Dòng tên lửa tiêu chuẩn SM của Mỹ

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
650
Động cơ
410,730 Mã lực
Khộ thân Nga, phận hèn cứ kêu gào, NATO đệch thèm nghe. Giờ đến thằng Ba lan cũng dám văng vào mặt Nga là việc của các bố mày, việc gì đến mày mà to mồm. =))

Xem bản đồ thì các dàn SM3 bao vây hết phần phía tây Nga. Tức là sẵn sàng bắn rơi tên lửa Nga ngay trong pha đầu. Thảo nào Nga ăn ko ngon ngủ ko yên. Con gấu giờ chỉ yên ổn trong khu rừng của nó. Bìa rừng các bác thợ săn với súng ống và bẫy đã chờ sẵn.;))
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Khộ thân Nga, phận hèn cứ kêu gào, NATO đệch thèm nghe. Giờ đến thằng Ba lan cũng dám văng vào mặt Nga là việc của các bố mày, việc gì đến mày mà to mồm. =))

Xem bản đồ thì các dàn SM3 bao vây hết phần phía tây Nga. Tức là sẵn sàng bắn rơi tên lửa Nga ngay trong pha đầu. Thảo nào Nga ăn ko ngon ngủ ko yên. Con gấu giờ chỉ yên ổn trong khu rừng của nó. Bìa rừng các bác thợ săn với súng ống và bẫy đã chờ sẵn.;))
Cụ chém vừa thôi, SM3 đâu có thiết kế đánh chặn pha đầu đâu.
Cháu nhớ không nhầm thì dự án chế tạo KEI có tốc độ 36000km/h nhưng bị đình rồi thì phải.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
hình như Nga vẫn đang giữ cái tên lửa 53T6 có tốc độ 5km/s sau chỉ 3s để đánh chặn ấy nhỉ
loại này hình như không phát triển nữa vì Nga cho rằng dòng S-300 đã đc tích hợp khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo rồi thì phải
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Cụ chém vừa thôi, SM3 đâu có thiết kế đánh chặn pha đầu đâu.
Cháu nhớ không nhầm thì dự án chế tạo KEI có tốc độ 36000km/h nhưng bị đình rồi thì phải.
đúng thế ạ ! SM-3 thiết kế để đánh chặn sau khi đầu đạn đã tách khỏi thân
 

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
650
Động cơ
410,730 Mã lực
Cụ chém vừa thôi, SM3 đâu có thiết kế đánh chặn pha đầu đâu.
Cháu nhớ không nhầm thì dự án chế tạo KEI có tốc độ 36000km/h nhưng bị đình rồi thì phải.
à vầng, iem hơi chém tí hế hế.

Có điều cụ nên tìm hiểu tại sao thẳng Mẽo 1 mặt kêu NMD ko nhắm vào NGa, 1 mặt cứ đưa các dàn PAC-3, SM3 áp sát biên giới Nga. Nếu chỉ làm vòm bảo vệ diệt tên lửa pha cuối thì đặt tên lửa đánh chặn ở Trung Âu là đủ bao trùm lục địa và đỡ căng thẳng với Nga. Dưng Mẽo đang nghiên cứu cái early intercept of ballistic missile tức là càng đánh chặn sớm bao nhiêu càng chắc ăn bấy nhiêu. Tất nhiên bây giờ thì chưa nhưng 2020 hay xa hơn mà có thì Nga cũng vãi cả lái. Còn với các ICBM đặt sâu trong lãnh tổ Nga bắn qua Bắc Cực sang Mỹ thì đương nhiên là bắn chặn ở mid course roài.

Trò mèo này thằng Nga biét tỏng nên nó mới lo sốt vó và dọa ầm ĩ này nọ chứng tỏ Nga hoàn toàn ý thức được cái nợi hại của NMD chứ ko phải các loại đàn bà đ...ái ngồi õng ẹo bảo em ứ sợ đâu ợ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hỏi tí ! thế có loại tên lửa nào, đánh chặn icbm từ lúc nó còn nằm trong ống phóng, ở tít sâu trong lãnh thổ nước tụi nó (Nga, Mỹ, Tàu...) ko các bác :D
 
Chỉnh sửa cuối:

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Hỏi tí ! thế có loại tên lửa nào, đánh chặn icbm từ lúc nó còn nằm trong ống phóng, ở tít sâu trong lãnh thổ nước tụi nó (Nga, Mỹ, Tàu...) ko các bác :D
Có đấy cụ, Mẽo định chặn đánh tên lửa chống tàu sân bay của khựa bằng cách xua X47 tìm và diệt các dàn phóng trước khi nó cơ động đến vị trí bắn. Chiến thuật thế còn làm được hay không La chuyện khác :D
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
à vầng, iem hơi chém tí hế hế.

