Đọc bài này xong em thấy giật mình.

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,170 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Em chắc chắn số liệu của bài báo có vấn đề.
Dung tích tối đa của hồ chứa là: 9,5 tỷ m3 nước = 9.500.000.000 m3
Đồng bằng Bắc bộ rộng 16.000km2 = 16.000.000.000m2.
Toàn bộ khối nước đó đổ xuống thì sẽ bị ngập:
9.500.000.000:16.000.000.000 = 0,6m
Lấy đâu ra mà từ 4-60m



Không phải quá lo thế cụ chủ nhé :))
Ngập hơn nửa mét thì Hà Nội ngập đầy!!!

Trên pa tê bốc nhiều người chia sẻ bài viết vỡ đập thì HN ngập mấy mét, đến hài, vậy mà nhiều người tin vãi.
 

X0000

Xe điện
Biển số
OF-383918
Ngày cấp bằng
23/9/15
Số km
2,619
Động cơ
681,460 Mã lực
Vấn đề lớn nhất là trong Quy hoạch thuỷ điện là lựa trọn được vị trí phù hợp.
Đoạn này cụ có nhầm không vậy, vị trí phù hợp là gì, mà sao trong cái bài báo ở #1 có đoạn
" Mũi khoan đầu tiên mà anh Phong, anh Nhân cùng cả trăm cán bộ địa chất của Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I đặt là ở bản Bậu, xã Tạ Bú vào năm 1982. Tại khu vực bản Bậu, phải khảo sát 4 điểm có thể đắp đập. Tuy nhiên, tầng phong hóa ở khu vực này quá dày và rộng.
Sau 4 năm trời khảo sát, tìm ra biện pháp khắc phục để xây đập ở đây thì lại nhận được "lệnh" phải đi tìm chỗ khác, vì khu vực bản Bậu lòng sông quá rộng, nếu đắp đập phải dài hơn 600 mét, như vậy việc xây đập và xử lý đập sẽ rất tốn kém. Hơn nữa, độ an toàn cũng không tuyệt đối cao.
Vậy là 4 năm trời khảo sát bị đổ xuống sông xuống biển, các kỹ sư địa chất lại vác máy móc lên bản Tạ Bú, cách bản Bậu 10km. Riêng khu vực Tạ Bú phải khảo sát 3 tuyến, mất tổng cộng 5 năm trời.
Khu vực Tạ Bú, nền đập có địa tầng khá tốt, phù hợp cho việc xây đập, tuy nhiên, vai phải đập có tầng phong hóa sâu, gồm những lớp phủ sỏi cuội và lớp bazan rất dày và có một vết đứt gãy sâu chạy qua tuyến đập.
Còn một nguyên nhân quan trọng nữa mà các kỹ sư địa chất phát hiện ra, đó là dãy núi đá vôi Pi Toong chạy dọc huyện Mường La có tầng địa chất rỗng, nhiều vết đứt gãy, tức là hiện tượng karts rất sâu.
.....
Ngoài ra, nếu đắp đập ở Tạ Bú, cả thị trấn Mường La sẽ phải di chuyển, tạo ra một sự tốn kém không cần thiết. Trách nhiệm đi tìm một địa điểm phù hợp lại đổ lên vai các kỹ sư địa chất. Coi như gần chục năm trời dày tâm nghiên cứu đã tiếp tục bỏ đi.

