Trưa nay may mắn ngồi cạnh một ông hiểu biết ít nhiều về ô tô , E có nhời về chuyện buzi này và được ống kia nói luôn có cái động cơ xăng mà kô có buzi đấy , hè hè , chả bít ai lẩm cẩm.
Sai rồi bác ơi...Nó nổ là do pittons nén không khí dưới áp suất rất cao..Khi này dầu Diezl được phun vào dưới dạng sương mù và tự bớc cháy gây nổ...Bơm cao áp chỉ đơn giản là thắng được áp suất rất cao của buồng đốt để phun dầu vào dạng sương mù....không như bác nói ''dùng áp suất cực lớn , do bơm cao áp bơm dầu vào xilanh'' đâuđộng cơ xăng ko có bu gi và điện cao áp đánh lửa thì làm sao đốtcháy được xăng , e tặng ngay 10 triệu đồng VND hoặc ơn thế nữa cho bác nào tìm ra được Dc xăng k cần bugi ----- lại còn 1 ông bốc phét xe T5 nhấc ra vẫn nở chứ , bảo ông ấy làm lại em tặng luôn 10 triệu VND luôn
DC Diezen ko dùng lửa mà dùng áp suất cực lớn , do bơm cao áp bơm dầu vào xilanh
Sao bác TDT lại nói ra như thế , E là E thấy bác ấy đúng , mà đúng nhất cái khoản 10chai kia kìa .Sai rồi bác ơi...Nó nổ là do pittons nén không khí dưới áp suất rất cao..Khi này dầu Diezl được phun vào dưới dạng sương mù và tự bớc cháy gây nổ...Bơm cao áp chỉ đơn giản là thắng được áp suất rất cao của buồng đốt để phun dầu vào dạng sương mù....không như bác nói ''dùng áp suất cực lớn , do bơm cao áp bơm dầu vào xilanh'' đâu
Nhưng mà bác MK cũng chơi mô hình có thứ hạng mà đâu có chịu , hơn nữa nhiên liệu mô hình và xăng có giống nhau kô?Thế thì có câu trả lời rồi còn gì nữa
Thật ra trong khi chơi máy bay mô hình... Có những lúc động cơ còn nóng bọn em dí đề vào đề là nó nổ ngay... Ko cần phải đốt nóng bugi để mồi
Cũng phải. nhiều khi rõ quá forums mất vui. bác hỉ!!!! Chiều bác vậy.Bác AMD lại dẫn ảnh về nhá , kô ảnh , kô trích dẫn , bằng nội công của bản thân nó mới fun .
Bác ạ, trường hợp của em là thấy sao em nói lại vậy thôi. Bốc phét với bác thì em được cái gì ạ. Em không biết nói ra có thừa không: xe vespa là xe 2 thì, cái chuyện mà nó hút nén, nổ xả thì đơn giản hơn nhiều so động cơ 4 thì bác ạ. Các bác chơi máy bay mô hình cũng đã gặp trường hợp này rồi ạ. Còn trường hợp bác bes thì em chưa chứng kiến nhưng em cũng không dám nói là bác ấy bốc phét đâu bác ạ.động cơ xăng ko có bu gi và điện cao áp đánh lửa thì làm sao đốtcháy được xăng , e tặng ngay 10 triệu đồng VND hoặc ơn thế nữa cho bác nào tìm ra được Dc xăng k cần bugi ----- lại còn 1 ông bốc phét xe T5 nhấc ra vẫn nở chứ , bảo ông ấy làm lại em tặng luôn 10 triệu VND luôn
DC Diezen ko dùng lửa mà dùng áp suất cực lớn , do bơm cao áp bơm dầu vào xilanh
Cái này tôi hoàn toàn tin bác đấy.Bác ạ, trường hợp của em là thấy sao em nói lại vậy thôi. Bốc phét với bác thì em được cái gì ạ. Em không biết nói ra có thừa không: xe vespa là xe 2 thì, cái chuyện mà nó hút nén, nổ xả thì đơn giản hơn nhiều so động cơ 4 thì bác ạ. Các bác chơi máy bay mô hình cũng đã gặp trường hợp này rồi ạ. Còn trường hợp bác bes thì em chưa chứng kiến nhưng em cũng không dám nói là bác ấy bốc phét đâu bác ạ.
Đoạn viết này của bác E quí như vàng còn nhà MK thì lại ghét bác lắm đấyCũng phải. nhiều khi rõ quá forums mất vui. bác hỉ!!!! Chiều bác vậy.
