Động cơ tàu thủy có xài bộ ly hộp không vậy mấy bác?

mr_huy87

Xe đạp
Biển số
OF-11514
Ngày cấp bằng
9/11/07
Số km
31
Động cơ
529,410 Mã lực
Website
www.360.yahoo.com
Mấy bác có ai biết về tàu thủy? Động cơ tàu thủy có xài bộ ly hộp như xe ô tô không vậy?
 

Ta^.pLa'i

Xe buýt
Biển số
OF-2165
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
635
Động cơ
562,720 Mã lực
Em chỉ nghe mấy ông thợ máy nói rằng cái piston của nó to như cái xô, cả phút mới thấy nó trồi lên tụt xuống 1 phát. Muốn khởi động thì phải đề nổ 1 cái máy lai nhỏ như máy ô tô rồi mới cài số vào để khởi động nó. Hehe, còn trong phim Titanic thì em thấy cái lò hơi của nó to tổ bố thằng ăn mày
Nói thêm là em học trường ô tô hơi bị to nhưng chẳng biết qué gì cả :D
 
Chỉnh sửa cuối:

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,111
Động cơ
574,220 Mã lực
Theo em nghe lỏm được thì chả có cái động cơ nào mà không dùng bộ li hợp cả, với tàu thuỷ ít ra nó cũng có số lùi và số tiến đới.. vì vậy không thể không có bộ li hợp nhá!
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Theo em nghe lỏm được thì chả có cái động cơ nào mà không dùng bộ li hợp cả, với tàu thuỷ ít ra nó cũng có số lùi và số tiến đới.. vì vậy không thể không có bộ li hợp nhá!
SAI !!
Tầu hoả và tầu thuỷ loại lớn chạy động cơ diezel (cỡ vài ngàn tấn trở lên) đều kg có bộ ly hợp ^) :^) :^).

+ Tầu thuỷ loại lớn: chân vịt của nó có thể thay đổi góc nghiêng (giống như cánh quạt máy bay) => tốc độ tăng giảm tuỳ thuộc lượng nước hút vào nhả ra ứng với góc của chân vịt (và nếu nó xoay ngược cánh thì từ tiến sẽ thành lùi ).

+ Tầu hoả động cơ diezel: dùng diezel kéo máy phát điện => máy phát điện kéo motor điện => motor điện kéo trục bánh xe. Như vậy việc tăng giảm tốc độ tuỳ thuộc vào điện phát ra mạnh hay yếu.... Vì dùng motor điện kéo trục bánh xe nên một số loại tầu hoả chạy điện còn lắp motor đến từng toa => kéo mạnh hơn.

Lý do kg dùng ly hợp cho 2 loại trên là vì với trọng lượng cả ngàn tấn như vậy, không có bộ đĩa ma sát nào chịu nổi nếu quá nhỏ, còn làm đĩa khổng lồ thì kg có chỗ.
 

dencao

Xe buýt
Biển số
OF-9327
Ngày cấp bằng
8/9/07
Số km
568
Động cơ
540,920 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh phố cổ
Bác nói động cơ vài ngàn hay cả cái tàu hỏa hay tàu thuỷ vài ngàn tấn vậy??
Mà tàu hỏa tới chạy diesel luôn, không cần động cơ điện nữa bác ạ
 

dencao

Xe buýt
Biển số
OF-9327
Ngày cấp bằng
8/9/07
Số km
568
Động cơ
540,920 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh phố cổ
Em toàn làm việc với động cơ của tàu hỏa và tàu thuỷ, đúng là không có ly hợp thật các bác ạ
 

ChiePCW

Xe tăng
Biển số
OF-764
Ngày cấp bằng
13/7/06
Số km
1,073
Động cơ
588,190 Mã lực
Tuổi
41
Em toàn làm việc với động cơ của tàu hỏa và tàu thuỷ, đúng là không có ly hợp thật các bác ạ

Em có vài lần đi cùng hội Ve chai (Weichai) chui xuống xem cái động cơ nhưng chả xem bộ số của nó thế nào cả, bác có cái ảnh nào chụp cho em xem với. Em ko xem được phần truyền động của nó vì nhìn cái động cơ to quá đã vãi hết ra quần rồi bác ạ :D
 