Sau 10 năm trời lăn lộn dọc sông Đà, thì khu vực Pá Vinh II đã được các kỹ sư địa chất “đóng dấu”. Địa điểm này hội tụ đầy đủ điều kiện để xây dựng công trình thủy điện vĩ đại. Độ an toàn khi xây dựng đập thủy điện ở đây gần như là tuyệt đối. Dù động đất cỡ nào, tên lửa bắn phá vào núi non khu vực này, thì cũng khó có chuyện vỡ được đập"
Câu cuối cùng, chém kinh quá, nhưng em cứ để nguyên
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
6,844
Động cơ
575,034 Mã lực
Đoạn này cụ có nhầm không vậy, vị trí phù hợp là gì, mà sao trong cái bài báo ở #1 có đoạn
" Mũi khoan đầu tiên mà anh Phong, anh Nhân cùng cả trăm cán bộ địa chất của Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I đặt là ở bản Bậu, xã Tạ Bú vào năm 1982. Tại khu vực bản Bậu, phải khảo sát 4 điểm có thể đắp đập. Tuy nhiên, tầng phong hóa ở khu vực này quá dày và rộng.
Sau 4 năm trời khảo sát, tìm ra biện pháp khắc phục để xây đập ở đây thì lại nhận được "lệnh" phải đi tìm chỗ khác, vì khu vực bản Bậu lòng sông quá rộng, nếu đắp đập phải dài hơn 600 mét, như vậy việc xây đập và xử lý đập sẽ rất tốn kém. Hơn nữa, độ an toàn cũng không tuyệt đối cao.
Vậy là 4 năm trời khảo sát bị đổ xuống sông xuống biển, các kỹ sư địa chất lại vác máy móc lên bản Tạ Bú, cách bản Bậu 10km. Riêng khu vực Tạ Bú phải khảo sát 3 tuyến, mất tổng cộng 5 năm trời.
Khu vực Tạ Bú, nền đập có địa tầng khá tốt, phù hợp cho việc xây đập, tuy nhiên, vai phải đập có tầng phong hóa sâu, gồm những lớp phủ sỏi cuội và lớp bazan rất dày và có một vết đứt gãy sâu chạy qua tuyến đập.
Còn một nguyên nhân quan trọng nữa mà các kỹ sư địa chất phát hiện ra, đó là dãy núi đá vôi Pi Toong chạy dọc huyện Mường La có tầng địa chất rỗng, nhiều vết đứt gãy, tức là hiện tượng karts rất sâu.
.....
Ngoài ra, nếu đắp đập ở Tạ Bú, cả thị trấn Mường La sẽ phải di chuyển, tạo ra một sự tốn kém không cần thiết. Trách nhiệm đi tìm một địa điểm phù hợp lại đổ lên vai các kỹ sư địa chất. Coi như gần chục năm trời dày tâm nghiên cứu đã tiếp tục bỏ đi.

Sau 10 năm trời lăn lộn dọc sông Đà, thì khu vực Pá Vinh II đã được các kỹ sư địa chất “đóng dấu”. Địa điểm này hội tụ đầy đủ điều kiện để xây dựng công trình thủy điện vĩ đại. Độ an toàn khi xây dựng đập thủy điện ở đây gần như là tuyệt đối. Dù động đất cỡ nào, tên lửa bắn phá vào núi non khu vực này, thì cũng khó có chuyện vỡ được đập"
Câu cuối cùng, chém kinh quá, nhưng em cứ để nguyên
Em không tin cho nên em mới hỏi và đính chính lại. Thế cho nên em mới nhớ là nếu không nhầm thì từ rất lâu rồi. Trước khi có thuỷ điện Hoà Bình. Liên Xô đã giúp Việt Nam làm Quy hoạch thuỷ điện. Trong đó có cả đề xuất vị trí từng công trình và đương nhiên có cả bản đồ thể hiện vị trí công trình trong Quy hoạch.
Cái cốt lõi là em thấy truyền thông mình nhiều cái làm dựa trên cái mà nước khác giúp, nhưng khi nói về nó thì tuyệt nhiên "cắt đi đoạn đầu". Như thế nó giống kiểu vô ơn, và ... trắng trợn, ...
 

