Trong những năm gần đây, đã có những thay đổi lớn về chất trong phát triển các phương tiện phòng thủ tên lửa: tính năng các bộ phận thông tin-trinh sát bảo đảm việc nhận dạng các mục tiêu đường đạn phức tạp trên cơ sở các phương tiện đối phó được sử dụng tăng lên.
Đồng thời tính năng chiến đấu của các phương tiện hoả lực được nâng cao và bắt đầu có được khả năng thực hiện chức năng các hệ thống tấn công chống vệ tinh, tính tương thích hoạt động của các hệ thống phòng thủ tên lửa của các nước được tăng cường... Trong đó dòng tên lửa SM của Mỹ đáp ứng được những yêu cầu trên và được rất nhiều lực lượng hải quân các nước biên chế.
1. Standard Missile 1 (SM-1)
SM-1 còn gọi là dòng RIM -66, đây là loạt tên lửa hải đối không để trang bị cho hải quân Mỹ. SM-1 được chế tạo và sản xuất để biên chế thay cho dòng tên lửa lỗi thời Terrier RIM-2 và RIM-24 đã từng được triển khai trên các tàu chiến USS của Mỹ.
Tên lửa hải đối không SM-1 Tuy nhiên, hệ thống SM-1MR khối I-IV (phiên bản RIM-66A) vẫn sử dụng hệ thống bệ phóng kĩ thuật số Tartar, sử dụng hệ thống chống trả điện tử, có khả năng thu hẹp phạm vi định vị mục tiêu, rút ngắn thời gian tấn công mục tiêu bề mặt.
SM-1 trên bệ phóng MK-46 SM-1MR khối V (phiên bản RIM-66B) có khả năng quét và tìm kiếm máy bay, sử dụng hệ thống lái tự động phản ứng nhanh, đầu đạn tấn công phân mảnh khi tiếp xúc mục tiêu MK-90, động cơ tên lửa là động cơ đôi MK-56 thường được trang bị cho phi cơ.
SM-1MR khối VI, VIA, VIB (phiên bản RIM-66E) là tên lửa tầm trung bình dùng hệ thống kĩ thuật số Tartar và hệ thống kiểm soát cháy MK-92. Loại tên lửa này thường dùng cho mục đích xuất khẩu. SM-1 khối này được gắn kíp nổ MK-45 MOD 4 (hay còn được gọi là thiết bị phát hiện mục tiêu TDD), sử dụng đầu đạn MK-115 (đầu đạn này cũng được trang bị cho dòng tên lửa SM-2). Riêng khối VIA và VIB sử dụng đầu đạn MK-45 MOD 6 và MK-45 MOD 7.
SM-1MR (phiên bản RIM-66E)
Dài:4.48m, đường kính: 0.343m. Sải cánh: 1.08m, trọng lượng: 617kg. Tốc độ: Mach +2, trần bay 20km. Phạm vi hoạt động 46km
SM-1ER (phiên bản RIM-67A): phiên bản nâng cấp của SM-1 để tăng cường cho lực lượng hải quân , cơ bản giống tên lửa SM-1MR, ngoại trừ động cơ đẩy, loại SM-1ER này sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn MK-30, máy tăng thế Hercule MK-12, đầu đạn hạt nhân hình que liên tiếp.
SM-1ER (RIM-67) Hiện SM-1 được trang bị cho tàu khu trục nhỏ Oliver Hazard Perry.
2. Standard Missile 2 (SM-2)
SM-2 là tên lửa hải đối không cơ bản của hải quân Mỹ, hiện nay với cấu hình triển khai đã được nâng cấp từ SM-1 thì dòng tên lửa tầm trung này có thể hoạt động trong mọi loại hình thời tiết.
SM-2 sử dụng máy thu xung động một chiều điện tử cho radar bán chủ động ở giai đoạn cuối và thiết bị dẫn quán tính ở giữa quá trình hoạt động có khả năng cập nhập lệnh giữa chừng từ hệ thống phòng chống cháy nổ trên tàu.
SM-2 SM-2 được phóng từ hệ thống phóng thẳng đứng MK-41 (VLS-Vertical Launching System) và hệ thống dẫn tên lửa MK-26 (GMLS-guided Missile Launching System). Loại tên lửa này dược phát triển nhằm mở rộng khả năng đe dọa mục tiêu , cải tiến khả năng đánh chặn các mối đe dọa hiện đại ở tầm thấp và cao, đặc biệt chú trọng vào các biện pháp chống trả điện tử (ECM).
