[Funland] Doanh nghiệp xã hội hay từ thiện?

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
9,788
Động cơ
236,436 Mã lực
Mô hình 24 tỏi với 2k bọn giãy chết cấm tiệt nha các cụ. Lòng tốt to nhỏ lớn bé thảy phải xin phép, bá cáo thu chi kể từ chậu nước rửa chân làm phước cho người già nghèo khó trong viện dưỡng lão trở đi.
Cụ cho cái link nguồn tham khảo, nước ngoài là nước nào thế ạ?
Em thấy đầy cửa hàng tư nhân mời ăn free 1 bữa ngày thứ 6, hoặc 1 tháng 1 lần hoặc 1 tuần 1 lần... Search Free food map cho mỗi city đều có hướng dẫn.
 

Ruan pham

Xe tăng
Biển số
OF-417991
Ngày cấp bằng
22/4/16
Số km
1,528
Động cơ
231,834 Mã lực
Dạ em cảm ơn cụ, cụ cho em hỏi, nếu cụ nhìn mô hình ấy đơn thuần như kinh doanh với phân khúc khách hàng là người nghèo, nếu không có bài báo kia thì cụ có cảm thấy mình bị lừa không? Câu hỏi là cụ Hiệp có mua báo đăng bài để lấy danh tiếng từ thiện hay là họ tự đăng?
Và em hơi khó hiểu ở chỗ cụ nói "lợi dụng danh tiếng từ thiện để tăng lợi nhuận", kinh tế thị trường, khách ở trọ khó khăn họ cũng dạo qua thị trường liệu cơm gắm mắm chứ đâu phải tham chỗ ở 80k/phòng vì đọc báo mà chê không ở chỗ 300/phòng ạ? (Em lấy giá phòng riêng).
Ông bác này nếu kd kiểu lộm nhộm, nguy hiểm này nếu k dùng con bài từ thiện thì chắc sẽ bị dẹp tiệm do hàng xóm khiếu nại hoặc sẽ phải đóng rất nhiều tiền bảo kê... Em chỉ bt kd nhà nghỉ, nhà trọ hay chuyên chở hành khách... công tác an toàn phải là tối cao vì liên quan đến tính mạng con người mà theo em đc bt (qua cộng đồng mạng) thì cơ sở của ông bác này k đủ điều kiện. Ông bác này đã được phong thánh (vì 1 lý do này, hay 1 lý do khác) khi ông ta làm 1 công việc rất bt mà nhiều người bỏ qua k làm, là nhặt tiền hào. Đó chính là cái cảm giác em bị lừa.

Em ở trong Bv trông mẹ em 2 tuần nên em rất hiểu hoàn cảnh của bệnh nhân nghèo và người nhà của họ và cơ sở của ông bác là cứu cánh duy nhất cho họ. Rất nhiều người trong số họ người ốm đã k co bhyt và 1 lần nữa họ lại ở trong 1 khu nhà trọ cũng k có bảo hiểm tính mạng nốt.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,324
Động cơ
459,159 Mã lực
Vì trot nói đến Tỷ phú nên xin phép copy bài của Giản Tư Trung vào đây.

Xài tiền khó hơn kiếm tiền?

06:00 | 17/02/2012

Nếu như kiếm tiền là việc rất khó, thì xài tiền, lại càng khó hơn. Nếu không, thì doanh nhân vĩ đại trong thế kỷ trước, vua thép Andrew Carnegie, đã chẳng phải thốt lên: "Chết trong sự giàu có là một cái chết đáng hổ thẹn". Hội nhập toàn cầu, liệu ta có nên hội nhập cả cái văn hóa nhà giàu đáng nể trọng và cái cách xài tiền đầy trí tuệ của những người giàu thế giới?

Khi người Trung Quốc nói "không".

Chuyện kiếm tiền, đương nhiên là rất khó, cho dù kiếm bằng cách nào đi chăng nữa. Thế nhưng, khi kiếm tiền vượt qua ngưỡng của những nhu cầu tiêu dùng cho bản thân, gia đình và cộng đồng nhỏ xung quanh mình, thì việc ứng xử với một "núi" tiền lại là một thách thức không nhỏ đối với những người giàu và những người rất giàu.

Một câu chuyện điển hình là cách đây không lâu, khi hai trong số những người giàu nhất thế giới là Bill Gates và Warren Buffet khởi xướng chiến dịch "Giving Pledge" (tạm dịch là "Cam kết cho đi") nhằm kêu gọi các tỉ phú Mỹ dành phần lớn số tài sản của mình để góp phần thay đổi xã hội thông qua con đường từ thiện; họ đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ những "đồng nghiệp".

