Tuyến hàng hải này có ý nghĩa chiến lược sống còn đối với tất cả các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Nhật bản vì nước này phải nhập hầu như tất cả số lượng dầu mỏ mà nền kinh tế Nhật tiêu thụ hàng năm.
Việc thăm dò dầu khí tại khu vực biển Nam Trung hoa có nhiều hạn chế vì vùng lãnh thổ này đang bị nhiều bên tranh chấp. Trung quốc đã từng phớt lờ chủ quyền pháp lý thực tế của các nước trong khu vực khi đưa ra một yêu sách dòi chủ quyền đối với toàn bộ biển Nam Trung hoa.
Đáp lại yêu sách của Trung quốc, các nước liên quan trong vùng biển đã có những phản ứng khác nhau, Việt nam là quốc gia đã nhiều lần lập luận rằng họ có lịch sử chiếm giữ, khai thác và phát triển trên các đảo này; các quốc gia khác như Philippine, Malaixia và Inđônêxia cũng đưa ra những yêu sách có vẻ hợp lý đối với một số đảo và phần lớn biển Nam Trung hoa.
Vào cuối thế kỷ 20, khi niểm tự ái dân tộc trước một nền kinh tế yếu ớt dễ bị tổn thương từ bên ngoài được hội tụ cùng với sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc quá khích, khu vực đông Á đã bị lôi kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang mới. Ai cũng có cảm giác rằng những ngày yên bình dưới cái ô an ninh của Hoa kỳ sẽ sớm chấm dứt. Nước Mỹ đã mệt mỏi. Việc chính quyền Hoa kỳ hay soi mói về vấn đề nhân quyền trên khắp thế giới đã khiến cho nước này không được ưa thích tại nhiều quốc gia, đặc biệt ở những nước đông Á, nơi mà các nhà lãnh đạo chính quyền được học hành tử tế ở phương Tây vẫn thường lên tiếng thuyết giảng về những ưu điểm của của một ban lãnh đạo cứng rắn, đồng thời không ngừng cảnh báo về những nguy cơ lây lan từ một xã hội phương Tây đang suy đồi sẽ gây ra một loạt hậu quả xấu cho kết cấu xã hội truyền thống ở khu vực đông Á.
Các quốc gia trong khu vực đều cảm thấy họ đã sẵn sàng để tự chăm lo lấy bản thân, họ đều cảm thấy không thể chờ đợi thêm nữa để làm việc đó. Nhiều nước Đông nam Á cũng lên tiếng sẵn sàng tự bảo vệ mình trước việc cả Nhật bản và Trung quốc đều đang tranh giành vai trò thừa kế trọng trách người lãnh đạo khu vực. Tuy nhiên, Nhật bản không được hoan nghênh vì lịch sự thực dân hóa của mình trong nửa đầu thế kỷ 20; còn Trung quốc thì vì chủ nghĩa Sôvanh về văn hóa.
Việc thăm dò dầu khí tại khu vực biển Nam Trung hoa có nhiều hạn chế vì vùng lãnh thổ này đang bị nhiều bên tranh chấp. Trung quốc đã từng phớt lờ chủ quyền pháp lý thực tế của các nước trong khu vực khi đưa ra một yêu sách dòi chủ quyền đối với toàn bộ biển Nam Trung hoa.
Đáp lại yêu sách của Trung quốc, các nước liên quan trong vùng biển đã có những phản ứng khác nhau, Việt nam là quốc gia đã nhiều lần lập luận rằng họ có lịch sử chiếm giữ, khai thác và phát triển trên các đảo này; các quốc gia khác như Philippine, Malaixia và Inđônêxia cũng đưa ra những yêu sách có vẻ hợp lý đối với một số đảo và phần lớn biển Nam Trung hoa.
Vào cuối thế kỷ 20, khi niểm tự ái dân tộc trước một nền kinh tế yếu ớt dễ bị tổn thương từ bên ngoài được hội tụ cùng với sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc quá khích, khu vực đông Á đã bị lôi kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang mới. Ai cũng có cảm giác rằng những ngày yên bình dưới cái ô an ninh của Hoa kỳ sẽ sớm chấm dứt. Nước Mỹ đã mệt mỏi. Việc chính quyền Hoa kỳ hay soi mói về vấn đề nhân quyền trên khắp thế giới đã khiến cho nước này không được ưa thích tại nhiều quốc gia, đặc biệt ở những nước đông Á, nơi mà các nhà lãnh đạo chính quyền được học hành tử tế ở phương Tây vẫn thường lên tiếng thuyết giảng về những ưu điểm của của một ban lãnh đạo cứng rắn, đồng thời không ngừng cảnh báo về những nguy cơ lây lan từ một xã hội phương Tây đang suy đồi sẽ gây ra một loạt hậu quả xấu cho kết cấu xã hội truyền thống ở khu vực đông Á.
Các quốc gia trong khu vực đều cảm thấy họ đã sẵn sàng để tự chăm lo lấy bản thân, họ đều cảm thấy không thể chờ đợi thêm nữa để làm việc đó. Nhiều nước Đông nam Á cũng lên tiếng sẵn sàng tự bảo vệ mình trước việc cả Nhật bản và Trung quốc đều đang tranh giành vai trò thừa kế trọng trách người lãnh đạo khu vực. Tuy nhiên, Nhật bản không được hoan nghênh vì lịch sự thực dân hóa của mình trong nửa đầu thế kỷ 20; còn Trung quốc thì vì chủ nghĩa Sôvanh về văn hóa.