[Funland] Đô la Mỹ tăng mạnh ảnh hưởng đến bđs Việt Nam như thế nào

quocanhnguyen201

Xe tăng
Biển số
OF-392084
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
1,314
Động cơ
269,143 Mã lực
Em đố cụ, nền kinh tế VN và TQ thằng nào lệ thuộc BĐS nhiều hơn (xét về đóng góp BĐS vào GDP), thằng nào các chỉ số rủi ro BĐS như tỷ lệ nợ xấu, tồn kho BĐS... cao hơn?
Xét về đóng góp BĐS và các ngành nghề liên quan vào GDP TQ tầm 30%, Việt Nam tầm 20% nếu số liệu báo chí là không sai. Tỷ lệ nợ xấu cả 2 đều dùng thủ thuật đẩy nợ nên không có số liệu cụ thể chính xác để so sánh, vỡ mới biết được


Tồn kho BĐS theo tổng kết của Bloomberg Trung Quốc có 50 thành phố bỏ hoang, khoảng 65 triệu căn hộ ma (không có số liệu quy được ra giá trị) các nguồn khác google gần tương đương. Bên Việt Nam lại tính tồn kho theo tổng giá trị BDS google được số liệu lớn nhất là 327.000 tỷ đồng~14tỷUSD


Quan trọng là trong vài năm nay Việt Nam siết cấp phép các dự án mới (400 dự án đang vướng về thủ tục chỉ riêng ở HN, SG) nguồn cung ra thị trường không bị ngộp như TQ bảo giờ vỡ vì thừa cung như TQ là khó xảy ra
08495138d5-7020-4d8b-a764-bea1a8dc3a9f.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

thansam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-340904
Ngày cấp bằng
31/10/14
Số km
694
Động cơ
274,649 Mã lực
Vn chỉ thừa đất nền và nó vẫn đang ngủ
 

kanishi

Xe điện
Biển số
OF-18883
Ngày cấp bằng
21/7/08
Số km
4,955
Động cơ
408,728 Mã lực
Website
tcb100k.com
Xét về đóng góp BĐS và các ngành nghề liên quan vào GDP TQ tầm 30%, Việt Nam tầm 20% nếu số liệu báo chí là không sai. Tỷ lệ nợ xấu cả 2 đều dùng thủ thuật đẩy nợ nên không có số liệu cụ thể chính xác để so sánh, vỡ mới biết được


Tồn kho BĐS theo tổng kết của Bloomberg Trung Quốc có 50 thành phố bỏ hoang, khoảng 65 triệu căn hộ ma (không có số liệu quy được ra giá trị) các nguồn khác google gần tương đương. Bên Việt Nam lại tính tồn kho theo tổng giá trị BDS google được số liệu lớn nhất là 327.000 tỷ đồng~14tỷUSD


Quan trọng là trong vài năm nay Việt Nam siết cấp phép các dự án mới (400 dự án đang vướng về thủ tục chỉ riêng ở HN, SG) nguồn cung ra thị trường không bị ngộp như TQ bảo giờ vỡ vì thừa cung như TQ là khó xảy ra
08495138d5-7020-4d8b-a764-bea1a8dc3a9f.jpg
cú siết cấp phép rất là thần diệu, nó còn giúp vinhome đẩy mạnh bán nhà, vì ngoài nó có rất ít lựa chọn khác cho nhân dân cần lao lựa chọn
 

thansam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-340904
Ngày cấp bằng
31/10/14
Số km
694
Động cơ
274,649 Mã lực
cú siết cấp phép rất là thần diệu, nó còn giúp vinhome đẩy mạnh bán nhà, vì ngoài nó có rất ít lựa chọn khác cho nhân dân cần lao lựa chọn
Không siết thì đi làm bằng hầm hoặc cáp treo cho khỏi tắc
 

