[Thảo luận] Định nghĩa vượt phải ???

Mercedes 123

Xe đạp
Biển số
OF-126225
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
18
Động cơ
377,880 Mã lực
Có cụ nào định nghĩa được cho em thế nào là vượt phải không? Nếu em chuyển làn từ làn trong ra làn ngoài rồi đi một đoạn em lại vào làn trong thì có phải là vượt phải không? :-/
 

strokes

Xe máy
Biển số
OF-100360
Ngày cấp bằng
15/6/11
Số km
60
Động cơ
398,300 Mã lực
Trong bộ luât GTDB chưa từng có Định nghĩa vượt phải kụ ợ !
Mà thằng c hó # lên làm BT đ chỉnh sửa bao nhiêu bất cập trong luật GTDB, hệ thống biển báo như c c, kụ đi xuyên Việt xem, em nghĩ chắc giao thông VN là đỉnh cao thế giới, ngang ngửa với đỉnh cao trí tuệ các bác công bộc nhà ta :)) Bây giờ mỗi lần bực mình là em lôi thằng c ho # ra chưởi kụ ợ!
 

inovavgj

Xe container
Biển số
OF-38227
Ngày cấp bằng
14/6/09
Số km
7,907
Động cơ
511,219 Mã lực
Nơi ở
Định Công - Hoàng Mai
đang bt ấn tượng cụ lại cho xuống c hó thế
 

NGUYEN T

Xe máy
Biển số
OF-41938
Ngày cấp bằng
30/7/09
Số km
92
Động cơ
467,120 Mã lực
Theo em hiểu.Khái niệm vượt (cả phải và trái) chỉ được sử dụng trong trường hợp đường không có phân làn,hoặc có phân làn,nhưng mỗi chiều lưu thông chỉ có một làn đường hỗn hợp.Khi đó,trên một làn dường,các phương tiệ mới có thể vượt và nhường đường cho nhau.
Khi đường được phân thành 2 làn hoặc nhiều hơn trên một hướng lưu thông,và nếu xe của các cụ được phép lưu thông trên 2 hoặc nhiều hơn 2 làn thì lúc đó không có khái niệm vượt (cả trái hoặc phải) nữa,khi đó,có thể gọi nôm na là chuyển làn.
Tuy nhiên,nếu trên đường được phân làm nhiều làn,nhưng xe của các cụ chỉ được phép lưu thông trên một làn,thì khi các cụ chuyển làn để "chạy nhanh hơn xe khác",các cụ sẽ bị quy vào lỗi lưu thông sai làn đường cho phép.
 

nghiathang

Xe tăng
Biển số
OF-18855
Ngày cấp bằng
21/7/08
Số km
1,429
Động cơ
517,570 Mã lực
Theo em hiểu.Khái niệm vượt (cả phải và trái) chỉ được sử dụng trong trường hợp đường không có phân làn,hoặc có phân làn,nhưng mỗi chiều lưu thông chỉ có một làn đường hỗn hợp.Khi đó,trên một làn dường,các phương tiệ mới có thể vượt và nhường đường cho nhau.
Khi đường được phân thành 2 làn hoặc nhiều hơn trên một hướng lưu thông,và nếu xe của các cụ được phép lưu thông trên 2 hoặc nhiều hơn 2 làn thì lúc đó không có khái niệm vượt (cả trái hoặc phải) nữa,khi đó,có thể gọi nôm na là chuyển làn.
Tuy nhiên,nếu trên đường được phân làm nhiều làn,nhưng xe của các cụ chỉ được phép lưu thông trên một làn,thì khi các cụ chuyển làn để "chạy nhanh hơn xe khác",các cụ sẽ bị quy vào lỗi lưu thông sai làn đường cho phép.
E hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bác Nguyen T, nhưng mà cái phần đo đỏ ấy nó lởm quá nên xxx hay lợi dụng thôi.

Kể cả khi xe chỉ được chạy trên 1 làn thì khi có xe xin vượt mà mình nhường đường thì vi phạm lỗi sai làn, còn không nhường đường thì lại vi phạm lỗi không nhường đường. Điên cái đầu quá.