Đến nay, đã có hơn 70 tỉ phú Mỹ tham gia chiến dịch "cho đi" này. Những món tiền trị giá hơn một nửa hoặc gần như trọn vẹn tài sản của những doanh nhân thành đạt lần lượt được hiến tặng vì mục đích xã hội. Thế nhưng, khi bước chân sang Trung Quốc - quốc gia đông dân nhất thế giới với hàng loạt hiện tượng "siêu giàu" đang nổi lên, công cuộc thuyết phục của hai người đàn ông huyền thoại này lại không được dễ dàng như thế.

Bởi không phải tỉ phú Trung Quốc nào được mời tham dự "buổi tiệc lớn" của hai ông cũng sẵn sàng hay tỏ ra hào hứng với lời mời. "Sợ bị xin tiền" - đó là bình luận phổ biến nhất trên báo chí khi tường thuật lại cuộc thuyết phục chưa thành của Bill Gates và Warren Buffet tại Trung Quốc.

Rõ ràng quan niệm về cách xài tiền ở một quốc gia Á Đông khác xa so với nước Mỹ. Người Á Đông thường vẫn mong muốn tích lũy tài sản của mình, nhất là tài sản hữu hình, cho con cháu của họ. Và vì thế, triết lý "vì xã hội" đã không thuyết phục được nhà giàu mới tại Trung Quốc.

Liệu có chăng sự khác biệt về mặt suy nghĩ giữa nhà giàu phương Đông và phương Tây? Vì sao những người Á Đông, vốn sống duy tình, rất hay thương người nghèo khó, rất có nghĩa đồng bào, lại có vẻ chưa sẵn lòng cho việc trao đi như những người Âu Mỹ, vốn sống duy lý nhiều hơn?

Tại sao người giàu xứ người lại sẵn lòng tham gia vào sứ mệnh thay đổi thế giới bằng hoạt động từ thiện của mình? Phải chăng việc xài tiền cũng cần một triết lý và cả trí tuệ?

:D ngoài tỷ phú làm từ thiện thì còn những người trực tiếp làm từ thiện, đó là các tổ chức Phi chính phủ nhân tiền từ tỷ phú hoặc từ chính phủ. Vì tỷ phú còn bận làm việc và chơi nhé, ko mấy ai tự tay làm từ thiện cả. Nhưng họ có tiền và có kinh nghiệm quản lý nên họ đầu tư và nhìn báo cáo hoạt động để kiểm tra.
Trong thớt này đang không bàn về loại hình đó, bàn về doanh nghiệp xã hội kìa, mô hình này sinh ra và phát triển ở Phương Tây đấy.
Hiện nay ý thức cộng đồng ở Tây cao đến nỗi, bất kỳ doanh nghiệp bình thường nào giờ cũng nêu cao "Trách nhiệm xã hội" rồi.
Cùng bỏ tiền mua 1 quả cam, người ta có xu hướng mua ở doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội hơn là 1 doanh nghiệp bẩn như Fo mò sa, hay như ngày xưa kênh thị Vải đã bị nhiễm độc cũng bởi 1 doanh nghiệp khác ;).
--> Cũng có thể nói lý do của kha khá doanh nghiệp xã hội ra đời là thế: họ cam kết đóng góp cho xã hôi, với mong muốn thu hút khách hàng hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
9,788
Động cơ
236,436 Mã lực
Ông bác này nếu kd kiểu lộm nhộm, nguy hiểm này nếu k dùng con bài từ thiện thì chắc sẽ bị dẹp tiệm do hàng xóm khiếu nại hoặc sẽ phải đóng rất nhiều tiền bảo kê... Em chỉ bt kd nhà nghỉ, nhà trọ hay chuyên chở hành khách... công tác an toàn phải là tối cao vì liên quan đến tính mạng con người mà theo em đc bt (qua cộng đồng mạng) thì cơ sở của ông bác này k đủ điều kiện. Ông bác này đã được phong thánh (vì 1 lý do này, hay 1 lý do khác) khi ông ta làm 1 công việc rất bt mà nhiều người bỏ qua k làm, là nhặt tiền hào. Đó chính là cái cảm giác em bị lừa.