PlaStork

Xe buýt
Biển số
OF-818592
Ngày cấp bằng
5/9/22
Số km
551
Động cơ
18,942 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Xét về đóng góp BĐS và các ngành nghề liên quan vào GDP TQ tầm 30%, Việt Nam tầm 20% nếu số liệu báo chí là không sai. Tỷ lệ nợ xấu cả 2 đều dùng thủ thuật đẩy nợ nên không có số liệu cụ thể chính xác để so sánh, vỡ mới biết được


Tồn kho BĐS theo tổng kết của Bloomberg Trung Quốc có 50 thành phố bỏ hoang, khoảng 65 triệu căn hộ ma (không có số liệu quy được ra giá trị) các nguồn khác google gần tương đương. Bên Việt Nam lại tính tồn kho theo tổng giá trị BDS google được số liệu lớn nhất là 327.000 tỷ đồng~14tỷUSD


Quan trọng là trong vài năm nay Việt Nam siết cấp phép các dự án mới (400 dự án đang vướng về thủ tục chỉ riêng ở HN, SG) nguồn cung ra thị trường không bị ngộp như TQ bảo giờ vỡ vì thừa cung như TQ là khó xảy ra
08495138d5-7020-4d8b-a764-bea1a8dc3a9f.jpg
- Về tỷ trọng BĐS, có lẽ cụ hiểu nhầm. 20-30% là tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng GDP, không phải tỷ lệ trong GDP. Tức là nếu GDP China tăng 9% thì 2-3% trong đó là từ BĐS. Hai cái này khác nhau hoàn toàn. Nếu là đóng góp trực tiếp vào GDP thì BĐS TQ góp 6.8% năm GDP 2021 còn BĐS VN góp 15%. Nói cách khác, VN lệ thuộc BĐS nhiều hơn TQ, nếu lấy nguồn từ báo chí.

- Số liệu tồn kho BĐS VN 327K tỷ của cụ nhìn lướt qua đã thấy sai. Chỉ riêng 15 công ty BĐS niêm yết đã có tồn kho hơn số đó: 385K. Nếu nhìn sang dư nợ cho vay BĐS của nền kinh tế là 2,5 triệu tỷ - số chính thức NHNN công bố - cộng thêm với cỡ 1,1 triệu tỷ trái phiếu với mục đích chính là cho vay BĐS hoặc núp bóng cho BĐS, chưa kể tiền dân vay cá nhân nhét vào BĐS thì con số tổng có thể là 4-5 triệu tỷ dư nợ, thì bỗng dưng con số 327K của cụ trở nên vô lý. Không lẽ tồn kho thấp, chiếm có chưa đến 10% tổng dư nợ mà đã làm chao đảo thị trường, bao nhiêu ông lớn cỡ Novaland phải điêu đứng, SCB phải sập? Em chưa bàn con số 65 triệu căn của TQ bởi GDP TQ rất to. Nợ BĐS TQ có vài K tỷ đô thôi, chứ nợ BĐS VN toàn hệ thống gần ngang GDP rồi, nếu không nói là vượt.

- Về chuyện VN cắt nguồn cung, có lẽ cụ nên hiểu theo nghĩa chúng ta hết đường lùi rồi. Chúng ta lệ thuộc quá nhiều vào BĐS đến mức không dám cho các công ty BĐS lớn sập, thà để ngân hàng (SCB) sập còn dễ xử lý hơn. Bên TQ thì ngược lại, những tập đoàn BĐS to nhất to nhì đều đã và đang chuẩn bị cho phá sản, giữ vững hệ thống ngân hàng. Xét về kỹ thuật, tình trạng nhiều ông lớn VN như NVL còn tệ hơn Evergrande.