victory_1980

Xe container
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
5,127
Động cơ
313,308 Mã lực
Em hỏi thật chứ không tổ lái tổ liếc gì nhé. Nhỡ có uýnh lộn thì bùm 1 cái vỡ đập là đi cả đám à?
Oánh vào đó là cấm kỵ. Giống như chơi bom hạt nhân vậy. Cả thế giới nó sẽ ko chơi nữa. Trừ Mỹ là đã từng làm và ko sao thôi
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,170 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Cụ ơi cái đồng bằng bắc bộ nó có bằng phẳng đâu, có đợt mưa cỏn con vừa rồi chưa gì mà nội thành thì khô quéo chương mỹ vẫn ngập tận nóc nhà kìa, nhà văn nói láo lều báo nói phét thì em công nhận, nhưng chắc cũng không một tấc đến giời đâu ạ
Khu đó sát nhập vào HN, đường với nhà xây nhanh nhưng hạ tầng chưa xong kịp nên ngập thôi, cái gì cũng có trình tự của nó, lệch trình tự thì hậu quả tự gánh thôi cụ ạ.
 

X0000

Xe điện
Biển số
OF-383918
Ngày cấp bằng
23/9/15
Số km
2,619
Động cơ
681,460 Mã lực
Em không tin cho nên em mới hỏi và đính chính lại. Thế cho nên em mới nhớ là nếu không nhầm thì từ rất lâu rồi. Trước khi có thuỷ điện Hoà Bình. Liên Xô đã giúp Việt Nam làm Quy hoạch thuỷ điện. Trong đó có cả đề xuất vị trí từng công trình và đương nhiên có cả bản đồ thể hiện vị trí công trình trong Quy hoạch.
Cái cốt lõi là em thấy truyền thông mình nhiều cái làm dựa trên cái mà nước khác giúp, nhưng khi nói về nó thì tuyệt nhiên "cắt đi đoạn đầu". Như thế nó giống kiểu vô ơn, và ... trắng trợn, ...
Mọi thứ khác em không biết, nhưng riêng cái thủy điện Sơn La này thì em tin là mình tự mò mẫm và làm. Năm 2005 mới khởi công xây mà cụ, sau khi USSR tan rã gần 15 năm
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
6,844
Động cơ
575,034 Mã lực
Mọi thứ khác em không biết, nhưng riêng cái thủy điện Sơn La này thì em tin là mình tự mò mẫm và làm. Năm 2005 mới khởi công xây mà cụ, sau khi USSR tan rã gần 15 năm
Vậy chắc cụ chưa rõ. Thuỷ điện Sơn La bây giờ, trước kia (thời kỳ 1975-1976) gì đó đã được viện Thủy điện và công nghiệp Moskva khảo sát rất nhiều lần rồi. Trong đó có đánh giá kỹ càng về tính khả thi. Tất cả ok. Nhưng khi đó vì lý do gì đó mà chưa làm. Sau này khi Việt Nam xây dựng thuỷ điện Sơn La thì cũng chỉ khảo sát, tính toán lại, ... đi lại chỗ cũ cho nó "có trình tự" thôi. Thực ra ngày xưa bọn USSR nó làm cho hết rồi.
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,108
Động cơ
382,794 Mã lực
Cụ tính cơ bản chuẩn rồi, nếu có vỡ cả hai hồ chưa khổng lồ 18 tỷ m3 ở cả Sơn La và Hòa Bình, chia cho diện tích đồng bằng Bắc Bộ là 15 tỷ m2, thì mức độ ngập trung bình chỉ khoảng 1.2m thôi. Và có những chỗ rất cao nên sẽ không ngập, và có những chỗ thấp có thể ngập ~10m. Bảo ngập 4-60m là phóng đại. Và cũng ko có chuyện 15 triệu người chết. Có thể 15-20 triệu dân bị ảnh hưởng nhưng chết thì 150,000 là khủng khiếp. Ông quan chức "uốc hụi" ủy ban ANQP cơ bản là dốt hoặc chủ quan không biết hậu kiểm kết quả, cứ được cố vấn mớm cho là phát biểu như đúng rồi.