Biển số
OF-47
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
854
Động cơ
588,473 Mã lực
Em chả học về tàu thủy , nhưng em nghĩ ly hợp không phải là một bộ phận của động cơ mà là một bộ phận chắc chắn phải có của hệ thống truyền lực
Trước đây em có được xem một sơ đồ về ly hợp tàu thủy - Tài liệu của NGa thì phải vì lâu rồi em không nhớ chính xác - nhưng nó là loại ly hợp hai chiều tiến <--> lùi
 

KIACD6

Xe đạp
Biển số
OF-10315
Ngày cấp bằng
28/9/07
Số km
48
Động cơ
533,780 Mã lực
Em có may mắn là được học chút ít về động cơ tàu thuỷ (khoảng 5 năm) nhưng bây giờ đã quên gần hết rụi
Những gì còn nhớ không biết có chính xác không hay đã lạc hậu (em ra trường hơn 15 năm rùi) đánh liều post ra đây, nếu có gì sai sót mong các bác lượng thứ:
1. Đối với tàu biển cỡ lớn, thông thường trục chân vịt nối trực tiếp với trục cơ của động cơ để tăng hiệu suất truyền động, khi muốn đảo chiều quay của chân vịt thì phải đảo ngược chiều quay máy.
Một số tàu dùng chân vịt có bước xoắn thay đổi (biến bước) thì chỉ cần đảo chiều xoắn của chân vịt là xong, máy tàu vẫn giữ nguyên chiều quay và số vòng quạy Loại mày rất kinh tế vì động cơ luôn luôn hoạt động tại vòng quay định mức. Loại này thường gắn luôn cả máy phát điện vào trục máy cho tiện và kinh tế.
2. Một số loại tàu khác có thể dùng các phương pháp khác để truyền động và đảo chiều:
- Hộp số thuỷ lực;
- Truyền động diessel - điện.
v.v..
- Piston của nó to như cái thùng phuy các bác ạ, một người chui vào trong làm vệ sinh thoải mái.
- Động cơ thấp tốc dùng cho tàu thuỷ ngày trước chỉ có tốc độ khoảng 100 vòng/phút. Ngày nay người ta có xu hướng dùng động cơ trung tốc truyền động qua bộ giảm tốc để tiết kiệm chi phí và động cơ thấp tốc đắt hơn động cơ trung tốc cùng công suất khá nhiều.
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
+ Tầu hoả động cơ diezel: dùng diezel kéo máy phát điện => máy phát điện kéo motor điện => motor điện kéo trục bánh xe. Như vậy việc tăng giảm tốc độ tuỳ thuộc vào điện phát ra mạnh hay yếu.... Vì dùng motor điện kéo trục bánh xe nên một số loại tầu hoả chạy điện còn lắp motor đến từng toa => kéo mạnh hơn.
Em cứ thắc mắc mãi là sao lại phải dùng máy diezen kéo máy phát điện, rồi máy phát điện chạy mô tơ điện. Làm như thế thì có lợi ích gì hả các bác? Em thấy như thế tổn hao lớn hơn thôi.

Sao không cho động cơ diezen kéo luôn tàu cho rồi ạ?
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Em cứ thắc mắc mãi là sao lại phải dùng máy diezen kéo máy phát điện, rồi máy phát điện chạy mô tơ điện. Làm như thế thì có lợi ích gì hả các bác? Em thấy như thế tổn hao lớn hơn thôi.

Sao không cho động cơ diezen kéo luôn tàu cho rồi ạ?
Em ví dụ nhé:

Cái quạt điện đang quay với vận tốc A m/s. Bác lấy tay hãm cánh quạt lại => Quạt chỉ ù ù chứ không bị cháy ngay lập tức. Nhưng nếu quạt được lắp thẳng vào một động cơ nổ và cùng quay với vận tốc đó. Bác tóm cánh quạt thì:
+ Một là động cơ chết luôn (quá tải => chết động cơ).
+ Hai là (khả năng xẩy ra nhiều hơn) là tay bác kg giữ nổi cánh quạt.

Dựa trên nguyên lý này người ta sử dụng động cơ điện để thay thế bộ ly hợp đối với tầu hoả hay tầu thuỷ có trọng lượng quá lớn (và sẽ có lực quán tính cực kỳ lớn) như đã nói ở trên.