Nếu bê quy định 3 lằn ranh đỏ về VN thì trên 90% DN BĐS VN dính:
1692538005204.png


Nếu so với công ty đang làm thủ tục phá sản là Hằng Đại (Evergrande) của TQ thì VN còn tệ hơn:
1692538041290.png


Em chưa thấy con số nào của cụ cho thấy tình hình BĐS TQ nghiêm trọng hơn VN.
 

quocanhnguyen201

Xe tăng
Biển số
OF-392084
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
1,314
Động cơ
269,143 Mã lực
- Về tỷ trọng BĐS, có lẽ cụ hiểu nhầm. 20-30% là tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng GDP, không phải tỷ lệ trong GDP. Tức là nếu GDP China tăng 9% thì 2-3% trong đó là từ BĐS. Hai cái này khác nhau hoàn toàn. Nếu là đóng góp trực tiếp vào GDP thì BĐS TQ góp 6.8% năm GDP 2021 còn BĐS VN góp 15%. Nói cách khác, VN lệ thuộc BĐS nhiều hơn TQ, nếu lấy nguồn từ báo chí.

- Số liệu tồn kho BĐS VN 327K tỷ của cụ nhìn lướt qua đã thấy sai. Chỉ riêng 15 công ty BĐS niêm yết đã có tồn kho hơn số đó: 385K. Nếu nhìn sang dư nợ cho vay BĐS của nền kinh tế là 2,5 triệu tỷ - số chính thức NHNN công bố - cộng thêm với cỡ 1,1 triệu tỷ trái phiếu với mục đích chính là cho vay BĐS hoặc núp bóng cho BĐS, chưa kể tiền dân vay cá nhân nhét vào BĐS thì con số tổng có thể là 4-5 triệu tỷ dư nợ, thì bỗng dưng con số 327K của cụ trở nên vô lý. Không lẽ tồn kho thấp, chiếm có chưa đến 10% tổng dư nợ mà đã làm chao đảo thị trường, bao nhiêu ông lớn cỡ Novaland phải điêu đứng, SCB phải sập? Em chưa bàn con số 65 triệu căn của TQ bởi GDP TQ rất to. Nợ BĐS TQ có vài K tỷ đô thôi, chứ nợ BĐS VN toàn hệ thống gần ngang GDP rồi, nếu không nói là vượt.

- Về chuyện VN cắt nguồn cung, có lẽ cụ nên hiểu theo nghĩa chúng ta hết đường lùi rồi. Chúng ta lệ thuộc quá nhiều vào BĐS đến mức không dám cho các công ty BĐS lớn sập, thà để ngân hàng (SCB) sập còn dễ xử lý hơn. Bên TQ thì ngược lại, những tập đoàn BĐS to nhất to nhì đều đã và đang chuẩn bị cho phá sản, giữ vững hệ thống ngân hàng. Xét về kỹ thuật, tình trạng nhiều ông lớn VN như NVL còn tệ hơn Evergrande.

Nếu bê quy định 3 lằn ranh đỏ về VN thì trên 90% DN BĐS VN dính:
View attachment 8036780

Nếu so với công ty đang làm thủ tục phá sản là Hằng Đại (Evergrande) của TQ thì VN còn tệ hơn:
View attachment 8036781

Em chưa thấy con số nào của cụ cho thấy tình hình BĐS TQ nghiêm trọng hơn VN.
Cái 3 lằn ranh đỏ từ năm 2020 ban ra làm thị trường chao đảo kích hoạt khủng hoảng đến cuối năm 2022 quay xe đưa ra chính sách kích cầu BĐS nhưng không cứu được cụ cứ tìm hiểu thêm nhé. Ở Trung Quốc bản chất hiện tại là khủng hoảng niềm tin khi tài sản lớn nhất tích lũy cả đời người dân không được đảm bảo. Nợ BĐS TQ thống kê 7.600 tỷ USD (nếu đúng) như cụ nói so với tổng thể nền kinh tế TQ là không nhiều nhưng sao lại dẫn đến khủng hoảng do con số này là muỗi so với số nợ Chính quyền địa phương một nguồn cơn nữa của cuộc khủng hoảng này với chính sách đổ tiền vào xây dựng liên tục để đạt tăng trưởng GDP theo thành tích

 
Chỉnh sửa cuối:

PlaStork

Xe buýt
Biển số
OF-818592
Ngày cấp bằng
5/9/22
Số km
551
Động cơ
18,942 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cái 3 lằn ranh đỏ từ năm 2020 ban ra làm thị trường chao đảo kích hoạt khủng hoảng đến cuối năm 2022 quay xe đưa ra chính sách kích cầu BĐS nhưng không cứu được cụ cứ tìm hiểu thêm nhé. Ở Trung Quốc bản chất hiện tại là khủng hoảng niềm tin khi tài sản lớn nhất tích lũy cả đời người dân không được đảm bảo. Nợ BĐS TQ thống kê 7.600 tỷ USD nhưng con số này là muỗi so với số nợ Chính quyền địa phương một nguồn cơn nữa của cuộc khủng hoảng này với chính sách đổ tiền vào xây dựng liên tục để đạt tăng trưởng GDP theo thành tích

Mỗi nước có đặc thù riêng. Ở TQ là câu chuyện vay nợ địa phương thì ở VN là câu chuyện sở hữu chéo và sân sau hệ thống ngân hàng, không cái nào kém cạnh cái nào. Chuyện SCB vừa rồi là một điển hình về sân sau: sử dụng ngân hàng làm công cụ huy động vốn cho các công ty kinh doanh BĐS của chủ ngân hàng, thế chấp chính BĐS đó vào ngân hàng và tiếp tục đi ôm BĐS.

Chuyện lằn ranh đỏ với quay xe không cứu được em ko bàn, em nói rằng nếu áp vào VN thì còn nghiêm trọng hơn, đó mới là ý chính. TQ mà không cứu được thì VN càng không cứu nổi.

Chuyện khủng hoảng niềm tin "khi tài sản lớn nhất tích luỹ cả đời người dân không được bảm bảo" không có cơ sở. Báo chí TQ hay phương tây không nhắc tới, không có các nghiên cứu, không có dấu hiệu nào cả định tính lẫn định lượng cho thấy khủng hoảng niềm tin nào như vậy ở đây. Em đồ rằng có vài tay buôn BĐS tự bịa ra khái niệm đó rồi cụ nghe được chăng? Và nếu quả thực có niềm tin đó thì nó xứng đáng phải bị dẹp bỏ vì chủ trương toàn cầu coi nhà cửa là sản phẩm phục vụ nhu cầu cư trú, không phải là để cất trữ tài sản. Việc sử dụng nó như một công cụ cất trữ tài sản làm giảm đi cơ hội tiếp cận nhà ở của người khác, ảnh hưởng đến một trong các quyền cơ bản của con người. Công tác quản lý nhà nước phải tìm cách hướng nhu cầu cất trữ tài sản sang các đối tượng khác không ảnh hưởng đến quyền tiếp cận các nhu cầu cơ bản của con người. Chẳng hạn đẩy dòng vốn vào thị trường chứng khoán, trái phiếu, bảo hiểm, các sản phẩm tài chính nhân thọ và phi nhân thọ... hoặc đơn giản là gửi tiết kiệm có bảo hiểm. Cái đó mới là văn minh và an toàn.
 
Chỉnh sửa cuối:

thansam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-340904
Ngày cấp bằng
31/10/14
Số km
694
Động cơ
274,649 Mã lực
Mỗi nước có đặc thù riêng. Ở TQ là câu chuyện vay nợ địa phương thì ở VN là câu chuyện sở hữu chéo và sân sau hệ thống ngân hàng, không cái nào kém cạnh cái nào. Chuyện SCB vừa rồi là một điển hình về sân sau: sử dụng ngân hàng làm công cụ huy động vốn cho các công ty kinh doanh BĐS của chủ ngân hàng, thế chấp chính BĐS đó vào ngân hàng và tiếp tục đi ôm BĐS.

Chuyện lằn ranh đỏ với quay xe không cứu được em ko bàn, em nói rằng nếu áp vào VN thì còn nghiêm trọng hơn, đó mới là ý chính. TQ mà không cứu được thì VN càng không cứu nổi.