Có điều cụ nên tìm hiểu tại sao thẳng Mẽo 1 mặt kêu NMD ko nhắm vào NGa, 1 mặt cứ đưa các dàn PAC-3, SM3 áp sát biên giới Nga. Nếu chỉ làm vòm bảo vệ diệt tên lửa pha cuối thì đặt tên lửa đánh chặn ở Trung Âu là đủ bao trùm lục địa và đỡ căng thẳng với Nga. Dưng Mẽo đang nghiên cứu cái early intercept of ballistic missile tức là càng đánh chặn sớm bao nhiêu càng chắc ăn bấy nhiêu. Tất nhiên bây giờ thì chưa nhưng 2020 hay xa hơn mà có thì Nga cũng vãi cả lái. Còn với các ICBM đặt sâu trong lãnh tổ Nga bắn qua Bắc Cực sang Mỹ thì đương nhiên là bắn chặn ở mid course roài.

Trò mèo này thằng Nga biét tỏng nên nó mới lo sốt vó và dọa ầm ĩ này nọ chứng tỏ Nga hoàn toàn ý thức được cái nợi hại của NMD chứ ko phải các loại đàn bà đ...ái ngồi õng ẹo bảo em ứ sợ đâu ợ.
Hiện giờ SM3 chưa đủ tốc độ làm chuyện đó mà cụ. KEI và ABL đều thông báo đình chỉ. Còn Dự án HAARP thì im hơi lặng tiếng lâu rồi, X37 thì cứ lượn lờ trên quỹ đạo chẳng rõ làm gì.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
à vầng, iem hơi chém tí hế hế.

Có điều cụ nên tìm hiểu tại sao thẳng Mẽo 1 mặt kêu NMD ko nhắm vào NGa, 1 mặt cứ đưa các dàn PAC-3, SM3 áp sát biên giới Nga. Nếu chỉ làm vòm bảo vệ diệt tên lửa pha cuối thì đặt tên lửa đánh chặn ở Trung Âu là đủ bao trùm lục địa và đỡ căng thẳng với Nga. Dưng Mẽo đang nghiên cứu cái early intercept of ballistic missile tức là càng đánh chặn sớm bao nhiêu càng chắc ăn bấy nhiêu. Tất nhiên bây giờ thì chưa nhưng 2020 hay xa hơn mà có thì Nga cũng vãi cả lái. Còn với các ICBM đặt sâu trong lãnh tổ Nga bắn qua Bắc Cực sang Mỹ thì đương nhiên là bắn chặn ở mid course roài.

Trò mèo này thằng Nga biét tỏng nên nó mới lo sốt vó và dọa ầm ĩ này nọ chứng tỏ Nga hoàn toàn ý thức được cái nợi hại của NMD chứ ko phải các loại đàn bà đ...ái ngồi õng ẹo bảo em ứ sợ đâu ợ.
cái mồm để ăn cơm chứu không ai để ngậm chất thải như cái của nợ này
cãi cùn và đuối lý thì lại văng
thằng Mỹ nó đem cái lý là chặn pha cuối của IRAN nên mới mang đặt ở ĐÔNG ÂU
nhưng cái lo của NGA không phải là cái SM-3 hay PAC-3 mà là cái hệ RADA của NMD nó sục sạo toàn đất của NGA
cũng như nhà ở có 1 ông vác ống nhòm nhìn qua cửa sổ
thế nên mới có luật là trong vòng 4m thì không đc làm cửa sổ đối diện nhà nhau
nên ăn thêm cá đi nhé chứ thời buổi này thừng NGA cũng chả ngu đần mà bắn sang Mỹ hay ngược lại
vấn đề là tôi không muốn ông biết tôi làm gì nhà tôi
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Hiện giờ SM3 chưa đủ tốc độ làm chuyện đó mà cụ. KEI và ABL đều thông báo đình chỉ. Còn Dự án HAARP thì im hơi lặng tiếng lâu rồi, X37 thì cứ lượn lờ trên quỹ đạo chẳng rõ làm gì.
X-37 nó thu về từ 3/12/2010 rồi mà cụ ơi
ALTB thì bị chê là cần phải làm cái tia mạnh hơn từ 20-30 lần mới đủ sức đánh chặn ICBM nên đã bị xếp xó rồi sau 16 năm phát triển và tiêu đến gần 6 tỷ $
à mà HAARP hay HARP hả bác ????
 

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
650
Động cơ
410,730 Mã lực
Hiện giờ SM3 chưa đủ tốc độ làm chuyện đó mà cụ. KEI và ABL đều thông báo đình chỉ. Còn Dự án HAARP thì im hơi lặng tiếng lâu rồi, X37 thì cứ lượn lờ trên quỹ đạo chẳng rõ làm gì.
Các dự án QS thì nó báo thế nào chúng ta đọc báo biết thế đấy thôi. Như cái SDI hồi anh Ri gân lên cũng đã 30 năm roài. Có 1 giai đoạn im hơi lặng tiếng người ta tưởng là nó đi vào ngõ cụt do hết tiền, do bế tắc về công nghệ hay đơn giản do LX đứt mệ nó roài ko cần nữa. Dưng thực ra nó vẫn âm thầm tiếp tục để làm tiền đề cho cái NMD ngày nay đấy cụ nhế.