Thực ra kể cả khi có quy định về 1 làn xe duy nhất thì khi nhường đường thì phải signal sang làn khác nhường đường cho xe khác vượt sau đó lại signal quay về làn của mình. đây là kẽ hở mà xxx lợi dụng bắt chẹt lái xe thôi.
 

camdo886

Xe đạp
Biển số
OF-62466
Ngày cấp bằng
21/4/10
Số km
30
Động cơ
440,000 Mã lực
Định nghĩa vượt phải:là khi vượt lên mà không phải bên trái....
 

NGUYEN T

Xe máy
Biển số
OF-41938
Ngày cấp bằng
30/7/09
Số km
92
Động cơ
467,120 Mã lực
E hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bác Nguyen T, nhưng mà cái phần đo đỏ ấy nó lởm quá nên xxx hay lợi dụng thôi.

Kể cả khi xe chỉ được chạy trên 1 làn thì khi có xe xin vượt mà mình nhường đường thì vi phạm lỗi sai làn, còn không nhường đường thì lại vi phạm lỗi không nhường đường. Điên cái đầu quá.

Thực ra kể cả khi có quy định về 1 làn xe duy nhất thì khi nhường đường thì phải signal sang làn khác nhường đường cho xe khác vượt sau đó lại signal quay về làn của mình. đây là kẽ hở mà xxx lợi dụng bắt chẹt lái xe thôi.
Em nghĩ tình trạng bắt chẹt của xxx cũng phụ thuộc vào cái gọi là"Trông mặt mà bắt hình dong" của xxxx thôi.
Nhiều lái xe không nắm được luật,nên khi bị xxxx bắt chẹt là teo "bugi" luôn,rồi lo chung chi,từ đó tạo cho xxx cái thói quen bắt chẹt và ăn bẩn.Nếu lần nào chặn xe để bắt chẹt và ăn bẩn mà xxxx đều gặp mấy ông lái xe ăn nói chững chạc,tuy không nắm 100% luật,nhưng cũng biết thế nào là đúng thế nào là sai,thì sau đó xxxx sẽ chù tay ngay trong mấy cái vụ ăn bẩn đó.
Theo em,nếu signal sang phải nhường cho xe sau vượt,cho vượt xong,signal sang trái lại là hành vi đúng luật.
Điều 14. Vượt xe
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

Nếu gặp xxxx muốn bắt chẹt thì cứ lý sự vào,sợ quái gì.Vì kiểu gì các cụ cũng phải đi sát về bên phải của phần đường xe chạy,nhưng phần đường xe các cụ chạy không đủ rộng,mà các cuuj vẫn phải nhường,nên việc mượn phần đường bên phải chỉ là tạm thời,khi ở đó chỉ có kẻ vạch rời,về phương diện luật pháp,lúc đó các cụ không LƯU THÔNG trên làn đường kia.Theo em,lý sự như thế cũng đủ để xxxx im miệng.Còn nếu xxx muốn căng,xin mời cứ lập BB,và tuyên bố trước sẽ ghi ý kiến phản đối của mình vào.Chỉ khi nào xxxx biết rằng họ đúng 1000%,thì lúc đó mới dám lập BB,còn mấy chú xxxx muốn ăn bẩn,các chú ấy sẽ sợ mà teo "bugi" ngay,đố dám lập BB.
Em bị một lần ở Bình Định (em ở TP HCM) khi đi ngang qua đây,cũng bị 1 đại úy xxxx muốn ăn bẩn khi quy em tội vượt xe khác tại nơi không được phép vượt.Em bắt cậu này chứng minh xem chỗ em vượt không được phép ở những điểm nào.Cậu này lúng túng,tìm đủ loại lỗi,lỗi nào cũng bị em phản bác,vì nó không có thật.Cuối cùng cậu ta làm căng,đòi lập BB. Em tuyên bố luôn,nếu anh lập BB mà ghi nội dung không đúng thực tế,tôi sẽ ghi ý kiến của tôi vào BB (Lúc đó chỉ nghĩ là,nếu trường hợp xấu nhất thì tuần sau quay vào nộp tiền lấy giấy tờ lại thôi,chứ không nghĩ dến chuyện kiện tụng vì mình ở xa quá,trên 500 km mà đi kiện tụng,chắc bán nhà để di kiện).Cậu này thấy không ăn được nên vớt vát:"Nếu hôm nay bọn tôi có camera ghi hình ảnh thì sẽ có bằng chứng để phạt anh rồi!".Và cuối cùng phải trả lại giấy tờ để em đi tiếp.
Qua đó em kết luận:
- Nếu mình biết chắc chắn là mình sai,thì ngoan ngoãn nộp phạt.
- Nếu mình biết là mình không sai,thì đừng bao giờ sợ xxxx.Phải trah cãi cho ra lẽ.Thường những lúc như vậy,xxxx đang sợ mình.Tuy nhiên,phải nắm được luật một cách bài bản khi lái xe.
 