Chuyện khủng hoảng niềm tin "khi tài sản lớn nhất tích luỹ cả đời người dân không được bảm bảo" không có cơ sở. Báo chí TQ hay phương tây không nhắc tới, không có các nghiên cứu, không có dấu hiệu nào cả định tính lẫn định lượng cho thấy khủng hoảng niềm tin nào như vậy ở đây. Em đồ rằng có vài tay buôn BĐS tự bịa ra khái niệm đó rồi cụ nghe được chăng? Và nếu quả thực có niềm tin đó thì nó xứng đáng phải bị dẹp bỏ vì chủ trương toàn cầu coi nhà cửa là sản phẩm phục vụ nhu cầu cư trú, không phải là để cất trữ tài sản. Việc sử dụng nó như một công cụ cất trữ tài sản làm giảm đi cơ hội tiếp cận nhà ở của người khác, ảnh hưởng đến một trong các quyền cơ bản của con người. Công tác quản lý nhà nước phải tìm cách hướng nhu cầu cất trữ tài sản sang các đối tượng khác không ảnh hưởng đến quyền tiếp cận các nhu cầu cơ bản của con người. Chẳng hạn đẩy dòng vốn vào thị trường chứng khoán, trái phiếu, bảo hiểm, các sản phẩm tài chính nhân thọ và phi nhân thọ... hoặc đơn giản là gửi tiết kiệm có bảo hiểm. Cái đó mới là văn minh và an toàn.
Tk, trái phiếu, bảo hiểm nt, vàng, đô la, có cái nào là an toàn tuyệt đối đâu cụ ? Ai bảo mua bds là không có mấy cái kia, dở hơi đi mang hết tiền ném vào đất mà không có dự phòng
 

thansam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-340904
Ngày cấp bằng
31/10/14
Số km
694
Động cơ
274,649 Mã lực
Cái 3 lằn ranh đỏ từ năm 2020 ban ra làm thị trường chao đảo kích hoạt khủng hoảng đến cuối năm 2022 quay xe đưa ra chính sách kích cầu BĐS nhưng không cứu được cụ cứ tìm hiểu thêm nhé. Ở Trung Quốc bản chất hiện tại là khủng hoảng niềm tin khi tài sản lớn nhất tích lũy cả đời người dân không được đảm bảo. Nợ BĐS TQ thống kê 7.600 tỷ USD (nếu đúng) như cụ nói so với tổng thể nền kinh tế TQ là không nhiều nhưng sao lại dẫn đến khủng hoảng do con số này là muỗi so với số nợ Chính quyền địa phương một nguồn cơn nữa của cuộc khủng hoảng này với chính sách đổ tiền vào xây dựng liên tục để đạt tăng trưởng GDP theo thành tích

Chuẩn cụ quả 3 lằn ranh với khẩu hiệu nhà là để ở đã gây hại kha khá ở tq rồi, vn không dại mà đi theo vết xe đổ đâu
 

quocanhnguyen201

Xe tăng
Biển số
OF-392084
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
1,314
Động cơ
269,143 Mã lực
Mỗi nước có đặc thù riêng. Ở TQ là câu chuyện vay nợ địa phương thì ở VN là câu chuyện sở hữu chéo và sân sau hệ thống ngân hàng, không cái nào kém cạnh cái nào. Chuyện SCB vừa rồi là một điển hình về sân sau: sử dụng ngân hàng làm công cụ huy động vốn cho các công ty kinh doanh BĐS của chủ ngân hàng, thế chấp chính BĐS đó vào ngân hàng và tiếp tục đi ôm BĐS.

Chuyện lằn ranh đỏ với quay xe không cứu được em ko bàn, em nói rằng nếu áp vào VN thì còn nghiêm trọng hơn, đó mới là ý chính. TQ mà không cứu được thì VN càng không cứu nổi.

