[Funland] Đoàn tàu Metro Nhổn - đang chạy thử tại Pháp

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,519
Động cơ
512,673 Mã lực
Vụ CL-HĐ cụ abcz có mấy thớt vạch rõ chi tiết sự mất an toàn nghiêm trọng rồi mà thớt này vẫn cãi nhau nhể
Cụ tóm tắt giúp em với. Hồi lâu rồi nói chuyện vs cô phiên dịch ng Trung. Cô ấy bảo tq xuất khẩu công nghệ nên phải giữ thể diện quốc gia. Nên chắc chắn an toàn
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,101 Mã lực
4%*12=48% thôi
Tôi đã tính cộng dồn rồi
A xem lại
Bọn wb ước tính tốc độ phá giá của mẽo 10 năm (1995-2005) trung bình 3.8%
Tính công thức lãi kép cho 21 năm (1999-2020) thì mức tăng là 2,36 lần, (hay 1 đô 1999 tương đương 2,36 năm 2020)
Con số 60% của cụ thấp lắm.
 

Raptorblack

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-733918
Ngày cấp bằng
25/6/20
Số km
1,708
Động cơ
86,828 Mã lực
Vấn đề là tàu chạy nó liên quan đến an toàn tính mạng cụ ợ.

Muốn tàu vận hành phải ký biên bản chấp thuận nhưng vì liên quan đến tính mạng nên cóc bố nào dám ký, mới phải thuê tư vấn Pháp kiểm định để ký cho chắc. Đến khi Pháp vào mới lộ ra là dự án hồ sơ thiếu tùm lum (hoặc có nhưng không dám đưa ra).

Khi dự án không hoàn công được, thử hỏi có ai dám phát lệnh chạy tàu? Nhỡ tai nạn thì ai chịu?
Chán thật! Không biết lúc ăn,nhậu,ký cọt nhận phong bì có nghĩ lúc ntn? Lom dom thặc.
 

humxam75

Xe điện
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
3,944
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Cụ tóm tắt giúp em với. Hồi lâu rồi nói chuyện vs cô phiên dịch ng Trung. Cô ấy bảo tq xuất khẩu công nghệ nên phải giữ thể diện quốc gia. Nên chắc chắn an toàn
Để cụ abcz vào tóm tắt thì chuẩn hơn. Mấy thớt đó bị xóa rồi thì phải
 

quanggialai

Xe tăng
Biển số
OF-305258
Ngày cấp bằng
16/1/14
Số km
1,971
Động cơ
460,198 Mã lực
Nơi ở
Gia lai
Cho em hỏi ngu cái...trong tổng giá xây dựng đường sắt trên cao thì chi phí giải phóng mặt bằng tính chung vào luôn hay tình riêng vậy ạ?
Tổng giá XD thì không tính chi phí giải phóng mặt bằng ạ. Còn tổng chi phí đầu tư sẽ bao gồm tất cả
 

Hainam1987

Xe hơi
Biển số
OF-423148
Ngày cấp bằng
17/5/16
Số km
100
Động cơ
219,233 Mã lực
Nghĩ đến cái tàu này mà chán
 