kenu97

Xe container
Biển số
OF-7856
Ngày cấp bằng
8/8/07
Số km
5,781
Động cơ
595,720 Mã lực
Nơi ở
2tek và K.F.C
Qua đó em kết luận:
- Nếu mình biết chắc chắn là mình sai,thì ngoan ngoãn nộp phạt.
- Nếu mình biết là mình không sai,thì đừng bao giờ sợ xxxx.Phải trah cãi cho ra lẽ.Thường những lúc như vậy,xxxx đang sợ mình.Tuy nhiên,phải nắm được luật một cách bài bản khi lái xe.
Ranh giới cái này cũng khó xác định lắm. Nhất là các bác mới lái.
Quan trọng đầu tiên trong mọi lúc bị xxx dừng xe là: Mặt mũi tỉnh queo, bình thản như ko và xưng hô đồng chí cho đàng hoàng :))
Mọi sư tiếp theo tùy thuộc vào kinh nghiệm và tình huống.
 

xuxuxinhxinh

Xe tải
Biển số
OF-116087
Ngày cấp bằng
9/10/11
Số km
285
Động cơ
388,940 Mã lực
Theo em hiểu.Khái niệm vượt (cả phải và trái) chỉ được sử dụng trong trường hợp đường không có phân làn,hoặc có phân làn,nhưng mỗi chiều lưu thông chỉ có một làn đường hỗn hợp.Khi đó,trên một làn dường,các phương tiệ mới có thể vượt và nhường đường cho nhau.
Khi đường được phân thành 2 làn hoặc nhiều hơn trên một hướng lưu thông,và nếu xe của các cụ được phép lưu thông trên 2 hoặc nhiều hơn 2 làn thì lúc đó không có khái niệm vượt (cả trái hoặc phải) nữa,khi đó,có thể gọi nôm na là chuyển làn.
Tuy nhiên,nếu trên đường được phân làm nhiều làn,nhưng xe của các cụ chỉ được phép lưu thông trên một làn,thì khi các cụ chuyển làn để "chạy nhanh hơn xe khác",các cụ sẽ bị quy vào lỗi lưu thông sai làn đường cho phép.
Cái đo đỏ của cụ không đúng đâu, xxx vẫn vịn lỗi này nhưng chúng ta vẫn trao đổi và chằng bị phạt gì hết.

Cụ cứ hỏi xxx khi tôi xin vượt thì xe cùng loại với tôi muốn nhường đường cho tôi vượt thì nó và tôi phải đi như thế nào ? Nó xi nhan chuyển sang làn khác hay tôi xin nhan chuyển sang làn khác để vượt ? Cả hai phương án đều vi phạm "sai làn đường" theo cách hiểu của cụ à ?

Trong TCVN41/2012 trang 129 có quy định:

c) Vạch phân chia các làn xe:
- Vạch phân chia các làn xe bằng đường đứt khúc màu trắng. Dùng để phân cách
các làn xe cùng chiều, nhằm mục đích ảo đảm an toàn chạy xe, trong điều kiện cho phép thì được đè lên vạch để vượt xe;

Có 2 loại vạch là G2 và G3 nhưng bản chất là cùng là vạch phân chia các làn xe. Vậy các cụ cứ xin vượt rồi vượt thoải mái trong trường hợp đường có 2 làn nhưng chỉ có 1 làn dành cho xe của mình.
 
Chỉnh sửa cuối:

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,808
Động cơ
628,362 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Cẩm nang đây ạ"

Trả lời: Vụ Quản lý phương tiện và người lái - Tổng cục Đường bộ Việt Nam trả lời như sau.

1) Tại Điều 13 Luật Giao thông đường bộ quy định về “ sử dụng làn đường như sau “ trích ”:

- Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

- Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

- Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

Vì vậy, trên đường có nhiều làn đường ( cùng chiều ) đã được phân định bằng vạch sơn, biển báo hiệu ( hoặc không có biển báo hiệu ) theo quy định, các phương tiện chạy nhanh hơn phải đi làn bên trái; trong trường hợp phương tiện đi ở làn bên trái chạy chậm, các phương tiện đi ở làn bên phải muốn vượt phải xin vượt theo quy định.