Chuyện khủng hoảng niềm tin "khi tài sản lớn nhất tích luỹ cả đời người dân không được bảm bảo" không có cơ sở. Báo chí TQ hay phương tây không nhắc tới, không có các nghiên cứu, không có dấu hiệu nào cả định tính lẫn định lượng cho thấy khủng hoảng niềm tin nào như vậy ở đây. Em đồ rằng có vài tay buôn BĐS tự bịa ra khái niệm đó rồi cụ nghe được chăng? Và nếu quả thực có niềm tin đó thì nó xứng đáng phải bị dẹp bỏ vì chủ trương toàn cầu coi nhà cửa là sản phẩm phục vụ nhu cầu cư trú, không phải là để cất trữ tài sản. Việc sử dụng nó như một công cụ cất trữ tài sản làm giảm đi cơ hội tiếp cận nhà ở của người khác, ảnh hưởng đến một trong các quyền cơ bản của con người. Công tác quản lý nhà nước phải tìm cách hướng nhu cầu cất trữ tài sản sang các đối tượng khác không ảnh hưởng đến quyền tiếp cận các nhu cầu cơ bản của con người. Chẳng hạn đẩy dòng vốn vào thị trường chứng khoán, trái phiếu, bảo hiểm, các sản phẩm tài chính nhân thọ và phi nhân thọ... hoặc đơn giản là gửi tiết kiệm có bảo hiểm. Cái đó mới là văn minh và an toàn.
Sau khi đánh BĐS năm 2020 thực tế giá nhà ở TQ giảm không đáng kể nhưng lại sinh ra rất nhiều dự án dang dở, không hoàn thiện chôn cứng hết số tiền tiết kiệm mà người dân đổ vào. Giờ vừa phải trả tiền thuê nhà, lãi mua nhà trong khi thằng cđt chực chờ phá sản dẫn đến làn sóng ngừng đóng tiền cho ngân hàng ở TQ một thời gian gây áp lực mạnh khiến chính quyền quay xe đấy

Chỗ nợ chính quyền địa phương cũng thế trước trả nợ bằng tiền bán đất giờ thị trường đóng băng thu còn không đủ chi dẫn đến vỡ nợ kêu cứu trung ương tạo nên khủng hoảng dây chuyền mới đang bắt đầu thôi. Từ giờ đến cuối năm xem tình hình bên TQ xử lý thế nào chứ trong tuần nay đưa tin phá sản 1 cty BĐS lớn nữa, 1 cty tài chính mất khả năng thanh khoản rồi không biết còn domino nữa không 🤷

 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-821564
Ngày cấp bằng
26/10/22
Số km
1,320
Động cơ
15,132 Mã lực
Thế thánh nhân cho lời khuyên đi, làm gì ngoài gtk ))
Ăn cơm xong sớm thế ông ơi, mới 7h tối đã thấy mặt trên of rồi =))
Mua nhà trong ngách nhé, ăn bằng lần. Còn không bán được thì để cho con cháu ở cũng tốt, tôi thấy nhiều nhà ở trong ngách phải đến 4 đời rồi đấy.
 

thansam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-340904
Ngày cấp bằng
31/10/14
Số km
694
Động cơ
274,649 Mã lực
Ăn cơm xong sớm thế ông ơi, mới 7h tối đã thấy mặt trên of rồi =))
Mua nhà trong ngách nhé, ăn bằng lần. Còn không bán được thì để cho con cháu ở cũng tốt, tôi thấy nhiều nhà ở trong ngách phải đến 4 đời rồi đấy.
Sao vẫn phải mua nhà thế, tưởng bán hết ăn dần ))
 

PlaStork

Xe buýt
Biển số
OF-818592
Ngày cấp bằng
5/9/22
Số km
551
Động cơ
18,942 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tk, trái phiếu, bảo hiểm nt, vàng, đô la, có cái nào là an toàn tuyệt đối đâu cụ ? Ai bảo mua bds là không có mấy cái kia, dở hơi đi mang hết tiền ném vào đất mà không có dự phòng
Chính xác, cuộc đời này có gì chắc chắn tuyệt đối, trừ cái chết?
 

PlaStork

Xe buýt
Biển số
OF-818592
Ngày cấp bằng
5/9/22
Số km
551
Động cơ
18,942 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Số liệu ở những đất nước như VN hay TQ chỉ tham khảo cho vui thôi.

