Đôi bờ

fatboy

Xe tăng
Biển số
OF-114
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
1,118
Động cơ
591,816 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Kiểu bắt lỗi của cụ như bới lông tìm vết. Cá nhân em thấy bản dịch rất hay, không hề làm sai lệch hoàn toàn nội dung bản tiếng Nga (và hoàn toàn không luyên thuyên như cụ nhận xét). Mặc dù không biết tiếng Nga và cảm nhận tiếng Nga nhưng em cảm thấy nếu ai đó biết tiếng Nga thì khi nghe bài hát ở bản tiếng Nga và bản tiếng Việt đều đem lại cho họ cảm xúc giống nhau.
Cá nhân em thấy cụ chủ thớt rất hay. Từ vấn đề cụ ấy nêu ra mà mọi người bàn luận đến mười mấy trang chưa chán.
Còn bản dịch thì đúng là khá xa với nguyên tác, tuy nhiên để hát được thì phải chấp nhận cách dịch như vậy.
 

quaychan

Xe tăng
Biển số
OF-62489
Ngày cấp bằng
21/4/10
Số km
1,136
Động cơ
449,618 Mã lực
Nơi ở
مِنْ فَضْلِكسْمُك؟أنا جائِعٌ
Hẳn những ai yêu nhạc Nga đều biết đến bài hát rất nổi tiếng này, phần vì giai điệu ngọt ngào da diết, phần vì người chuyển ngữ đã rất khéo léo để có những ca từ đẹp và rất yêu đời. Nhà em cũng không ngoại lệ, rất thích nghe nhạc Nga và bài hát này. Trên xe luôn có 1 bộ đĩa nhac Nga do chính người Nga hát. Vậy mà bữa nọ ngồi hầu chuyện một người bạn sống nhiều năm ở đúng cái địa điểm nơi bài hát đó ra đời mới biết được câu chuyện cảm động của 2 nhân vật chính của bài hát và cái kết buồn của câu chuyện, nó đi ngược lại hoàn toàn với nội dung của phần chuyển ngữ mà bác nào đó đã khéo tưởng tượng ra.
Bài hát là nhạc phim trong bộ phim "Khát nước" Truyện phim kể về một đơn vị hồng quân phải bảo vệ nguồn nước cho bà con trong thành phố trước sức công phá của kẻ thù nhằm cắt đứt sự sống của người dân. Tình yêu đã nảy nở giữa người thiếu nữ đi lấy nước và 1 chàng trai trong đơn vị đó. Kết thúc phim, cả đơn vị đều hi sinh để đổi lại người dân có nước nghĩa là có sự sống. Cô gái rất đau đớn nhưng dân làng lại cho rằng cô là người hạnh phúc vì là người yêu của 1 anh hùng. Lời bài hát có đoạn "Ai cũng nói là em hạnh phúc. Em cũng cố tin là như vậy. Nhưng trái tim em thì lại không tin đó là hạnh phúc. Vì chúng ta chỉ là đôi bờ của một dòng sông. Đàn chim bay có đôi. Như sóng kề bên sóng. các bạn gái có đôi. Chỉ mình em thất vọng"
Vậy mà đồng chí nào đó trí tuệ thuộc hàng đỉnh cao đã luyên thuyên thành "Mình em riêng thắm thiết yêu anh. Với niềm tin thiết tha. Một dòng sông sóng nước long lanh. Đôi bờ đâu cách xa" Híc...híc

Đầu tuần sờ trét quá, nghe câu chuyện lại thấy buồn hơn về một thời ấu trĩ. Em post lên đây cho các bác chém cùng em cho vui.
Hay, rất cảm động, nghe mà thấy tim gan đảo như rang lạc.
Thanks cụ chủ thớt, nếu không có bài của cụ thì chưa biết bao giờ em mới phát hiện ra bài này để nghe.

Nói thêm là bản dịch lời Việt em ko hấp thụ nổi vì nó lạc quan tếu vãi ra.
 