Các loại tên lửa SM-2 dùng để chống máy bay, tên lửa và tàu. SM-2MR được trang bị cho lớp Ticonderoga, tàu tuần dương Aegis, khu trục hạm Aegis lớp Arleigh Burke, các tàu tuần dương hạt nhân lớp Virginia và California, khu trục hạm lớp Kidd.
SM-2ER chuyển vào tàu USS Mahan Tên lửa đất đối không SM-2 trang bị cho các tàu nổi chứa chất nổ rắn, đuôi kiểm soát, được thiết kế để đối phó với tên lửa hành trình chống tàu tầm cao với tốc độ cao (ASCM), sử dụng thiết bị dẫn giai đoạn cuối.
SM-2 cũng có thể dùng để đánh chặn mục tiêu bề mặt, thông qua hệ thống đánh chặn tầm xa có khả năng chống lại các loại tên lửa chống máy bay và chống tàu.
Đánh chặn máy bay không người lái SM-2 có các biến thể như SM-2MR, khối II và SM-2MR khối III, khối IIIA và khối IIIB, và các biến thể SM-2ER.
SM-2 MR: áp dụng hệ thống dẫn quán tính, lắp đầu đạn phân mảnh MK-115, trang bị hệ thống chiến đấu Aegis và hệ thống phóng MK-26. (Aegis vốn được triển khai và hoàn thiện trong hơn 30 năm là hệ thống chiến đấu đa năng thông minh. Nó bao gồm radar SPY-1 bước sóng 9 cm (băng S), tầm hoạt động 650 km, hệ thống điều khiển hoả lực, các bộ hiển thị thông tin tình hình xung quanh, các kênh liên lạc số để điều phối hoạt động của các thiết bị trên tàu, các thành tố trí tuệ nhân tạo, cũng như các tên lửa chống tên lửa SM-3 trên các bệ phóng thẳng đứng Мk 41.)
SM-2MR trên bệ phóng SM-2MR khối II (phiên bản RIM-66G): vẫn áp dụng hệ thống chiến đấu Aegis và hệ thóng phóng MK-26 giống như SM-2MR, tuy nhiên dòng tên lửa này được lắp đặt động cơ tên lửa Thiokol MK-104 giúp tăng phạm vi hoạt động lên gấp đôi và tốc độ phân mảnh của đầu đạn hạt nhân cao.
SM-2MR (RIM-66G) được phóng từ bệ phóng MK-26 SM-2MR khối II (phiên bản RIM-66H): hệ thống chiến đấu tương tự như phiên bản RIM-66G, sử dụng hệ thống phóng thẳng đứng VLS MK-41.
SM-2MR khối III (phiên bản RIM-66K-1 và RIM-66L-1): được nâng cấp từ SM-2MR khối II, trang bị hệ thống chiến đấu Aegis và hệ thống phóng MK-26, cải thiện thiết bị phát hiện mục tiêu MK-45 MOD 9 giúp đạt hiệu quả tốt hơn khi hạ mục tiêu tầm thấp. Đối với phiên bản RIM-66M-1 thì sử dụng hệ thống phóng MK-41.
SM-2MR khối IIIA (phiên bản RIM-66K-2): được nâng cấp và lắp đặt đầu đạn hạt nhân MK-125 với chất nổ chứa hạt nặng hơn. Với phiên bản RIM-66M-2, vẫn dùng hệ thống chiến đấu Aegis, hệ thống phóng MK-41. Tuy nhiên, được lắp thêm thiết bị phòng không của Đức. Đầu đạn của phiên bản này giống như phiên bản RIM-66K-2.
SM-2MR khối IIIB (phiên bản RIM-66M-5): được nâng cấp hơn với chương trình cải tiến tên lửa Homing, hệ thống dò tìm đôi IR/SARH, hệ thống dò tìm hồng ngoại IR được gắn bên cạnh tên lửa.
RIM-66M SM-2ER (phiên bản RIM-67B): loại tên lửa này đc đưa vào phục vụ năm 1980, sử dụng hệ thống dẫn quán tính, thiết bị dò tìm monopulse trong gia đoạn cuối.
RIM-67B
Trọng lượng 1341kg, sải cánh 1.6m. Phạm vi hoạt động từ 6.4 đến 183km
SM-2ER khối II (phiên bản RIM-67C): áp dụng động cơ đẩy MK-70 giúp tăng gấp đôi hiệu quả, dùng đầu đạn hạt nhân MK-115.
SM-2ER khối III (phiên bản RIM-67D): động cơ chính MK-30 MOD 4, thiết bị phát hiện mục tiêu MK-45 MOD 8.