Go on

Xe điện
Biển số
OF-579322
Ngày cấp bằng
16/7/18
Số km
2,450
Động cơ
258,035 Mã lực
Của tây auto khen, của tàu auto chê. Không cần phải soi làm gì. Khởi công trước mấy năm mà giờ tàu còn nằm bên Pháp. Trong khi Cát Linh Hà Đông tàu đã chạy phà phà từ năm 2018 thì đ.éo cho vận hành, lại còn bày trò thuê Pháp kiểm định an toàn trong khi hợp đồng ko có điều khoản phát sinh này. Vãi cho chủ đầu tư là UBND tp HN.
Cụ ko biết hay cố tình ko biết là Nhổn ga Hn chậm là do VN chậm giao mặt bằng. Nhà thầu nó muốn làm nhanh, nhưng ko gpmb được. Nó còn đòi kiện chủ đầu tư vì làm chậm tiến độ.
Không có mặt bằng thì nó làm liều, tự vác máy xúc đi phá nhà dân để kịp tiến độ ah cụ. Cũng vì lý do chậm giải phóng mặt bằng nên việc giải ngân theo tiến độ ko kịp thời. Do đó ko có tiền thanh toán cho nhà thầu, nó cũng đòi kiện. Còn ông cát linh thì mặt bằng và tiền đã đủ từ lâu mà mãi ko chạy đc do thi công chậm và bây giờ thiếu giấy tờ chứng nhận xuất xứ đoàn tàu. Đến cái xe máy còn phải đủ giấy tờ chứng nhận chất lượng, xuất xứ huống chi cả đoàn tàu chở nghìn người. Như thế thì ai mà dám cho chạy.
Còn việc thuê tư vấn thì nếu nó sai so vs hợp đồng thì cụ nghĩ Tàu nó để yên cho chắc. Nó nắm đằng chuôi, trong hợp đồng kiểu gì chả có điều khoản nghiệm thu. Còn việc nghiệm thu thì có thể trực tiếp hoặc thuê đơn vị có kinh nghiệm là chuyện bth. Bản thân bọn tư vấn đó nó cũng đồng ý về tiêu chuẩn Tàu rồi nên nó đã đánh giá đạt 12/13 tiêu chí. Giờ chỉ cần có giấy tờ đầy đủ để bên đăng kiểm cấp giấy đăng kiểm chính thức nữa mà mãi bọn Tàu nó ko cung cấp đc. Em nhắc lại là đến cái xe máy cũng có giấy đó ms được đăng ký cụ nhé.
 

SesameStreet

Xe điện
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
4,529
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
43
Tàu Bến Thành - Suối Tiên của các bạn Nhật hình thức có vẻ cũng không hiện đại hơn các bạn khựa các cụ à.
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,519
Động cơ
512,673 Mã lực