Dân Nghệ

Xe tăng
Biển số
OF-57918
Ngày cấp bằng
28/2/10
Số km
1,016
Động cơ
454,880 Mã lực
Nơi ở
Nơi có đặc sản: Cá Gỗ
Em đang nghe nhạc để tìm cảm hứng làm thơ CỤ ạ :)
E có thằng em làm cùng cũng hay thơ ca lắm, đợt này nó bị cô người yêu bỏ vì hoàn cảnh gia đình nó cũng khó khăn nên cô ấy không chịu được nhiệt:(. Thỉnh thoảng nó lên mạng khi em đang lượn OF em lại copy mấy bài của mợ trong thớt Mưa và cá sấu..quên... nước mắt;)) quẳng vào cho nó...nó cứ là ạ em luôn:>.
:D
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
Bài hát "Cây thùy dương" bằng cả tiếng Nga và tiếng Việt.

[YOUTUBE]F60-CLcE6gA[/YOUTUBE]
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,089
Động cơ
622,196 Mã lực
Hẳn những ai yêu nhạc Nga đều biết đến bài hát rất nổi tiếng này, phần vì giai điệu ngọt ngào da diết, phần vì người chuyển ngữ đã rất khéo léo để có những ca từ đẹp và rất yêu đời. Nhà em cũng không ngoại lệ, rất thích nghe nhạc Nga và bài hát này. Trên xe luôn có 1 bộ đĩa nhac Nga do chính người Nga hát. Vậy mà bữa nọ ngồi hầu chuyện một người bạn sống nhiều năm ở đúng cái địa điểm nơi bài hát đó ra đời mới biết được câu chuyện cảm động của 2 nhân vật chính của bài hát và cái kết buồn của câu chuyện, nó đi ngược lại hoàn toàn với nội dung của phần chuyển ngữ mà bác nào đó đã khéo tưởng tượng ra.
Bài hát là nhạc phim trong bộ phim "Khát nước" Truyện phim kể về một đơn vị hồng quân phải bảo vệ nguồn nước cho bà con trong thành phố trước sức công phá của kẻ thù nhằm cắt đứt sự sống của người dân. Tình yêu đã nảy nở giữa người thiếu nữ đi lấy nước và 1 chàng trai trong đơn vị đó. Kết thúc phim, cả đơn vị đều hi sinh để đổi lại người dân có nước nghĩa là có sự sống. Cô gái rất đau đớn nhưng dân làng lại cho rằng cô là người hạnh phúc vì là người yêu của 1 anh hùng. Lời bài hát có đoạn "Ai cũng nói là em hạnh phúc. Em cũng cố tin là như vậy. Nhưng trái tim em thì lại không tin đó là hạnh phúc. Vì chúng ta chỉ là đôi bờ của một dòng sông. Đàn chim bay có đôi. Như sóng kề bên sóng. các bạn gái có đôi. Chỉ mình em thất vọng"
Vậy mà đồng chí nào đó trí tuệ thuộc hàng đỉnh cao đã luyên thuyên thành "Mình em riêng thắm thiết yêu anh. Với niềm tin thiết tha. Một dòng sông sóng nước long lanh. Đôi bờ đâu cách xa" Híc...híc

Đầu tuần sờ trét quá, nghe câu chuyện lại thấy buồn hơn về một thời ấu trĩ. Em post lên đây cho các bác chém cùng em cho vui.
thanks cụ , cảm ơn cụ đã chuyển giai điệu thật của bài hát này cho mọi người, dầu sao cháu vẫn thích 'ĐÔI BỜ'
 

lead2011

Xe container
Biển số
OF-98925
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,239
Động cơ
448,586 Mã lực
Em cg ở Nga 11 năm, 92-03. Nhớ nc Nga thật..
 

humxam75

Xe điện
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
3,945
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Hix, mấy tối nay em toàn nghe bài này. Mà từ khi kiếm được bài tiếng Nga thì lại ko muốn nghe bản TV nữa
 

bo_vang

Xe tải
Biển số
OF-27088
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
294
Động cơ
489,040 Mã lực
thấy bảo bài này bị cấm thời ctranh và sau ctranh vì đc coi là phản chiến, uỷ mị, làm giảm sưc chiến đấu, cũng giống VN có mấy bài của Hữu Loan
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
Mark Bernes được coi là ca sĩ thể hiện thành công nhất bài "Đàn sếu".