SM-2ER khối IV (phiên bản RIM-156A hay EX-RIM-67E): được thiết kế tăng cường cho các tàu chiến dùng hệ thống phóng thẳng đứng Aegis, áp dụng động cơ đẩy MK-72 với hệ thống kiểm soát véc-tơ đẩy. Ngoài ra, loại tên lửa này còn được trang bị thiết bị phát hiện mục tiêu MK-45 MOD 10 để phát hiện mục tiêu tầm thấp với hiệu suất cao, bổ sung hệ thống kiểm soát và dẫn tên lửa. Đây chính là bước tiến cho hải quân Mỹ phát triển tên lửa đạn đạo mới.
RIM-156
SM-2ER khối IVA (phiên bản RIM-156B): thiết kế bổ sung sức mạnh cho loạt tàu chiến dùng hệ thống phóng thẳng đứng Aegis có khả năng theo dõi tên lửa đạn đạo và máy bay. Loại tên lửa này có thiết bị dò tìm kép RF/IIR, đầu đạn MK-125 phiên bản nâng cấp mới, củng cố hệ thống lái tự động chống tên lửa đạn đạo.
Loại tên lửa SM-1 và 2 được hải quân của các nước liên minh biên chế như sử dụng bởi Hải quân Hoa Kỳ , Hải quân Phòng vệ Nhật Bản , Hải quân Ý, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ , Hải quân Hà Lan , Hải quân Đức, Hải quân Canada , và những nước khác.
3. Standard Missile 3
SM-3 (phiên bản RIM-161): được nâng cấp từ SM-2 khối IV (RIM-156) dùng để đánh chặn loại tên lửa đạn đạo tầm trung, tuy được thiết kế như là một loại tên lửa chống tên lửa đạn đạo nhưng nó cũng có khả năng chống vệ tinh tầm thấp. Hiện tên lửa này phục vụ trong hải quân Mỹ và là hệ thống tên lửa phòng thủ của Nhật.
SM-3 (RIM-161)
Chiều dài: 6.59 m, đường kính: 0.533 m, sải cánh: 1.57m. Phạm vi hoạt động 500km. Trần bay 160km tốc độ bay 9.600km/h.
Hệ thống đẩy nhiên liệu gồm 4 tầng :
- Tầng 1: Động cơ đẩy MK-72, động cơ máy bay, nhiên liệu rắn.
- Tầng 2: Động cơ tên lửa lực đẩy kép MK-104, nhiên liệu rắn, động cơ máy bay.
- Tầng 3: ĐỘng cơ tên lửa giai đoạn 3 MK-136, nhiên liệu rắn, hệ thống tấn công ATK dùng để đánh chặn.
- Tầng 4: Hệ thống kiểm soát biến thể cơ động rắn
Hệ thống dẫn: Radar bán chủ động Homing/ GPS/ INS, hệ thống dò tìm thụ động LWIR
Tên lửa SM-3 (RIM-161) có cùng kích thước và trọng lượng với tên lửa SM-2 khối IV (chiều dài 6,59 m, đường kính động cơ khởi tốc 533 mm, đường kính tầng hành trình 343 mm, trọng lượng 1500 kg), đều sử dụng động cơ Мk 72 4 loa phụt, động cơ tăng tốc-hành trình kép Мk 104, các cánh siêu ngắn và cụm cánh lái khí động tự bung.
Sự khác biệt ở 2 tên lửa này là ở chỗ SM-3 có tầng 3. Tầng 3 bao gồm: động cơ Мk 136, khoang dẫn quán tính với máy thu GPS và kênh trao đổi dữ liệu, nắp rẽ dòng nhẹ có thể cắt bỏ và tầng đánh chặn Мk 142 tiêu diệt mục tiêu bằng va chạm trực tiếp.
Động cơ MK-136 Мk 136 là động cơ nhiên liệu rắn 2 lần khởi động do hãng Alliant Techsystems chế tạo dự trên những thành tựu mới nhất trong lĩnh vực này. Nó được nạp 2 liều phóng rắn ngăn cách bởi hệ thống barier, kết cấu của nó làm bằng các vật liệu composite epoxy grafit và carbon-carbon. Để ổn định và định hướng tầng 3 tên lửa khi bay tự hoạt trong thành phần động cơ có hệ thống điều khiển tích hợp sử dụng gas lạnh làm thể công tác.
SM-3 hạ mục tiêu là vệ tinh Мk 142 là cơ cấu tự dẫn có lắp đầu tự dẫn hồng ngoại với khối Cryogen, một số bộ xử lý, 1 động cơ cơ động và định hướng nhiên liệu rắn DACS, nguồn cấp điện và nhiều phân hệ khác.