BĐS ngoài việc đóng góp tăng trưởng lớn cho nền kinh tế ko chỉ ở mấy ngành nghề liên quan đến BĐS mà cái đóng góp mạnh nhất đấy là TÂM LÝ TIÊU DÙNG.

Để dễ hiểu, trong thời kỳ BDS sản tăng giá, người dân cảm thấy giá trị tài sản họ tăng lên và họ sẽ thấy tự tin yên tâm chi tiêu, tiêu dùng các mặt hàng khác mạnh hơn => kích thích toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng. Không phải ngẫu nhiên mà thời kỳ TQ tăng trưởng thần kì gắn liền với giai đoạn BĐS TQ tăng liên tục ko ngừng nghỉ 20 năm.

Ở VN cũng ko khác gì đâu, muốn kinh tế phát triển thì BĐS phải phát triển. Nếu ko chỉ có xuống hố.
Trong khoa học xã hội chúng ta thường rất dễ nhầm nguyên nhân với kết quả. Kinh tế phát triển thì người dân mới có thu nhập tốt, mới có tiền xây nhà, mua đất chứ không phải ngược lại. BĐS TQ tăng trưởng là nhờ TQ trở thành đại công xưởng của thế giới. Giờ đây khi TQ đi hết con đường gia công thuê, các nước khác như Ấn Độ, ĐNÁ, Nam Mỹ... dần dần giành mất miếng bánh gia công của TQ thì tự động BĐS đi vào suy thoái. Thêm vào đó là nhu cầu BĐS bão hoà, dân số không còn tăng như trước, dẫu có muốn đẩy BĐS cũng không được.

Khi kinh tế khó khăn, thu nhập giảm sút, lo cho nhu cầu hàng ngày còn chả xong thì ai nghĩ gì đến xây nhà mua đất. Lúc này càng đẩy BĐS càng chết sâu thêm.
 

PlaStork

Xe buýt
Biển số
OF-818592
Ngày cấp bằng
5/9/22
Số km
551
Động cơ
18,942 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ko phải ngẫu nhiên mà BDS TQ trùng với thời kì kinh tế TQ tăng trưởng.
Tâm lý tài sản bị mất giá thì ko 1 ai muốn tiêu dùng cả. Đặc biệt đúng với tâm lý TQ và VN

Nếu ko duy trì đc tâm lý này thì nhu cầu giảm mạnh, có bơm tiền ra cũng ko bơm đc. VN đang cố giảm ls để bơm ra nhưng có ai vay đâu?

Kinh tế học vĩ mô trước hết đấy là trò chơi tâm lý.
Không phải ngẫu nhiên, vì nó là mối quan hệ nhân quả.
Tăng trưởng kinh tế là nguyên nhân.
Tăng trưởng BĐS, tâm lý tiêu dùng cải thiện, giá nhà đất và hàng hoá tăng... là KẾT QUẢ.
Các kết quả đồng thời xảy ra không có nghĩa cái nào là nguyên nhân cái nào. Chúng đều là kết quả của 1 nguyên nhân.

Trò chơi tâm lý là một phần của lý thuyết trò chơi thuộc kinh tế học vi mô, có giá trị ngắn hạn. Kinh tế học vĩ mô đối tượng của nó là các vấn đề kinh tế dài hạn, vai trò "tâm lý" không có nhiều giá trị vì sẽ biến mất theo thời gian.

Cái câu im đậm của cụ là chưa chính xác. Trong kinh tế học và các quan sát thực tế cho thấy chi tiêu thường xuyên được quyết định bởi thu nhập thường xuyên còn chi tiêu lớn (mua nhà, mua xe, cho con du học, du lịch nước ngoài) mới được quyết định bởi tài sản. Khi tài sản giảm hay tăng người ta vẫn không thay đổi hành vi mua sắm thường xuyên, không vì giá nhà đang ở lên hay xuống mà người tiêu dùng chi tiêu nhiều hay ít trong bữa ăn hàng ngày. Ở VN, chi tiêu thường xuyên mới là thứ đóng góp chính vào tăng trưởng kinh tế.
 