Độ 2-3 năm nữa nó loan tin SM3 block IIC bắn hạ ICBM ở chặng cuối boost phase thì cụ bẩu sao?

Dững cái lày iem hoàn toàn tin tưởng Mỹ nó sẽ thực hiện được từng bước theo lộ trình dài hơi của nó
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
anh vẫn tin là anh khôn hơn cu nên anh không phải mua xe tầu mà đi
anh chả tin NMD đc giắt quanh ĐÔNG ÂU bởi đơn giản nó chỉ là 1 nước cờ nắn gân nhau mà thôi
mới đem có mấy cái iskander ra mà đã rụt cả vòi vào rồi
cái PAC-3 chưa hoàn thiện bắn cái tên lửa bình thường còn chưa xong thì khả năng không bị trả đũa như cu nói còn xa lắm
mà đấy bây h Nga nó lại chơi bài chảnh không thèm đồi thoại đấy xem cái đồ Mỹ nhà anh nó làm gì khi mà cả Thổ lẫn Ba lan đang thọt cả bộ ấm chén lên.
Chê Nga yếu nhưng nó vác cái tầu thổ tả thời ơ kìa sang diễu mà cuối cùng cũng chả dám úp sọt syrie lẫn iran ....lại phải để cho ông già đen thui kofi lên đường
nếu so về loại tên lửa tốc độ cao thì SM-3 đâu có đủ tốc bằng cái 53T6 từ đời 88
nếu không vì cái Bulava bắn thành công thì Mỹ đâu có lôi cái NMD ra
mới đây cái KLUB -N lại đc đưa lên cái tầu bé tý để bắn ngon thì mới thấy Mỹ lo lắng biết bao nhiêu khi toàn bộ đồng minh châu âu lúc nào cũng có thể bị phang
chưa kể hệ phòng thủ đến 2020 của Nga sẽ là Morfey cho tầm ngắn Vityaz cho tầm trung Triumf cho tầm xa và Antey cho đạn đạo
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Bác kingpin thừa hơi hay sao mà lại đi vật với con troll xengheo đó làm giề :))
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
trên thực tế đến cả OBAMA cũng mới chỉ tin rằng SM-3 cùng lắm có tỷ lệ thành công có 20%
The Obama administration has worked tirelessly towards nuke reductions in recent months, signing an arms control treaty with Russia and ratcheting up the rhetoric -- and the promises of further sanctions -- towards Iran. But at the center of President Obama's arms reduction campaign is an antimissile defense rocket known as the SM-3, and depending on who you ask the interceptor is either "proven and effective," or an absolute failure 80 percent of the time.
Two physicists from MIT and Cornell published a new analysis of the SM-3 in the May issue of Arms Control Today critiquing 10 tests of the SM-3 conducted between 2002 and 2009. The Missile Defense Agency and the Pentagon have hailed these tests as successes, with the interceptors nailing their targets 84 percent of the time. But MIT's Dr. Thomas Postol and Cornell's Dr. George Lewis claim that success rate is closer to 20 percent.

At issue is whether or not the SM-3 is actually capable of destroying the warhead aboard an ICBM as opposed to simply destroying the launch vehicle. The interceptor contains what's known as an exoatmospheric kill vehicle, which uses an onboard telescope to look across space for telltale signs of an incoming rocket. Once the target is acquired, the kill vehicle slams into it, destroying it via impact.
Postol and Lewis argue that missiles -- particularly ICBMs -- are big vehicles, with their warheads being but small parts of the whole. Though the SM-3 indeed makes contact with incoming threats with regular frequency, it only struck the warhead directly in tests twice out of ten tries. That means the warhead could still be loose in the atmosphere, free to fall wherever gravity takes it. And, as Postol points out to the NYT, if we merely nudge a missile headed for Wall Street off course enough to hit Brooklyn, we can't call that a success.
The Pentagon claims that in tests their mock warheads were destroyed in the breakup of the launch vehicle, regardless of whether the SM-3 scored a direct hit to the warhead of simply impacted the carrier vehicle. But Postol and Lewis argue that mock warheads are far more fragile than actual nukes, which are designed to withstand the heat and stresses of space flight.
As such, the difference of a few inches could be the difference between a kill for the SM-3 and a nuclear strike for the enemy. Those are an important few inches, not just for the future of the SM-3 but for Obama's nuclear policy. The SM-3 is at the core of his nuclear agenda regarding Russia, Israel, and Iran, not to mention his rationale for cutting America's nuclear arsenal.
[New York Times]
 

Monitor

Xe ngựa
Biển số
OF-41910
Ngày cấp bằng
30/7/09
Số km
25,867
Động cơ
1,874,118 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó
Website
www.otofun.net
@ Bác Kingpin và xengheo: Các bác nên cân nhắc khi có những lời lẽ đụng chạm, khích bác nhau. Các Bác có thể k cùng quan điểm nhưng không vì thế mà có những comments như trên.