Em ở trong Bv trông mẹ em 2 tuần nên em rất hiểu hoàn cảnh của bệnh nhân nghèo và người nhà của họ và cơ sở của ông bác là cứu cánh duy nhất cho họ. Rất nhiều người trong số họ người ốm đã k co bhyt và 1 lần nữa họ lại ở trong 1 khu nhà trọ cũng k có bảo hiểm tính mạng nốt.
Vâng, nếu vậy thì ngay từ đầu khi ông bác bắt đầu mở ra và cả trong quá trình hoạt động vai trò của cơ quan quản lý ở đâu? Đừng đổ tại mọi người "sợ từ thiện" mà không dám động tới nha cụ :)) Các đồng chí CA khu vực CA phường mũi thính mắt tinh, hễ có mùi tiền là chả tha ai bao giờ đâu.
Em cũng đồng ý đây là lỗi nghiêm trọng, mà lỗi này thấy ở mọi nơi tại Vn, chung quy lại vẫn là đóng tiền bảo kê là qua. Các đồng chí bảo kê cũng biết lấy phí vừa đủ để nuôi doanh nghiệp vẫn có lãi mà cống nạp. Đây là sự thật.
 

Cốc San

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-547731
Ngày cấp bằng
27/12/17
Số km
2,883
Động cơ
177,391 Mã lực
Cụ cho cái link nguồn tham khảo, nước ngoài là nước nào thế ạ?
Em thấy đầy cửa hàng tư nhân mời ăn free 1 bữa ngày thứ 6, hoặc 1 tháng 1 lần hoặc 1 tuần 1 lần... Search Free food map cho mỗi city đều có hướng dẫn.
Đấy, link tham khảo đây chứ đâu. Kg có chuyện 2k chuyên nghiệp quanh năm suốt tháng.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,324
Động cơ
459,159 Mã lực
Tỷ phú là những người kiếm nhiều tiền nhất từ XH, liệu có phải ai cũng sẵn sàng trả lại một phần cho XH ko, nhất là ở TQ và VN. Có nên hy vọng những tỷ phú kiếm đậm bằng nhiều cachrồi làm từ thiện như một sự cứu rỗi linh hồn?

Phần 2 bài của GTT.
...........
"Vì người" là cách... vì mình khôn ngoan nhất

Gần một trăm năm trước, với tâm niệm rằng, những gì mà mình có được đều từ cộng đồng thì cũng nên quay trở lại phục vụ cộng đồng, vua thép Andrew Carnegie đã gây xôn xao thế giới khi tuyên bố: "Cái chết trong sự giàu có là một cái chết đáng hổ thẹn".

Để minh chứng cho việc này, ông đã hiến 90% tài sản của mình cho để kiến tạo xã hội. Điều này cùng với truyền thống làm từ thiện lâu nay của các tỷ phú Mỹ, đã làm thay đổi cái nhìn về cách xài tiền, định nghĩa lại sự giàu có và góp phần hình thành nên văn hóa người giàu của nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.

80 năm sau khi Carnegie qua đời, Warren Buffett chia sẻ: "Ngày tôi còn trẻ, rất nghèo, tôi đọc được tuyên ngôn của vua thép và không dứt ra được khỏi ý tưởng về ý nghĩa của tiền tài và cách hiến tặng của cải. Đến khi tôi trở nên giàu có, tôi hoàn toàn thấm thía cách nghĩ của ông và quyết tâm đi theo con đường này, và cùng những người bạn của tôi cổ vũ cho phong trào sử dụng tiền của để kiến tạo xã hội.

Con cái chúng ta, thì chúng ta phải có trách nhiệm, nhưng chỉ được phép cung cấp cho chúng đủ điều kiện để có thể thực hiện điều mà chúng muốn, chứ không được phép làm cho chúng không làm gì cả trên đống của cải mà chúng ta để lại".

Nghĩa là, thay vì cố gắng kiếm tiền để rồi cuối đời mới viết di chúc cho người khác sử dụng núi tiền khổng lồ của mình, những tỉ phú thế kỷ 21 như Warren Buffet lại muốn tự sử dụng hết và sử dụng một cách khôn ngoan toàn bộ số tiền mà mình đã vất vả cả đời mới kiếm được trước khi "ra đi". Tức là "cho khi còn sống", chứ không phải là "cho khi đã chết".

Thậm chí ngày nay, nhà giàu họ còn có xu hướng muốn "cho khi còn trẻ". Chẳng hạn, tỷ phú Mark Zuckerberg, nhà sáng lập của Facebook, đã cam kết cho đi hơn một nửa trong tổng số tài sản 17,5 tỷ USD của mình dù ông ấy chỉ mới đang ở độ tuổi "hai mấy".

GS Jason Franklin ở ĐH New York đã chia sẻ thêm về phong trào này: "Một người làm từ thiện khi về già vì ông ấy muốn con cháu mình có một thế giới mới tươi đẹp hơn, còn những người trẻ cho đi tài sản của họ để chính họ sẽ được hưởng một thế giới mới tươi đẹp hơn".

