[Funland] Định Cư Xứ Người

ocean1

Xe tăng
Biển số
OF-727961
Ngày cấp bằng
5/5/20
Số km
1,880
Động cơ
94,784 Mã lực
Sống ở đây lâu rồi, em chưa thấy ai kỳ thị ngay mặt em cả. Vào công ty làm việc hay đi chợ, đi làm giấy tờ, đi dự tiệc của công ty tổ chức, hoặc đi hội thảo với nhiều người . Em toàn gặp những người tốt. Họ nói chuyện rất đàng hoàng lịch sự, chẳng có ai khi dễ em tiếng nào.

Cho nên, nếu nói ra nước ngoài định cư bị kỳ thị, làm công dân hạng 2 gì đó, những lời nói trên, em nghĩ, người nói ra câu nói đó, chưa hề, đặt chân ra nước ngoài hay sinh sống ở đó 1 thời gian. Họ chỉ toàn là nghe nói lại.

Tận mắt thấy, chính tai mình nghe, đôi lúc còn nhầm lẫn. Huống hồ là hai chữ nghe nói ...
 
Chỉnh sửa cuối:

giongtrom

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-780097
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
47
Động cơ
33,400 Mã lực
Nơi ở
Somewhere on Earth.
Những ai mở mồm ra nói ở nước ngoài bị kỳ thị thì có 2 dạng.
Một là không hề ở nước ngoài, chỉ ngồi trong nước hóng hớt.
Hai là có ở nước ngoài nhưng thuộc loại đáng bị kỳ thị như ( lười biếng, có những thói quen xấu, ngoại hình nhếch nhác, bẩn thỉu, làm những nghề xấu xa như đĩ điếm, ma cô, buôn lậu, trộm cắp, hoặc có những hành vi thô tục như đái bậy, khạc nhổ, ngoáy mũi, vứt rác nơi công cộng...) loại này thì ở đâu cũng bị khinh.

Ngay như ở trong nước VN, các cụ cũng kỳ thị lẫn nhau. Vùng này vùng nọ, người đẹp chê người xấu xí, cao chê lùn, ô tô chê xe máy, giàu khinh nghèo, dân thành phố phân biệt dân quê, người kinh chê người dân tộc vùng cao....

Phân biệt, kỳ thị là bản tính của con người.
Người Việt kỳ thị dân Cam, dân Lào thì được. Nhưng nếu bị dân Tây kỳ thị thì khó chịu là cớ làm sao?
 
Chỉnh sửa cuối:

VW Golf 02

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-785525
Ngày cấp bằng
25/7/21
Số km
752
Động cơ
37,134 Mã lực
Tuổi
24
Sống ở đây lâu rồi, em chưa thấy ai kỳ thì ngay mặt em cả. Vào công ty làm việc hay đi chợ, đi làm giấy tờ, đi dự tiệc của công ty tổ chức, hoặc đi hội thảo với nhiều người . Em toàn gặp những người tốt. Họ nói chuyện rất đàng hoàng lịch sự, chẳng có ai khi dễ em tiếng nào.

Cho nên, nếu nói ra nước ngoài định cư bị kỳ thị, làm công dân hạng 2 gì đó, những lời nói trên, em nghĩ, người nói ra câu nói đó, chưa hề, đặt chân ra nước ngoài hay sinh sống ở đó 1 thời gian. Họ chỉ toàn là nghe nói lại.

Tận mắt thấy, chính tai mình nghe, đôi lúc còn nhầm lẫn. Huống hồ là hai chữ nghe nói ...
Thành thực chúc mừng bác không bị kỳ thị.
Tôi thì đã từng.
Tôi từng làm bartender, cái nghề phải chém với đủ thứ người trên đời, đặc biệt là những loại tạm cho là không được đào tạo tốt cho lắm, mấy đồng chí hooligans bóng đá chẳng hạn.

Sau 1 thời gian ngắn, tay chủ bar bẩu tôi:
Mài đã làm tốt, tau trả đủ lương, thêm tý thưởng.
Ở đây, chỉ có 1 người nước ngoài thôi, là tau đây, thế là quá thừa rồi (hắn gốc Nam Tư cũ, lấy vợ bản địa).
Mời mài chym cút, very sorry.