E để các Bác tự edit lại commets và hy vọng các Bác giải quyết được mâu thuẫn, khác biệt quan điểm dựa trên những lập luận, những luận chứng và sự hiểu biết của các Bác
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
à bác Chã ạ . Mời bác xem lại ai luôn buông lời trước !
em có bấm nút hớt lẻo nhưng cũng chả thấy ai dọn dẹp hộ
chứ cái thái độ văng tục này nọ em nghĩ chả chóng thì chầy em cũng phải chửi lại thôi :)
 

kiple

Xe tăng
Biển số
OF-36039
Ngày cấp bằng
26/5/09
Số km
1,098
Động cơ
483,700 Mã lực
Chửa thấy Nga, Mỹ nó dọa choảng nhau, các cụ đã định tạo ra Vịnh Bắc Bộ . Nhà êm thấy, cụ nào cũng am hiểu về vũ khí, chiến lược...Tuy nhiên, khách quan mà nói: cụ Xe có lúc chưa được bình tĩnh. Các cụ tranh luận, đừng tranh hùng. Kiến thức của các cụ làm cho ae trên này hiểu thêm về nhiều thứ đấy! Kính!
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hồ sơ tên lửa Standard Missile (kỳ 1)

(ĐVO) Sự phát triển của tên lửa Standard Missile (SM) gắn liền với sự thăng trầm của hệ thống chiến đấu siêu hiện đại Aegis. Nếu như radar AN/SPY-1 là trái tim của hệ thống chiến đấu Aegis thì tên lửa Standard Missile chính là sức mạnh của Aegis.

Standard Missile là chương trình phát triển tên lửa độc đáo, hiện tại, trên thế giới không có chương trình phát triển tương tự. Một số nước như Nga, Israel cũng phát triển các chương trình tên lửa đánh chặn bên ngoài không gian, tuy nhiên, công năng sử dụng và cơ chế vận hành hoàn toàn khác.

Tên lửa SM được sản xuất bắt đầu từ năm 1963 (chính thức từ 1967) bởi hãng chế tạo vũ khí danh tiếng Raytheon của Mỹ.

RIM-66 SM-1MR/SM-2MR (Medium Range) Tầm Trung

Tên lửa được nhà sản xuất chính thức gọi là RIM-66 Standard, nhưng SM là tên thường được gọi. RIM-66 được phát triển nhằm thay thế cho các loại tên lửa đối không trước đó là RIM-2/24. Đây là một loại tên lửa đối không nhiên liệu rắn tầm trung.

Tên lửa RIM-66 bắt đầu đưa vào sử dụng năm 1967 với đầu dò radar chủ động, trang bị máy lái tự động mới, đầu nổ phân mảnh Mk90, cải thiện khả năng kháng nhiễu ECM, hệ thống dẫn hướng quán tính mới tốt hơn.

Tên lửa sử dụng cơ cấu phóng nghiêng, trở thành tiêu chuẩn cho tên lửa trang bị trên các tàu chiến của Mỹ trong Chiến tranh lạnh. Tên lửa có 2 biến thể là SM-1RM và SM-2MR với tầm bắn lần lượt là 40 km và 74km. Trong đó, biến thể SM-1MR đã từng được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Biến thể SM-1MR còn gọi là RIM-66A/B, về cơ bản giống với RIM-24C với đầu dò tương tự nhưng có một số cải tiến trong hệ thống điện tử, hệ thống dẫn đường đáng tin cậy hơn.

Tên lửa RIM-66A SM-1MR Ảnh: FAS​
Hiện tại, tất cả các biến thể của SM-1 đã ngưng sử dụng trong Hải quân Mỹ nhưng vẫn còn được sản xuất để xuất khẩu cho khách hàng trên thế giới với các biến thể RIM-66A/B/E/L/M. Riêng biến thể RIM-66E có thời hạn sử dụng đến năm 2020.

Biến thể RIM-66L/M từng được phát triển để sử dụng cho các tàu Aegis đời đầu, đặt trong các ống phóng thắng đứng Mk-41.

Thông số cơ bản: SM-1MR, dài 4,47 m, sải cánh 1,07 m, đường kính 0,34 m, trọng lượng 621kg. SM-2MR, dài 4,72 m, sải cánh 1,07 m, đường kính 0,34 m, trọng lượng 621kg. Tốc độ tối đa của cả hai biến thể là Mach-3,5

RIM-67 SM-1ER/SM-2ER (Extended Range) Mở rộng phạm vi

Biến thể mở rộng của RIM-66 là RIM-67 hay còn gọi là SM-1ER và SM-2ER, sự phát triển của SM-2ER gắn liền với sự ra đời của chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo của hệ thống chiến đấu Aegis.

Tên lửa SM-2 sử dụng đầu dò radar bán chủ động, máy lái tự động, hệ thống dẫn hướng quán tính mới.