Tầm phát hiện mục tiêu của đầu tự dẫn hồng ngoại là hơn 300 km, còn việc sử dụng DACS cho phép làm lệch quỹ đạo bay của nó hơn 3-3,2 km.
SM-3 được phóng từ tàu USS Decatur SM-3 có các biến thể như SM-3 khối IA và khối IB, SM-3 khối II và khối IIA.
SM-3 khối IA (RIM-161 A và RIM-161B): được trang bị cho tàu chiến Mỹ năm 2004, loại tên lửa này sử dụng Mk-142 có sử dụng biến thể DACS trang bị 1 liều phóng rắn. Ngoài ra, SM-3 khối IA còn có một số cải tiến nhỏ trong thiết kế đánh chặn ứng dụng đầu đạn động LEAP. Thiết bị dò tìm đơn màu, và có sử dụng hệ thống kiểm soát DACS. Các vụ thử nghiệm bay tên lửa này bắt đầu ngày 22.6.2006 và đến nay đã thực hiện gần 10 lần đánh chặn thành công các mục tiêu đường đạn khác nhau ở các giai đoạn bay khác nhau. Tham gia nhiều trong các lần thử nghiệm này, ngoài các tàu hải quân Mỹ trang bị hệ thống Aegis còn có các tàu của Nhật, Hà Lan và Tây Ban Nha.
SM-3 trên tàu USS Josephus Daniels Được biết tầm bắn và độ cao đánh chặn tiêu chuẩn của SM-3 Block IА tương ứng là 600 và 160 km, tốc độ tối đa 3-3,5 km/s, nên bảo đảm tạo ra động năng va đập của tầng đánh chặn với mục tiêu lên tới 125-130 mJ. Tháng 2.2008, sau quá trình chuẩn bị, biến thể tên lửa này được sử dụng để tiêu diệt ở độ cao 247 km vệ tinh mất điều khiển USA-193.
SM-3 khối IB: áp dụng hệ thống dò tìm hai màu IIR và hệ thống kiểm soát có thể điều chỉnh TDACS. Các khác biệt chính của SM-3 Block IВ so với Block IА là thuộc về tầng đánh chặn. Trên tên lửa SM-3 Block IВ sẽ sử dụng hệ DACS 10 loa phụt rẻ tiền hơn, có khả năng thay đổi lực đẩy, đầu tự dẫn hồng ngoại 2 màu cho phép tăng kích thước vùng phát hiện mục tiêu và cải thiện khả năng nhận dạng mục tiêu trên nền nhiễu.
SM-3 (RIM-161) trong cuộc thử nghiệm phóng Tên lửa cũng sẽ được trang bị thiết bị quang học phản xạ và bộ xử lý tín hiệu cải tiến. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc sử dụng các cải tiến này sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của tên lửa nhờ cho phép tên lửa đánh chặn mục tiêu ở cự ly xa hơn các biến thể trước đó. Biến thể này có thể phóng từ các bệ phóng trên tàu, cũng như trên mặt đất khi nằm trong cơ cấu của hệ thống Aegis Ashore (Aegis trên bờ). Có thể tăng thêm tầm bắn của biến thể này bằng cách triển khai các tên lửa chống tên lửa cách khá xa radar và hệ thống điều khiển hoả lực.
SM-3 khối IIA: được trang bị tầng đánh chặn đường kính lớn hơn, đầu tự dẫn hồng ngoại cải tiến và hệ thống DACS hiệu quả hơn. SM-3 Block IIА sẽ được lắp nắp rẽ dòng ở mũi và các tấm khí động nhỏ hơn. Việc sử dụng cho SM-3 Block IIА động cơ tăng tốc-hành trình cỡ lớn cho phép tăng tốc độ cuối của tên lửa lên 45-60%, hay đến 4,3-5,6 km/s, tầm bắn lên đến 1000 km. Do kích thước tên lửa tăng lên nên trọng lượng phóng của tên lửa cũng tăng hơn 1,5 lần.
