

Cái này là học mô hình thành công của Trung Quốc, chứ trình độ thấp, hoang dã như mình mà đu theo mô hình tự do kinh tế Mỹ thì loạn như Campuchia.

Còn điều hành vĩ mô kém đó là vấn đề "quản lý nhà nước" - "chính sách nhà nước", ko phải vấn đề "kinh tế nhà nước".
 
Chỉnh sửa cuối:

Mr. Toàn

Xe điện
Biển số
OF-118642
Ngày cấp bằng
29/10/11
Số km
2,606
Động cơ
407,819 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Thế cụ vẫn nghĩ Ngân hàng huy động kỳ hạn 1 tháng thì cho vay 1 tháng à? Thế cụ đi vay mua nhà 20-25 năm thì ai gửi kỳ hạn 20-25 năm cho cụ.
Tỷ lệ trước đây cho phép là 60%, theo chuẩn mới có 40% thôi. Nên cụ kia nói đúng mà
 

mrlai

Xe buýt
Biển số
OF-102372
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
692
Động cơ
410,362 Mã lực
Tỷ lệ trước đây cho phép là 60%, theo chuẩn mới có 40% thôi. Nên cụ kia nói đúng mà
E ko bàn chuyện đúng sai, vấn đề em comt ở trước đó là nói về chủ đề thị trường đang bị đói vốn, thiếu cung tiền thì nguyên nhân mà do đâu. Còn cụ kia reply những thứ ko liên quan nên em dừng tranh luận cho đỡ ông nói gà bà nói vịt.
 
Biển số
OF-821564
Ngày cấp bằng
26/10/22
Số km
1,320
Động cơ
15,131 Mã lực
E ko bàn chuyện đúng sai, vấn đề em comt ở trước đó là nói về chủ đề thị trường đang bị đói vốn, thiếu cung tiền thì nguyên nhân mà do đâu. Còn cụ kia reply những thứ ko liên quan nên em dừng tranh luận cho đỡ ông nói gà bà nói vịt.
Cụ tham khảo về chức năng tạo thêm tiền của ngân hàng qua hoạt động cho vay như còm của cụ Chymxinh :
Phát hiện của cụ rất đáng suy ngẫm. Nhưng vấn đề là tiền tài khoản chứ không phải chỉ có tiền vật chất (tiền mặt). Các ngân hàng có chức năng “tạo tiền” và “phá huỷ tiền” thông qua các hợp đồng tín dụng. Nên nếu vòng quay của tiền chậm, nợ xấu nhiều, nợ được phù phép qua các hình thức “đảo” - thì nó sẽ bị thiếu hụt trong lưu thông. Đó chính là tiền bị “kẹt” cụ ạ!
Nó lý giải cho việc: tín dụng bơm ra cạn room, trái phiếu phát hành tràn lan - mà vẫn thiếu tiền…
Nó cũng lý giải cho việc cổ cánh của các NH trên TTCK không được kì vọng.
 

avn

Xe điện
Biển số
OF-64760
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
2,580
Động cơ
448,587 Mã lực
Em không hiểu là xưa kia thả cho TP phát hành tùm lum (không tài sản đảm bảo, không bảo lãnh, điều kiện chuyển nhượng khó khăn, ls cao hơn gấp nhiều lần ls vay cùng kỳ hạn...) vậy mà BTC không liên quan gì cả, đến khi thấy sai sửa thì lại giật cục, chặt chẽ quá thể (xoay 180%) làm cho dân hoảng loan, đãn tới Bond run. Chả lẽ chỉ đi sửa và cứu, không cần tìm ra người chịu trách nhiệm?
 

BìnhMinh89

Xe tăng
Biển số
OF-771871
Ngày cấp bằng
25/3/21
Số km
1,378
Động cơ
51,517 Mã lực
Em không hiểu là xưa kia thả cho TP phát hành tùm lum (không tài sản đảm bảo, không bảo lãnh, điều kiện chuyển nhượng khó khăn, ls cao hơn gấp nhiều lần ls vay cùng kỳ hạn...) vậy mà BTC không liên quan gì cả, đến khi thấy sai sửa thì lại giật cục, chặt chẽ quá thể (xoay 180%) làm cho dân hoảng loan, đãn tới Bond run. Chả lẽ chỉ đi sửa và cứu, không cần tìm ra người chịu trách nhiệm?
Cách đây hơn 1 năm em thấy nhiều bài báo như bên dưới, chắc giờ tiền cũng vơi đi rất nhiều rồi nên không thấy báo chí nói tới nữa :P
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top