Các MB chiến đấu thế hệ 5 có mục đích thiết kế cơ bản là bắn trước, diệt trước (shoot first, kill first), trước khi địch kịp nhìn thấy mình.
Mục đích thiết kế chủ đạo này ban đầu là do thằng Bộ QP Mỹ đặt ra (dựa trên sự góp ý của các công ty quốc phòng, mà các cty này thì góp ý dựa trên kết quả nghiên cứu công nghệ mới nhất lúc đó tại các cty này, tại các trường đại học và viện nghiên cứu). Sau này các nước khác về cơ bản đều copy mục tiêu thiết kế này.
Từ đó nó đưa ra các tính năng cần phải có.
Tính năng quan trọng nhất là tàng hình để radar đối phương không phát hiện ra.
Sau đó đến hệ thống radar. Gần đây ta nghe nhiều đến radar AESA, LPI, v.v... Những công nghệ này được phát triển hoặc đẩy mạnh nhằm mục đích cung cấp radar cho MB thế hệ 5. Mục đích chính của radar này là phát hiện ra MB địch ở tầm xa nhưng không để lộ nguồn phát tín hiệu (là máy bay mình).
Một tính năng quan trọng khác của MB thế hệ 5 là khả năng super cruise (siêu hành trình?), tức là khả năng duy trì tốc độ cao (siêu âm) mà không cần đốt sau (after burner). Các động cơ của MB thế hệ 4 đều phải đốt sau thì mới đạt được tốc độ siêu âm, nhưng làm như thế thì cực tốn nhiên liệu, chỉ duy trì được 1 thời gian ngắn, và quan trọng là rất dễ bị phát hiện vì có dấu vết hồng ngoại rất lớn.
Với 1 MB thế hệ 5, sau khi phát hiện MB địch bằng radar hiện đại, nó có thể dùng khả năng super cruise để cơ động với tốc độ cao vào vị trí thuận lợi (ví dụ, ở đằng sau MB địch) mà không bị phát hiện vì không cần đốt đít, rồi từ đó khai hỏa. Trong khi đó Mb đối phương vẫn dò dẫm như một anh chàng vừa mù vừa chậm (vì không có super cruise). Khi đó thời gian nhận ra nguy cơ và phản ứng của MB đối phương là rất ngắn, xác suất bị diệt rất cao.
Để so sánh thì có thể dùng số liệu của Mẽo:
- Hiệu suất thực chiến trên không của F-15 là khoảng 100 : 0 (diệt 100 MB đối phương mà không mất cái nào)
- Hiệu suất chiến đấu trong tập trận của F-15 E/F (loại hại điện nhất) với F-22 là 1:15 (mất 15 cái F-15 để đổi lấy 1 cái F-22)
(Đây là số liệu em nhớ mang máng trong đầu, đọc ở đâu đó lâu lắm rồi).
Từ thời chiến tranh lạnh thì Liên Xô đã tụt hậu với Mỹ về công nghiệp hàng không khoảng 15 năm. Đến bây giờ thì Nga tụt hậu hơn 30 năm và có vẻ ngày càng bị bỏ xa.
Nếu các cụ không tin thì nhìn vào cái Su-57, chỉ nhìn hình dáng thì đã thấy tính năng tàng hình thấp, và nó vẫn dùng động cơ của MB thế hệ 4. Nếu so sánh radar thì em e rằng còn thê thảm hơn vì công nghệ điện tử Mỹ còn vượt xa hơn nữa so với LX/Nga. Trong khi đó thì F-22 đã cất cánh từ năm 1997.
Thế cho nên các bạn Ấn độ mới nản, đang muốn bỏ hợp tác với Nga trong chương trình MB thế hệ 5.
Nhìn Nga đánh Gruzia năm 2008 và ở Syria năm 2018 thì thấy trình độ công nghệ và khả năng tổ chức, kết nối hệ thống kém xa Mỹ khi đánh Iraq năm 1991.
Thực tế phũ phàng.