Tuy nhiên, nếu trên đường có nhiều làn đường ( cùng chiều ) và có vạch sơn hay biển báo hiệu quy định loại xe cho mỗi làn thì phương tiện đi làn đường bên phải chạy nhanh hơn phương tiện đi làn bên trái ( trong giới hạn tốc độ cho phép của làn đường này ), hoặc vì lý do nào đấy phương tiện đi trên làn đường bên trái giảm tốc độ thấp hơn phương tiện đi trên làn đường bên phải, cả hai trường hợp này đều không bị coi là vượt phải.

2) Tại điểm c khoản 5 Điều 14 của Luật Giao thông đường bộ quy định cấm vượt xe khác ở những nơi đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
Vì vậy, ở những nơi đường vòng hay đầu dốc mà đường rộng¸ không bị hạn chế tầm nhìn cũng không được vượt xe khác.

- Đại diện cho cơ quan trả lời:Vụ Quản lý phương tiện và người lái - Tổng cục Đường bộ Việt Nam
+ Địa chỉ : Số 106, Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội.
+ Số điện thoại: ( 04 ) 3.8571. 646.
Link: http://www.otofun.net/threads/428486-cam-nang-khi-bi-bat-loi-vuot-phai
 

tla

Xe điện
Biển số
OF-13289
Ngày cấp bằng
19/2/08
Số km
3,411
Động cơ
544,574 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
Bên 2 công chúa nhỏ
Đánh dấu mai em đọc tiếp.
 

minck

Xe container
Biển số
OF-103427
Ngày cấp bằng
19/6/11
Số km
8,170
Động cơ
478,989 Mã lực
Cẩm nang đây ạ"
Vì vậy, trên đường có nhiều làn đường ( cùng chiều ) đã được phân định bằng vạch sơn, biển báo hiệu ( hoặc không có biển báo hiệu ) theo quy định, các phương tiện chạy nhanh hơn phải đi làn bên trái; trong trường hợp phương tiện đi ở làn bên trái chạy chậm, các phương tiện đi ở làn bên phải muốn vượt phải xin vượt theo quy định.
Link: http://www.otofun.net/threads/428486-cam-nang-khi-bi-bat-loi-vuot-phai
Các cụ, các mợ tìm hộ nhà cháu xem: Trong luật GTĐB, điều lệ báo hiệu đường bộ, Qui chuẩn 41, hay nghị định, Thông tư hay GIA PHẢ MẢ BỐ THẰNG # xem có điều nào, khoản nào, mục nào, điểm nào bắt buộc xe chạy nhanh phải đi về làn bên trái và cấm đi về làn bên phải (nếu làn bên phải này không cấm ô tô) các cụ các mợ...
Đúng là lý luận của những thằng coi "10 thằng học lớp 1 bằng 1 thằng học lớp 10" ^:)^
 
Chỉnh sửa cuối:

RXO

Xe hơi
Biển số
OF-89344
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
106
Động cơ
407,260 Mã lực
mình đang quan tâm điều nay đây
 

superdrives

Xe điện
Biển số
OF-133048
Ngày cấp bằng
2/3/12
Số km
2,062
Động cơ
392,216 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số!
Trong bộ luât GTDB chưa từng có Định nghĩa vượt phải kụ ợ !
Mà thằng c hó # lên làm BT đ chỉnh sửa bao nhiêu bất cập trong luật GTDB, hệ thống biển báo như c c, kụ đi xuyên Việt xem, em nghĩ chắc giao thông VN là đỉnh cao thế giới, ngang ngửa với đỉnh cao trí tuệ các bác công bộc nhà ta :)) Bây giờ mỗi lần bực mình là em lôi thằng c ho # ra chưởi kụ ợ!
À đúng là không có khái niệm vượt phải mà chỉ quy định là: "Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái", như vậy là ko cho vượt "bên phải". Còn nếu là vượt phải thì luật ko đề cập vì đã là vượt phải có nghĩa là ko vượt trái mà đã ko sai trái thì sao lại phạt đc? cụ nhỉ? Cụ nói thiếu từ "bên". Còn học lái xe đến có bằng rồi mà không phân biệt được thế nào là bên trái và thế nào là bên phải thì em chịu ko nói gì nữa đâu nhá! Hãy làm những gì mà luật không cấm vì vậy cái từ "phải" trong luật nghĩa là phải chấp hành đấy ạ. Cụ tham khảo điều 14 Luật GTĐB 2010 nhé!
Còn như cụ chủ thớt nói thì em chỉ xin thưa thế này thôi ạ: Vượt bên phải đc hiểu là vượt bên phải xe đi cũng chiều đường trong cũng 1 làn đường. Còn nếu đường nhiều làn, cụ signal chuyển vào làn đường bên phải sau đó vượt các xe đi ở làn đường bên trái sau đó cụ lại signal chuyển vào làn đường bên trái (làn cũ) là đúng luật với điều kiện không được vượt quá tốc độ cho phép, và không chẹt vạch liền, làn đường bên phải xe cụ được lưu thông và không vượt xe khác ở giao lộ cụ nhé!
 