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Cụ ko biết hay cố tình ko biết là Nhổn ga Hn chậm là do VN chậm giao mặt bằng. Nhà thầu nó muốn làm nhanh, nhưng ko gpmb được. Nó còn đòi kiện chủ đầu tư vì làm chậm tiến độ.
Không có mặt bằng thì nó làm liều, tự vác máy xúc đi phá nhà dân để kịp tiến độ ah cụ. Cũng vì lý do chậm giải phóng mặt bằng nên việc giải ngân theo tiến độ ko kịp thời. Do đó ko có tiền thanh toán cho nhà thầu, nó cũng đòi kiện. Còn ông cát linh thì mặt bằng và tiền đã đủ từ lâu mà mãi ko chạy đc do thi công chậm và bây giờ thiếu giấy tờ chứng nhận xuất xứ đoàn tàu. Đến cái xe máy còn phải đủ giấy tờ chứng nhận chất lượng, xuất xứ huống chi cả đoàn tàu chở nghìn người. Như thế thì ai mà dám cho chạy.
Còn việc thuê tư vấn thì nếu nó sai so vs hợp đồng thì cụ nghĩ Tàu nó để yên cho chắc. Nó nắm đằng chuôi, trong hợp đồng kiểu gì chả có điều khoản nghiệm thu. Còn việc nghiệm thu thì có thể trực tiếp hoặc thuê đơn vị có kinh nghiệm là chuyện bth. Bản thân bọn tư vấn đó nó cũng đồng ý về tiêu chuẩn Tàu rồi nên nó đã đánh giá đạt 12/13 tiêu chí. Giờ chỉ cần có giấy tờ đầy đủ để bên đăng kiểm cấp giấy đăng kiểm chính thức nữa mà mãi bọn Tàu nó ko cung cấp đc. Em nhắc lại là đến cái xe máy cũng có giấy đó ms được đăng ký cụ nhé.
Giấy chứng nhận xuất xứ đoàn tàu là cái gì? CO của đoàn tàu ý hả? Cấp phút 1 nha, nhưng hợp đồng ký kết ban đầu thế nào?
Còn chuyện chậm tiến độ thì tuyến CL HĐ là lỗi của Tàu à cụ? Lỗi gì thế?
Bỏ qua các vấn đề lùm xùm, dự án CL HĐ sso giá rẻ thế? 880 triệu$, so với tuyến Nhổn - Ga HN 1.8 tỷ $, tuyến Bến Thành Suối Tiên 2.3 tỷ $. Cùng làm đường sắt đô thị,cùng công năng công suất sao mà chênh nhau thế? CL HĐ có thể bị lỗ thì 2 tuyến kia đầu tư như thế, chậm tiến độ như thế thì lãi à? Mà sao báo chí và cộng đồng mạng không chửi 2 dự án kia mà chửi dự án CL HĐ hăng hái thế?
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Tàu Bến Thành - Suối Tiên của các bạn Nhật hình thức có vẻ cũng không hiện đại hơn các bạn khựa các cụ à.
Nhựt nhìn đơn giản nhưng khôn cụ à. Thế mới khó gò ;))
Cụ mới nhìn qua đoàn tàu mà đã phán "khôn hơn" là sao? Chắc mắc chứng "tự kỷ ám thị"?
Đoàn tàu Nhật về thiết kế không có gì nổi bật, vì cơ bản tàu đô thị đều theo 1 form tương tự nhau. Khó nói xấu đẹp.
Về mặt kỹ thuật: Tàu Nhật sử dụng lấy điện từ đường dây treo trên đầu, là công nghệ cũ, rất mất mỹ quan đô thị và chi phí bảo dưỡng trong tương lai rất lớn.
Các tuyến tàu điện ở HN sử dụng lấy điện nguồn bằng ray thứ 3 đặt dưới thấp, là công nghệ mới hơn, chi phí bảo trì thấp hơn.
HN thống nhất sử dụng cấp điện bằng ray thứ 3 cho cả hệ thống metro, trong tương lai có thể kéo dài tuyến và tích hợp hệ thống mà không gặp nhiều khó khăn về đấu nối. Tuyến Bến Thành Suối Tiên dùng điện trên cao thì trong tương lai, muốn tích hợp hệ thống sẽ rất khó. Coi như SG tự làm khó chính mình và thằng Nhật 1 mình 1 kiểu.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,101 Mã lực
Cụ mới nhìn qua đoàn tàu mà đã phán "khôn hơn" là sao? Chắc mắc chứng "tự kỷ ám thị"?
Đoàn tàu Nhật về thiết kế không có gì nổi bật, vì cơ bản tàu đô thị đều theo 1 form tương tự nhau. Khó nói xấu đẹp.
Về mặt kỹ thuật: Tàu Nhật sử dụng lấy điện từ đường dây treo trên đầu, là công nghệ cũ, rất mất mỹ quan đô thị và chi phí bảo dưỡng trong tương lai rất lớn.
Các tuyến tàu điện ở HN sử dụng lấy điện nguồn bằng ray thứ 3 đặt dưới thấp, là công nghệ mới hơn, chi phí bảo trì thấp hơn.
HN thống nhất sử dụng cấp điện bằng ray thứ 3 cho cả hệ thống metro, trong tương lai có thể kéo dài tuyến và tích hợp hệ thống mà không gặp nhiều khó khăn về đấu nối. Tuyến Bến Thành Suối Tiên dùng điện trên cao thì trong tương lai, muốn tích hợp hệ thống sẽ rất khó. Coi như SG tự làm khó chính mình và thằng Nhật 1 mình 1 kiểu.
Cụ đừng lòe em nữa. Hệ thống lấy điện từ ray thứ 3 không ưu việt, thậm chí có nhiều khuyết điểm hơn so với lấy điện từ dây trên cao.

1. Lấy điện từ ray thứ 3 bắt buộc phải sử dụng điện 1 chiều hiệu điện thế thấp (<1500V), gây ảnh hưởng lớn đến công suất của đầu máy thậm chí giới hạn cả các công năng khác trên tàu như điều hòa,..
Hiệu điện thế thấp: điện năng hao hụt lớn + không truyền tải được xa, bắt buộc xây dựng các trạm biến áp dọc theo đường ray --> chi phí duy tu lớn.

2. Lấy điện từ dây trên cao: Có thể sử dụng các dòng điện xoay chiều (hoặc 1 chiều) có hiệu điện thế cao (lên tới 25 kV). Cung cấp đủ điện năng cho đầu máy cũng như các tính năng tiện ích.
(Đầu máy metro Bến thành có khả năng kéo lên tới 6 toa so với chỉ 4 toa ở CL-HD, tăng cường khả năng mở rộng trong tương lai)
Hiệu điện thế cao thì yêu cầu cường độ dòng điện thấp hơn --> giảm hao hụt + khả năng truyền tải xa, không cần đặt các trạm biến áp dọc theo tuyến đường, giảm chi phí duy tu bảo dưỡng.