Tên lửa RIM-67A SM-1ER, tên lửa được gắn thêm tầng đẩy phụ Ảnh: U.S Navy
Biến thể SM-1ER còn được gọi là RIM-67A, về cơ bản giống với biến thể SM-1MR, tuy nhiên, SM-1ER được tăng cường thêm một tầng đẩy Mk56 lực đẩy kép. Tầm bắn của SM-1ER tăng lên 65km, tầm cao 24km.

Biến thể SM-2ER hay còn gọi là RIM-67C, được trang bị thêm tầng đẩy phụ Mk70, tầm bắn của SM-2ER nâng lên gấp đôi so với SM-2MR, với tầm bắn lên đến 180km.

SM-2ER vẫn sử dung cơ cấu phóng nghiêng trên ray trượt, do đó tên lửa không thể triển khai hoạt động trên tàu Aegis sử dụng ống phóng thẳng đứng Mk41.

Thông số cơ bản: Dài 7,98 m, sải cánh 1,07 m, sải cánh của tầng đẩy phụ 1,57 m đường kính 0,34 m, đường kính tầng đẩy phụ 0,45 m, trọng lượng 1340kg. Tốc độ Mach-2,5 với SM-1ER, Mach-3,5 với SM-2ER.
RIM-156 SM-2 Block IIIA/IIIB

Nhà sản xuất Raytheon phát triển một biến thể cải tiến là RIM-156, biến thể đầu tiên RIM-156A được đưa vào sử dụng trong những năm 1990.

RIM-156A được trang bị một động cơ phụ tăng cường lực đẩy Mk-72 hoàn toàn mới, ngắn hơn so với SM-2ER và không có vây ổn định. Động cơ mới ứng dụng hệ thống kiểm soát lực đẩy vector để điều chỉnh đường bay. Tên lửa RIM-156 có tầm bắn lên đến 240km, tầm cao tối đa là 33km.

Tên lửa RIM-156 SM-2ER block IIIA/IIIB đang được sử dụng hiện tại Ảnh: Raytheon
RIM-156 sử dụng cơ cấu phóng thẳng đứng và trở thành tên lửa tiêu chuẩn cho hệ thống chiến đấu Aegis.

Tên lửa SM-2ER lô IV hay RIM-156B đã được lên kế hoạch để trở thành thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung trong bầu khí quyển (NATBMD).

Năm 1997, một tên lửa SM-2ER lô IV đã đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Tuy nhiên, sự phát triển của RIM-156B chỉ kéo dài cho đến năm 2001 khi toàn bộ chương trình NATBMD bị hủy bỏ.

Tên lửa SM-2ER block IIIA và SM-2ER block IIIB được sử dụng cho các tàu chiến có trang bị hệ thống Aegis với nhiệm vụ chính là phòng thủ chống máy bay và tên lửa chống hạm.

Các biến thể được sử dụng hiện tại là SM-2 block IIIA và IIIB đang được cải tiến công nghệ để chống lại mối đe dọa từ tên lửa chống hạm tiên tiến.

Tên lửa SM-2 được dẫn đường qua 3 giai đoạn, giai đoạn bằng quán tính, giai đoạn giữa thông qua radar AN/SPY-1, giai đoạn cuối dẫn bằng radar bán chủ động, riêng block IIIB được bổ sung đầu dò hồng ngoại bán chủ động.

Thông số cơ bản: Dài 6,55 m, sải cánh 1,57 m, đường kính 0,34 m, đường kính tầng đẩy phụ 0,53 m, trọng lượng 1.450 kg, tốc độ Mach-3,5.

Hồ sơ tên lửa Standard Missile (kỳ 2)




Nhằm hiện thực hóa cho chương trình phòng thủ tên lửa, SM-3 ra đời là nỗ lực để cụ thể hóa chương trình BMD của hệ thống chiến đấu Aegis.


Để duy trì sức mạnh và lợi thế trước bất kỳ cuộc chiến nào, Mỹ nỗ lực xây dựng chương trình phòng thủ tên lửa xuyên quốc gia. Hệ thống chiến đấu Aegis chính là trái tim của chương trình phòng thủ tên lửa này.

Các biến thể SM-2ER hiện tại không còn đáp ứng được kỳ vọng của chương trình BMD, nhà sản xuất Raytheon tiếp tục cho ra đời biến thể mới có tên gọi RIM-161 SM-3. SM-3 thực ra là một phát triển mở rộng tiếp theo của SM-2ER lô IV đã bị hủy bỏ trước đó.

Về cơ bản SM-3 giống với SM-2ER lô IV. SM-3 sử dụng chung động cơ đẩy phụ Mk-72 như SM-2. Tuy nhiên, SM-3 được trang bị thêm một tầng đẩy thứ 3 Mk136, hay còn gọi là tầng đẩy tăng cường thay vì chỉ có 2 tầng đẩy như SM-2ER.

Tầng đẩy tăng cường Mk136 được phát triển bởi công ty hàng không vũ trụ Alliant Techsystems Inc của Mỹ thường được gọi tắt là ATK. Tầng đẩy tăng cường giúp tên lửa SM-3 vượt ra ngoài tầng khí quyển.