Chỉnh sửa cuối:

likeSUV

Xe buýt
Biển số
OF-151192
Ngày cấp bằng
1/8/12
Số km
697
Động cơ
363,420 Mã lực
À đúng là không có khái niệm vượt phải mà chỉ quy định là: "Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái", như vậy là ko cho vượt "bên phải". Còn nếu là vượt phải thì luật ko đề cập vì đã là vượt phải có nghĩa là ko vượt trái mà đã ko sai trái thì sao lại phạt đc? cụ nhỉ? Cụ nói thiếu từ "bên". Còn học lái xe đến có bằng rồi mà không phân biệt được thế nào là bên trái và thế nào là bên phải thì em chịu ko nói gì nữa đâu nhá! Hãy làm những gì mà luật không cấm vì vậy cái từ "phải" trong luật nghĩa là phải chấp hành đấy ạ. Cụ tham khảo điều 14 Luật GTĐB 2010 nhé!
Còn như cụ chủ thớt nói thì em chỉ xin thưa thế này thôi ạ: Vượt bên phải đc hiểu là vượt bên phải xe đi cũng chiều đường trong cũng 1 làn đường. Còn nếu đường nhiều làn, cụ signal chuyển vào làn đường bên phải sau đó vượt các xe đi ở làn đường bên trái sau đó cụ lại signal chuyển vào làn đường bên trái (làn cũ) là đúng luật với điều kiện không được vượt quá tốc độ cho phép, và không chẹt vạch liền, làn đường bên phải xe cụ được lưu thông và không vượt xe khác ở giao lộ cụ nhé!
Từ ngày vào of e biết cái này, nói thật là tiết kiệm khối time. Thay vì cứ phải lẽo đẽo, kiên trì signal, nháy pha, còi.
 

xuxuxinhxinh

Xe tải
Biển số
OF-116087
Ngày cấp bằng
9/10/11
Số km
285
Động cơ
388,940 Mã lực
Em nghĩ tình trạng bắt chẹt của xxx cũng phụ thuộc vào cái gọi là"Trông mặt mà bắt hình dong" của xxxx thôi.
Nhiều lái xe không nắm được luật,nên khi bị xxxx bắt chẹt là teo "bugi" luôn,rồi lo chung chi,từ đó tạo cho xxx cái thói quen bắt chẹt và ăn bẩn.Nếu lần nào chặn xe để bắt chẹt và ăn bẩn mà xxxx đều gặp mấy ông lái xe ăn nói chững chạc,tuy không nắm 100% luật,nhưng cũng biết thế nào là đúng thế nào là sai,thì sau đó xxxx sẽ chù tay ngay trong mấy cái vụ ăn bẩn đó.
Theo em,nếu signal sang phải nhường cho xe sau vượt,cho vượt xong,signal sang trái lại là hành vi đúng luật.
Điều 14. Vượt xe
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