Bartender là 1 nghề hay, phù hợp lứa tuổi trẻ.


Có lẽ chỗ bác làm, nó vốn có sẵn nhiều người nước ngoài, hoặc họ phải thường xuyên làm việc với nước ngoài, hoặc cả hai, thì mới được như vậy.
Hãy xem những đồng chí da đen, thậm chí đã được phong tước, như Sir Lewis Hamilton, hay anh N'golo Kante, vô địch thế giới cùng tuyển Pháp, bị kỳ thị như thế nào.
 

ocean1

Xe tăng
Biển số
OF-727961
Ngày cấp bằng
5/5/20
Số km
1,880
Động cơ
94,784 Mã lực
Thành thực chúc mừng bác không bị kỳ thị.
Tôi thì đã từng.
Tôi từng làm bartender, cái nghề phải chém với đủ thứ người trên đời, đặc biệt là những loại tạm cho là không được đào tạo tốt cho lắm, mấy đồng chí hooligans bóng đá chẳng hạn.

Sau 1 thời gian ngắn, tay chủ bar bẩu tôi:
Mài đã làm tốt, tau trả đủ lương, thêm tý thưởng.
Ở đây, chỉ có 1 người nước ngoài thôi, là tau đây, thế là quá thừa rồi (hắn gốc Nam Tư cũ, lấy vợ bản địa).
Mời mài chym cút, very sorry.

Bartender là 1 nghề hay, phù hợp lứa tuổi trẻ.


Có lẽ chỗ bác làm, nó vốn có sẵn nhiều người nước ngoài, hoặc họ phải thường xuyên làm việc với nước ngoài, hoặc cả hai, thì mới được như vậy.
Hãy xem những đồng chí da đen, thậm chí đã được phong tước, như Sir Lewis Hamilton, hay anh N'golo Kante, vô địch thế giới cùng tuyển Pháp, bị kỳ thị như thế nào.

Mấy quán bar thì rất phức tạp . Làm nghề pha rượu , lương và tip , cũng không tệ .

Người Việt cũng kỳ thị các giống dân khác chứ đâu phải không có. Không lẻ, mình kỳ thị người ta thì được, nhưng không cho phép người ta kỳ thị lại mình sao.

Công ty em làm việc, đủ cư dân từ các nước, màu da: trắng, đen, vàng gì cũng có cả. Họ có học thức và rất thông minh. Ghét nhất là phải làm mấy test: NV không được hối lộ hay đòi hỏi đối tác đút lót, không được nhận quà áp nhiều tiền , phải khai báo tất cả. Và nào là phải hiểu và biết mấy chuyện liên quan về cyber security v.v...
 

maple_leaf

Xe điện
Biển số
OF-84274
Ngày cấp bằng
4/2/11
Số km
2,270
Động cơ
-393,319 Mã lực
Mỗi người mỗi gia đình có hoàn cảnh khác nhau nên việc quyết định đi hay ở, rồi trở về cũng khác nhau. Nhà người thân của em cùng lứa tuổi ngoài 45 thì lại ngược lại với cụ @nguyenkhang09😀,đang thu xếp bán tài sản để trở về Việt Nam sinh sống,tránh cái rét kinh người của Canada vào lúc tuổi già sau gần 20 sinh sống tại đây.Thời điểm này giá nhà đất lên cao do dân tàu sang đầu cơ thổi giá
U50 sau gần 20 sống ở đây mà phải đi về lấy cớ chống lạnh là loser.
 