Ưu điểm lớn nhất của việc dùng ray thứ 3 là tính nhỏ gọn, có thể tích hợp dễ dàng hơn đối với các tuyến đường chật hẹp, hầm ngầm,...
Cụ lấy điểm yếu rồi tâng vống lên như Ưu điểm thì em đến chịu cụ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Cụ đừng lòe em nữa. Hệ thống lấy điện từ ray thứ 3 không ưu việt, thậm chí có nhiều khuyết điểm hơn so với lấy điện từ dây trên cao.

1. Lấy điện từ ray thứ 3 bắt buộc phải sử dụng điện 1 chiều hiệu điện thế thấp (<1500V), gây ảnh hưởng lớn đến công suất của đầu máy thậm chí giới hạn cả các công năng khác trên tàu như điều hòa,..
Hiệu điện thế thấp: điện năng hao hụt lớn + không truyền tải được xa, bắt buộc xây dựng các trạm biến áp dọc theo đường ray --> chi phí duy tu lớn.

2. Lấy điện từ dây trên cao: Có thể sử dụng các dòng điện xoay chiều (hoặc 1 chiều) có hiệu điện thế cao (lên tới 25 kV). Cung cấp đủ điện năng cho đầu máy cũng như các tính năng tiện ích.
(Đầu máy metro Bến thành có khả năng kéo lên tới 6 toa so với chỉ 4 toa ở CL-HD, tăng cường khả năng mở rộng trong tương lai)
Hiệu điện thế cao thì yêu cầu cường độ dòng điện thấp hơn --> giảm hao hụt + khả năng truyền tải xa, không cần đặt các trạm biến áp dọc theo tuyến đường, giảm chi phí duy tu bảo dưỡng.

Ưu điểm lớn nhất của việc dùng ray thứ 3 là tính nhỏ gọn, có thể tích hợp dễ dàng hơn đối với các tuyến đường chật hẹp, hầm ngầm,...
Xu hướng hiện nay là dùng ray thứ 3 cho metro nha cụ. Chỉ có bọn Nhật bảo thủ nên 1 mình 1 kiểu thôi. Còn duy tu bảo trì thì dạng dùng ray thứ 3 cấp điện đơn giản và rẻ hơn rất nhiều so với loại dùng dây treo. Dây treo có thể cấp được công suất lớn để kéo dài toa nhưng đó ko phải là ưu điểm. Công suất thấp, 4 toa như tàu Pháp thì có thể chở số lượng lớn bằng cách tăng tần suất chạy tàu - đây cũng là xu hướng hiện đại: tàu ngắn chở ít nhưng tần suất cao.
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,519
Động cơ
512,673 Mã lực
Cụ mới nhìn qua đoàn tàu mà đã phán "khôn hơn" là sao? Chắc mắc chứng "tự kỷ ám thị"?
Đoàn tàu Nhật về thiết kế không có gì nổi bật, vì cơ bản tàu đô thị đều theo 1 form tương tự nhau. Khó nói xấu đẹp.
Về mặt kỹ thuật: Tàu Nhật sử dụng lấy điện từ đường dây treo trên đầu, là công nghệ cũ, rất mất mỹ quan đô thị và chi phí bảo dưỡng trong tương lai rất lớn.
Các tuyến tàu điện ở HN sử dụng lấy điện nguồn bằng ray thứ 3 đặt dưới thấp, là công nghệ mới hơn, chi phí bảo trì thấp hơn.
HN thống nhất sử dụng cấp điện bằng ray thứ 3 cho cả hệ thống metro, trong tương lai có thể kéo dài tuyến và tích hợp hệ thống mà không gặp nhiều khó khăn về đấu nối. Tuyến Bến Thành Suối Tiên dùng điện trên cao thì trong tương lai, muốn tích hợp hệ thống sẽ rất khó. Coi như SG tự làm khó chính mình và thằng Nhật 1 mình 1 kiểu.
Em nhìn thấy khôn hơn. Cái này không phải ai cũng nhìn ra đc cụ nhé. Nó giống như việc nhìn con lifan vs con vios vậy, dù thoáng qua giống nhau.
 