Nếu không dùng bougie hoàn toàn nổ máy được. Trong động cơ diesel có loại buồng đốt gọi là Cầu Giữ Nhiệt. Nó là 1 khối kim loại nằm trong buồng đốt. nó luôn được giữ nóng "không làm mát cái cầu giữ nhiệt này". Nhờ nó mà khi phun nhiên liệu vào quá trình cháy diễn ra dễ dàng hơn.
Nếu động cơ xăng cũng có cầu giữ nhiêt này đồng thời tăng tỉ số nén lên cao thì nhiên liệu hoàn toàn có thể bị kích nổ. Tất nhiên hoạt động của động cơ này rất kém. vì nó cháy lung tung chẳng có thời điểm cụ thể nào cả. hơn nữa laoij này không chạy được ở vận tốc thấp "chế độ không tải" như các loại đ/cơ dùng bougie khác. vì ở vận tốc thấp có sự mất áp suất nén do xy lanh và piston không kín tuyệt đối. hơn nữa nén chậm quá nhiệt độ của khí nén nó truyền ra ngoài nên sẽ khó nổ máy.
Vậy được chưa bác
Vào cuối năm 2005, Công ty Nghiên cứu khoa học Sonex bang Maryland của Hoa Kỳ đã công bố công nghệ Sonex GDI. Phát minh này đã biến động cơ xăng phun xăng trực tiếp dùng bu-gi để đốt cháy cưỡng bức khí hỗn hợp thành loại động cơ làm việc theo nguyên tắc nhiên liệu tự cháy như động cơ diesel.
Nguyên lý của công nghệ Sonex GDI là: nhiên liệu sau khi phun vào buồng cháy có dạng đặc biệt sẽ được kích thích tự cháy tại khoang buồng cháy phụ. Sau đó hỗn hợp cháy sẽ được phun mồi vào buồng cháy chính để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp ở buồng cháy chính vào thời điểm chính xác như đánh lửa của bu-gi. Hệ thống kiểm soát tự cháy SCAI (Sonex Controlled Auto Ignition) sẽ điều khiển và khống chế hoàn toàn quá trình truyền sóng và lan toả của màng lửa từ các khoang buồng cháy phụ trên đỉnh piston vào buồng cháy chính để đốt cháy hoàn toàn khí hỗn hợp.
Buồng cháy của động cơ Sonex GDI có kết cấu hết sức đặc biệt. Tuy là động cơ xăng nhưng buồng cháy chính lại ở dạng ômêga (do phần trên đỉnh piston có cấu tạo như piston của động cơ diesel). Trên mặt đỉnh piston có 6 lỗ thông với khoang vành rỗng bao quanh buồng cháy chính. Vách buồng cháy chính có 4 lỗ nhỏ thông với khoang vành rỗng. Khoang vành rỗng đóng vai trò là buồng cháy phụ có chứa hợp chất kích hoạt sự cháy của nhiên liệu. Khi nhiên liệu phun vào buồng cháy chính, một phần nhỏ của nhiên liệu sẽ đi qua 4 lỗ nhỏ vào buồng cháy phụ. Sau khi được kích hoạt, nhiên liệu tự cháy đi qua 6 lỗ lớn trên đỉnh piston phun vào buồng cháy chính để đốt cháy toàn bộ khí hỗn hợp chưa cháy ở đây.
Như vậy động cơ xăng không còn cần đến bu-gi để đánh lửa đốt cháy cưỡng bức mà nhiên liệu đã tự cháy nhờ hợp chất kích hoạt trong buồn cháy phụ. Đấy là đặc điểm lớn nhất của công nghệ Sonex GDI. Ưu điểm nổi bật của công nghệ này là đã tăng được hiệu suất nhiệt của động cơ xăng và tiết kiệm được đến 25%-30% lượng tiêu thụ nhiên liệu, đồng thời giảm thiểu lượng khí xả độc hại - giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, hợp chất dùng dể kích hoạt quá trình tự cháy của xăng hiện chưa được công bố. Vì vậy, công nghệ Sonex GDI vẫn chỉ là công nghệ kiểu concept mà thôi.
Kếtluận: Các nhà sản xuất bu-gi vẫn sống phẻ cho đến khi các loại động cơ xăng kiểu cũ đi vào dĩ vãng. (kg biết sau bao nhiêu năm nữa? )
Theo ôtôxemáyVN tháng 7/2006 (có xào nấu lại chút đỉnh).