SM-3 được phóng từ tàu USS Lake Erie SM-3 khối IIB: tiếp tục nâng cao các tính năng bằng việc lắp tầng đánh chặn cỡ lớn (UKV) có tính năng tìm kiếm, nhận dạng mục tiêu cao hơn, có khả năng cơ động mạnh ở giai đoạn cuối (High Divert - "biến thể cơ động cao"). Người ta cũng dự tính sử dụng cho SM-3 khối IIB công nghệ tiêu diệt mục tiêu từ xa, công nghệ này sẽ bao gồm không chỉ việc phóng tên lửa theo thông tin từ các radar và hệ thống điều khiển ở xa mà còn cả khả năng cập nhật dữ liệu trong quá trình bay từ các hệ thống khác. SM-3 khối IIB cũng được trang bị một số tầng đánh chặn MKV mà trọng lượng và kích thước của chúng sẽ cho phép lắp trên tên lửa 5 tầng đánh chặn như vậy. Việc áp dụng những cải tiến đó sẽ cho phép coi SM-3 Block IIB như một tên lửa chống tên lửa có khả năng nổi bật trong đánh chặn tên lửa đường đạn xuyên lục địa và các đầu đạn của chúng ở giai đoạn bay ngoài khí quyển.
Sơ đồ cấu tạo SM-3 khối IA
Với những cải tiến này SM-3 khối IIB sẽ có tầm bắn xa hơn lên đến 6000 km, tốc độ nhanh hơn cụ thể là 6km/s, và chính xác hơn.
Đồng thời tính năng chiến đấu của các phương tiện hoả lực được nâng cao và bắt đầu có được khả năng thực hiện chức năng các hệ thống tấn công chống vệ tinh, tính tương thích hoạt động của các hệ thống phòng thủ tên lửa của các nước được tăng cường... Trong đó dòng tên lửa SM của Mỹ đáp ứng được những yêu cầu trên và được rất nhiều lực lượng hải quân các nước biên chế.
1. Standard Missile 1 (SM-1)
SM-1 còn gọi là dòng RIM -66, đây là loạt tên lửa hải đối không để trang bị cho hải quân Mỹ. SM-1 được chế tạo và sản xuất để biên chế thay cho dòng tên lửa lỗi thời Terrier RIM-2 và RIM-24 đã từng được triển khai trên các tàu chiến USS của Mỹ.
Tên lửa hải đối không SM-1 Tuy nhiên, hệ thống SM-1MR khối I-IV (phiên bản RIM-66A) vẫn sử dụng hệ thống bệ phóng kĩ thuật số Tartar, sử dụng hệ thống chống trả điện tử, có khả năng thu hẹp phạm vi định vị mục tiêu, rút ngắn thời gian tấn công mục tiêu bề mặt.
SM-1 trên bệ phóng MK-46 SM-1MR khối V (phiên bản RIM-66B) có khả năng quét và tìm kiếm máy bay, sử dụng hệ thống lái tự động phản ứng nhanh, đầu đạn tấn công phân mảnh khi tiếp xúc mục tiêu MK-90, động cơ tên lửa là động cơ đôi MK-56 thường được trang bị cho phi cơ.
SM-1MR khối VI, VIA, VIB (phiên bản RIM-66E) là tên lửa tầm trung bình dùng hệ thống kĩ thuật số Tartar và hệ thống kiểm soát cháy MK-92. Loại tên lửa này thường dùng cho mục đích xuất khẩu. SM-1 khối này được gắn kíp nổ MK-45 MOD 4 (hay còn được gọi là thiết bị phát hiện mục tiêu TDD), sử dụng đầu đạn MK-115 (đầu đạn này cũng được trang bị cho dòng tên lửa SM-2). Riêng khối VIA và VIB sử dụng đầu đạn MK-45 MOD 6 và MK-45 MOD 7.
SM-1MR (phiên bản RIM-66E)
Dài:4.48m, đường kính: 0.343m. Sải cánh: 1.08m, trọng lượng: 617kg. Tốc độ: Mach +2, trần bay 20km. Phạm vi hoạt động 46km
SM-1ER (phiên bản RIM-67A): phiên bản nâng cấp của SM-1 để tăng cường cho lực lượng hải quân , cơ bản giống tên lửa SM-1MR, ngoại trừ động cơ đẩy, loại SM-1ER này sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn MK-30, máy tăng thế Hercule MK-12, đầu đạn hạt nhân hình que liên tiếp.
SM-1ER (RIM-67) Hiện SM-1 được trang bị cho tàu khu trục nhỏ Oliver Hazard Perry.
2. Standard Missile 2 (SM-2)
SM-2 là tên lửa hải đối không cơ bản của hải quân Mỹ, hiện nay với cấu hình triển khai đã được nâng cấp từ SM-1 thì dòng tên lửa tầm trung này có thể hoạt động trong mọi loại hình thời tiết.
SM-2 sử dụng máy thu xung động một chiều điện tử cho radar bán chủ động ở giai đoạn cuối và thiết bị dẫn quán tính ở giữa quá trình hoạt động có khả năng cập nhập lệnh giữa chừng từ hệ thống phòng chống cháy nổ trên tàu.