ATB

Xe buýt
Biển số
OF-552403
Ngày cấp bằng
29/1/18
Số km
624
Động cơ
161,062 Mã lực
Tuổi
39
Em ko rõ gói
Giấy chứng nhận xuất xứ đoàn tàu là cái gì? CO của đoàn tàu ý hả? Cấp phút 1 nha, nhưng hợp đồng ký kết ban đầu thế nào?
Còn chuyện chậm tiến độ thì tuyến CL HĐ là lỗi của Tàu à cụ? Lỗi gì thế?
Bỏ qua các vấn đề lùm xùm, dự án CL HĐ sso giá rẻ thế? 880 triệu$, so với tuyến Nhổn - Ga HN 1.8 tỷ $, tuyến Bến Thành Suối Tiên 2.3 tỷ $. Cùng làm đường sắt đô thị,cùng công năng công suất sao mà chênh nhau thế? CL HĐ có thể bị lỗ thì 2 tuyến kia đầu tư như thế, chậm tiến độ như thế thì lãi à? Mà sao báo chí và cộng đồng mạng không chửi 2 dự án kia mà chửi dự án CL HĐ hăng hái thế?
Nhật pháp thì đắt hơn rồi, tiền quản lý trả nhà thầu nó lớn vì tiền trả lương cho các chuyên gia đến từ châu âu và nhật cao hơn trung. Thêm nữa riêng phần thiệt bị toàn bộ thiết bị nhổn cát linh là tuân theo các tiêu chuẩn mỹ và châu âu, lên yêu cầu cao hơn và giá thành cũng cao hơn rất nhiều. Em lấy ví dụ bơm cứu hỏa của pháp sx tại pháp nó đắt gần gấp đôi so với tầu khựa. Có những thiết bị có chứng chỉ UL, FM nó đắt gấp 5 lần so với hàng mùa từ khựa ko chứng chỉ. Van chặn lửa, chặn khói là một ví dụ. Nhổn cát linh chậm do chậm mặt bằng và tư vấn systra làm cực rắn, tuân thủ theo hợp đồng. Cát linh hà đông thì vừa đánh trống vừa thổi kèn. Cao hay thấp cụ cứ hỏi các nhà thầu làm nhổn cât linh xem họ có muốn làm nữa ko, các nhà thầu hầu như vỡ mồm cả rồi ý. Giờ chỉ làm để lấy danh dự thôi cụ.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,235
Động cơ
504,382 Mã lực
Cụ đừng lòe em nữa. Hệ thống lấy điện từ ray thứ 3 không ưu việt, thậm chí có nhiều khuyết điểm hơn so với lấy điện từ dây trên cao.

1. Lấy điện từ ray thứ 3 bắt buộc phải sử dụng điện 1 chiều hiệu điện thế thấp (<1500V), gây ảnh hưởng lớn đến công suất của đầu máy thậm chí giới hạn cả các công năng khác trên tàu như điều hòa,..
Hiệu điện thế thấp: điện năng hao hụt lớn + không truyền tải được xa, bắt buộc xây dựng các trạm biến áp dọc theo đường ray --> chi phí duy tu lớn.

2. Lấy điện từ dây trên cao: Có thể sử dụng các dòng điện xoay chiều (hoặc 1 chiều) có hiệu điện thế cao (lên tới 25 kV). Cung cấp đủ điện năng cho đầu máy cũng như các tính năng tiện ích.
(Đầu máy metro Bến thành có khả năng kéo lên tới 6 toa so với chỉ 4 toa ở CL-HD, tăng cường khả năng mở rộng trong tương lai)
Hiệu điện thế cao thì yêu cầu cường độ dòng điện thấp hơn --> giảm hao hụt + khả năng truyền tải xa, không cần đặt các trạm biến áp dọc theo tuyến đường, giảm chi phí duy tu bảo dưỡng.

Ưu điểm lớn nhất của việc dùng ray thứ 3 là tính nhỏ gọn, có thể tích hợp dễ dàng hơn đối với các tuyến đường chật hẹp, hầm ngầm,...
Cụ lấy điểm yếu rồi tâng vống lên như Ưu điểm thì em đến chịu cụ.
1. Tiếp điện trên cao (overhead) hay ray thứ 3 (third rail) đối với đường sắt đô thị thị thì 2 ông Nhật, Pháp cãi nhau chí choé, ông nào cũng có ưu/nhược điểm riêng (Riêng đường sắt cao tốc thì dùng overhead).
Ở VN thì chưa dùng điện xoay chiều (22kV), chỉ dùng điện 1 chiều (750V cho ray thứ 3/1500V cho tiếp điện trên cao) nên đều phải có các trạm biến áp chỉnh lưu đặt dọc tuyến. Một số điểm 2 ông Nhật/Pháp cãi nhau, xin tóm tắt một số nội dung đã thống nhất như sau:
- Chi phí đầu tư, bảo dưỡng thì overhead mắc hơn. Chi phí vận hành thì third rail mắc hơn.
- Đối với hầm ngầm thì third rail làm giảm được kích thước hầm.
- Về độ an toàn thì 2 ông ko ai chịu ai nên xin ko nêu.