Nếu như kiếm tiền là việc rất khó, thì xài tiền, lại càng khó hơn.

Dẫu phải cần thêm một thời gian nữa để "tư duy từ thiện mới" này có thể lan tỏa mạnh mẽ và rộng khắp thế giới, nhưng "đoàn quân" của những tỷ phú này đang ngày càng đông lên, với những cam kết đóng góp ngày một nhiều hơn. Và những thay đổi mà họ tạo ra cho thế giới ngày một rõ nét hơn, rộng lớn hơn... Và không thể không thừa nhận rằng họ cũng đã góp phần thay đổi cái nhìn còn pha nhiều thành kiến mà người ta thường dành cho "giới nhà giàu".

Nhiều người vẫn cho rằng, sự giàu có đồng nghĩa với tội lỗi. Không đúng! Tiền bạc thực ra chỉ là vật trung tính, bản thân nó không tốt cũng chẳng xấu. Tốt hay xấu không nằm ở đồng tiền, mà nằm ở cách kiếm tiền và cách xài tiền.

Kiếm tiền bằng cách này là xấu, kiếm tiền bằng cách kia thì tốt. Xài tiền vào việc này là xấu, xài tiền vào việc kia thì tốt.

Và tổng những gì mà mình kiếm được cho mình thì luôn bằng với tổng những gì mà mình mang lại hay gây ra cho người khác.
Đó cũng là lý do vì sao người ta thường hay nói rằng, "đằng sau một gia tài khổng lồ có thể là một cống hiến lớn, hay là một tội ác lớn, hay là cả hai".

Những đồng tiền kiếm được chỉ được xem là "sạch sẽ" nếu như kiếm bằng cách mang lại giá trị gì đó cho người khác và không gây hại gì cho ai cả. Và nếu như trách nhiệm xã hội lớn nhất của doanh nhân là cùng doanh nghiệp của mình mang đến cho xã hội những sản phẩm, dịch vụ hữu ích và vô hại, thì trách nhiệm xã hội của người giàu sẽ là gì nếu như không phải là biết cách sử dụng số tiền mà mình có sao cho ý nghĩa nhất, có lợi nhất cho mình và cho cả tương lai của xã hội!?

Ở các nước phát triển, các hoạt động văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế, môi sinh, dân sinh... chỉ dùng một phần từ ngân sách quốc gia. Một phần không nhỏ họ dùng nguồn quỹ vận động từ các doanh nhân hiến tặng.

Trường ĐH Harvard lừng danh là một ví dụ, từ các tòa nhà, thư viện, phòng thí nghiệm, đến học bổng, kinh phí nghiên cứu khoa học, hầu như đều dựa rất nhiều vào nguồn tiền dồi dào do các doanh nhân, doanh nghiệp, các nhà khoa học, nhà hảo tâm đóng góp.
Có người ghi tên mình vào tòa nhà, đóng dấu ấn của mình vào phòng thí nghiệm hay đặt tên một quỹ học bổng để vinh danh dòng họ của mình. Nhưng cũng có người chỉ lặng lẽ trao tặng để tìm kiếm niềm hạnh phúc riêng cho bản thân mình với suy nghĩ "thi ân bất cần báo"...

Những người kiếm tiền một cách tử tế mà trở nên giàu có bậc nhất thế giới thì hẳn là trí tuệ và tầm nhìn của họ cũng đáng nể trọng. Vậy điều gì khiến họ thương người hơn cả thương mình? Nhưng có thật như vậy không? Hay họ thấm nhuần phương châm: "Vì người" là cách... vì mình khôn ngoan nhất.

Và chia sẻ triết lý của nhà bác học lỗi lạc, nhà hiền triết, nhân vật có ảnh hưởng bậc nhất trong thế kỷ 20 Einstein: "Chỉ có một cuộc đời sống để phục vụ người khác mới là một cuộc đời đáng sống". Họ đã mưu cầu hạnh phúc cho bản thân mình và gia đình mình bằng cách tạo ra hạnh phúc cho những người quanh mình, cho xứ sở mình và cho cả đồng loại của mình.

Và lựa chọn của riêng mình...


Một khi đã là triệu phú hay tỷ phú thì điều quan trọng không hẳn là "kiếm được" hay "đạt được" cái gì cho mình, mà là "mang lại" hay "để lại" cái gì cho xã hội và sẽ đi vào lịch sử như thế nào.

