- Biển số
- OF-578472
- Ngày cấp bằng
- 10/7/18
- Số km
- 1,418
- Động cơ
- 148,856 Mã lực
- Tuổi
- 53
Có 2 điều đáng tráchA quen một người anh có đam mê: mở 1 trường học cho người khuyết tật. Anh đã bỏ ra cả chục năm thời gian và tiền bạc để hướng tới ước mơ đó, nhưng giờ anh đã bỏ cuộc và sang Nhật sống.
Anh khá nổi tiếng trong cộng đồng người khiếm thị, các anh em của anh, thật không may không nhìn thấy ánh sáng. Ở làng quê nơi anh sống thời đấy chưa biết gì tới trường dành cho người khiếm thị. Anh và các anh em của mình đi học ở trường bình thường. Hồi bé mắt còn lờ mờ nhìn được, lớn tý thì tịt ngóm. Anh làm bài tập bằng cách căng hai mẩu tre trên giấy rồi viết đại lên đó. Viết số 0 nếu may mắn thì ra số 0 mà không may thì ra số 6, điểm số anh cũng lẹt đẹt thôi.
Ấy vậy mà anh học hết lớp 12, rồi thị đỗ vào trường y học dân tộc Tuệ Tĩnh, là người khiếm thị đầu tiên vào học trường y, cái thủa mà chưa hề có chế tài nào ưu tiên cho thí sinh khuyết tật đi thi ĐH.
Anh sờ nắn thuộc hết những sơ đồ mạch, huyệt đạo người, châm cứu, bấm huyệt anh học hết các môn như 1 học sinh sáng mắt.
Tốt nghiệp, anh mở 1 cửa hàng mát xa làm ăn cũng khá, rồi anh lập gia đình với 1 cô gái cũng học y ra mà anh thuê làm nhân viên.
Khi kinh tế khá lên, giấc mơ thôi thúc, anh mở rộng quy mô. Tại khu vực Hà Đông, anh có hơn trăm mét vừa mở cửa hàng mát xa vừa mời những em khiếm thị tới đó học nghề và làm. May cho anh thủa đó chưa có báo mạng, cũng chưa có làn sóng bóc phốt như ngày nay.
Thời ấy hội người khiếm thị cũng chưa liên kết mở những khoá học mát xa free cho NKT. Thiếu kinh nghiệm quản lý và ngây thơ anh bị phá sản: bởi những học viên kia kẻ thì tay nghề tốt, đứa thì làm lởm, khách thì đâu có dễ dãi mà để làm chuột bạch cho đám học viên của anh. Đám học viên không phải ai cũng ơn anh tử tế, nhiều đứa rỉ tai nhau rằng anh kiếm tiền trên chúng, "CHẮC LÀ" xin được tài trợ của các nhà hảo tâm nhở chúng.
Học viên cứng tay nghề ra mở riêng lại lôi các bạn đồng nghiệp cứng tay theo. Anh rất vui, tự hào khi tới giờ vẫn còn vài cửa hàng mát xa của học trò anh hoạt động tốt... Thế nhưng có lẽ các em đi mang theo cả khách ruột của anh đi.
Phá sản rồi anh lại bắt đầu từ cái nhỏ của riêng, anh vẫn chưa bỏ ước mơ. Anh vẫn tự học tiếng Nhật, học sử dụng máy vi tính, chăm chỉ tham gia các buổi hội họp, thế rồi anh gặp 1 người Nhật đã thay đổi cuộc đời anh.
Ông này nghe anh trao đổi về ước mơ của mình, sau khi tiếp xúc, đánh giá đã đề nghị cho anh vay khoản tiền để sang Nhật học, anh có thể trả khi nào anh có điều kiện để trả.
Anh sang nhật trước 1 năm để ôn tập, anh thi vào trường và trượt.
Khi ấy visa còn vài tháng, anh chat với A: anh đi làm mát xa bên Nhật để lấy tiền trả nợ em ạ, nếu anh không trả cũng được, nhưng anh sẽ không để như thế.
Bên Nhật với bằng cấp và trình độ tay nghề cao cộng với khả năng nói tiếng Nhật anh được tuyển vào làm dịch vụ tại khách sạn. Lương nhân viên này ở Nhật cộng với tiền boa rất cao. Sau mấy tháng anh kiếm đủ tiền trả hết nợ rồi về nước.
Thế nhưng nhà tài trợ của anh vẫn chưa nản lòng, ông lại đề nghị sẽ trả tiền để anh có 1 cơ hội thứ hai.
Hồi đó A gọi cho anh: "anh định thi ngành nào? Em nói nè, mở 1 trường cho NKT ở VN không dễ, không chỉ cần kiến thức mà cần tiền, cần quan hệ, cần kinh nghiệm. Anh làm gì có những thứ đó. Anh còn vợ còn con, tuổi cao rồi. Anh quay lại thi vào ngành mà anh học thủa ĐH đi".
Không rõ vì tác động nào, anh đã sang Nhật, thi đỗ vào chuyên ngành liên quan tới xoa bóp bấm huyệt, đưa vợ con sang đó sinh sống cùng mình.
Anh từ bỏ giấc mơ.
Mở doanh nghiệp xã hội với mục đích vừa có thu nhập vừa đưa lại những tác động tích cực cho XH ở VN rất khó.
Ngay từ người hưởng lợi họ cũng đã nghi ngờ, và hành động như thể họ là kẻ ban ơn vì "bọn kia kiếm tiền nhờ mình mà".
Người chửi rất nhiều mà làm thì ít.
1. Trách xã hội như mứt, mẹ ở nc ngoài kiện cáo lung tung mà có bằng chứng là sẽ nắm phần thắng, còn ở VN thì thằng nào băng đỏ hơn, thằng đó thắng
2. Trách a trình độ làm NGO chưa có, như ở nc ngoài họ có hẳn các ban bệ như 1 doanh nghiệp thực sự, cạnh tranh, etc...