2. Về cái vụ dùng overhead kéo được 6 toa, dùng third rail chỉ kéo được 4 toa thì không đúng.
Tàu ở đsdt đều là EMU, ko dùng kiểu đầu máy. Sức kéo đoàn tàu phụ thuộc vào số lượng toa có động cơ (toa M).
Phương án lập tàu của BT-ST ở giai đoạn 1 là 3 toa: M-T-M, trong tương lai thì thành 6 toa: M-T-M-M-T-M. Chú ý tỷ lệ M/T ở đây là 2:1
Còn ở CL-HD thì là 4 toa: T-M-M-T, nếu lưu lượng hành khách lớn có thể lập thành 6 toa: T-M-M-T-M-T. Tỷ lệ ở đây M/T là 1:1.
(Ở Nhổn - ga HN thì giai đoạn 1 là M-M-T-M, giai đoạn 2 là M-T-M-T-M. Tỷ lệ M/T là 3:2)
Như vậy có thể thấy ở CL-HD hiệu quả hơn 2 tuyến kia, vì chỉ dùng 2 toa máy mà kéo được đoàn 4 toa. Nói cách khác thì để chở một lượng khách thì CL-HD tiết kiệm điện hơn.
(Về 2 ông Nhật/Pháp thì giai đoạn 1 ông Nhật tiết kiệm điện hơn, giai đoạn 2 thì ông Pháp tiết kiệm điện hơn. Lưu ý từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 chỉ khoảng 10-15 năm do khách tăng. Còn giai đoạn 2 sẽ kéo dài mãi)
 

Go on

Xe điện
Biển số
OF-579322
Ngày cấp bằng
16/7/18
Số km
2,450
Động cơ
258,035 Mã lực
Giấy chứng nhận xuất xứ đoàn tàu là cái gì? CO của đoàn tàu ý hả? Cấp phút 1 nha, nhưng hợp đồng ký kết ban đầu thế nào?
Còn chuyện chậm tiến độ thì tuyến CL HĐ là lỗi của Tàu à cụ? Lỗi gì thế?
Bỏ qua các vấn đề lùm xùm, dự án CL HĐ sso giá rẻ thế? 880 triệu$, so với tuyến Nhổn - Ga HN 1.8 tỷ $, tuyến Bến Thành Suối Tiên 2.3 tỷ $. Cùng làm đường sắt đô thị,cùng công năng công suất sao mà chênh nhau thế? CL HĐ có thể bị lỗ thì 2 tuyến kia đầu tư như thế, chậm tiến độ như thế thì lãi à? Mà sao báo chí và cộng đồng mạng không chửi 2 dự án kia mà chửi dự án CL HĐ hăng hái thế?
CO thì dễ quá cụ ạ, mà là các loại giấy liên quan tới đánh giá AN TOÀN.
"Một trong những nguyên nhân chính khiến đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ là do tổng thầu phía Trung Quốc bị mất giấy tờ nên không thể cung cấp đầy đủ hồ sơ dự án theo yêu cầu kiểm định của đơn vị tư vấn.
Tuy nhiên, hiện Bộ GTVT chưa tìm ra được giải pháp để tháo dỡ khó khăn này. Trong buổi họp báo Chính phủ thời điểm cuối năm 2019, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cũng thừa nhận, vướng mắc lớn nhất là quá trình cung cấp hồ sơ để đánh giá an toàn hệ thống.