Di sản của nhà giàu sẽ là gì nếu tiền bạc của mình chỉ để "vinh thân phì gia"!? Sẽ quý giá biết bao khi di sản của nhà giàu là những giá trị vô hình (sự phát triển về văn hóa, khoa học, giáo dục...). Hay những giá trị hữu hình mà đồng tiền của họ đã tạo ra (trường học, bảo tàng, thư viện, bệnh viện, các công trình văn hóa, nghệ thuật, lịch sử có giá trị...).

Thực tế cho thấy, một khi đã đạt tới đỉnh cao thì, dù muốn hay không, tên tuổi cũng sẽ được hay bị lưu truyền. Khi đạt đỉnh cao quyền lực, cả ngàn năm sau người ta sẽ nhắc đến như là một "minh quân" hay một "bạo chúa"? Khi đạt đỉnh cao về tiền tài, người đời sẽ nhớ đến như một "trọc phú" hay một "người kiến tạo tương lai"?... Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người khi còn sống.

Đó là một lựa chọn không hề dễ dàng, nhưng là một lựa chọn đầy thú vị. Thú vị không phải vì chuyện đúng, sai, phải, trái, mà đơn giản là mỗi người tự biết sẽ dùng cuộc đời của mình vào việc gì, dùng tiền của mình vào việc gì, muốn sống lặng lẽ và ra đi lặng lẽ, hay sống mãi với đời từ những giá trị mà mình đã tạo ra và để lại...

Giản Tư Trung
 
Chỉnh sửa cuối:

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
9,788
Động cơ
236,436 Mã lực
cadan: bọn tây lông thừa hơi chúng còn lấy số liệu tổng kết và viết 1 bài là tỷ phú TQ là ky bo nhất thế giới trong việc quyên góp từ thiện đó ạ :))
(Em dự là tỷ phú VN chúng chưa thèm tính toán :)) )
 

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
9,788
Động cơ
236,436 Mã lực
Đấy, link tham khảo đây chứ đâu. Kg có chuyện 2k chuyên nghiệp quanh năm suốt tháng.
Oh hô hoá ra cụ ăn theo còm em ư? Chia buồn với cụ là có cụ ah, thậm chí người có nhu cầu đăng ký xong, người ta check thấy đúng là nghèo thật cái là hàng tuần, hàng tháng qua chở thức ăn về , quanh năm suốt tháng. Cũng tư nhân. Thế link dẫn chứng cho còm trên cụ tuyên bố là nước ngoài cấm đâu rồi?? Cụ đừng nói là cụ nói vui miêng ấy chớ :))
 

Khanhdo9584

Xe buýt
Biển số
OF-477064
Ngày cấp bằng
14/12/16
Số km
543
Động cơ
201,581 Mã lực
Dạ em cảm ơn cụ, cụ cho em hỏi, nếu cụ nhìn mô hình ấy đơn thuần như kinh doanh với phân khúc khách hàng là người nghèo, nếu không có bài báo kia thì cụ có cảm thấy mình bị lừa không? Câu hỏi là cụ Hiệp có mua báo đăng bài để lấy danh tiếng từ thiện hay là họ tự đăng?
Và em hơi khó hiểu ở chỗ cụ nói "lợi dụng danh tiếng từ thiện để tăng lợi nhuận", kinh tế thị trường, khách ở trọ khó khăn họ cũng dạo qua thị trường liệu cơm gắm mắm chứ đâu phải tham chỗ ở 80k/phòng vì đọc báo mà chê không ở chỗ 300/phòng ạ? (Em lấy giá phòng riêng).
Em có ghé qua đấy xem, có nhiều việc trong cuộc đời tưởng vậy mà không phải vậy đâu.

Hay cụ đứng ra tổ chức 1 nhóm từ thiện đi, em ghé 1 chân theo cụ
 

Khanhdo9584

Xe buýt
Biển số
OF-477064
Ngày cấp bằng
14/12/16
Số km
543
Động cơ
201,581 Mã lực
Vì trot nói đến Tỷ phú nên xin phép copy bài của Giản Tư Trung vào đây.

Xài tiền khó hơn kiếm tiền?
06:00 | 17/02/2012

Nếu như kiếm tiền là việc rất khó, thì xài tiền, lại càng khó hơn. Nếu không, thì doanh nhân vĩ đại trong thế kỷ trước, vua thép Andrew Carnegie, đã chẳng phải thốt lên: "Chết trong sự giàu có là một cái chết đáng hổ thẹn". Hội nhập toàn cầu, liệu ta có nên hội nhập cả cái văn hóa nhà giàu đáng nể trọng và cái cách xài tiền đầy trí tuệ của những người giàu thế giới?

