- Biển số
- OF-191532
- Ngày cấp bằng
- 26/4/13
- Số km
- 15,069
- Động cơ
- 479,101 Mã lực
Nhanh được mấy cục "Chai" đầu gối vứi sau lày éo mất xèng mua "sịp".Đêm lão nộp thuế nhiều thế thì lãi bao nhiêu?
Nhanh được mấy cục "Chai" đầu gối vứi sau lày éo mất xèng mua "sịp".Đêm lão nộp thuế nhiều thế thì lãi bao nhiêu?
Nước của nó cứ từ vòi mà uống thôi, nhìn trong văt vắt, nước từ vòi của mình nhìn đục ngầu không đun thật không bao giờ em dám uống.Thiên đường là nguồn nước, là không khí, là y tế giáo dục, là môi trường an toàn cho bọn trẻ con, cái mà ở VN có tiền cũng mua ko được.
=>
nguồn nước: tùy chỗ, tùy nhà, tùy theo thói quen sử dụng
không khí: cũng tùy chỗ
y tế: tùy theo đk cá nhân, đôi lúc người ta có được mình có không được
giáo dục: điều dễ lầm lẫn nhất, chỉ có 20% học đường là tốt, ngoài ra thì kém chất lượng & an toàn
môi trường an toàn: nghèo và và không chịu khó lăn xả thì khó có được .
Bài toán để ra ngoài có được 5 thứ đó tốt cùng lúc không phải dễ ngoại trừ quá nhiều tiền and/or có sự giúp đỡ lớn .
Mức thuế nó bắt đóng cao lắm cụ ạ. đủ các thứ thuế nó đánh vào tối tăm mặt mũi. nếu mình khai báo đầy đủ chính xác từng xu thì mức thu nhập của mình cũng chỉ bằng ng làm công ăn lương thôi, trong khi vốn liếng mình bỏ ra, công sức mình bỏ ra rất nhiều. TBCN nó là cụ nội của CSCN là vậy, lấy của người giàu chia cho người nghèo. người ăn tiền XH tức là sống ở mặt đất bên em cũng đc khoảng 26 củ VND/ tháng để chi trả cuộc sống rồi. chưa kể đi đâu cũng đc miễn giảm đủ các kiểu. bọn em thì cày như trâu để nuôi họ đấy, chưa kể mỗi năm CP còn cầm tiền thuế đóng góp của người dân mang từ thiện cho nc ngoài.Em tưởng nộp nhiều thuế tức là mình lãi nhiều thì phải mừng chứ nhỉ.?
Ở đâu bên Mỹ bán BMW $200k? Với ai ở VN mua BMW $200k là bình thường? Tỷ lệ trong dân chúng là bao nhiêu vậy cụ?Rất chuẩn đó chủ thớt. Bạn bè bme e và bạn bè e bên Mĩ về giờ thấy tiếc cuộc sống ở VN. Tiếc bởi vì bên mình quá thoải mái, chi phí rẻ, tiền làm ra dễ, bên Mĩ mở nhà hàng hải sản hoành tráng nhưng 1 năm tính ra chi quá nhiều, tiền mặt ko còn bao nhiêu. Bên Mĩ nói để mua 1 chiếc BMW = tiền mặt 200,000 USD là 1 sự quá xa xỉ, còn ở VN là chuyện bình thường.
Bạn mợ quá sai lầm khi định hy sinh đời bố để củng cố đời con như vậy. Thực ra là vc bạn mợ muốn có cái quốc tịch để có biến còn chạy thôi. Còn như em đây, cho 2 đưa sang nước ngoài, mình ở VN kiếm tiền, ra nn thì thích đi là được. Sao phải khổ sang đó làm gì.Giấc mơ thì có 2 dạng: "giấc mộng đẹp - ác mộng" và "có thể thành hiện thực - giấc mơ mãi là giấc mơ"
Hôm vừa rồi em có gặp trên Quán cf một bài viết của một cụ về chuyện định cư ở nước ngoài. Thực ra mỗi người một hoàn cảnh, mỗi người một chí hướng, chẳng ai giống ai. Nói như các cụ ta "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh" mình không nên áp đặt cái tôi của mình mà phán xét, lời khuyên hay đánh giá cuộc đời của người khác. Tuy nhiên, em cứ ngẫm nghĩ mãi rồi quyết định viết ra bài viết này. Vừa để chia sẻ, vừa để giãi bày cũng như là một câu chuyện các cụ đọc để giết thời gian.
