Tốt quá, cụ làm trong lĩnh vực nghiên cứu có đụng đến báo cáo nên sẽ dễ trình bày.
Trước hết ta nói về cơ sở lý thuyết. Vấn đề tỷ lệ chi tiêu cho thực phẩm (ăn uống) tỷ lệ nghịch với thu nhập đã được Ernst Engel đưa ra từ năm 1857 (không phải ông Ăng-Ghen rậm râu viết sách chung với cụ Karl Marx đâu). Qua đó sinh ra 2 lý thuyết nổi tiếng là Quy luật Engel và Đường cong Engel, tiếp tục được nhiều tổ chức và chính phủ sử dụng đến ngày nay trong việc nghiên cứu và ra chính sách liên quan đến người nghèo.
Ernst Engel - Wikipedia
Số liệu những năm gần đây thống kê các quốc gia trên toàn cầu cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa tỷ lệ chi tiêu cho thực phẩm trên tổng chi tiêu so với tổng chi tiêu:
View attachment 8043871
Trong đó đại đa số các quốc gia nghèo có tỷ lệ chi tiêu cho thực phẩm trên tổng chi tiêu nằm khoảng 40% đến trên 50%. Các quốc gia giầu có yên vị ở rất thấp dưới 20%.
Các quốc gia có tỷ lệ chi tiêu cho thực phẩm cao so với tổng chi tiêu:
View attachment 8043930
Các quốc gia có tỷ lệ thấp:
View attachment 8043933
(Nguồn:
Engel's Law: Richer people spend more money on food, but it makes up a smaller share of their income - Our World in Data)
Trong bảng trên, Việt Nam được thống kê là 31.2%, tương đối sát với số 35% do chính Việt Nam công bố.
View attachment 8043938
Vậy con số 70-80% em lấy ở đâu ra. Do không có con số trực tiếp thống kê về người lao động thu nhập thấp, em đã dựa trên chính lý thuyết trên mà suy luận ra: nhóm người thu nhập thấp ở VN phải có xu hướng chi tiêu thực phẩm trên tổng chi tiêu cao bằng hoặc hơn các quốc gia nghèo nhất, ở bảng trên là ở mức 50-60%, và họ cũng là nhóm người tiết kiệm ít nhất. Nhóm người thu nhập cao đương nhiên sẽ phải dưới 31%, có thể 10-20% như các nước giầu. Em lựa chọn con số 70%-80% trong khuôn khổ tranh luận trên diễn đàn, không phải hội nghị khoa học (nếu làm khoa học em sẽ cho đi survey chứ không ngồi bốc số kiểu này). Kiểm tra một số bài báo thấy con số tương đồng. Em trích 1 đoạn trong bài viết cụ đưa:
View attachment 8043974
Làm thế nào để cụ luận ra câu trên thành 70% người được hỏi trả lời chi tiêu nhiều hơn là một điều khó hiểu với em.
Như vậy, với cơ sở lý thuyết (Engel's law), quan sát số liệu thống kê thực tiễn Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, em khẳng định con số 70-80% của em là có cơ sở. Nếu đưa ra con số dưới 30% áp dụng cho người thu nhập thấp thì đi ngược lại lý thuyết đã được khẳng định hàng trăm năm qua ở trên, đi ngược lại số liệu các quốc gia trên thế giới. Nếu các cụ đúng thì ắt hẳn có thể làm một công trình nghiên cứu riêng bác bỏ quy luật Engel, viết lại sách. Cụ đang làm lĩnh vực nghiên cứu, đây là một gợi ý hay, biết đâu có (thêm) một luận án tiến sĩ.
Còn việc cụ hay ai đó trích dẫn một bài vài báo kể về một vài trường hợp cụ thể nào đó chi tiêu ăn uống tiết kiệm không có ý nghĩa nhiều trong thống kê số lớn. Việc cầu thủ Văn Hậu của Việt Nam cao hơn gần nửa đội tuyển Hà Lan hay bộ trưởng Tô Lâm cao hơn Putin không có nghĩa người VN cao hơn người Hà Lan, người Nga.
Nếu em nói người Hà Lan cao hơn người Việt, một người nào đó nhảy vào kể kinh nghiệm nuôi con cao 1,9m, hơn cả mức trung bình của người Hà Lan, thì có chứng minh người VN cao hơn người Hà Lan không? Kể cả có tìm được 1000 người VN trên 1,9m cũng chả có ý nghĩa gì.
Thông tin cụ đưa ra là "làm thế nào để chi tiêu với 50K/ngày", không nói lên được "trung bình người lao động đang chi tiêu bao nhiêu % thu nhập cho thực phẩm". Cái chúng ta bàn ở đây là thống kê trung bình chứ không phải một vài trường hợp cụ thể hay kinh nghiệm ăn uống tiết kiệm.