Ví dụ về lực quán tính của tầu thuỷ để bác thấy:
Tầu thuỷ trọng tải cỡ vài nghìn tấn trở lên, nếu thấy nhau cả km mà kg bẻ lái ngay thì 2 cái sẽ tông vào nhau. Lý do là vì lực quán tính quá lớn, trong môi trường nước, bánh lái quá nhỏ nên kg có khả năng thay đổi hướng tầu ngay lập tức như đối với xe hơi nên dù bẻ lái nhưng tầu vẫn đi thẳng... ).
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
@Polar Bear: Bác ui, nếu cái động cơ điện mà có công suất lớn, bác giữ nó lại nó cũng có thể bị cháy ạ.

Em thấy cách giải thích của bác nghe hợp lý nhưng chưa thấy thực sự thuyết phục.
 

dencao

Xe buýt
Biển số
OF-9327
Ngày cấp bằng
8/9/07
Số km
568
Động cơ
540,920 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh phố cổ
polar bear>>>
Em ví dụ nhé:

Cái quạt điện đang quay với vận tốc A m/s. Bác lấy tay hãm cánh quạt lại => Quạt chỉ ù ù chứ không bị cháy ngay lập tức. Nhưng nếu quạt được lắp thẳng vào một động cơ nổ và cùng quay với vận tốc đó. Bác tóm cánh quạt thì:
+ Một là động cơ chết luôn (quá tải => chết động cơ).
+ Hai là (khả năng xẩy ra nhiều hơn) là tay bác kg giữ nổi cánh quạt.

Dựa trên nguyên lý này người ta sử dụng động cơ điện để thay thế bộ ly hợp đối với tầu hoả hay tầu thuỷ có trọng lượng quá lớn (và sẽ có lực quán tính cực kỳ lớn) như đã nói ở trên.

Ví dụ về lực quán tính của tầu thuỷ để bác thấy:
Tầu thuỷ trọng tải cỡ vài nghìn tấn trở lên, nếu thấy nhau cả km mà kg bẻ lái ngay thì 2 cái sẽ tông vào nhau. Lý do là vì lực quán tính quá lớn, trong môi trường nước, bánh lái quá nhỏ nên kg có khả năng thay đổi hướng tầu ngay lập tức như đối với xe hơi nên dù bẻ lái nhưng tầu vẫn đi thẳng... ).
Em cũng thấy không hợp lý bác ạ, nếu như trường hợp tàu hỏa của bác nói thì biến mô thuỷ lực hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề này chứ cần gì phải có động cơ điện cho nó tốn tiền, khà khà, để em nghĩ thêm tí tại sao lại dùng động cơ điện nhé, lâu quá quên rồi hề hề :D
 

dencao

Xe buýt
Biển số
OF-9327
Ngày cấp bằng
8/9/07
Số km
568
Động cơ
540,920 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh phố cổ
Caterpillar>>>
Em có vài lần đi cùng hội Ve chai (Weichai) chui xuống xem cái động cơ nhưng chả xem bộ số của nó thế nào cả, bác có cái ảnh nào chụp cho em xem với. Em ko xem được phần truyền động của nó vì nhìn cái động cơ to quá đã vãi hết ra quần rồi bác ạ :D
Dạ vâng, ảnh để mai em post, hình như em cũng có chụp một ít dưới khoang máy rồi bác ạ
 

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,111
Động cơ
574,220 Mã lực
Ái chà chà.. cảm ơn các bác.. em lại Up-đết thêm được tý kiến thức về động cơ thuỷ.. mặc dù chả để làm gì cả....:D:D Em xác nhận tàu hỏa chạy động cơ
diezen chỉ để phát điện... bánh của nó được nối với 1 động cơ điện khủng bố luôn... em đã xem lắp ráp đầu tàu này tại nhà máy xe lửa Gia Lâm... Còn lý do thì em cũng chưa tìm hiểu... các bác nào biết phọt lên đây cho em mở mang tý kiến thức nữa đi ạ!
 