UFA

Xe điện
Biển số
OF-36700
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
3,922
Động cơ
175,326 Mã lực
Cám ơn lời chúc của cụ.
Con đường để dẫn đến quyết định này của vợ chồng em cũng kỳ lạ giống như một cái duyên đưa tới.
Bản thân em ko phải người thích đi nước ngoài. Vợ em có hồ sơ F4 tới hạn năm 2009 khi có bầu đứa lớn, khi đó chỉ cần bổ sung giấy tờ của em thôi nhưng em ko đi vì công việc ở VN rất tốt. Thời điểm 2009 em có cty làm về xe tự lái ở Trần Khát Chân với gần 50 đầu xe cho thuê, có gara sửa xe riêng, nên thấy cuộc sống ổn lắm luôn. Nhiều cụ OFer trên này đã là khách hàng của bên em. Sau khi cuộc đời vả cho cái tát năm 2012 cùng vài lý do gia đình khác, dẫn tới cả nhà chuyển vào TPHCM lập nghiệp làm lại từ đầu. Em có pm cho cụ Subaru Lover hỏi xem như trường hợp của em có mở lại hồ sơ F4 được ko thì được biết phải làm lại hồ sơ từ đầu do hồ sơ quá hạn 1 năm ko đi là đóng luôn. Vậy là tạm biệt giấc mơ Mỹ.
Năm 2016 quyết định nộp lại hồ sơ F4 dù biết thời gian chờ hơn chục năm, nhưng thôi cứ làm đã. Do gia đình vợ 8 ace thì 6 gia đình ở Mỹ rồi. VN còn vợ em và anh hai thôi.
Tới cuối năm 2019 một người bạn học của vợ từ Canada về chơi và qua câu chuyện thì thấy rằng Canada có thể là một hướng đi hay, thay vì chờ hồ sơ F4. Vậy là tìm hiểu, thấy phù hợp và vợ em đi học IELTS. Lúc này vợ em là TP nhân sự của 1 cty về hóa chất, em thì làm phó GD tại một cty bảo hiểm ở TPHCM. Thu nhập 2 vợ chồng khoảng 50tr/tháng. Vừa đi làm vừa học vất vả quá mà ko hiệu quả nên thuyết phục vợ cả hai nghỉ việc tập trung ôn luyện và học nghề, hơn nữa yếu tố tuổi tác đã lớn cần nỗ lực thật nhanh. Thế là em bán chiếc xe hơi của em cho đồng chí giám đốc với giá 480tr và cho trả góp 30tr/tháng để có nguồn thu bù đắp khoản thu nhập khi nghỉ việc. Vợ em học ôn IELTS. Em nhảy vào một gara xe hơi quen xin học nghề đồng sơn. Lương học nghề 2,3tr/tháng và chi thêm 5-7tr/tháng để mời anh em thợ đi nhậu mỗi cuối tuần. Nhờ vậy nên được chỉ bảo tận tình lắm. Học nghề được tới tháng 8 cứng tay thì nghỉ để bắt tay vào ôn tiếng Anh và apply xin visa du học cho vợ em.
Sau đó trong quãng thời gian chờ đợi kết quả thì hai vợ chồng nhận lại 1 quán cafe của đứa em gái ở quận 1 hai vợ chồng làm đồng thời kèm em ôn IELTS. Tới tháng 2/2021 thì có visa, tháng 5 đi học tới giờ này.
Hành trình thiên di còn nhiều khó khăn trước mắt, có những việc ko lường trước được. Tới giờ thì thấy tụi em thật may mắn khi kế hoạch đã từng bước thành công. Còn phải cố gắng nhiều trong quá trình hội nhập sau này nhưng có một điều mà em thấy rằng rất quan trọng để có thể hòa nhập tốt đó là chuẩn bị về ngôn ngữ thật tốt và có kế hoạch đi học lại. Ở Canada và các nước phát triển khác em thấy việc học ko có hạn chế về tuổi tác, lớp vợ em còn có bạn học 50t người Pakistan. Do vậy ngay khi chuẩn bị em xác định sẽ phải đi học lại để dễ dàng hơn trong việc hòa nhập và làm việc. Nếu bị giới hạn về ngôn ngữ như em (cấp 2 tiếng Nga, cấp 3 tiếng Anh, đại học thì tiếng Đức) thì ít nhất cũng học lấy cái nghề. Như hướng đi của em, em xác định học về sửa xe, do có 12 năm làm công việc liên quan xe hơi, dù có tay nghề rồi cũng cần học 1 năm tại Canada để lấy cái chứng chỉ đi làm lương cao hơn, dù chỉ làm thợ.
Lựa chọn con đường di cư thì phải xác định là khó khăn rất nhiều, nhưng đổi lại có những thứ khác như môi trường, sự học tập của con cái và nhất là sự phấn đấu của chính người lớn chúng ta. Khó để nói đi hay ở là hơn. Phụ thuộc vào trải nghiệm của mỗi cá nhân, chỉ người trong cuộc mới rõ họ được gì hay mất gì, sự hy sinh có đáng giá hay không thôi.
Vợ chồng cụ bản lĩnh thật, chúc mọi điều tốt đẹp tới cụ và gia đình ah, em cũng 45 mà ì quá rồi,
 