Cấu tạo của SM-3 bao gồm các thành phần sau, động cơ đẩy phụ kiểm soát lực đẩy vector Mk72, hệ thống lái, động cơ tên lửa nhiên liệu rắn lực đẩy kép Mk104, động cơ đẩy tăng cường Mk136, hệ thống đầu dò mục tiêu và cuối cùng là đầu đạn động năng KW.

Cơ chế hoạt động

Radar AN/SPY-1 của hệ thống chiến đấu Aegis sẽ phát hiện các mục tiêu tên lửa đạn đạo, hệ thống chiến đấu Aegis sẽ dựa vào các thông số cần thiết như, tốc độ của mục tiêu, quỹ đạo bay, nhằm tính toán một giải pháp đánh chặn.



Đồ họa cơ chế tách tầng đẩy của tên lửa SM-3.

Hệ thống sẽ kích hoạt tên lửa đánh chặn SM-3 để tiêu diệt mục tiêu, tên lửa SM-3 có tới 4 giai đoạn. Giai đoạn đầu tên lửa sẽ được đưa ra khỏi ống phóng Mk-41 bằng tầng đẩy phụ Mk72. Tên lửa thiết lập các thông số liên lạc với tàu Aegis. Giai đoạn này tên lửa được dẫn hướng bằng quán tính.

Giai đoạn thứ 2 tên lửa tách bỏ tầng đẩy phụ Mk72 và kích hoạt động cơ tên lửa nhiên liệu rắn lực đẩy kép Mk104. Giai đoạn này tên lửa được dẫn hướng thông qua radar AN/SPY-1 của tàu phóng với sự hỗ trợ của hệ thống GPS.

Giai đoạn thứ 3, tên lửa tách bỏ phần còn lại của động cơ đẩy và kích hoạt động cơ đẩy tăng cường Mk136. Động cơ đẩy tăng cường sẽ giúp tên lửa SM-3 vượt ra ngoài tầng khí quyển. Động cơ đẩy tăng cường Mk136 sẽ cung cấp lực đẩy cho tên lửa trong khoảng 30 giây trước khi tiếp cận mục tiêu.

Giai đoạn thứ 4, tên lửa tách bỏ tầng đẩy tăng cường và kích hoạt hệ thống LEAP, một modun chuyên dụng để đánh chặn tên lửa bên ngoài bầu khí quyển. LEAP bao gồm một đầu đạn không thuốc nổ, được thiết kế với công nghệ “hit-to-kill” truy đuổi và tiêu diệt.



Module đánh chặn chuyên dụng bên ngoài không gian LEAP.

LEAP sẽ tự động tìm kiếm mục tiêu thông qua các dữ liệu được hệ thống Aegis của tàu phóng cung cấp. Để làm được điều này, LEAP sử dụng một cảm biến hồng ngoại FWIR cùng radar bán chủ động để xác định mục tiêu.

LEAP được trang bị một đầu đạn Kinetic Warhead (KW) thuộc dạng đầu đạn động năng (dùng động lực để phá hủy mục tiêu thay vì sức nổ). Theo tính toán, động năng của vụ va chạm có thể đạt 130 Jun, tương đương với 31kg TNT.

LEAP được ứng dụng các thuật toán so sánh tiên tiến, cho phép nó xác định mục tiêu của nó là đầu đạn tên lửa hay mảnh vụn tách ra từ tên lửa mục tiêu.

SM-3 đã chứng minh khả năng phân biệt mục tiêu trong mớ hỗn độn này. Sự kết hợp của hệ thống cảm biến hồng ngoại FWIR và hệ thống radar AN/SPY1 của hệ thống Aegis đã nâng cao khả năng nhận biết mục tiêu của tên lửa SM-3.

Các biến thể

Tên lửa RIM-161A thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 9/1999, thử nghiệm tiếp theo diễn ra vào tháng 1/2000. Các thử nghiệm được đánh giá là thành công, việc kiểm soát tên lửa được thực hiện cho đến giai đoạn thứ 4 khi đầu đạn động năng được tách ra.

Tuy nhiên, sự phát triển của SM-3 không hoàn toàn suôn sẻ, khả năng hứng chịu ứng suất trọng trường của tên lửa không tốt khi tên lửa đạt tốc độ 9600km/h. Các thử nghiệm nhiều lần bị trì hoãn, nhưng cuối cùng tên lửa cũng thử nghiệm thành công vào ngày 24/2/2005.



Các biến thể đã và đang được sản xuất của tên lửa SM-3.

Đến giữa năm 2006, các thử nghiệm tiếp theo diễn ra khá thành công, tên lửa SM-3 đã đánh chặn thành công mục tiêu giả định vào ngày 22/6/2006. Biến thể nâng cấp RIM-161B block IA được giới thiệu vào năm 2008, bao gồm cải tiến động cơ tên lửa, nâng cấp phần mềm điều khiển.