Em phản biện một chút để mọi người đỡ hoang mang.
1. Nếu đập vỡ thì đúng là thảm họa, thiệt hại về người, tài sản, môi trường là không thể kể xiết - nhưng các ví dụ minh họa trong bài báo đã phóng đại và phóng đại quá nhiều. Có thể người làm khoa học nêu hiện tượng cá biệt thì vào bài nó trở thành tổng quát khiến chúng ta đọc mà thấy sợ.
Trong đó có đoạn "Sau 30 phút, toàn đồng bằng Bắc Bộ chìm sâu 4-60m".
Diện tích toàn vùng đồng bằng Bắc Bộ khoảng 15000km2, với địa hình đa số là đồng bằng, đồi núi chiếm tỷ lệ thấp. Em chắc chắn phần đồng bằng sẽ không thể dưới 10000km2, tức 10 tỷ m2.
Dung tích hồ chứa thủy điện Sơn La là hơn 9 tỷm3, hồ Hòa Bình khoảng 9tỷm3. Giả sử hồ Sơn La vỡ và kéo theo cả hồ Hòa Bình cũng vỡ thì tổng lượng nước (cứ cho là giải phóng hết) sẽ là dưới 20tỷm3.
Lấy lượng nước này chia cho diện tích đồng bằng nói ở trên là 10 tỷ (thực tế sẽ còn cao hơn), thì chiều cao mực nước ngập chỉ là dưới 2m chứ không phải là con số khiếp đảm 4-60m báo nêu.
Thực tế thì khi vỡ đập, công năng phá hủy tập trung nhiều ở gần khu vực đập, sau đó nước lan trên diện rộng gây ngập chứ không phải là dạng phá hủy tức thời trên toàn khu vực theo kiểu "ngày tận thế", tức là con người vẫn còn cơ hội thoát lên các điểm cao như ngọn cây, mái nhà chờ cứu hộ (tương tự như Lào vừa qua).
2. Khả năng đập vỡ là thấp.
Như một số cụ ở trên đã phân tích, có thể yên tâm là chuyện này rất khó xảy ra với các công trình đã hoàn thiện và được xây dựng với những công nghệ tiên tiến trong khoảng 40 năm trở lại đây.
Các vụ vỡ đập đã từng xảy ra trên thế giới đều đã khá lâu, khi đó công nghệ xây dựng chưa được như hiện nay, còn vụ ở Lào vừa rồi là công trình chưa hoàn thiện.
Tóm lại: vẫn phải cẩn trọng để sẵn sàng ứng phó, nhưng không nên trầm trọng hóa vấn đề.
 
Chỉnh sửa cuối:

BachBeo

Xe ba gác
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-3366
Ngày cấp bằng
13/2/07
Số km
21,829
Động cơ
834,900 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tuyendungvieclam.net
Biển số
OF-571945
Ngày cấp bằng
1/6/18
Số km
93
Động cơ
144,120 Mã lực
Tuổi
33
Thực ra em nghĩ cung không phải là không có lí đâu các bác ạ.
Tính lũ do vỡ đập của siêu thuỷ điện các bác ko thể lấy khối lượng nc chia cho tổng diện tích ra độ ngập như là trời mưa đc.
Nếu làm liên quan đến thuỷ điện ở Tây Bắc nhiều các bác sẽ biết khi xây dựng thuỷ điện Sơn La thì người ta phải di dân 2 bên bờ sông cả ở các tỉnh Điện Biên, Lai Châu cách đấy mấy trăm km vì khi thuỷ điện tích nước hai bên bờ sông mấy trăm km ấy sẽ bị ngập. Cứ tưởng tượng đập nó cao gần 150m tương đương với toà nhà khoảng 50 tầng, đằng sau nó là lượng nước tích trải dài mấy trăm km, chỗ nông thì khoảng dăm, bảy mét, chỗ sâu thì mấy chục mét một khi nó ập 1 cái sẽ ntn. Trong khi địa thế Sơn La rất cao so với dưới xuôi, tuyến đường mà nước nó chảy xuống dưới xuôi sẽ bị nắn bởi 2 bên là các dãy núi cao khiến đường nước chảy như một cái đường ống về xuôi và nước nó đổ ập 1 cái chứ không phải chảy từ từ (giống như đổ xô nước ào 1 cái sẽ khác với dội từ từ hoặc phun từ từ bằng bình xịt) với địa thế như vậy sẽ khiến sức nước, tốc độ, độ cao của nước càng gia tăng thành 1 con sóng thần cao mấy chục mét quét về dưới xuôi là hoàn toàn bt.
Chưa kể là khả năng rất lớn nó sẽ kéo theo cái TĐ Hoà Bình nữa.
Có thể ng ta tính 1 thời điểm nào đó khi lũ về đạt đỉnh điểm sẽ có độ cao 4m đến 60m chứ không thể tính như lấy khối lượng nc dải đều cho tất cả khu vực của DBBB như là mưa đc cả.
Những cơn lũ lụt đấy, Nếu tính chia đều cho tất cả khu vực ấy thì có vấn đề gì đâu nhưng tại sao nó vẫn ngập??
Đồng bằng SCL mà chia diện tích như thế thì ngập thế nào đc??
Lũ ở Tây Bắc mà chia như thế thì thiệt hại thế nào đc??
Nếú chia kiểu ấy thì diện tích Sơn La là 14.055km2 gần bằng cả cái ĐBBB 15.000km2 vậy vỡ đập thuỷ điện SLA dân Sơn La thì chỉ việc xắn quần đến bẹn??
 
Chỉnh sửa cuối:

ceconam

Xe điện
Biển số
OF-203287
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
3,395
Động cơ
952,789 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chia sẻ với dân địa chất, thỉnh thoảng trước e cũng có liên quan đến các anh ấy nên cũng hiểu đc đôi phần!!!
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
Các cụ bình tĩnh.
- Đồng bằng Bắc bộ (hay vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng) có diện tích 15.000km2.
- Mỗi Km2 = 1.000m x 1.000m = 1.000.000m2. (Một triệu m2)
- Như vậy, diện tích ĐBBB bằng 15.000 x 1.000.000 = 15.000.000.000m2 (mười lăm tỷ m2)
- Dung tích toàn bộ hồ chứa của thủy điện Sơn La chỉ có 9.62 tỷ m3.
- Như vậy, nếu cứ coi như toàn bộ ĐBBB là phẳng và trũng tới mức không thể thoát nước, thì toàn bộ lượng nước của hồ chứa thủy điện Sơn La chỉ có thể làm ngập khu vực này ở mức 2/3 của một mét nước. Khoảng 65cm.

Mả cụ thằng nào nói ngập từ 4-60m nước!
Đã dốt còn bày đặt bi bô chửi như thật.
Nhiều cụ ở đây cứ lôi thể tích chia cho diện tích để tính chiều cao ngập như mưa vậy? Thủy điện Sơn La vỡ thì Hòa Bình cũng có thể vỡ nốt, gàng tỷ m3 nước sẽ đổ xuống từ độ cao khoảng 100m và Tp Hòa Bình đương nhiên sẽ ngập trên 60m. Dòng nước lũ cao di chuyển về HN dù có xòe ra thì cũng khiến Hà Nội ngập trên 10m, càng ra biển thì ngập càng thấp do có thời gian để nước lan tỏa xòe quạt.
Phải hiểu về hiệu ứng cột nước tức thời chứ đâu phải mưa mà chia đều thể tích chứ.
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
23,164
Động cơ
396,947 Mã lực
Nếu có vỡ thì nước nó cũng xuống từ từ chứ có phải 9 tỉ m khối nó được bơm trong 1 phút phun ra đâu. Em tin có vỡ thì mạn gần các đập này chắc chắn thiệt hại rất nặng, còn Hà nội thì vẫn đủ thời gian xách vali lên đê tránh lũ.
 