barca6996

Xe container
Biển số
OF-724771
Ngày cấp bằng
10/4/20
Số km
7,590
Động cơ
151,182 Mã lực
Loser tìm đường hồi hương về VN, lấy cớ là trốn lạnh cho đỡ quê mặt.
Ở Canada 20 năm rồi mà còn kêu lạnh, chắc nhà không có máy sưởi ???
Thành công hay thất bại là một khái niệm như thuyết tương đối😁với người này là thành công nhưng với người khác là thất bại. Riêng về hệ thống sưởi ấm thì là tiêu chuẩn bắt buộc của các nước xứ lạnh rồi :((
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,467
Động cơ
320,831 Mã lực
Tuổi
58
Em thấy, con người là như nhau. Chỉ kỳ thị cá nhân mở mồm nghe như chóa cắn và ti tiện. Thế thôi ạ, còn trong đầu ai nghĩ gì quan tâm..éo, rỗi hơi.
Con chó sủa là con không cắn, nhưng điếc tai. Con tự dưng lao vào xực phát mới kinh.
 

nguoibatdau

Xe tăng
Biển số
OF-373572
Ngày cấp bằng
14/7/15
Số km
1,298
Động cơ
272,345 Mã lực
U50 sau gần 20 sống ở đây mà phải đi về lấy cớ chống lạnh là loser.
Người ta quay về có thể vì lý do khác, còn nói chống lạnh có khi chỉ là cho vui. Chưa gì đã gọi người ta là loser, miễn thoải mái với qđ của mình là được.
 

barca6996

Xe container
Biển số
OF-724771
Ngày cấp bằng
10/4/20
Số km
7,590
Động cơ
151,182 Mã lực
Người ta quay về có thể vì lý do khác, còn nói chống lạnh có khi chỉ là cho vui. Chưa gì đã gọi người ta là loser, miễn thoải mái với qđ của mình là được.
Hihi kệ người ta quy kết cụ ag 😀mà cũng lạnh thật, phụ huynh của ông này cuối đời phải về úc sống và ra đi tại đây vì không chịu được lạnh. Và tất nhiên như cụ nói, lạnh chỉ là một trong những yếu tố khi quyết định đi hay ở ;;)
 