Clip này cũng hay nữa.


[YOUTUBE]XZZHISSfHv4&feature[/YOUTUBE]
 

Alice

Xe tải
Biển số
OF-52578
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
247
Động cơ
455,370 Mã lực
Bài hát "Điệu nhảy trên trống", nghe nói thịnh hành ở Nga thập niên 80

[YOUTUBE]dFROEh5OAWI[/YOUTUBE]
 

kraz255b

Xe điện
Biển số
OF-115340
Ngày cấp bằng
3/10/11
Số km
2,595
Động cơ
409,919 Mã lực
Nơi ở
dưới đường bay
Chưa đi Nga bao giờ nhưng nhà em cũng thích những bài hát Nga, cũng sưu tầm kha khá. Nhưng khoái nhất là món ăn Nga, thịt nướng saslyk, cá vovla, pho mai dây, kalbasa . . .chẹp chẹp!
 

kraz255b

Xe điện
Biển số
OF-115340
Ngày cấp bằng
3/10/11
Số km
2,595
Động cơ
409,919 Mã lực
Nơi ở
dưới đường bay
Bài hát "Điệu nhảy trên trống", nghe nói thịnh hành ở Nga thập niên 80

[YOUTUBE]dFROEh5OAWI[/YOUTUBE]
Hồi trước đại sứ quán nga phát 1 kênh truyền hình riêng, rất háo hức xem cái chương trình bài hát hàng năm của Nga và các cchương trình nhạc quốc tế!
bài touch by touch em nghe lần đầu tiên là ở đó!
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,189
Động cơ
554,048 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Bài hát "Điệu nhảy trên trống", nghe nói thịnh hành ở Nga thập niên 80

Bản nhạc vui hôm nay đang vang lên rộn ràng. Người gõ trống mê say với đôi tay nhịp nhàng....
Xưa mà ĐSQ CCCP còn phát TV, Cháu cũng hay theo dõi c/t Pec xờ nhi a này lắm :D
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
22,922
Động cơ
739,192 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com

ТАНЕЦ НА БАРАБАНЕ
Kомпозитор (музыка) - Паулс Р; Автор текста (слова) - Волохонский А



[YOUTUBE]1ewhkf-YEUA[/YOUTUBE]
Барабан был плох барабанщик бог
ну а ты была вся лучу под стать
так легка что могла
ты на барабане танцевать

Когда пляшешь ты всюду звон такой
И с ума сошел барабан большой
Барабань барабань
каблучком его ты не порань

Ты судьба барабань на всю планету
Каблучки как кастаньеты
прозвучат на целый свет
Ты судьба пусть ты далеко отсюда
но со мной осталось чудо
словно аккомпанемент

Когда ты уйдешь барабанит дождь
барабанит грусть и погода дрянь
барабань барабань
даже если сердце пополам
но когда концерт барабанщик бог
вспоминает он пару звонких ног
барабань барабань
даже если сердце пополам

Ты судьба барабань на всю планету
Каблучки как кастаньеты
прозвучат на целый свет
Ты судьба пусть ты далеко отсюда
но со мной осталось чудо
словно аккомпанемент.


Điệu nhảy trên trống


Nhạc Nga
Lời Việt : Kiều Hưng

Bản nhạc vui hôm nay đang vang lên rộn ràng
Người gõ trống mê say với đôi tay nhịp nhàng
Đang lướt nhanh, đang lướt nhanh, đang lướt nhanh
lướt nhanh tựa múa trên đàn

Đàn của ai chơi vơi nghe đắm say lòng người
Nhìn cô gái vui tươi hé trên môi nụ cười
Vang trống lên !
Vang trống lên cho lứa đôi chúng ta hạnh phúc lâu dài

Ôi tình yêu ! Tình yêu bay khắp nơi trên thế gian
Tình yêu trong cặo mắt đang mơ màng
Tình yêu như biển sóng dâng tràn

Ôi tình yêu ! Dù cho em đã đi xa nơi này
Thì trong tôi còn nhớ mãi những ngày
Kề bên nhau cuộc sống xum vầy

