Thế sắp tới mà cấm biên với Hàn - Nhật thị bạn cụ tính sao?Đương nhiên! Không bị ảnh hưởng mới là lạ. Thậm chí bị ảnh hưởng rất rất nặng. Tôi cũng quen 1 anh bạn bên KCN Bắc Ninh, nguồn hàng trước kia chủ yếu nhập TQ sau đó thêm mối hàng cao cấp thì nhập thêm NVL từ Hàn, Nhật phục vụ sản xuất. Với những khách muốn giá rẻ thì dùng hàng TQ với khách khắt khe về chất lượng thì dùng hàng Hàn, Nhật. Khủng hoảng đợt này thì chỉ 1 bộ phận nhỏ khách hàng chất lượng thấp bị ảnh hưởng(tuy gọi chất lượng thấp nhưng nó cũng không hơn nhau nhiều chủ yếu vẫn là tâm lý và thương hiệu). Nếu khối lượng khách hàng này đói hàng buộc họ sẽ phải chi tiêu nhiều hơn cho sản phẩm cấp độ cao. Nếu thời gian kéo dài đối tượng khách hàng này đã quen với sản phẩm mới liệu ai dám đảm bảo họ lại muốn quay lại với hàng tàu???
Sản xuất - Kinh doanh mà cụ cứ làm như đọc nghị quyết ý nhỉ. Thiếu gì alo cái có hàng thay thế ngay! Đơn giản thế thì đã chẳng Quốc gia nào sợ khủng hoảng KT.
Làm sản xuất - kinh doanh là phải có kế hoạch, công ty càng lớn thì càng cần kế hoạch dài hạn. Thay đổi một vài khâu trong kế hoạch chưa bao giờ là dễ dàng và thời gian có thể kéo dài đến một vài năm.
Chẳng hạn một mặt hàng đang xuất vào châu âu, tức là nó đã đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm, kiểm tra an toàn... khắt khe, và hợp đồng cung cấp có thể kéo dài nhiều năm. Giờ chỉ cần thay đổi 1 phần nguyên vật liệu thì phải thông báo cho đối tác sự thay đổi, phải tiến hành kiểm nghiệm lại an toàn, kiểm tra lại tiêu chuẩn... rồi mới tiếp tục được nhập khẩu. Thời gian cho kiểm tra hàng hóa chưa bao giờ là nhanh cả. Chi phí sẽ đội lên nhiều để thực hiện kiểm tra, chưa kể nguy cơ bị phạt vì chậm thời gian giao hàng.
Đầu ra vậy còn đầu vào thì sao? Cái này cũng phải có kế hoạch dài hạn, ký hợp đồng mua NVL tính bằng nhiều năm, số lượng nhập khẩu tính cho cả năm sx thì mới được giá tốt. Chứ mua từng lô một, kể cả từ 1 nhà máy, một quốc gia thì giá đội lên nhiều, chưa nói việc tìm kiếm sản phẩm thay thế từ quốc gia khác. Mà mua từng lô một thì ko phải cứ alo là có ngay sll. Phải tìm kiếm đơn vị sx thay thế, phải liên hệ -đàm phán giá cả, bao bì đóng gói, phương thức vận chuyển... Phải đặt hàng và chơ họ sx, tính bằng 2-4 tháng tùy năng lực sx của họ nữa. Sau đó phải nhập về số lượng nhỏ để các cơ quan VN kiểm nghiệm an toàn, kiểm tra chất lượng... Khi được cấp phép mới bắt đầu nhập số lượng lớn được. Thời gian cũng có thể đến cả năm trời.
Nếu quyết định thay đổi nơi cung cấp NVL, tất nhiên chi phí sẽ đội lên nhiều. Một hai tháng sau TQ hết dịch và quay lại sx bình thường (chẳng hạn), đơn hàng cũ vẫn phải nhập theo hợp đồng, mà chi phí đội lên khiến khả năng cạnh tranh của DN giảm.
Mà đấy mới là ngành hàng gia công, chứ trồng cây ăn trái thì muốn cơ cấu lại có khi cần đến 5 - 10 năm cho cải tạo giống, cải tạo đất, học hỏi công nghệ... mới cho ra giống mới đạt tiêu chuẩn chất lượng VS ATTP. Thời gian đó nông dân sống bằng gì? KTTT thì nhà nước chỉ đề ra phương hương và khuyến khích và tư nhân tự làm chứ có ép buộc họ được đâu? Ai muốn thay đổi thì cứ từ từ thay đổi thôi, chứ vụ dich CoviD này có thể là cơ hội trong 5 - 10 năm tới cho những ai có khả năng, nhưng là nguy cơ hiển hiện trước mắt cho tất cả.
Đấy mới nói đến góc độ DN thôi, chứ góc độ Kinh tế Vĩ mô thì TQ suy thoái thì còn khủng khiếp hơn nhiều, tệ nhất là khủng hoảng toàn cầu. Năm 2007 Thái lan suy thoái, mở màn cho khủng hoảng kinh tế toàn cầu là một ví dụ.