Có vẻ đây là câu cảm thán hơn là câu hỏi nhưng em cứ bàn góp cho có chuyện.
Quan niệm này có lẽ được xác lập từ khoảng thời gian sau khi đất nước thống nhất với hàng vạn người quyết định di cư sang các quốc gia chấp nhận tị nạn như Mỹ, Úc và khối châu Âu...
Úc:
1980-200x:
Lấy bối cảnh nước Úc thì cùng với người Lebanon, Malta thì Viêt Nam là 3 trong số lực lượng tị nạn làm công việc tay-chân lớn nhất sau 1980.
Và đồng thời cũng là lực lượng lao động gánh vác các công việc có giá trị thấp nhất thời bấy giờ.
Cũng dễ hiểu do ngôn ngữ, và kỹ năng lao động khác biệt nên đa số phải lao động trong nhà máy, tiệm ăn (bưng phở, rửa chén...), và các công việc tay chân khác.
Cũng như Ấn Độ, và Lebanese chiếm lĩnh công việc lái xe taxi vốn cũng không cần quá nhiều kỹ năng, và bằng cấp - tất nhiên là bằng lái.
200x-hiện tại:
Nhưng mọi chuyện đã thay đổi, khi người Việt tại Úc làm đủ các nghề mà chính lực lượng lao động chính thức tại tiệm phở, bánh mì và salon nail lại không phải chiếm đa số.
Các ngành nghề - chính thức có đăng kí, trả lương, đóng thuế - mà người Việt đang làm là Kế toán, Y tá, Điều dưỡng, Thiết kế, IT... lại chiếm sư gia tăng mà nguyên nhân hiển nhiên là người nhập cư đến từ du học sinh.
Lấy đơn cử số liệu về thay đổi ngành nghề sau 2011-2016 của Bang NSW tại Úc.
View attachment 6571094
*Số liệu này dựa vào khảo sát của chính phủ 4 năm 1 lần khá nghiêm túc nên có thể tin được.
Tất nhiên, lực lượng lao động - ko đăng kí, hoặc làm công việc phụ - tại các tiệm phở, bánh mì, nail vẫn chiếm tỉ trọng lớn.
Nên không riêng người Việt, mà các sắc dân khác vẫn có ấn tượng người Việt gắn liền với bánh mì, phở và nail./.