Lai lai lai ! Lai lai lai lai lai lai lai lai
Lai lai lai lai lai lai lai lai lai lai lai lai
Lai lai lai lai lai lai lai lai lai lai lai lai ./.
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
22,922
Động cơ
739,192 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Và thêm 1 bài nữa được em được nghe từ thời bé tẹo như cái kẹo.:D
Улыбка

Nhạc: V. Sanxky

Lời: M. Pliachkovxki

[YOUTUBE]oZrLJbQJsCk[/YOUTUBE]

От улыбки хмурый день светлей,
От улыбки в небе радуга проснется...
Поделись улыбкою своей,
И она к тебе не раз еще вернется.
Припев:
И тогда наверняка
Вдруг запляшут облака,
И кузнечик запиликает на скрипке...
С голубого ручейка
Начинается река,
Ну а дружба начинается с улыбки.

От улыбки солнечной одной
Перестанет плакать самый грустный дождик.
Сонный лес простится с тишиной
И захлопает в зеленые ладоши.
Припев:
От улыбки станет всем теплей -
И слону и даже маленькой улитке...
Так пускай повсюду на земле,
Будто лампочки, включаются улыбки!
Припев.


Nụ cười
Lời Việt: Lê Tự Minh

[YOUTUBE]BZ03zSNj-Ng[/YOUTUBE]

Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười
Cầu vồng thêm lung linh bao sắc ánh lên ở khắp nơi
Nụ cười tươi, chúng ta cùng chung niềm vui
Cho cuộc sống đầm ấm yên vui ta cùng cất tiếng cười

Để làn mây không bay đi xa
Những hạt mưa bay bay bên ta
Để làn nước từ con suối xinh thành dòng sông sóng xô

Tiếng cười vui luôn luôn bên ta
Tiếng cười sẽ luôn luôn ngân xa
Tiếng cười là bạn đường tháng năm của tuổi niên thiếu ta...

Tiếng cười vui luôn luôn bên ta
Tiếng cười sẽ luôn luôn ngân xa
Tiếng cười là bạn thân tháng năm không thể phai xoá nhoà.

Cho trời sáng lên và áng mây tươi hồng
Đẩy lùi xa bao nhiêu u ám gió mưa và bão bùng
Nụ cười tươi, chúng ta cùng chung niềm vui
Cho cuộc sống đầm ấm yên vui ta cùng cất tiếng cười
 

Quách Tỉnh

Xe buýt
Biển số
OF-30569
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
719
Động cơ
488,150 Mã lực
Hẳn những ai yêu nhạc Nga đều biết đến bài hát rất nổi tiếng này, phần vì giai điệu ngọt ngào da diết, phần vì người chuyển ngữ đã rất khéo léo để có những ca từ đẹp và rất yêu đời. Nhà em cũng không ngoại lệ, rất thích nghe nhạc Nga và bài hát này. Trên xe luôn có 1 bộ đĩa nhac Nga do chính người Nga hát. Vậy mà bữa nọ ngồi hầu chuyện một người bạn sống nhiều năm ở đúng cái địa điểm nơi bài hát đó ra đời mới biết được câu chuyện cảm động của 2 nhân vật chính của bài hát và cái kết buồn của câu chuyện, nó đi ngược lại hoàn toàn với nội dung của phần chuyển ngữ mà bác nào đó đã khéo tưởng tượng ra.
Bài hát là nhạc phim trong bộ phim "Khát nước" Truyện phim kể về một đơn vị hồng quân phải bảo vệ nguồn nước cho bà con trong thành phố trước sức công phá của kẻ thù nhằm cắt đứt sự sống của người dân. Tình yêu đã nảy nở giữa người thiếu nữ đi lấy nước và 1 chàng trai trong đơn vị đó. Kết thúc phim, cả đơn vị đều hi sinh để đổi lại người dân có nước nghĩa là có sự sống. Cô gái rất đau đớn nhưng dân làng lại cho rằng cô là người hạnh phúc vì là người yêu của 1 anh hùng. Lời bài hát có đoạn "Ai cũng nói là em hạnh phúc. Em cũng cố tin là như vậy. Nhưng trái tim em thì lại không tin đó là hạnh phúc. Vì chúng ta chỉ là đôi bờ của một dòng sông. Đàn chim bay có đôi. Như sóng kề bên sóng. các bạn gái có đôi. Chỉ mình em thất vọng"
Vậy mà đồng chí nào đó trí tuệ thuộc hàng đỉnh cao đã luyên thuyên thành "Mình em riêng thắm thiết yêu anh. Với niềm tin thiết tha. Một dòng sông sóng nước long lanh. Đôi bờ đâu cách xa" Híc...híc