Việc cung cấp hồ sơ của Tổng thầu Trung Quốc chưa đầy đủ, đặc biệt là hồ sơ liên quan đến các chứng chỉ, minh chứng về thí nghiệm trong quá trình sản xuất, thiết bị đoàn tàu để làm cơ sở đánh giá đoàn tàu và đưa vào khai thác."
Cát Linh Hà Đông làm nổi hoàn toàn thì sẽ rẻ hơn so với đi ngầm rồi cụ ạ. Riêng cái con robot TBM dài 70m và nặng 300 tấn để đào hầm cũng tốn kha khá rồi. Chưa kể khoảng cách địa lý để vận chuyển trang thiết bị, máy móc, đoàn tàu cũng xa hơn rất nhiều so với từ Tàu về.
Vừa mới đây, UBND TP. Hà Nội phải tính toán chi phí bổ sung cho các nhà thầu do lỗi kéo dài hợp đồng tại Dự án Tuyến metro số 1 Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội. Tức là lỗi hoàn toàn do Vn nên mới phải đền bù tiền cho nhà thầu.
Đây là báo giá của 1 cty xây dựng về chi phí xây hầm và xây thô không hầm thì riêng phần hầm chỉ với chiều sâu 1,2m đã là 150% so với xây bình thường. và khi độ sâu đó quá 2,5m thì nó nhân 300%. Còn Metro thì nó sâu chắc phải 5 mét thì không biết nó đắt hơn bao nhiêu nữa.

1593579200012.png

Mà cái em chửi ở đây chủ yếu vụ giấy tờ ấy, đoàn tàu chở cả ngàn người mà thiếu giấy tờ an toàn thì ngửi sao được. Còn đội giá hay không thì mình không phải người trong dự án không biết nó có các hạng mục cụ thể và mức độ phức tạp ra sao nên nói có thể không chuẩn.
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,519
Động cơ
512,673 Mã lực
CO thì dễ quá cụ ạ, mà là các loại giấy liên quan tới đánh giá AN TOÀN.
"Một trong những nguyên nhân chính khiến đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ là do tổng thầu phía Trung Quốc bị mất giấy tờ nên không thể cung cấp đầy đủ hồ sơ dự án theo yêu cầu kiểm định của đơn vị tư vấn.
Tuy nhiên, hiện Bộ GTVT chưa tìm ra được giải pháp để tháo dỡ khó khăn này. Trong buổi họp báo Chính phủ thời điểm cuối năm 2019, ********** Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cũng thừa nhận, vướng mắc lớn nhất là quá trình cung cấp hồ sơ để đánh giá an toàn hệ thống.

Việc cung cấp hồ sơ của Tổng thầu Trung Quốc chưa đầy đủ, đặc biệt là hồ sơ liên quan đến các chứng chỉ, minh chứng về thí nghiệm trong quá trình sản xuất, thiết bị đoàn tàu để làm cơ sở đánh giá đoàn tàu và đưa vào khai thác."
Cát Linh Hà Đông làm nổi hoàn toàn thì sẽ rẻ hơn so với đi ngầm rồi cụ ạ. Riêng cái con robot TBM dài 70m và nặng 300 tấn để đào hầm cũng tốn kha khá rồi. Chưa kể khoảng cách địa lý để vận chuyển trang thiết bị, máy móc, đoàn tàu cũng xa hơn rất nhiều so với từ Tàu về.
Vừa mới đây, UBND TP. Hà Nội phải tính toán chi phí bổ sung cho các nhà thầu do lỗi kéo dài hợp đồng tại Dự án Tuyến metro số 1 Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội. Tức là lỗi hoàn toàn do Vn nên mới phải đền bù tiền cho nhà thầu.
Đây là báo giá của 1 cty xây dựng về chi phí xây hầm và xây thô không hầm thì riêng phần hầm chỉ với chiều sâu 1,2m đã là 150% so với xây bình thường. và khi độ sâu đó quá 2,5m thì nó nhân 300%. Còn Metro thì nó sâu chắc phải 5 mét thì không biết nó đắt hơn bao nhiêu nữa.

View attachment 4762266
Mà cái em chửi ở đây chủ yếu vụ giấy tờ ấy, đoàn tàu chở cả ngàn người mà thiếu giấy tờ an toàn thì ngửi sao được. Còn đội giá hay không thì mình không phải người trong dự án không biết nó có các hạng mục cụ thể và mức độ phức tạp ra sao nên nói có thể không chuẩn.
So sánh giữa hai công trình rất khó. Quan trọng nhất vẫn là an toàn và tiến độ. Nhưng hình thức đoàn tàu thể hiện phần nào chất lượng bên trong vì nó thể hiện vô số công nghệ chế tạo.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top