Biến thể RIM-161C được giới thiệu vào năm 2009, với những cải tiến quan trọng như, cảm biến hồng ngoại FWIR hai màu sắc, hệ thống kiểm soát mới, hệ thống xữ lý tín hiệu tiên tiến.

RIM-161D block II được giới thiệu vào năm 2010, bao gồm trang bị đầu đạn KW tốc độ cao, phần khí động học của tên lửa cũng được thiết kế lại. Đường kính của tên lửa lớn hơn 530mm so với 340mm của SM-3 block IA, vây ổn định và vây lái ngắn hơn, vây ổn định nằm sát xuống phía dưới của động cơ tên lửa chính thay vì nằm chính giữa động cơ như biến thể SM-3 block IA.

Sự phát triển của SM-3 block IB và block II có sự tham gia của đối tác Nhật Bản, tên lửa được dự định hoàn thiện trong giai đoạn 2010-2012. Biến thể SM-3 block IIA được dự định hoàn thiện trong giai đoạn 2012-2014. SM-3 block IIB bao gồm một đầu đạn KW lớn hơn, cải thiện chế độ điều khiển đầu đạn ở tốc độ siêu thanh.

Thông số kỹ thuật: Dài 6,55 m, đường kính 340mm với SM-3 block IA, 530mm với block IB/II/IIA/IIB, sải cánh 1,57 m với block IA, sải cánh của block IB/II/IIA/IIB chưa được công bố.

Trọng lượng của tên lửa SM-3 vẫn chưa được công bố, SM-3 có tầm bắn lên đến 500km, tầm cao tối đa lên đến 160km, tốc độ tối đa của tên lửa khoảng 9600km/h, SM-3 được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa có tầm bắn tới 12000 km. Ngoài nhiệm vụ chính là đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa, SM-3 có thể được sử dụng cho mục đích chống vệ tinh.

Tên lửa SM-3 block IIA/IIB được dự định sẽ trở thành tên lửa tiêu chuẩn của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo xuyên quốc gia BMD và tương thích với chương trình phát triển hệ thống chiến đấu Aegis 4.01.

SM-3 được xem là tên lửa đánh chặn hàng đầu thế giới hiện nay, xét về tầm bắn, các công nghệ được áp dụng khó có loại tên lửa nào trên thế giới có thể so sánh. Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa muốn dừng lại, tham vọng của họ là rất lớn, SM-3 chưa hoàn thiện hết các phiên bản, Mỹ đã bắt đầu rục rịch phát triển tiếp biến thể tiếp theo là RIM-174 hay còn gọi là SM-6ERAM.








Hồ sơ tên lửa Standard Missile (kỳ 3)

(ĐVO)Đi tiên phong trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ quốc phòng luôn là ưu tiên hàng đầu của Mỹ. Bất chấp những khó khăn hiện tại về kinh tế, nước này vẫn không tiếc tiền trong việc đầu tư nghiên cứu phát triển các hệ thống vũ khí mới.

Sự phát triển của tên lửa SM-3 chưa hoàn thiện song Mỹ đã bắt tay phát triển một thế hệ tên lửa đánh chặn mới để đối phó với mối đe dọa đến từ tên lửa chống hạm mới và máy bay bên trong bầu khí quyển.

RIM-174 SM-6

Quá trình phát triển

SM-3 đã mở ra khả năng đánh chặn ngoài tầng khí quyển, tuy nhiên, Mỹ cần một loại tên lửa mới để hóa giải những mối hiểm họa đến từ máy bay, UAV, tên lửa chống tàu, đặc biệt là các tên lửa chống tàu siêu âm hiện đại trong không gian.

Đó là cơ sở cho sự ra đời của tên lửa SM-6 ERAM (Standard Extended Range Active Missile), mở rộng tiêu chuẩn hóa phạm vi hoạt động của tên lửa.

Thực tế, tên lửa tiêu chuẩn SM-2 đang đảm đương nhiệm vụ hóa giải mối đe dọa từ máy bay, tên lửa chống tàu gặp nhiều hạn chế trong việc đối phó với những tên lửa chống tàu hiện đại. SM-2 không đủ tinh vi và cơ chế hoạt động của nó không đủ mạnh để hóa giải những mục tiêu nhanh nhẹn.
Tên lửa SM-6 có hình dáng khí động học giống với tên lửa RIM-156B SM-2ER.
Hải quân Mỹ đã xúc tiến chương trình phát triển ER-AAW (Extended Range- Anti-air Warface) hay còn gọi là mở rộng phạm vi chống tác chiến đường không. Kết quả của chương trình là sự ra đời của RIM-174 SM-6.

Thực tế đây là một sự phát triển mở rộng tiếp theo của chương trình RIM-156B đã bị hủy bỏ trước đó. RIM-174 kết hợp tên lửa RIM-156B với radar chủ động của tên lửa không đối không AIM-120C-7AMRAAM.