Đầu tuần sờ trét quá, nghe câu chuyện lại thấy buồn hơn về một thời ấu trĩ. Em post lên đây cho các bác chém cùng em cho vui.
Em chào cụ. Thật ngạc nhiên là nhờ có thớt này của cụ mà em mới biết ở OF có rất nhiều cụ mợ thích nghe và muốn hiểu thêm những bài hát Nga. Về băn khoăn của cụ em nghĩ không đến mức như cụ đánh giá. Có những thứ thuộc về lịch sử mọi người đều biết rồi, đó là có một thời gian dài, thế hệ của bố mẹ em, các cụ và tới tận ngày hôm nay, chúng ta vẫn đang có những ảnh hưởng của văn hóa Nga. Như em được cử sang Nga học năm 98, về nước năm 2008, 10 năm ở đó đã cho em hiểu tương đối và đã yêu đất nước, con người và văn hóa ở đó. Tìm hiểu các nguồn tư liệu khác nhau bằng tiếng Nga và domain .ru thì về nội dung và dịch bài hát này không phải như cụ nghĩ và tự stress cụ nhé.

Hoàn cảnh ra đời bài hát
Bài hát được ra đời trong bộ phim Khát nước (Zazda), nằm trong loạt phim về đề tài chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1941-1945.
Bộ phim đúng như cụ nói, về sự dũng cảm và hi sinh của một biệt đội Hồng Quân nhằm chiếm lại Trạm cấp phối nước bị phát xít chiếm giữ, mà đây là một vị trí chiến lược cho cả thành phố Odessa. Biệt đội đã luồn vào sau lưng kẻ thù, bật được hệ thống nước và bám trụ vị trí một thời gian. Bộ phim được dựng hoàn toàn trên những sự kiện có thật và chính đạo diễn Grigorii Pozenhian đã tham gia trận đánh đó, sau ngày hòa bình lập lại đã dựng lại kịch bản này.
Chính đạo diễn Grigorii Pozenhian cũng là tác giả của lời thơ của bài hát. Tiêu đề bài thơ có thể dịch là Em và anh hai bờ của một dòng sông, được nhạc sỹ Andrei Eshpai phổ và đặt tên lúc đầu là "Bài hát của Masha" (Песня Маши), và được hát đầu tiên bởi dọng ca Denisova Irina trong đoàn nhạc "Tất cả về phía trước", sau này trở thành nhà báo. Rất tiếc là sau khi phim ra đời, bài hát trở nên nổi tiếng thì được hát lại bởi nữ ca sĩ Kristalinskaya (như ở clip phía dưới) và Dvoraninova, đĩa hát Đôi bờ của Kristalinskaya bán được 7 triệu bản và nổi tiếng tới mức người ta gắn luôn "tác giả ca sỹ" là Kristalinskaya cho bài hát Đôi bờ này, đến thậm chí phim đã bị lồng tiếng lại đoạn hát và sửa lại một số thông tin (hồi xưa nước Nga xô viết đôi khi cũng hơi cực đoan thế :D )

Về nghĩa lời bài hát, em cũng đồng tình với các cụ mợ khác và nguồn diễn đàn nuocnga.net, và cá nhân em cũng dịch lời bài hát được, có thể khẳng định lời dịch rất hay, khá sát, một số đoạn bay bổng hơn so với lời thật, nhưng quan trọng là rất phù hợp với tâm tính tình cảm người Việt mình, và trong giai điệu của một bài hát đậm chất Nga xô viết.
Em chỉ xin hỏi cụ là nếu không dịch như thế thì cụ muốn truyền tải tình yêu qua bài hát theo lời như thế nào thôi, khi cụ ngấm nhưng không thể diễn tả bằng lời khác. Thời đó không ấu trĩ cụ ạ, lịch sử là lịch sử, cụ yêu nó thì cụ nên tìm hiểu thật kỹ và đừng vặn vẹo nó nữa nhé :)