SM-2 SM-2 được phóng từ hệ thống phóng thẳng đứng MK-41 (VLS-Vertical Launching System) và hệ thống dẫn tên lửa MK-26 (GMLS-guided Missile Launching System). Loại tên lửa này dược phát triển nhằm mở rộng khả năng đe dọa mục tiêu , cải tiến khả năng đánh chặn các mối đe dọa hiện đại ở tầm thấp và cao, đặc biệt chú trọng vào các biện pháp chống trả điện tử (ECM).
Các loại tên lửa SM-2 dùng để chống máy bay, tên lửa và tàu. SM-2MR được trang bị cho lớp Ticonderoga, tàu tuần dương Aegis, khu trục hạm Aegis lớp Arleigh Burke, các tàu tuần dương hạt nhân lớp Virginia và California, khu trục hạm lớp Kidd.
SM-2ER chuyển vào tàu USS Mahan Tên lửa đất đối không SM-2 trang bị cho các tàu nổi chứa chất nổ rắn, đuôi kiểm soát, được thiết kế để đối phó với tên lửa hành trình chống tàu tầm cao với tốc độ cao (ASCM), sử dụng thiết bị dẫn giai đoạn cuối.
SM-2 cũng có thể dùng để đánh chặn mục tiêu bề mặt, thông qua hệ thống đánh chặn tầm xa có khả năng chống lại các loại tên lửa chống máy bay và chống tàu.
Đánh chặn máy bay không người lái SM-2 có các biến thể như SM-2MR, khối II và SM-2MR khối III, khối IIIA và khối IIIB, và các biến thể SM-2ER.
SM-2 MR: áp dụng hệ thống dẫn quán tính, lắp đầu đạn phân mảnh MK-115, trang bị hệ thống chiến đấu Aegis và hệ thống phóng MK-26. (Aegis vốn được triển khai và hoàn thiện trong hơn 30 năm là hệ thống chiến đấu đa năng thông minh. Nó bao gồm radar SPY-1 bước sóng 9 cm (băng S), tầm hoạt động 650 km, hệ thống điều khiển hoả lực, các bộ hiển thị thông tin tình hình xung quanh, các kênh liên lạc số để điều phối hoạt động của các thiết bị trên tàu, các thành tố trí tuệ nhân tạo, cũng như các tên lửa chống tên lửa SM-3 trên các bệ phóng thẳng đứng Мk 41.)
SM-2MR trên bệ phóng SM-2MR khối II (phiên bản RIM-66G): vẫn áp dụng hệ thống chiến đấu Aegis và hệ thóng phóng MK-26 giống như SM-2MR, tuy nhiên dòng tên lửa này được lắp đặt động cơ tên lửa Thiokol MK-104 giúp tăng phạm vi hoạt động lên gấp đôi và tốc độ phân mảnh của đầu đạn hạt nhân cao.
SM-2MR (RIM-66G) được phóng từ bệ phóng MK-26 SM-2MR khối II (phiên bản RIM-66H): hệ thống chiến đấu tương tự như phiên bản RIM-66G, sử dụng hệ thống phóng thẳng đứng VLS MK-41.
SM-2MR khối III (phiên bản RIM-66K-1 và RIM-66L-1): được nâng cấp từ SM-2MR khối II, trang bị hệ thống chiến đấu Aegis và hệ thống phóng MK-26, cải thiện thiết bị phát hiện mục tiêu MK-45 MOD 9 giúp đạt hiệu quả tốt hơn khi hạ mục tiêu tầm thấp. Đối với phiên bản RIM-66M-1 thì sử dụng hệ thống phóng MK-41.
SM-2MR khối IIIB (phiên bản RIM-66M-5): được nâng cấp hơn với chương trình cải tiến tên lửa Homing, hệ thống dò tìm đôi IR/SARH, hệ thống dò tìm hồng ngoại IR được gắn bên cạnh tên lửa.
Trọng lượng 1341kg, sải cánh 1.6m. Phạm vi hoạt động từ 6.4 đến 183km
SM-2ER khối II (phiên bản RIM-67C): áp dụng động cơ đẩy MK-70 giúp tăng gấp đôi hiệu quả, dùng đầu đạn hạt nhân MK-115.
SM-2ER khối III (phiên bản RIM-67D): động cơ chính MK-30 MOD 4, thiết bị phát hiện mục tiêu MK-45 MOD 8.