Khi người Trung Quốc nói "không".
Chuyện kiếm tiền, đương nhiên là rất khó, cho dù kiếm bằng cách nào đi chăng nữa. Thế nhưng, khi kiếm tiền vượt qua ngưỡng của những nhu cầu tiêu dùng cho bản thân, gia đình và cộng đồng nhỏ xung quanh mình, thì việc ứng xử với một "núi" tiền lại là một thách thức không nhỏ đối với những người giàu và những người rất giàu.

Một câu chuyện điển hình là cách đây không lâu, khi hai trong số những người giàu nhất thế giới là Bill Gates và Warren Buffet khởi xướng chiến dịch "Giving Pledge" (tạm dịch là "Cam kết cho đi") nhằm kêu gọi các tỉ phú Mỹ dành phần lớn số tài sản của mình để góp phần thay đổi xã hội thông qua con đường từ thiện; họ đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ những "đồng nghiệp".

Đến nay, đã có hơn 70 tỉ phú Mỹ tham gia chiến dịch "cho đi" này. Những món tiền trị giá hơn một nửa hoặc gần như trọn vẹn tài sản của những doanh nhân thành đạt lần lượt được hiến tặng vì mục đích xã hội. Thế nhưng, khi bước chân sang Trung Quốc - quốc gia đông dân nhất thế giới với hàng loạt hiện tượng "siêu giàu" đang nổi lên, công cuộc thuyết phục của hai người đàn ông huyền thoại này lại không được dễ dàng như thế.

Bởi không phải tỉ phú Trung Quốc nào được mời tham dự "buổi tiệc lớn" của hai ông cũng sẵn sàng hay tỏ ra hào hứng với lời mời. "Sợ bị xin tiền" - đó là bình luận phổ biến nhất trên báo chí khi tường thuật lại cuộc thuyết phục chưa thành của Bill Gates và Warren Buffet tại Trung Quốc.

Rõ ràng quan niệm về cách xài tiền ở một quốc gia Á Đông khác xa so với nước Mỹ. Người Á Đông thường vẫn mong muốn tích lũy tài sản của mình, nhất là tài sản hữu hình, cho con cháu của họ. Và vì thế, triết lý "vì xã hội" đã không thuyết phục được nhà giàu mới tại Trung Quốc.

Liệu có chăng sự khác biệt về mặt suy nghĩ giữa nhà giàu phương Đông và phương Tây? Vì sao những người Á Đông, vốn sống duy tình, rất hay thương người nghèo khó, rất có nghĩa đồng bào, lại có vẻ chưa sẵn lòng cho việc trao đi như những người Âu Mỹ, vốn sống duy lý nhiều hơn?

Tại sao người giàu xứ người lại sẵn lòng tham gia vào sứ mệnh thay đổi thế giới bằng hoạt động từ thiện của mình? Phải chăng việc xài tiền cũng cần một triết lý và cả trí tuệ?
Em nghe nói phong trào từ thiện của tỷ phú nó cũng không phải vậy đâu. Hình như là để các tỷ phủ trốn thuế trong việc thừa kế cho con cái
 

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
9,788
Động cơ
236,436 Mã lực
Em có ghé qua đấy xem, có nhiều việc trong cuộc đời tưởng vậy mà không phải vậy đâu.

Hay cụ đứng ra tổ chức 1 nhóm từ thiện đi, em ghé 1 chân theo cụ
Cụ nhìn phong trào chửi rầm rầm mà cụ chưa sợ ư. Thưa cụ em sợ rồi, có làm gì hay không làm gì không bao giờ em dám hó hé lên OF ^^
 

Trác Mộ Thu

Xe điện
Biển số
OF-448126
Ngày cấp bằng
24/8/16
Số km
4,830
Động cơ
255,610 Mã lực
Tuổi
47
Quên nói ko sai đâu Mèo ạ. Đứng trên góc độ quản trị, dù là quản trị một cơ sở/ doanh nghiệp với mục đích từ thiện cũng rất khác. Không phải chỉ cần có mục đích tốt đẹp là phát triển được. Như nhân vật trong câu chuyện của Mèo, cụ ý có lòng tốt nhưng cụ ý ko quản trị được nhân viên - những người mà chính cụ ý dang tay giúp đỡ. Xã hội hiện nay là xã hội mất niềm tin, người ta bật sẵn chế độ auto chửi, nghi ngờ tất cả kể cả lòng tốt như một biện pháp xù lông nhím lên tự vệ. Người làm từ thiện và người được từ thiện cũng không auto đồng nghĩa với việc họ là người tốt.
Em cùng ý kiến với mợ.
 