Về nghệ sỹ nổi tiếng Kristalinskaya các cụ xem thêm ở đây nhé http://kristalinskaya.ru/

Clip Đôi bờ với cảnh trong film KHÁT

[video=youtube;Ui092EcWHvM]http://www.youtube.com/watch?v=Ui092EcWHvM[/video]
Thực ra đây không phải là clip đúng bài hát trong phim. Đoạn trích phim có bài hát này nó ở dưới đây ạ
[video=youtube;ttN3d7pwE88]http://www.youtube.com/watch?v=ttN3d7pwE88[/video]
Đoạn này có cảnh Vycheslav Chikhonov (diễn viên nổi tiếng đóng vai điệp viên Stirlitz trong phim 17 Khoảnh khắc mùa xuân) đang thao thức thì có nghe một giọng hát lảnh lót của một cô thôn nữ bên bờ sông đang cất quần áo ...

Có một bài báo viết về người dịch lời Việt bài "Đôi bờ" và "Chiều Matxcơva" đây ạ

http://thethaovanhoa.vn/297N20100712083639220T133/vinh-biet-nguoi-dich-chieu-moskva-va-doi-bo.htm


Vĩnh biệt người dịch Chiều Moskva và Đôi bờ


Thứ Hai, 12/07/2010 11:02

(TT&VH) - Những người Việt Nam yêu nước Nga, yêu nhạc Nga, không ai là không biết 2 tình khúc sâu lắng Chiều MoskvaĐôi bờ. Đó là những ca khúc đã trở thành “kinh điển” trong suốt nửa thế kỷ qua, chúng nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới.


Nhưng ai là người đầu tiên đã dịch lời của chúng sang tiếng Việt và dịch trong hoàn cảnh nào thì còn rất ít người yêu nhạc được biết.

Số phận 2 ca khúc nổi tiếng



Ông Vương Thịnh - dịch giả lời Việt đầu tiên của các tình khúc Nga nổi tiếng Chiều MoskvaĐôi bờ đã trút hơi thở cuối cùng hồi 15 giờ ngày 10/7/2010 tại Bệnh viện Hữu Nghị. Lễ viếng ông sẽ được tổ chức trang trọng từ 14 giờ ngày 13/7/2010, tại Nhà Tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Một điều thú vị là cả Chiều Moskva Đôi bờ đều là những ca khúc được viết “theo đơn đặt hàng” làm nhạc nền cho phim và khi mới xuất hiện lần đầu theo phim thì đều chẳng mấy ai quan tâm.


Với Chiều Moskva, khởi đầu, người ta đặt tên cho nó là Đêm Leningrad được viết làm nhạc cho một bộ phim tài liệu về một sự kiện thể thao lớn ở Liên Xô hồi cuối thập niên 50 thế kỷ trước. Đêm Leningrad là đứa con chung của nhạc sĩ Vasily Solovyov-Sedoy (1907-1979) và nhà thơ Mikhail Matusovsky (1915-1990). Còn tình khúc Đôi bờ có tên gọi ban đầu là Em và tôi, đôi bờ, nó còn có tên là Bài hát của Masa, là tác phẩm chung của nhạc sĩ Andrey Yakovlevich Eshpai và nhà thơ Grigorii Mikhailovich Pozhenyan. Bài hát này được người ta đặt hàng viết minh họa cho bộ phim có tên là Khát nước năm 1960. Nội dung của ca khúc này nói về tiếng lòng của một thiếu nữ với mối tình đầu tuyệt đẹp. Nhưng đó là một mối tình vô vọng, như hai bờ của một dòng sông, không bao giờ gặp được nhau... Ca khúc “ăn theo” phim này khi mới xuất hiện cũng không được người yêu nhạc quan tâm.

Nhưng điều bất ngờ là sau đó, khi hai ca tình khúc trên lần lượt được giới thiệu trên làn sóng phát thanh, thì đều thu hút được sự yêu thích đặc biệt của thính giả và thành công ngoài sự mong đợi của những người sáng tác ra chúng.