Pikapika3

Xe tải
Biển số
OF-786116
Ngày cấp bằng
31/7/21
Số km
374
Động cơ
31,993 Mã lực
Tuổi
34
Chúc bác may mắn. Cuộc sống rồi sẽ có lúc khó khăn nhưng hãy tin vào lựa chọn của mình.
Cám ơn lời chúc của cụ.
Con đường để dẫn đến quyết định này của vợ chồng em cũng kỳ lạ giống như một cái duyên đưa tới.
Bản thân em ko phải người thích đi nước ngoài. Vợ em có hồ sơ F4 tới hạn năm 2009 khi có bầu đứa lớn, khi đó chỉ cần bổ sung giấy tờ của em thôi nhưng em ko đi vì công việc ở VN rất tốt. Thời điểm 2009 em có cty làm về xe tự lái ở Trần Khát Chân với gần 50 đầu xe cho thuê, có gara sửa xe riêng, nên thấy cuộc sống ổn lắm luôn. Nhiều cụ OFer trên này đã là khách hàng của bên em. Sau khi cuộc đời vả cho cái tát năm 2012 cùng vài lý do gia đình khác, dẫn tới cả nhà chuyển vào TPHCM lập nghiệp làm lại từ đầu. Em có pm cho cụ Subaru Lover hỏi xem như trường hợp của em có mở lại hồ sơ F4 được ko thì được biết phải làm lại hồ sơ từ đầu do hồ sơ quá hạn 1 năm ko đi là đóng luôn. Vậy là tạm biệt giấc mơ Mỹ.
Năm 2016 quyết định nộp lại hồ sơ F4 dù biết thời gian chờ hơn chục năm, nhưng thôi cứ làm đã. Do gia đình vợ 8 ace thì 6 gia đình ở Mỹ rồi. VN còn vợ em và anh hai thôi.
Tới cuối năm 2019 một người bạn học của vợ từ Canada về chơi và qua câu chuyện thì thấy rằng Canada có thể là một hướng đi hay, thay vì chờ hồ sơ F4. Vậy là tìm hiểu, thấy phù hợp và vợ em đi học IELTS. Lúc này vợ em là TP nhân sự của 1 cty về hóa chất, em thì làm phó GD tại một cty bảo hiểm ở TPHCM. Thu nhập 2 vợ chồng khoảng 50tr/tháng. Vừa đi làm vừa học vất vả quá mà ko hiệu quả nên thuyết phục vợ cả hai nghỉ việc tập trung ôn luyện và học nghề, hơn nữa yếu tố tuổi tác đã lớn cần nỗ lực thật nhanh. Thế là em bán chiếc xe hơi của em cho đồng chí giám đốc với giá 480tr và cho trả góp 30tr/tháng để có nguồn thu bù đắp khoản thu nhập khi nghỉ việc. Vợ em học ôn IELTS. Em nhảy vào một gara xe hơi quen xin học nghề đồng sơn. Lương học nghề 2,3tr/tháng và chi thêm 5-7tr/tháng để mời anh em thợ đi nhậu mỗi cuối tuần. Nhờ vậy nên được chỉ bảo tận tình lắm. Học nghề được tới tháng 8 cứng tay thì nghỉ để bắt tay vào ôn tiếng Anh và apply xin visa du học cho vợ em.
Sau đó trong quãng thời gian chờ đợi kết quả thì hai vợ chồng nhận lại 1 quán cafe của đứa em gái ở quận 1 hai vợ chồng làm đồng thời kèm em ôn IELTS. Tới tháng 2/2021 thì có visa, tháng 5 đi học tới giờ này.
Hành trình thiên di còn nhiều khó khăn trước mắt, có những việc ko lường trước được. Tới giờ thì thấy tụi em thật may mắn khi kế hoạch đã từng bước thành công. Còn phải cố gắng nhiều trong quá trình hội nhập sau này nhưng có một điều mà em thấy rằng rất quan trọng để có thể hòa nhập tốt đó là chuẩn bị về ngôn ngữ thật tốt và có kế hoạch đi học lại. Ở Canada và các nước phát triển khác em thấy việc học ko có hạn chế về tuổi tác, lớp vợ em còn có bạn học 50t người Pakistan. Do vậy ngay khi chuẩn bị em xác định sẽ phải đi học lại để dễ dàng hơn trong việc hòa nhập và làm việc. Nếu bị giới hạn về ngôn ngữ như em (cấp 2 tiếng Nga, cấp 3 tiếng Anh, đại học thì tiếng Đức) thì ít nhất cũng học lấy cái nghề. Như hướng đi của em, em xác định học về sửa xe, do có 12 năm làm công việc liên quan xe hơi, dù có tay nghề rồi cũng cần học 1 năm tại Canada để lấy cái chứng chỉ đi làm lương cao hơn, dù chỉ làm thợ.
Lựa chọn con đường di cư thì phải xác định là khó khăn rất nhiều, nhưng đổi lại có những thứ khác như môi trường, sự học tập của con cái và nhất là sự phấn đấu của chính người lớn chúng ta. Khó để nói đi hay ở là hơn. Phụ thuộc vào trải nghiệm của mỗi cá nhân, chỉ người trong cuộc mới rõ họ được gì hay mất gì, sự hy sinh có đáng giá hay không thôi.
 

Pikapika3

Xe tải
Biển số
OF-786116
Ngày cấp bằng
31/7/21
Số km
374
Động cơ
31,993 Mã lực
Tuổi
34
Mỗi người có một lý do nên chả cần thuyết phục ai đi hay ở. Có bác nào đó trong topic này viết rất đúng vì trend. Theo thống kê thì mỗi năm khoảng 100.000 người Việt di cư ra nước ngoài. Còn chiều ngược lại thì chắc là ít hơn. Ở Việt Nam từ trước đến giờ số di cư vào miền Nam bao giờ cũng nhiều hơn ra miền Bắc. Từ nông thôn ra thành thị nhiều hơn ngược lại.