SM-2ER khối IV (phiên bản RIM-156A hay EX-RIM-67E): được thiết kế tăng cường cho các tàu chiến dùng hệ thống phóng thẳng đứng Aegis, áp dụng động cơ đẩy MK-72 với hệ thống kiểm soát véc-tơ đẩy. Ngoài ra, loại tên lửa này còn được trang bị thiết bị phát hiện mục tiêu MK-45 MOD 10 để phát hiện mục tiêu tầm thấp với hiệu suất cao, bổ sung hệ thống kiểm soát và dẫn tên lửa. Đây chính là bước tiến cho hải quân Mỹ phát triển tên lửa đạn đạo mới.
RIM-156
SM-2ER khối IVA (phiên bản RIM-156B): thiết kế bổ sung sức mạnh cho loạt tàu chiến dùng hệ thống phóng thẳng đứng Aegis có khả năng theo dõi tên lửa đạn đạo và máy bay. Loại tên lửa này có thiết bị dò tìm kép RF/IIR, đầu đạn MK-125 phiên bản nâng cấp mới, củng cố hệ thống lái tự động chống tên lửa đạn đạo.
Loại tên lửa SM-1 và 2 được hải quân của các nước liên minh biên chế như sử dụng bởi Hải quân Hoa Kỳ , Hải quân Phòng vệ Nhật Bản , Hải quân Ý, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ , Hải quân Hà Lan , Hải quân Đức, Hải quân Canada , và những nước khác.
3. Standard Missile 3
SM-3 (phiên bản RIM-161): được nâng cấp từ SM-2 khối IV (RIM-156) dùng để đánh chặn loại tên lửa đạn đạo tầm trung, tuy được thiết kế như là một loại tên lửa chống tên lửa đạn đạo nhưng nó cũng có khả năng chống vệ tinh tầm thấp. Hiện tên lửa này phục vụ trong hải quân Mỹ và là hệ thống tên lửa phòng thủ của Nhật.
Chiều dài: 6.59 m, đường kính: 0.533 m, sải cánh: 1.57m. Phạm vi hoạt động 500km. Trần bay 160km tốc độ bay 9.600km/h.
Hệ thống đẩy nhiên liệu gồm 4 tầng :
- Tầng 1: Động cơ đẩy MK-72, động cơ máy bay, nhiên liệu rắn.
- Tầng 2: Động cơ tên lửa lực đẩy kép MK-104, nhiên liệu rắn, động cơ máy bay.
- Tầng 3: ĐỘng cơ tên lửa giai đoạn 3 MK-136, nhiên liệu rắn, hệ thống tấn công ATK dùng để đánh chặn.
- Tầng 4: Hệ thống kiểm soát biến thể cơ động rắn
Hệ thống dẫn: Radar bán chủ động Homing/ GPS/ INS, hệ thống dò tìm thụ động LWIR
Tên lửa SM-3 (RIM-161) có cùng kích thước và trọng lượng với tên lửa SM-2 khối IV (chiều dài 6,59 m, đường kính động cơ khởi tốc 533 mm, đường kính tầng hành trình 343 mm, trọng lượng 1500 kg), đều sử dụng động cơ Мk 72 4 loa phụt, động cơ tăng tốc-hành trình kép Мk 104, các cánh siêu ngắn và cụm cánh lái khí động tự bung.
Sự khác biệt ở 2 tên lửa này là ở chỗ SM-3 có tầng 3. Tầng 3 bao gồm: động cơ Мk 136, khoang dẫn quán tính với máy thu GPS và kênh trao đổi dữ liệu, nắp rẽ dòng nhẹ có thể cắt bỏ và tầng đánh chặn Мk 142 tiêu diệt mục tiêu bằng va chạm trực tiếp.
Tầm phát hiện mục tiêu của đầu tự dẫn hồng ngoại là hơn 300 km, còn việc sử dụng DACS cho phép làm lệch quỹ đạo bay của nó hơn 3-3,2 km.
SM-3 được phóng từ tàu USS Decatur SM-3 có các biến thể như SM-3 khối IA và khối IB, SM-3 khối II và khối IIA.
SM-3 khối IA (RIM-161 A và RIM-161B): được trang bị cho tàu chiến Mỹ năm 2004, loại tên lửa này sử dụng Mk-142 có sử dụng biến thể DACS trang bị 1 liều phóng rắn. Ngoài ra, SM-3 khối IA còn có một số cải tiến nhỏ trong thiết kế đánh chặn ứng dụng đầu đạn động LEAP. Thiết bị dò tìm đơn màu, và có sử dụng hệ thống kiểm soát DACS. Các vụ thử nghiệm bay tên lửa này bắt đầu ngày 22.6.2006 và đến nay đã thực hiện gần 10 lần đánh chặn thành công các mục tiêu đường đạn khác nhau ở các giai đoạn bay khác nhau. Tham gia nhiều trong các lần thử nghiệm này, ngoài các tàu hải quân Mỹ trang bị hệ thống Aegis còn có các tàu của Nhật, Hà Lan và Tây Ban Nha.
