THOI THÓP
1. Trong cơn bão dịch bệnh, giữa lúc bà con rảnh rỗi hàng ngày lên mạng tán gẫu các chủ đề lặp lại như “Bao giờ trẻ con đi học ?” hay “VN có ca nhiễm mới nào không ?” hoặc “Sao ta chưa công bố hết dịch nhỉ ?” thì giới chủ doanh nghiệp Việt Nam lại đang sốt vó mỗi một câu hỏi: “BAO GIỜ TRUNG QUỐC CÔNG BỐ HẾT DỊCH ?”.
- Thực vậy, giờ tâm trí các ông chủ người Việt đang hướng cả về Trung Hoa.
2. Kể từ khi bùng phát dịch, Trung Quốc – công xưởng của thế giới – đã giảm năng suất từ 30% tới 70% do thiếu nhân lực và khó khăn trong vận chuyển. Do đó, các ông chủ TQ buộc phải dành ưu tiên cho các đơn hàng đến từ các bạn hàng truyền thống tận nơi trời Tây.
VN - vốn là “vùng trũng” - chỉ được bơm nhỏ giọt đủ sống lay lắt.
- Và hệ quả nhãn tiền thấy ngay: hàng loạt các ngành nghề của chúng ta đang thoi thóp, hoạt động cầm chừng, từ da giày, may mặc đến đồ gia dụng, điện tử, phân bón thuốc trừ sâu, hóa chất,… do THIẾU NGUYÊN VẬT LIỆU.
Một số doanh nghiệp đang buộc phải cắt giảm nhân công, hoặc nhân đạo hơn, cho nghỉ việc tạm thời hưởng 30% lương.
Nếu dịch bệnh bên TQ kéo dài hàng năm, nhiều Cty nhà máy ở ta sẽ phải đóng cửa, đẩy hàng chục triệu lao động ra đường.
- Viễn cảnh cho một cơn “hôn mê sâu” của nền kinh tế là rất rõ ràng.
3. Điều an ủi duy nhất là trong cơn thắt ngặt đó, chúng ta sẽ KHÔNG ĐÓI.
Sẽ không có cảnh tranh giành vét sạch siêu thị vì VN ta luôn thừa gạo.
- Thậm chí ở đáy suy thoái sâu, giá cả sẽ có xu hướng hạ: Bia hơi sẽ chỉ còn 6.000 đ một cốc, và thịt chó chỉ ngang giá thịt gà vì người dân thắt chặt chi tiêu.
4. Sản xuất đình đốn, thất nghiệp tràn lan, hàng quán ế ẩm, cần lao nông nổi sẽ sớm nhận ra "chân giá trị" của Trung Hoa.
- Một khi người láng giềng lực lưỡng còn phải hắt hơi thì tất nhiên là ta sẽ ốm xây xẩm mặt mày, chứ không có chuyện thản nhiên ngồi rung đùi chẹp chẹp trà bồm cười hí hố.
- Trong giai đoạn này, cùng cầu nguyện cho dịch bệnh chóng qua ở nơi mà từ đó chúng ta đến mới là sáng suốt.
1. Trong cơn bão dịch bệnh, giữa lúc bà con rảnh rỗi hàng ngày lên mạng tán gẫu các chủ đề lặp lại như “Bao giờ trẻ con đi học ?” hay “VN có ca nhiễm mới nào không ?” hoặc “Sao ta chưa công bố hết dịch nhỉ ?” thì giới chủ doanh nghiệp Việt Nam lại đang sốt vó mỗi một câu hỏi: “BAO GIỜ TRUNG QUỐC CÔNG BỐ HẾT DỊCH ?”.
- Thực vậy, giờ tâm trí các ông chủ người Việt đang hướng cả về Trung Hoa.
2. Kể từ khi bùng phát dịch, Trung Quốc – công xưởng của thế giới – đã giảm năng suất từ 30% tới 70% do thiếu nhân lực và khó khăn trong vận chuyển. Do đó, các ông chủ TQ buộc phải dành ưu tiên cho các đơn hàng đến từ các bạn hàng truyền thống tận nơi trời Tây.
VN - vốn là “vùng trũng” - chỉ được bơm nhỏ giọt đủ sống lay lắt.
- Và hệ quả nhãn tiền thấy ngay: hàng loạt các ngành nghề của chúng ta đang thoi thóp, hoạt động cầm chừng, từ da giày, may mặc đến đồ gia dụng, điện tử, phân bón thuốc trừ sâu, hóa chất,… do THIẾU NGUYÊN VẬT LIỆU.
Một số doanh nghiệp đang buộc phải cắt giảm nhân công, hoặc nhân đạo hơn, cho nghỉ việc tạm thời hưởng 30% lương.
Nếu dịch bệnh bên TQ kéo dài hàng năm, nhiều Cty nhà máy ở ta sẽ phải đóng cửa, đẩy hàng chục triệu lao động ra đường.
- Viễn cảnh cho một cơn “hôn mê sâu” của nền kinh tế là rất rõ ràng.
3. Điều an ủi duy nhất là trong cơn thắt ngặt đó, chúng ta sẽ KHÔNG ĐÓI.
Sẽ không có cảnh tranh giành vét sạch siêu thị vì VN ta luôn thừa gạo.
- Thậm chí ở đáy suy thoái sâu, giá cả sẽ có xu hướng hạ: Bia hơi sẽ chỉ còn 6.000 đ một cốc, và thịt chó chỉ ngang giá thịt gà vì người dân thắt chặt chi tiêu.
4. Sản xuất đình đốn, thất nghiệp tràn lan, hàng quán ế ẩm, cần lao nông nổi sẽ sớm nhận ra "chân giá trị" của Trung Hoa.
- Một khi người láng giềng lực lưỡng còn phải hắt hơi thì tất nhiên là ta sẽ ốm xây xẩm mặt mày, chứ không có chuyện thản nhiên ngồi rung đùi chẹp chẹp trà bồm cười hí hố.
- Trong giai đoạn này, cùng cầu nguyện cho dịch bệnh chóng qua ở nơi mà từ đó chúng ta đến mới là sáng suốt.