Còn mỗi người có một câu chuyện không thể áp cho người khác được.
 

Pikapika3

Xe tải
Biển số
OF-786116
Ngày cấp bằng
31/7/21
Số km
374
Động cơ
31,993 Mã lực
Tuổi
34
Vợ em cũng mới đi học Đại học lại ở tuổi u45. Vợ em giống nhiều người ở Việt Nam là từ khi ra khỏi ĐH là không học hành gì. Em khuyến khích đi học lại học cái ngành mình thích. Còn lại thì cũng giống như bác Subaru Lover, đi học xong chưa chắc đã kiếm được việc nhưng để làm gương cho con.
 

UFA

Xe điện
Biển số
OF-36700
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
3,922
Động cơ
175,326 Mã lực
Người ta quay về có thể vì lý do khác, còn nói chống lạnh có khi chỉ là cho vui. Chưa gì đã gọi người ta là loser, miễn thoải mái với qđ của mình là được.
Em ngày trước cũng 6 năm lông bông bên Châu Âu, lúc về giắt túi đc nhõn 4k $, chưa kể món nợ 10k$ từ ông anh chưa trả đc xu nào, chắc còn hơn cả loser ý chứ, may mà về lại ngon, giờ chả thiếu gì ngoài tiền :D, món nợ 10k$ của ông anh cũng đc trả lại bằng 10 tỏi, còn vài anh bạn nữa, trước kia ở bển cũng vật vờ, tài sản chả có nổi 1k$ , giờ về VN cũng ổn định, cho nên đi hay ở, dở hay tốt là tùy người, tùy hoàn cảnh cụ ah
 

vnvodoi

Xe điện
Biển số
OF-569000
Ngày cấp bằng
14/5/18
Số km
2,095
Động cơ
188,933 Mã lực
Tuổi
35
Mỗi người có một lý do nên chả cần thuyết phục ai đi hay ở. Có bác nào đó trong topic này viết rất đúng vì trend. Theo thống kê thì mỗi năm khoảng 100.000 người Việt di cư ra nước ngoài. Còn chiều ngược lại thì chắc là ít hơn. Ở Việt Nam từ trước đến giờ số di cư vào miền Nam bao giờ cũng nhiều hơn ra miền Bắc. Từ nông thôn ra thành thị nhiều hơn ngược lại.

Còn mỗi người có một câu chuyện không thể áp cho người khác được.
Đúng là ai đi được thì cứ đi ! 100.000 dân di cư tưởng là nhiều nhưng so với quy mô dân số Việt Nam 100 triệu người thì cũng không là gì to tát để nhiều người sửng cồ lên mỉa mai dân di cư nước ngoài !

Ngược lại thì cũng có hàng chục nghìn người nước ngoài đến sống và làm việc ở Việt Nam ( đơn giản như riêng dân Hàn, Nhật trước dịch khéo phải 6,700 nghìn người , và chắc chắn sẽ có người quay lại sau dịch ). Nên việc di cư là câu chuyện ở mọi quốc gia.

Em ủng hộ việc đi, nhưng rất dị ứng với những tư vấn kiểu " đi thì khó, còn thích thì về lúc nào cũng được " . Câu nói nó khiến cho em cảm thấy người tư vấn coi cái đất Việt này như chỗ công cộng vậy.

Nếu em là nhà nước thì sẽ khuyến khích đi, nhưng ông nào nhập tịch nước khác thì sẽ yêu cầu bỏ quốc tịch Việt, và siết chặt quy định nhập tịch lại Việt Nam hơn cả hiện tại. Tất nhiên đi kèm với đó thì sẽ nới lỏng quy định đầu tư cho người nước ngoài hơn. Cái này theo em là nên !
 