Em có cô bạn thân, có thể được coi là thành đạt ở Việt Nam, cũng làm sếp trong một tập đoàn lớn, chồng có công ty riêng tuy nhỏ nhưng cũng đủ lo cho gia đình cuộc sống thoải mái về kinh tế, có của ăn của để. Gia đình họ là hình mẫu lý tưởng cho nhóm bạn bè cả về kinh tế lẫn sự ấm êm hạnh phúc. Đùng một cái nghe tin họ ly dị, rồi cô bạn em nhanh chóng kết hôn với một ngoại kiều Úc và theo chồng mới sang đó định cư. Chồng cô ấy không lâu sau đó cũng xuất ngoại theo diện kết hôn và đích đến cũng là nước Úc. Hơn 2 năm sau hai đứa con cũng lần lượt được cha mẹ đón qua đoàn tụ. Trước khi đưa hai con qua, cô ấy mời bạn bè hàn huyên tâm sự, lúc đó em mới được biết, họ đã ly hôn và làm kết hôn giả để cả nhà được đi qua Úc. Em hỏi cô ấy, có hài lòng với quyết định của mình không, cô ấy lắc đầu, mắt ngấn nước nói nhỏ: “Thôi coi như hy sinh vì con”.
Câu chuyện của cô ấy cũng đã lâu nhưng nó vẫn khiến em không thôi đặt dấu hỏi, liệu quyết định của họ là Đúng hay Sai ? Cho đến khi chính em bước chân vào làm người trong cuộc, sống đời tha hương.
Em lấy chồng Pháp, sinh sống cùng chồng ở Việt Nam nhiều năm trước khi quyết định qua Pháp sống và đã có gần 4 năm sinh sống ở Pháp. Thời gian không quá dài nhưng cũng đủ để em vỡ ra nhiều điều. Nước Pháp hay bất cứ một nước phương Tây nào cũng không phải là thiên đường như bao người nghĩ. Ở đó có đủ chua cay, đủ thử thách và không dành cho những ai mong manh yếu đuối.
Cũng phải nói rõ, em chỉ đưa ra những nhận định của mình từ cuộc sống thực tế ở Pháp chứ không dám lạm bàn đến cuộc sống ở các nơi khác, nhưng em tin sẽ có những tương đồng nhất định.
- Khi mới qua Pháp, ngay sau khi đi làm các thủ tục giấy tờ cho việc tạm trú thì lập tức được chính quyền (thông qua văn phòng quản lý các vấn đề về người nước ngoài) cho đi khám sức khỏe, cho đi học phổ cập kiến thức căn bản về văn hoá, xã hội, luật pháp của nước sở tại và sau đó tuỳ vào trình độ tiếng Pháp đến đâu mà được sắp xếp cho đi học tiếng, trung bình khoảng 2 khoá học kéo dài từ 150 đến 300 giờ.
- Khi hoàn tất các thủ tục giấy tờ định cư mỗi người sẽ được cấp một thẻ bảo hiểm tế, thẻ này mỗi khi đi khám bệnh, mua thuốc theo toa chỉ cần đưa thẻ ra để quẹt máy và có giá trị thanh toán như thẻ ngân hàng nhưng chỉ dành riêng cho lĩnh vực y tế và tỷ lệ thanh toán của thẻ trên tổng chi phí khám chữa bệnh là 60-75% tuỳ mức độ thuốc điều trị.
- Đối với trẻ con, chỉ cần được chấp nhận cho tạm trú thì dù quốc tịch là gì cũng được nhập học miễn phí cho đến hết bậc trung học cơ sở. Hai khoản y tế và giáo dục không phải lo lắng đã đủ khiến em choáng ngợp và tự nhủ, mình đã không sai khi theo chồng qua đây, thiên đường là đây chứ đâu.
Khi cái lâng lâng sung sướng của những thứ miễn phí hoặc cận miễn phí qua đi thì thực tế cuộc sống bắt đầu cho em những bài học.
- Trước hết là ngôn ngữ. Dù khá thông thạo tiếng Anh nhưng việc học tiếng Pháp cũng không đơn giản như em nghĩ. Dù học tập trung ngày 7 tiếng, tuần 4 ngày rưỡi đấy nhưng kết thúc tất cả các khoá học thì trình độ tiếng Pháp của e cũng chỉ ở mức nghe và hiểu những câu giao tiếp đơn giản hoặc nói chuyện mặt đối mặt một cách chậm rãi, hoặc cũng chỉ mơ hồ họ đang nói về đề tài gì thôi chứ không thể bắt chuyện. Khi ngôn ngữ chưa thông thạo cũng đồng nghĩa với việc cơ hội kiếm việc làm trở nên thu hẹp.