Cốc San

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-547731
Ngày cấp bằng
27/12/17
Số km
2,883
Động cơ
177,391 Mã lực
Oh hô hoá ra cụ ăn theo còm em ư? Chia buồn với cụ là có cụ ah, thậm chí người có nhu cầu đăng ký xong, người ta check thấy đúng là nghèo thật cái là hàng tuần, hàng tháng qua chở thức ăn về , quanh năm suốt tháng. Cũng tư nhân. Thế link dẫn chứng cho còm trên cụ tuyên bố là nước ngoài cấm đâu rồi?? Cụ đừng nói là cụ nói vui miêng ấy chớ :))
Cụ đừng làm tôi gãy phiếm vì cười nhé. Mấy loại thường xuyên ấy là tổ chức tôn giáo. Theo đạo có gạo mà ăn.

Link á? Cụ guk đi, lười kg có quà. Khi nào cụ tuyên bố kg tìm ra, tôi sẽ vui lòng giúp.
 

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
9,788
Động cơ
236,436 Mã lực
Cụ đừng làm tôi gãy phiếm vì cười nhé. Mấy loại thường xuyên ấy là tổ chức tôn giáo. Theo đạo có gạo mà ăn.

Link á? Cụ guk đi, lười kg có quà. Khi nào cụ tuyên bố kg tìm ra, tôi sẽ vui lòng giúp.
Cụ lại dở bài cùn rồi, lời cụ nói ra, cụ có nghĩa vụ chứng minh, không chứng minh được thì nhận là mình bốc phét đi có sao đâu. Các cụ OFer cũng biết cụ rõ rồi mà , có gì phải ngại đâu ạ. :))
Cụ thấy buồn cười em cũng thấy vui lây, haha.
 

Collin Powell

Xe tăng
Biển số
OF-577764
Ngày cấp bằng
6/7/18
Số km
1,051
Động cơ
378,968 Mã lực
Tuổi
54
Sau khi đào tạo, họ mở nhà hàng thuê những đứa tốt nghiệp làm. Họ có mạng lưới Marketing tốt, khách đến ăn đương nhiên biết đây là SP của DNXH Koto. Khách hàng tình nguyện ủng hộ bằng cách tiêu thụ sp, và chất lượng sp có thể cũng vẫn ngon như ai.
Koto còn có các dự án xin học bổng cho học viên Koto sang nước ngoài học bằng cách liên hệ tìm 1 nhà hảo tâm bên nước ngoài tình nguyện đài thọ ăn ở cho học viên Koto, Koto trích 1 phần lợi nhuận ra trả 1 phần học phí cho học viên, còn lại học viên phải lên 1 kế hoạch làm thêm và kiếm thêm thu nhập để tự trang trải phần học phí còn thiếu.
Việc này đảm bảo đầu tư cho những em có đủ khả năng, và cũng tránh sự ỷ lại. Ngày trước KOTO không bắt học viên nhận học bổng này phải cam kết gì cả, mới đây hình như Jimmy đề nghị phải cam kết quay về làm cho Koto 1 năm (? - thông tin này em not sure).

Túm lại nếu muốn người ta vẫn có thể bóc phốt Koto lợi dung danh nghĩa từ thiện để bán hàng.
Ở đây em đưa VD để thấy là nhìn như vậy là nhìn đc có 1 góc của chiếc bánh.
Họ thật sự gặp khó khăn hơn khi tuyển dụng đối tượng khó khăn thì trình độ của đối tượng có hạn, và những rắc rối khác nữa, và doanh nghiệp của họ vẫn có đóng góp cho xh: góp phần giảm trẻ lang thang không việc làm, ổn định xã hội.
Họ làm ăn kinh doanh tuân thủ pháp luật và thu lợi nhuận vì họ hoạt động hiệu quả.
Cụ muốn tìm hiểu sâu hơn thì vào link em gửi bên trên để đọc nhé :)
Em nhìn link hội đồng anh thì em dám khẳng định là có sự tài trợ của NGO
 

Cốc San

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-547731
Ngày cấp bằng
27/12/17
Số km
2,883
Động cơ
177,391 Mã lực
Cụ lại dở bài cùn rồi, lời cụ nói ra, cụ có nghĩa vụ chứng minh, không chứng minh được thì nhận là mình bốc phét đi có sao đâu. Các cụ OFer cũng biết cụ rõ rồi mà , có gì phải ngại đâu ạ. :))
Cụ thấy buồn cười em cũng thấy vui lây, haha.
Cụ cười thong thả nhé. Khi nào hứng, tôi post lên cái giấy phép rửa chân cho cụ mở mắt. Giờ còn bận lượn face chát chít.
 