Việc bổ sung thêm radar chủ động giúp tên lửa đối phó hiệu quả hơn với những mục tiêu tốc độ cao , ượt ra ngoài tầm chiếu xạ của radar điều khiển hỏa lực.

Sự kết hợp tên lửa SM-2 với radar chủ động của AIM-120C, cùng với những nâng cấp trong công nghệ điều khiển mang lại năng lực tác chiến hoàn toàn mới. Với tên lửa SM-6 các tàu Aegis có thể tấn công các máy bay ở cự ly trên 300km, trước khi chúng có thể khởi động tên lửa chống tàu tấn công các tàu chiến của Mỹ.

Cấu tạo cơ bản và cơ chế hoạt động

Tên lửa SM-6 có cấu tạo khí động học giống với tên lửa SM-2 RIM-156B, sử dụng động cơ chính Mk-104 nhiên liệu rắn và động cơ đẩy phụ Mk-72 thuộc loại động cơ điều khiển vector lực đẩy, .

SM-6 được trang bị radar chủ động tương tự như tên lửa không đối không AIM-120C-7, tuy nhiên radar của SM-6 có đường kính lớn hơn 342,9mm, so với 177,8mm của tên lửa AIM-120C-7.

Tên lửa SM-6 được dẫn hướng thông qua 3 giai đoạn, giai đoạn đầu sau khi rời ống phóng Mk-41 bằng tầng đẩy phụ, tên lửa thiết lập các thông số liên lạc với tàu phóng, giai đoạn này tên lửa được dẫn hướng bằng quán tính.
Sự ra đời của SM-6 đã hoàn thiện năng lực tác chiến ở mọi góc độ và mọi cự ly của Hải quân Mỹ Ảnh minh họa
Giai đoạn thứ hai, tên lửa được dẫn hướng thông qua radar AN/SPY-1 của tàu Aegis, giai đoạn cuối tên lửa kích hoạt radar chủ động để tấn công mục tiêu.

Tên lửa được trang bị đầu nổ phân mảnh Mk-125 cho phép đánh chặn hiệu quả các mục tiêu. SM-6 được thiết kế hoạt động theo nguyên tắc “bắn-quên”, cho phép tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis tham chiến với nhiều mục tiêu cùng lúc.

Ngoài ra, SM-6 cung cấp khả năng phòng thủ vượt ngoài giới hạn đường chân trời, radar chủ động cho phép tên lửa tiếp tục truy theo mục tiêu ngay cả khi mục tiêu đã vượt ra ngoài tầm chiếu xạ của radar điều khiển hỏa lực.

Tên lửa SM-6 còn cung cấp khả năng chống tác chiến đường không cả trên biển lẫn trên đất liền. Ngoài ra, nó còn có khả năng cung cấp phòng thủ chống tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.

Sản xuất

Chương trình ERAM được giới thiệu vào năm 2004 và Raytheon đã nhận được hợp đồng kéo dài 7 năm để phát triển và chứng minh khả năng của chương trình. SM-6 có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào cuối năm 2007.

Tháng 5/2008, biến thể đầu tiên của SM-6 là RIM-174A đã đánh chặn thành công một máy bay không người lái. Raytheon đã nhận được hợp đồng trị giá 93 triệu USD để bắt đầu sản xuất quy mô thấp RIM-174A vào năm 2009.

Tên lửa đạt được khả năng hoạt động ban đầu vào năm 2010, các tên lửa RIM-174A đầu tiên đã được giao hàng vào tháng 3/2011.

Tháng 7/2010, Raytheon tiếp tục nhận được hợp đồng mới trị giá 368 triệu USD kéo dài trong 3 năm để tiếp tục sản xuất SM-6.

SM-6 sẽ trở thành tên lửa tiêu chuẩn cho nhiệm vụ đối phó với mối đe dọa từ máy bay, UAV, tên lửa chống tàu của hệ thống Aegis, SM-6 cũng được dự định trang bị cho Hải quân Hoàng gia Australia.

Thống số cơ bản: Dài 6,55 mét, sải cánh 1,57 mét, đường kính 340mm, 530mm với tầng đẩy phụ, trọng lượng 1500kg, tầm bắn trên 240km, tầm cao trên 33km, tốc độ Mach-3.5.

Với 3 biến thể khác nhau, SM-2 tầm trung, SM-3 tầm cao và siêu cao, SM-6 tầm xa, Hải quân Mỹ đã xây dựng được một hệ thống phòng thủ chống máy bay, tên lửa chống hạm, tên lửa đạn đạo liên lục địa ở mọi góc độ và mọi cự ly. Điều đó cho phép Hải quân Mỹ tiếp tục duy trì thế thống trị trên mọi đại dương.

>> Hồ sơ tên lửa Standard Missile (kỳ 1)
>> Hồ sơ tên lửa Standard Missile (kỳ 2)
 
Chỉnh sửa cuối:

vietphu

Xe hơi
Biển số
OF-338736
Ngày cấp bằng
15/10/14
Số km
127
Động cơ
276,925 Mã lực
Mẽo phòng không cũng kinh
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top