KIACD6

Xe đạp
Biển số
OF-10315
Ngày cấp bằng
28/9/07
Số km
48
Động cơ
533,780 Mã lực
Dùng động cơ điện có một số ưu điểm:
1. Sử dụng cho hệ truyền động có khoảng cách lớn, nếu dùng truyền động cơ khí thì thôi rồi, bao nhiêu là bánh răng, trục sẽ nảy sinh nhiều vấn đề;
2. Điều khiển dễ dàng, thời gian đáp ứng nhanh;
3. Động cơ điện dẫn động thường dùng loại một chiều, có momen lớn tỷ số truyền lớn nhưng kích thước vẫn nhỏ gọn hơn. Các bác hình dung nếu một bộ hộp số có tỷ số truyền 1000:1 bằng bánh răng thì chắc nó phải to lắm.
To Polar bear: Tàu thuỷ tuy to nhưng vẫn ăn lái chứ không đến nỗi như bác nói đâu nhé. Chẳng qua nó chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố khác như dòng chảy, gió nên không thể chắc chắn hướng tàu sẽ thay đổi đúng như góc bẻ lái.
 

PTS

Xe đạp
Biển số
OF-6569
Ngày cấp bằng
1/7/07
Số km
12
Động cơ
542,320 Mã lực
em xin phép chen ngang tý:
-các động cơ diesel cỡ lớn đều không dùng ly hợp,thậm chí cả hộp số ,em đã lên những con tàu 1-2 vạn tấn,máy chính công suất 5000 mã lực ,sẽ không có hệ thống ly hợp ma sát nào chịu nổi, mà người ta dùng bộ truyền động thủy lực để nối đ/cơ và trục chân vịt.các tàu thuộc thế hệ trước khi muốn dừng hay lùi phải đảo chiều quay của đ/cơ ,còn hiện nay người ta hay dùng chân vịt biến bước ,chân vịt loại này công nghệ chế tạo rất phức tạp hiện các nhà máy đóng tàu VN chưa làm đươc. có tàu còn được dẫn động bằng động cơ điện để tăng tính cơ động ,khi lùi không cần đổi chiều quay của đ/cơ
diesel mà chỉ thay đổi chiều quay của đ/cơ điện
 

Mahal

Xe máy
Biển số
OF-674
Ngày cấp bằng
7/7/06
Số km
50
Động cơ
578,590 Mã lực
Tuổi
49
Các bác hình dung cái động cơ diesel của ô tô có 2.7 lít mà công suất tới 200 ngựa đó, trong khi đó tàu hỏa động cơ diesel của nó gấp mấy lần chục lần 2.7 lít nhưng công suất chỉ khoảng 2000 (gấp 10 lần) mã lực thôi. Nó dùng diesel để phát điện cho động cơ điện mục đích là tăng tuổi thọ của động cơ diesel. Do có sự trênh lệch khá lớn về thể tích và công suất nên động cơ diesel ở tầu hỏa có thể chạy hết công suất liên tục trong vòng vài chục năm mà không hỏng hóc gì. Trong khi đó nếu động cơ ô tô mà chạy hết công suất liên tục trong một ngày nó đã tiêu rồi.
 

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,490
Động cơ
566,291 Mã lực
Mấy thằng động cơ đó công suất thấp nhưng mô men kéo của nó thì chẳng thấp tẹo nào bác ợ.Nó là động cơ tốc độ thấp hơn động cơ ô tô nhiều...
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
To Polar bear: Tàu thuỷ tuy to nhưng vẫn ăn lái chứ không đến nỗi như bác nói đâu nhé. Chẳng qua nó chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố khác như dòng chảy, gió nên không thể chắc chắn hướng tàu sẽ thay đổi đúng như góc bẻ lái.
Bác cứ hỏi mấy ông thuyền trưởng tầu biển sẽ có câu trả lời.. giống em :D .

Xin nói thêm là tầu biển loại lớn, kg những chỉ có bánh lái và chân vịt phía đuôi mà 2 bên gần phía mũi tầu họ còn lắp 2 chân vịt nằm trong ống chìm trong thân tầu. Khi được khởi động có sẽ thổi nước ra bên sườn. Nếu muốn rẽ bên trái thì chân vịt bên mạn phải sẽ thổi nước để đẩy mũi tàu sang trái và ngược lại. Cái này gọi là "trợ lực" lái đấy.


Tiện đây đố các bác luôn (trừ ông Cakhoai nhé): Tại sao 2 tầu đi ngược nhau (tất nhiên theo luồng lạch) trên sông hoặc biển. Lúc thì nó tránh bên trái, lúc nó lại tránh bên phải ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top