Ngay năm 1957, Chiều Moskva đã bất ngờ giật giải trong một cuộc thi ca khúc quốc tế và giành giải nhất tại Festival Thanh niên và Sinh viên Thế giới tổ chức tại Moskva. Chiều Moskva đã nhanh chóng lan truyền khắp thế giới, được đặc biệt ưa thích ở Trung Quốc. Thậm chí vào những năm đỉnh cao của “Chiến tranh Lạnh” nghệ sĩ piano nổi tiếng người Mỹ Van Cliburn từng trình diễn Chiều Moskva nhiều lần...

Và cách đây chưa lâu, năm 2004, ca sĩ người Bỉ Helmut Lotti đã gây ấn tượng với thế giới khi anh trình diễn bản tiếng Anh của ca khúc kinh điển này, dưới tựa đề Moscow Nights, trong album From Russia With Love.

Ai là người đầu tiên đã dịch Chiều Moskva ra tiếng Việt?

Chiều Moskva là một trong những ca khúc được đề nghị phát thanh nhiều nhất theo thư yêu cầu của thính giả Liên Xô. Kể từ năm 1964, giai điệu của nó được lấy làm nhạc hiệu của Đài Phát thanh Tin tức và Âm nhạc Mayak (Hải đăng) ở Liên Xô.

Từ sau Festival Thanh niên và Sinh viên Thế giới ở Moskva, Chiều Moskva đã đến với công chúng Việt Nam và cũng mau chóng chinh phục trái tim người yêu nhạc, với các tên gọi khác nhau: Chiều Moskva, Chiều ngoại ô Moskva, Chiều ngoại thành Moskva...

Có nhiều bản dịch tiếng Việt của ca khúc, trong đó, bản sau đây được coi là Việt hóa hoàn hảo nhất, hợp với giai điệu một cách không thể ngọt ngào hơn:

Chiều thanh vắng là đây âm thầm gió rì rào
Rừng cây chim muông lắng xuống canh thâu
Hỡi em thấu chăng
tình, trong lòng bao trìu mến
Moskva bên chiều vắng thanh bình...


Khi về tới Việt Nam Chiều Moskva đã trở thành bài hát Nga “đi cùng năm tháng” cùng với những tình khúc nổi tiếng khác như Kachiusa,Triệu bông hồng, Kalinka,... Chiều Moskva đã gắn bó với tên tuổi các ca sĩ như: Trung Kiên, Quang Thọ, Quang Huy...

Vẫn theo tác giả Đỗ Trọng Nga: Đã nửa thế kỷ qua, tên người dịch bản tiếng Việt của Chiều Moskva là một bí ẩn và bản dịch, dù được rất nhiều người thuộc lòng, cho đến nay vẫn bị coi là “khuyết danh”.

(Đáng tiếc là, ngay cả Từ điển mở Wikipedia tiếng Việt, trong phần giới thiệu về tình khúc Chiều Moskva cũng mở ngoặc phần Lời Việt là “Người dịch khuyết danh”; còn phần lời Việt tình khúc Đôi bờ thì để trống phần dẫn nguồn).


Vương Thịnh (thứ 4 hàng sau từ phải qua) chụp chung
với các du học sinh và thầy cô giáo tại Nga

Từng có nhiều ý kiến cho rằng ca sĩ, NSND Trung Kiên là tác giả phần lời tiếng Việt, song chính ông phủ nhận. Dịch giả Dương Tường thì đoán đó có thể là Ngô Vĩnh Viễn (1924-1994) - người có mặt tại Festival Thanh niên và Sinh viên Thế giới tổ chức tại Moskva năm 1957. Ông Viễn, bút danh Nguyễn Vĩnh, từng dịch một số tác phẩm văn học nổi tiếng của thế giới sang tiếng Việt, như Chuông nguyện hồn ai, Truyện ngắn O.Henry...

Tuy nhiên, ông Viễn đã mất nên cũng không có cách nào kiểm định lại phỏng đoán của dịch giả Dương Tường. Thêm nữa, cho dù ông có mặt tại Festival nhưng điều đó không chứng tỏ ông là tác giả của bản dịch hoàn hảo nhất. Chiều Moskva có nhiều bản tiếng Việt khác nhau, không chỉ của các nhạc sĩ mà còn của các lưu học sinh hay những người từng công tác bên Nga.