- Em cần có làm việc. Mặc dù chồng em có một công việc ổn định đảm bảo cuộc sống cho gia đình nhưng cũng chỉ đến mức vừa đủ, muốn có chút dư dả nhất định em phải góp phần. Nhưng ở Pháp phụ nữ có gia đình, có con nhỏ thì đến người bản địa còn khó kiếm việc huống hồ một người chân ướt chân ráo mới qua, tiếng chưa rành, bằng cấp mình có ở Việt Nam chẳng có tác dụng vì không được chấp nhận nên việc xin một công việc văn phòng mưa chẳng đến mặt nắng chẳng đến đầu là một giấc mơ xa xỉ.
Kiếm tiền bây giờ chỉ còn những việc lao động chân tay như làm nail, phụ lau dọn nhà hàng (lau dọn thôi nha, phục vụ thì không đạt chuẩn ngôn ngữ, phụ bếp thì không phải ai cũng có khả năng). Mà làm nail cửa cũng hẹp cho phụ nữ có tuổi vì mắt đã bắt đầu kém, sự tỉ mỉ không có, trừ khi đó cũng là nghề từng làm ở Việt Nam chứ bảo qua đây rồi học e rằng mướt mồ hôi.
Còn làm trong nhà hàng thì xác định luôn con cái sẽ thiệt thòi bởi nhà hàng làm việc vào giờ nghỉ của các gia đình, sớm thì cũng phải 11g đêm mới được nghỉ, chưa kể công việc chắc chắn rất vất vả cực nhọc.
Tính tới tính lui cuối cùng em quyết định mở một nhà hàng nhỏ tại nhà để kinh doanh.
- Việc kinh doanh ban đầu có vẻ cực kỳ thuận lợi từ thủ tục cho đến khâu chuẩn bị. Nơi em ở chưa có nhà hàng Việt nên ngay lập tức thu hút khách. Dù đã chọn loại hình kinh doanh là khách mua mang đi chứ không phục vụ tại chỗ nhưng những lúc cao điểm cũng phải 9g đêm mới được ra khỏi cái bếp. Nhìn tiền thu về thì ham đấy nhưng không ngăn nổi cơn mệt mỏi đến rệu rã trong người. Việc nhiều đến độ em nghĩ đến chuyện thuê thêm người phụ giúp, nhưng tính đi tính lại thì không khả thi, bởi tại Pháp, để thuê một người lao động bị ràng buộc rất chặt chẽ về hợp đồng chưa kể đủ loại thuế và bảo hiểm người chủ phải trả cho người lao động, tính ra nếu làm nhỏ mà thuê người thì coi như hết lãi. Thôi thì cũng đành chịu cực vậy, kiếm đồng lời đâu dễ. Sau năm đầu kinh doanh thấy cũng có lãi, so ra hơn đi làm thuê nên tôi phần nào yên tâm.
- Đến năm thứ hai kinh doanh ngày càng khá khẩm, chắc mẩm năm nay mình để dành được nhiều đây, nhưng cú sốc thuế đã hạ nock out e trong tích tắc.
Hoá đơn thuế, bảo hiểm cuối năm gửi về với số tiền cao chóng mặt, gấp nhiều lần năm trước khiến e choáng váng, hỏi ra mới hay, năm đầu được ưu đãi thuế nên mới dễ thở thế, chứ từ năm thứ 2 trở đi thuế chỉ có tăng không giảm. Tính đi tính lại là huề vốn, coi như cả năm làm không công vì không tự trả lương, đấy là còn không phải trả tiền nhà chứ nếu thuê mặt bằng thì cầm chắc lỗ. Hỏi thăm mấy người bạn kinh doanh bên này ai cũng bảo làm đủ ăn, đủ đóng thuế, đóng bảo hiểm là may rồi lấy đâu ra lãi. Pháp chẳng hổ danh là đất nước có nhiều loại thuế bậc nhất thế giới và được tự trào là : đánh thuế con gà vì nó sẽ đẻ trứng.
Cụ có biết cái bôi đậm í là lý do khiến một tỷ lệ không nhỏ người mềnh muốn sang đó không ?Mức thuế nó bắt đóng cao lắm cụ ạ. đủ các thứ thuế nó đánh vào tối tăm mặt mũi. nếu mình khai báo đầy đủ chính xác từng xu thì mức thu nhập của mình cũng chỉ bằng ng làm công ăn lương thôi, trong khi vốn liếng mình bỏ ra, công sức mình bỏ ra rất nhiều. TBCN nó là cụ nội của CSCN là vậy, lấy của người giàu chia cho người nghèo. người ăn tiền XH tức là sống ở mặt đất bên em cũng đc khoảng 26 củ VND/ tháng để chi trả cuộc sống rồi. chưa kể đi đâu cũng đc miễn giảm đủ các kiểu. bọn em thì cày như trâu để nuôi họ đấy, chưa kể mỗi năm CP còn cầm tiền thuế đóng góp của người dân mang từ thiện cho nc ngoài.