PlaStork

Xe buýt
Biển số
OF-818592
Ngày cấp bằng
5/9/22
Số km
551
Động cơ
18,942 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Kinh tế học ko phải là khoa học chính xác như toán. Nó xuất phát điểm từ hành vi tiêu dùng mang tính tâm lý bầy đàn của của con người. Thế nên yếu tố tâm lý là quan trọng nhất.
Ví dụ: cùng mức thu nhập nhưng nếu yếu tố tâm lý cởi mở, dân miền Nam tiêu dùng nhiều hơn và tạo ra thị trường lớn hơn miền Bắc.

Bởi thế trong điều kiện tương đối bình thường thì tâm lý là nhân chứ ko phải là quả
Thu nhập thường xuyên cũng chịu ảnh hưởng tâm lý tiêu dùng. Nếu tâm lý tốt, con người sẽ tiêu nhiều hơn và ngược lại

Khi BĐS tăng giá, người dân sẽ có niềm tin mạnh hơn vào giá trị tương lai nắm giữ và chi tiêu nhiều hơn.
Nam xu hướng thích tiêu dùng, ăn ngon mặc đẹp, ít tiết kiệm.

Bắc thích tiết kiệm tiêu dùng thường xuyên, dồn tiền mua sắm lớn như nhà cửa xe cộ.

Kết quả tăng trưởng kinh tế Nam mạnh hơn Bắc.

Đó là sở thích tiêu dùng (thích cái nọ hơn cái kia), không phải tâm lý tiêu dùng như ta đang bàn (cảm giác phấn khích vui vẻ nên chi tiêu nhiều hơn). Thứ tâm lý này chóng qua, ko có giá trị kinh tế dài hạn.
 

PlaStork

Xe buýt
Biển số
OF-818592
Ngày cấp bằng
5/9/22
Số km
551
Động cơ
18,942 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Xu hướng tiêu dùng xuất phát điểm là tâm lý cụ nhé. Tâm lý trong thời gian dài thì nó thành xu hướng thôi.
Sg khí hậu tốt, trồng trọt dễ, ít bão lũ nên người dân tâm lý thoải mái tự tin họ mua sắm mạnh hơn
HN khí hậu kém, trồng trọt khó, bão lũ nhiều thì tâm lý phòng thủ.

Giờ mà tài sản BĐS cứ tăng liên tục (nhắc lại là liên tục) trong 20-25 năm như ở TQ thì chả kéo theo tiêu dùng khủng khiếp ở nước họ nên nền kinh tế tăng trưởng 2 chữ số trong 20 năm liền.

Các nhà hoạch định chính sách là làm sao cho dân mình có tâm lý tốt, tự tin mua sắm chứ tung tin, dọa ma, siết chỗ nọ, bắt bớ chỗ kia liên tục rồi lại kêu sao dân ko mua sắm =))
Cụ lại chạy vòng tròn rồi. Thế cái gì là nguyên nhân tạo ra 20-25 năm liên tục tăng trưởng của BĐS?

- Nếu nhờ tăng trưởng kinh tế thì tốt quá. Chúng ta sắp hóa rồng. Em ủng hộ cả 2 tay 2 chân.

- Nếu nhờ nới lỏng tiền tệ, kích thích BĐS thì có quá nhiều tấm gương sáng để rút kinh nghiệm như Nhật Bản thập niên 80-90, nước Mỹ những năm 2000.

Việt Nam với tình hình kinh tế như hiện nay, giá nhà cao như hiện tại mà tiếp tục để cho thị trường BĐS bùng nổ thì con cháu chúng ta xác định cả đời đi làm thuê trả nợ cho thế hệ cha ông, không biết thế hệ nào mới ngóc đầu lên được. Tiền vào túi 1 nhóm người nhỏ để lại núi nợ cho một dân tộc gồng gánh.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top