Tác giả lời Việt vừa qua đời

Giờ đây, không chỉ Chiều MoskvaĐôi bờ đều đã trở thành những bản tình ca Nga ngọt ngào luôn chinh phục, ngự trị tâm hồn những người Việt Nam đã từng đến Nga và cả những ai yêu nhạc nhưng chưa bao giờ đặt chân lên mảnh đất đầy tuyết trắng ấy. Nhiều người đã thuộc lòng lời Việt:

Dòng sông nước nhẹ trôi xuôi về phía chân trời
Màn đêm lung linh sáng ánh trăng soi
Vời vợi xa thoáng đưa lời đây bài ca đầm ấm
Moskva chứa chan vui trong chiều vắng yêu đời ...

***
Đêm dài qua, dưới mưa rơi, em mong chờ anh tới
Cây cỏ hoa như nói nên lời,
em hạnh phúc nhất đời
Lòng em riêng biết có yêu anh, giữa tình đôi lứa ta,
một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa...


Nhưng còn rất ít người yêu nhạc nước ta biết điều này: người đầu tiên dịch Chiều Moskva ra tiếng Việt là ông Vương Thịnh, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Văn hóa.

Sinh năm 1934 quê tại Bắc Giang, ông Vương Thịnh từng là một cựu chiến binh của Đại đoàn 308 từ 1949. Những năm 1951-1954, ông là Học viên thiếu sinh quân tại Trung Quốc. Ông cũng là một trong hàng trăm học viên Việt Nam được học lớp Nga ngữ đầu tiên ở Moskva những năm 1954-1956.

Những năm 1957 - 1960 và 1969 - 1971, ông Vương Thịnh được Nhà nước ta cử sang Liên Xô, công tác tại Ban Tiếng Việt của Đài Phát thanh Moskva, làm Biên tập và Phát thanh viên tiếng Việt cho Đài này.

Do có năng khiếu thơ ca (ông Vương Thịnh đã cho xuất bản tập thơ Một thoáng trong đời, Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1997) và yêu thích âm nhạc từ nhỏ, nên khi được cử sang Liên Xô công tác, ông Vương Thịnh đã tự dịch ca khúc Chiều Moskva đang nổi tiếng hồi đó ra tiếng Việt. Sau đó, ông còn cộng tác với Cao Thụy (sau là Đạo diễn điện ảnh) dịch tiếp ca khúc Đôi bờ.

Đại tá Vương Hồng Trường và những người anh em ông Vương Thịnh cho biết: Đầu thập kỷ 60, sau khi từ Liên Xô trở về nước, cùng gia đình sống ở Khu tập thể Đài Tiếng nói Việt Nam tại số 5 Trần Phú, Hà Nội, hai ca khúc trên đã được ông Vương Thịnh cho in thành tờ gấp khổ nhỏ, phát hành hàng ngàn bản ở miền Bắc. Chiều Moskva Đôi bờ đã nhanh chóng được người yêu âm nhạc Việt Nam đón nhận.

Sau ngày nghỉ hưu, ông Vương Thịnh cùng vợ là bà Trương Thị Ký (nguyên là cán bộ kỹ thuật của Đài Truyền hình Việt Nam, về sống những năm cuối đời ở 49 phố Nguyên Hồng, Hà Nội.

Hà Nội, 11-7-2010

Đặng Vương Hưng
Cám ơn mợ Alice về những thông tin em chưa hề biết :)
Em nghĩ hoàn cảnh lúc đó các nhạc sỹ tiền bối của mình ngoài nhiệm vụ chính trị cũng cực kỳ tuyệt vời để có thể chắt lọc những ý gốc để lồng từ Việt vào giữ nguyên giai điệu và hồn tác phẩm. Tuyệt đại đa số tác phẩm này em cũng đã hỏi thầy cô giáo, hát thử, dịch lại thử theo kiểu hiểu của em ;)) , nhưng vẫn thấy các nhạc sỹ mình dịch hay hơn hẳn :D

@Cụ Bụp: Vote cụ (b)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top