Nhưng để cân bằng XH thì nó là vc cần phải làm để ai cũng có cơm ăn áo mặc, chăm sóc y tế ............. có như vậy thì an ninh quốc nội mới hạn chế loạn lạc .
Cụ nhầm đoạn em highlights nhé. Thực chất có rất nhiều người có nhà cửa, công việc đàng hoàng thu nhập cao hơn so với mặt bằng chung ở VN vẫn bán tất cả để đi định cư(tại sao phải bán tất cả vì thực sự họ chưa thực sự giàu để mà có quỹ dự phòng ở VN). Chục năm trước nhiều nhà bán nhà đi vét sạch tài sản được 5-7 tỷ để đi định cư. Giờ muốn quay về cũng ko thể mua lại chính cái nhà của mình khi mà nó đã tăng lên hơn 10 tỷ.Đọc bài đã thấy bài viết kiểu đơm đặt tào lao từ bạn đến bản thân người viết
Là người thành công chẳng đứa nào dại gì bán hết gia sản sang định cư kiểu trời ơi, hài.
Cũng biết vài người có đk định cư nhưng ko ai chọn kiểu định cư này, thường là gửi con cái sang đó học và duy trì nguồn tiền nhất định để giúp con cái học tập hòa nhập và định cư dần dần chứ chả thằng điên nào chọn làm culi để định cư.
Tài sản vài chục tr đô cũng ko thấy có ai sang đó định cư kiểu của bà thớt nói
Bài này chỉ có thể tin phần chính sách an sinh xã hội còn toàn bộ đều là phịa chuyện vớ vẩn
Lại nhớ có bà chộp giật lấy chồng mẽo để nhập tịch cho con nhưng cuối cùng thì chồng lại chọn pháp để ở và muốn sống ko ràng buộc và bà đó vỡ giấc mơ quốc tịch mỹ cho con
Trước đến giờ em vẫn nghĩ cứ có tiền ở Vn sướng nhất, cần gì phải đi đâu, nhưng vừa rồi em bất ngờ khi thấy người quen em và em họ em đưa cả gia đình sang Úc, mà nói về tiền và vị trí trong XH thì họ gần ở top đầu... Nhưng tất nhiên sang bên ấy họ thành lập Cty riêng và hoạt động có liên quan đến ngành nghề với VN.Đọc bài đã thấy bài viết kiểu đơm đặt tào lao từ bạn đến bản thân người viết
Là người thành công chẳng đứa nào dại gì bán hết gia sản sang định cư kiểu trời ơi, hài.
Cũng biết vài người có đk định cư nhưng ko ai chọn kiểu định cư này, thường là gửi con cái sang đó học và duy trì nguồn tiền nhất định để giúp con cái học tập hòa nhập và định cư dần dần chứ chả thằng điên nào chọn làm culi để định cư.
Tài sản vài chục tr đô cũng ko thấy có ai sang đó định cư kiểu của bà thớt nói
Bài này chỉ có thể tin phần chính sách an sinh xã hội còn toàn bộ đều là phịa chuyện vớ vẩn
Lại nhớ có bà chộp giật lấy chồng mẽo để nhập tịch cho con nhưng cuối cùng thì chồng lại chọn pháp để ở và muốn sống ko ràng buộc và bà đó vỡ giấc mơ quốc tịch mỹ cho con
Cậu Embebandiem học nhiều hiểu rộng kinh nghiệm đầy mình từng trải nhiều nơi, nói chuẩn đấy.Ở đâu bên Mỹ bán BMW $200k? Với ai ở VN mua BMW $200k là bình thường? Tỷ lệ trong dân chúng là bao nhiêu vậy cụ?
Em đọc cũng chưa thấy cách nào như chủ thớt đang nói. Em thấy vẫn chủ yếu là cho con sang đó và thi thoảng sang thăm.Đọc bài đã thấy bài viết kiểu đơm đặt tào lao từ bạn đến bản thân người viết
Là người thành công chẳng đứa nào dại gì bán hết gia sản sang định cư kiểu trời ơi, hài.
Cũng biết vài người có đk định cư nhưng ko ai chọn kiểu định cư này, thường là gửi con cái sang đó học và duy trì nguồn tiền nhất định để giúp con cái học tập hòa nhập và định cư dần dần chứ chả thằng điên nào chọn làm culi để định cư.
Tài sản vài chục tr đô cũng ko thấy có ai sang đó định cư kiểu của bà thớt nói
Bài này chỉ có thể tin phần chính sách an sinh xã hội còn toàn bộ đều là phịa chuyện vớ vẩn
Lại nhớ có bà chộp giật lấy chồng mẽo để nhập tịch cho con nhưng cuối cùng thì chồng lại chọn pháp để ở và muốn sống ko ràng buộc và bà đó vỡ giấc mơ quốc tịch mỹ cho con