Zhiguly

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-96319
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
1,113
Động cơ
411,474 Mã lực
Đi nước nào cũng phải cầy hết mới sống ổn được. Quan trọng hơn là giáo dục được con cái. Lúc làm hồ sơ hầu hết đều nghĩ ra đi về con cái nhưng lại k đc như ý muốn. Một vài trường hợp em biết đi SW Can năm 2008,, lúc đó các con còn nhỏ, khi các con lớn nhiễm với tính tây, con trai dọn ra ở riêng với bạn tây trắng, con gái dọn ra ở riêng với bạn tây nâu, tháng ghé qua bố mẹ đc 1 vài lần.
 

Pikapika3

Xe tải
Biển số
OF-786116
Ngày cấp bằng
31/7/21
Số km
374
Động cơ
31,993 Mã lực
Tuổi
34
So sánh thì cam nên so với cam, táo so với táo. Người đi định cư khác với tạm cư. Người nước ngoài đến Việt Nam đa số là tạm cư vài năm vì công việc. Số liệu người nhập tịch Việt Nam vài năm rất ít. 100k người chả là gì so với 100 triệu và ra đi là tạo điều kiện cho người ở lại có thêm cơ hội.
Đúng là ai đi được thì cứ đi ! 100.000 dân di cư tưởng là nhiều nhưng so với quy mô dân số Việt Nam 100 triệu người thì cũng không là gì to tát để nhiều người sửng cồ lên mỉa mai dân di cư nước ngoài !

Ngược lại thì cũng có hàng chục nghìn người nước ngoài đến sống và làm việc ở Việt Nam ( đơn giản như riêng dân Hàn, Nhật trước dịch khéo phải 6,700 nghìn người , và chắc chắn sẽ có người quay lại sau dịch ). Nên việc di cư là câu chuyện ở mọi quốc gia.

Em ủng hộ việc đi, nhưng rất dị ứng với những tư vấn kiểu " đi thì khó, còn thích thì về lúc nào cũng được " . Câu nói nó khiến cho em cảm thấy người tư vấn coi cái đất Việt này như chỗ công cộng vậy.

Nếu em là nhà nước thì sẽ khuyến khích đi, nhưng ông nào nhập tịch nước khác thì sẽ yêu cầu bỏ quốc tịch Việt, và siết chặt quy định nhập tịch lại Việt Nam hơn cả hiện tại. Tất nhiên đi kèm với đó thì sẽ nới lỏng quy định đầu tư cho người nước ngoài hơn. Cái này theo em là nên !
 

Pikapika3

Xe tải
Biển số
OF-786116
Ngày cấp bằng
31/7/21
Số km
374
Động cơ
31,993 Mã lực
Tuổi
34
Đi nước nào cũng phải cầy hết mới sống ổn được. Quan trọng hơn là giáo dục được con cái. Lúc làm hồ sơ hầu hết đều nghĩ ra đi về con cái nhưng lại k đc như ý muốn. Một vài trường hợp em biết đi SW Can năm 2008,, lúc đó các con còn nhỏ, khi các con lớn nhiễm với tính tây, con trai dọn ra ở riêng với bạn tây trắng, con gái dọn ra ở riêng với bạn tây nâu, tháng ghé qua bố mẹ đc 1 vài lần.
Đúng thế. Hãy nên nghĩ là làm bệ phóng cho các con, còn chúng nó có làm được không thì tuỳ chúng nó. Ngược lại hãy coi là cơ hội cho chúng ta sống một cuộc đời khác, được làm và trải nghiệm những thứ chưa từng trải.
 

nông^_^dân

Xe tăng
Biển số
OF-301604
Ngày cấp bằng
13/12/13
Số km
1,137
Động cơ
24,115 Mã lực
Nếu e có đủ xiền thì thi thoảng e qua chơi tí rồi về :D
 

Pikapika3

Xe tải
Biển số
OF-786116
Ngày cấp bằng
31/7/21
Số km
374
Động cơ
31,993 Mã lực
Tuổi
34
Nói đến trend phải dựa vào dữ liệu ví dụ:



Thống kê của Bộ Tư pháp cho thấy trong năm 2015 có 15 người nhập quốc tịch Việt Nam, 14 người trở lại quốc tịch Việt Nam và số liệu chính thức thôi quốc tịch Việt Nam là 4.474 người.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top