Khanhdo9584

Xe buýt
Biển số
OF-477064
Ngày cấp bằng
14/12/16
Số km
543
Động cơ
201,581 Mã lực
Cụ nhìn phong trào chửi rầm rầm mà cụ chưa sợ ư. Thưa cụ em sợ rồi, có làm gì hay không làm gì không bao giờ em dám hó hé lên OF ^^
thì cụ cứ ib cho em cũng được, em cũng không thích hó hé trên OF.

Hiện em vừa quyên góp được ít quần áo và mỳ tôm cho những người ở trọ trong vụ cháy nhà ở gần viện nhi. Nhưng ra chỉ phát vừa đủ thôi nên vẫn còn thừa một số. Nếu cụ có địa chỉ thì ib nhá
 

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
9,788
Động cơ
236,436 Mã lực
thì cụ cứ ib cho em cũng được, em cũng không thích hó hé trên OF.

Hiện em vừa quyên góp được ít quần áo và mỳ tôm cho những người ở trọ trong vụ cháy nhà ở gần viện nhi. Nhưng ra chỉ phát vừa đủ thôi nên vẫn còn thừa một số. Nếu cụ có địa chỉ thì ib nhá
Dạ không cụ ạ, em đang bàn về chủ đề doanh nghiệp xã hội và nạn vấn nạn chửi khi thiếu dữ kiện, gọi là chửi bừa thôi cụ ạ.
 

Cốc San

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-547731
Ngày cấp bằng
27/12/17
Số km
2,883
Động cơ
177,391 Mã lực
Khuyến mại khác với phá giá. Trên SF nó cấm các công ty cung cấp food miễn phí cho người lao động vì nó phá vỡ hệ thống kinh doanh quán ăn.
Cái giấy phép rửa chân giúp viện dưỡng lão của tôi; nó còn ghi rõ ngày nào, giờ nào, phòng nào được vô. Quá khung đó phải quit để các dịch vụ vào kinh doanh.
 

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
9,788
Động cơ
236,436 Mã lực
Chúng tôi không chỉ bán sản phẩm, chúng tôi bán câu chuyện đi kèm sản phẩm, bạn đã quên câu chuyện của bạn chưa?

Câu chuyện thay đổi cuộc đời của Hương - một học viên KOTO (còn tiếp)

Đặng Thị Hương

Tuổi 12 xa vòng tay mẹ

Nhà nghèo, mẹ bệnh nên Hương đành nghỉ học từ khi 12 tuổi.

Cô bé đen đúa, còi dí vì chỉ toàn ăn rau theo mẹ ra đồng. Việc đồng áng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời cũng chẳng nuôi đủ mấy miệng ăn. Hương rời vùng quê Lập Thạch (Vĩnh Phúc) ra Hà Nội làm ôsin. Năm đó, cô chỉ cao 1,3 m, nặng 27 kg, lòng đầy lo sợ vì chưa một lần rời lũy tre làng.

Từ chỗ làm về nhà chưa đến 100 km nhưng mỗi năm Hương chỉ được về nhà hai lần vào dịp giỗ bố và dịp tết. Đổi lại là mỗi tháng cô có được 150.000 đồng gửi về cho mẹ.

Hơn bốn năm đi làm ôsin, bênh cạnh nỗi sợ “tiếng chim hót, vì nó cho tôi cảm giác cô đơn và nhớ nhà kinh khủng” là khát khao cháy bỏng: Được đi học.

18 tuổi, Hương nghỉ công việc ôsin, đi học lại lớp 8 ở một trung tâm giáo dục thường xuyên. Cô thuê được gầm cầu thang một khu ổ chuột vừa kê đủ cái giường gãy chân để ngủ. 2 giờ sáng Hương thức dậy thổi xôi. Sáng bán xôi, rồi đi lau nhà thuê, chiều đi bán bánh khoai, bánh ngô, tối học xong lại bán bánh đến nửa đêm, hè đi bán hàng thuê trong Công viên Thủ Lệ. Việc quá nhiều nên mỗi ngày Hương chỉ vẻn vẹn 2 tiếng được ngủ.

Qua bạn giới thiệu, Hương tình cờ biết đến KOTO - một doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận, chuyên đào tạo nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn cho trẻ đường phố. Cô nộp đơn vào và đươc nhận, đó là một ngả rẽ khác thay đổi cuộc đời cô khi tròn 20 tuổi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top