Nếu gặp xxxx muốn bắt chẹt thì cứ lý sự vào,sợ quái gì.Vì kiểu gì các cụ cũng phải đi sát về bên phải của phần đường xe chạy,nhưng phần đường xe các cụ chạy không đủ rộng,mà các cuuj vẫn phải nhường,nên việc mượn phần đường bên phải chỉ là tạm thời,khi ở đó chỉ có kẻ vạch rời,về phương diện luật pháp,lúc đó các cụ không LƯU THÔNG trên làn đường kia.Theo em,lý sự như thế cũng đủ để xxxx im miệng.Còn nếu xxx muốn căng,xin mời cứ lập BB,và tuyên bố trước sẽ ghi ý kiến phản đối của mình vào.Chỉ khi nào xxxx biết rằng họ đúng 1000%,thì lúc đó mới dám lập BB,còn mấy chú xxxx muốn ăn bẩn,các chú ấy sẽ sợ mà teo "bugi" ngay,đố dám lập BB.
Em bị một lần ở Bình Định (em ở TP HCM) khi đi ngang qua đây,cũng bị 1 đại úy xxxx muốn ăn bẩn khi quy em tội vượt xe khác tại nơi không được phép vượt.Em bắt cậu này chứng minh xem chỗ em vượt không được phép ở những điểm nào.Cậu này lúng túng,tìm đủ loại lỗi,lỗi nào cũng bị em phản bác,vì nó không có thật.Cuối cùng cậu ta làm căng,đòi lập BB. Em tuyên bố luôn,nếu anh lập BB mà ghi nội dung không đúng thực tế,tôi sẽ ghi ý kiến của tôi vào BB (Lúc đó chỉ nghĩ là,nếu trường hợp xấu nhất thì tuần sau quay vào nộp tiền lấy giấy tờ lại thôi,chứ không nghĩ dến chuyện kiện tụng vì mình ở xa quá,trên 500 km mà đi kiện tụng,chắc bán nhà để di kiện).Cậu này thấy không ăn được nên vớt vát:"Nếu hôm nay bọn tôi có camera ghi hình ảnh thì sẽ có bằng chứng để phạt anh rồi!".Và cuối cùng phải trả lại giấy tờ để em đi tiếp.
Qua đó em kết luận:
- Nếu mình biết chắc chắn là mình sai,thì ngoan ngoãn nộp phạt.
- Nếu mình biết là mình không sai,thì đừng bao giờ sợ xxxx.Phải trah cãi cho ra lẽ.Thường những lúc như vậy,xxxx đang sợ mình.Tuy nhiên,phải nắm được luật một cách bài bản khi lái xe.
Cụ chuẩn đới, em vodka cho cụ luôn.

Em cũng thích nhất là viện dẫn đúng luật để anti các xxx bắt sai luật. Nhiều chú xxx (đặc biệt là đội trẻ đeo hàm hạ/trung/thượng sỹ) chắc cũng chằng bao giờ đọc luật với nghị định, thông tư nên bắt lỗi vừa ngu vừa láo. Em chỉ nói là nhiều chứ không phải tất cả các chú xxx đều như thế nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:

romantic_kt1

Xe tăng
Biển số
OF-160244
Ngày cấp bằng
10/10/12
Số km
1,498
Động cơ
364,380 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
E hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bác Nguyen T, nhưng mà cái phần đo đỏ ấy nó lởm quá nên xxx hay lợi dụng thôi.

Kể cả khi xe chỉ được chạy trên 1 làn thì khi có xe xin vượt mà mình nhường đường thì vi phạm lỗi sai làn, còn không nhường đường thì lại vi phạm lỗi không nhường đường. Điên cái đầu quá.

Thực ra kể cả khi có quy định về 1 làn xe duy nhất thì khi nhường đường thì phải signal sang làn khác nhường đường cho xe khác vượt sau đó lại signal quay về làn của mình. đây là kẽ hở mà xxx lợi dụng bắt chẹt lái xe thôi.
Vượt chỉ có thể tính nếu đường đó không phân làn, chỉ có 1 làn xe hỗn hợp chạy theo 1 hướng. Tại các đoạn đường vẫn có thể vượt phải trong các trường hợp được vượt phải: a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; b) Khi xe điện đang chạy giữa đường; c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được. Nếu xe trước bật xi-nhan trái ta cũng vượt như thường.
Do vậy, theo em thì trong 1 chiều đường, có phân nhiều làn thì không thể có lỗi vượt phải nếu ta đi qua xe trước ở làn phía tay phải và làn đó cho phép loại xe mà ta đang điều khiển đi vào. Chỉ có thể có 1 số lỗi sau: 1) Lỗi về tốc độ nếu vượt quá tốc độ qui định; 2) Đè vạch nếu có vạch phân làn là vạch kẻ liền 1.1 theo QCVN: 41/2012/GTVT; 3) Sai làn nếu có biển phân làn từng loại xe; 4) Chuyển làn ko có tín hiệu báo trước; ... và 1 số lỗi khác em chưa thống kê.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top