SM-3 trên tàu USS Josephus Daniels Được biết tầm bắn và độ cao đánh chặn tiêu chuẩn của SM-3 Block IА tương ứng là 600 và 160 km, tốc độ tối đa 3-3,5 km/s, nên bảo đảm tạo ra động năng va đập của tầng đánh chặn với mục tiêu lên tới 125-130 mJ. Tháng 2.2008, sau quá trình chuẩn bị, biến thể tên lửa này được sử dụng để tiêu diệt ở độ cao 247 km vệ tinh mất điều khiển USA-193.
SM-3 khối IB: áp dụng hệ thống dò tìm hai màu IIR và hệ thống kiểm soát có thể điều chỉnh TDACS. Các khác biệt chính của SM-3 Block IВ so với Block IА là thuộc về tầng đánh chặn. Trên tên lửa SM-3 Block IВ sẽ sử dụng hệ DACS 10 loa phụt rẻ tiền hơn, có khả năng thay đổi lực đẩy, đầu tự dẫn hồng ngoại 2 màu cho phép tăng kích thước vùng phát hiện mục tiêu và cải thiện khả năng nhận dạng mục tiêu trên nền nhiễu.
SM-3 (RIM-161) trong cuộc thử nghiệm phóng Tên lửa cũng sẽ được trang bị thiết bị quang học phản xạ và bộ xử lý tín hiệu cải tiến. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc sử dụng các cải tiến này sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của tên lửa nhờ cho phép tên lửa đánh chặn mục tiêu ở cự ly xa hơn các biến thể trước đó. Biến thể này có thể phóng từ các bệ phóng trên tàu, cũng như trên mặt đất khi nằm trong cơ cấu của hệ thống Aegis Ashore (Aegis trên bờ). Có thể tăng thêm tầm bắn của biến thể này bằng cách triển khai các tên lửa chống tên lửa cách khá xa radar và hệ thống điều khiển hoả lực.
SM-3 khối IIA: được trang bị tầng đánh chặn đường kính lớn hơn, đầu tự dẫn hồng ngoại cải tiến và hệ thống DACS hiệu quả hơn. SM-3 Block IIА sẽ được lắp nắp rẽ dòng ở mũi và các tấm khí động nhỏ hơn. Việc sử dụng cho SM-3 Block IIА động cơ tăng tốc-hành trình cỡ lớn cho phép tăng tốc độ cuối của tên lửa lên 45-60%, hay đến 4,3-5,6 km/s, tầm bắn lên đến 1000 km. Do kích thước tên lửa tăng lên nên trọng lượng phóng của tên lửa cũng tăng hơn 1,5 lần.
SM-3 được phóng từ tàu USS Lake Erie SM-3 khối IIB: tiếp tục nâng cao các tính năng bằng việc lắp tầng đánh chặn cỡ lớn (UKV) có tính năng tìm kiếm, nhận dạng mục tiêu cao hơn, có khả năng cơ động mạnh ở giai đoạn cuối (High Divert - "biến thể cơ động cao"). Người ta cũng dự tính sử dụng cho SM-3 khối IIB công nghệ tiêu diệt mục tiêu từ xa, công nghệ này sẽ bao gồm không chỉ việc phóng tên lửa theo thông tin từ các radar và hệ thống điều khiển ở xa mà còn cả khả năng cập nhật dữ liệu trong quá trình bay từ các hệ thống khác. SM-3 khối IIB cũng được trang bị một số tầng đánh chặn MKV mà trọng lượng và kích thước của chúng sẽ cho phép lắp trên tên lửa 5 tầng đánh chặn như vậy. Việc áp dụng những cải tiến đó sẽ cho phép coi SM-3 Block IIB như một tên lửa chống tên lửa có khả năng nổi bật trong đánh chặn tên lửa đường đạn xuyên lục địa và các đầu đạn của chúng ở giai đoạn bay ngoài khí quyển.
Với những cải tiến này SM-3 khối IIB sẽ có tầm bắn xa hơn lên đến 6000 km, tốc độ nhanh hơn cụ thể là 6km/s, và chính xác hơn.
- Pha Lê (Theo Fas, Wiki, Globalpost, Globalsecurity, Deagel, Raytheon)