kamikaze1281

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-300578
Ngày cấp bằng
3/12/13
Số km
3,688
Động cơ
335,548 Mã lực
nó chỉ cần ném chuẩn bom kích nố ở cái miệng đập là ra đi thôi ko cần quá nhiều bom đâu,mà tq thì nó đại gia bom rồi ah
Cụ có hiểu gì về quân sự không mà phán kinh thế.
1. TQ nó chưa có máy bay ném bom rải thảm kiểu B52 nhé, còn cường kích cắt bom thì ko lọt nổi lưới lửa phòng không.
2. TQ nó cũng chả có bom chính xác 50 cân Anh mà kể cả có thì vài ngàn quả may ra mới ăn được cái đập thủy điện SL nhé. Mỹ ngày xưa nó cũng quảng cáo cắt bom từng nóc nhà ở HN đấy, xong thiệt hại nó đâu đến như quảng cáo.
3. Cụ tưởng rải bom thường nó chính xác lắm đấy à, chính xác thì đã chẳng có chuyện bv Bạch Mai với phố Khâm Thiên ăn đòn. Chưa kể lưới lửa phòng không nó cho vãi linh hồn ra mà đòi căn chính xác.
4. Ném bom vào khu phi quân sự, thế giới nó chẳng chửi cho mát mặt, đây lại liên quan đến sự sống của dân thường thì thằng thiệt hơn chưa biết thằng nào, chưa kể nhà nó đập còn to hơn, thích thi đua ném tên lửa vào đập thì xem thằng nào ăn đòn nặng hơn.
Sáng rồi cụ tỉnh dậy đi, nhớ đánh răng rửa mặt cho tỉnh táo ;))
 

ruby_eagle

Xe điện
Biển số
OF-66243
Ngày cấp bằng
13/6/10
Số km
4,902
Động cơ
958,915 Mã lực
Nơi ở
Ở nơi đó..
Công nhận đập này và các đập khác ở vn mình đều tốt, tốt đến tận lúc vỡ ...
Hic, những công trình ngày xưa cỡ 20 năm trước thì yên tâm chút chứ cách đây 10 năm đổ lại là nghi ngờ lắm, giờ toàn bị rút ruột ko mà @@
 

vandinh

Xe container
Biển số
OF-119354
Ngày cấp bằng
4/11/11
Số km
7,085
Động cơ
100,230 Mã lực
Nếu có vỡ thì nước nó cũng xuống từ từ chứ có phải 9 tỉ m khối nó được bơm trong 1 phút phun ra đâu. Em tin có vỡ thì mạn gần các đập này chắc chắn thiệt hại rất nặng, còn Hà nội thì vẫn đủ thời gian xách vali lên đê tránh lũ.
Lúc nào vỡ cụ nhớ báo e một câu để e xách Vali chạy nhé.:D
 

zoro1970

Xe container
Biển số
OF-59161
Ngày cấp bằng
15/3/10
Số km
5,966
Động cơ
2,326,855 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em chắc chắn số liệu của bài báo có vấn đề.
Dung tích tối đa của hồ chứa là: 9,5 tỷ m3 nước = 9.500.000.000 m3
Đồng bằng Bắc bộ rộng 16.000km2 = 16.000.000.000m2.
Toàn bộ khối nước đó đổ xuống thì sẽ bị ngập:
9.500.000.000:16.000.000.000 = 0,6m
Lấy đâu ra mà từ 4-60m



Không phải quá lo thế cụ chủ nhé :))
Ngập hơn nửa mét thì Hà Nội ngập đầy!!!
Muốn tính chính xác thì trước tiên phải có đầy đủ dữ liệu địa hình khu vực hạ du được số hoá đầy đủ, giả thiết các trường hợp Đập bị phá huỷ ... rất nhiều dữ liệu nữa được đưa vào phần mềm tính toán trên mô phỏng 3D, phức tạp, tốn kém hàng Chục tỷ cụ ơi ! :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top