[Funland] Định cư trời Tây - có phải là giấc mơ

faceid15

Xe buýt
Biển số
OF-705657
Ngày cấp bằng
27/10/19
Số km
530
Động cơ
97,520 Mã lực
Em chỉ nói là chúng ta người ngoài cứ thắc mắc “tại sao thế nọ, tại sao thế kia” mà chắc gì đã hiểu được bản chất.
Còn các thành phần đang yên ổn xong bỏ tất cả để đi thì em nghĩ 90% là đi trốn...
Không phải đi trốn mà bỏ tất cả qua làm culi thì đúng là não nhợn. Mà em éo thể hiểu nổi cái chuyện xếp nếp ở VN qua Tây phải bắt đầu từ culi thì có éo gì lạ, nó khác mie gì anh giải QG vào ĐH thì tăng ca thậm chí éo lấy nổi bằng. Đời người nên chuẩn bị cho việc bị format và tự format thì bộ nhớ nó mới hết virus mới sạch được. Mà mấy ông ở nhà cũng lạ, người ta đi thì các ông có nhiều cơ hội, nên cổ vũ làm két bia tiễn bợn lên đường, việc giề cứ phải chan bát nước mắt người ơi người ở đừng đi.
 

shiluo

Xe container
Biển số
OF-424775
Ngày cấp bằng
25/5/16
Số km
5,859
Động cơ
134,445 Mã lực
Tuổi
43
Không phải đi trốn mà bỏ tất cả qua làm culi thì đúng là não nhợn. Mà em éo thể hiểu nổi cái chuyện xếp nếp ở VN qua Tây phải bắt đầu từ culi thì có éo gì lạ, nó khác mie gì anh giải QG vào ĐH thì tăng ca thậm chí éo lấy nổi bằng. Đời người nên chuẩn bị cho việc bị format và tự format thì bộ nhớ nó mới hết virus mới sạch được. Mà mấy ông ở nhà cũng lạ, người ta đi thì các ông có nhiều cơ hội, nên cổ vũ làm két bia tiễn bợn lên đường, việc giề cứ phải chan bát nước mắt người ơi người ở đừng đi.
Khổ cái là người muốn đi thì không đủ điều kiện để đi
Người đủ điều kiện lại không muốn đi
Nên đang bàn luận một số ít ngoại lệ thôi
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,299
Động cơ
74,627 Mã lực
Giấc mơ thì có 2 dạng: "giấc mộng đẹp - ác mộng" và "có thể thành hiện thực - giấc mơ mãi là giấc mơ"
Hôm vừa rồi em có gặp trên Quán cf một bài viết của một cụ về chuyện định cư ở nước ngoài. Thực ra mỗi người một hoàn cảnh, mỗi người một chí hướng, chẳng ai giống ai. Nói như các cụ ta "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh" mình không nên áp đặt cái tôi của mình mà phán xét, lời khuyên hay đánh giá cuộc đời của người khác. Tuy nhiên, em cứ ngẫm nghĩ mãi rồi quyết định viết ra bài viết này. Vừa để chia sẻ, vừa để giãi bày cũng như là một câu chuyện các cụ đọc để giết thời gian.

Em có cô bạn thân, có thể được coi là thành đạt ở Việt Nam, cũng làm sếp trong một tập đoàn lớn, chồng có công ty riêng tuy nhỏ nhưng cũng đủ lo cho gia đình cuộc sống thoải mái về kinh tế, có của ăn của để. Gia đình họ là hình mẫu lý tưởng cho nhóm bạn bè cả về kinh tế lẫn sự ấm êm hạnh phúc. Đùng một cái nghe tin họ ly dị, rồi cô bạn em nhanh chóng kết hôn với một ngoại kiều Úc và theo chồng mới sang đó định cư. Chồng cô ấy không lâu sau đó cũng xuất ngoại theo diện kết hôn và đích đến cũng là nước Úc. Hơn 2 năm sau hai đứa con cũng lần lượt được cha mẹ đón qua đoàn tụ. Trước khi đưa hai con qua, cô ấy mời bạn bè hàn huyên tâm sự, lúc đó em mới được biết, họ đã ly hôn và làm kết hôn giả để cả nhà được đi qua Úc. Em hỏi cô ấy, có hài lòng với quyết định của mình không, cô ấy lắc đầu, mắt ngấn nước nói nhỏ: “Thôi coi như hy sinh vì con”.
Câu chuyện của cô ấy cũng đã lâu nhưng nó vẫn khiến em không thôi đặt dấu hỏi, liệu quyết định của họ là Đúng hay Sai ? Cho đến khi chính em bước chân vào làm người trong cuộc, sống đời tha hương.

Em lấy chồng Pháp, sinh sống cùng chồng ở Việt Nam nhiều năm trước khi quyết định qua Pháp sống và đã có gần 4 năm sinh sống ở Pháp. Thời gian không quá dài nhưng cũng đủ để em vỡ ra nhiều điều. Nước Pháp hay bất cứ một nước phương Tây nào cũng không phải là thiên đường như bao người nghĩ. Ở đó có đủ chua cay, đủ thử thách và không dành cho những ai mong manh yếu đuối.
Cũng phải nói rõ, em chỉ đưa ra những nhận định của mình từ cuộc sống thực tế ở Pháp chứ không dám lạm bàn đến cuộc sống ở các nơi khác, nhưng em tin sẽ có những tương đồng nhất định.
- Khi mới qua Pháp, ngay sau khi đi làm các thủ tục giấy tờ cho việc tạm trú thì lập tức được chính quyền (thông qua văn phòng quản lý các vấn đề về người nước ngoài) cho đi khám sức khỏe, cho đi học phổ cập kiến thức căn bản về văn hoá, xã hội, luật pháp của nước sở tại và sau đó tuỳ vào trình độ tiếng Pháp đến đâu mà được sắp xếp cho đi học tiếng, trung bình khoảng 2 khoá học kéo dài từ 150 đến 300 giờ.
- Khi hoàn tất các thủ tục giấy tờ định cư mỗi người sẽ được cấp một thẻ bảo hiểm tế, thẻ này mỗi khi đi khám bệnh, mua thuốc theo toa chỉ cần đưa thẻ ra để quẹt máy và có giá trị thanh toán như thẻ ngân hàng nhưng chỉ dành riêng cho lĩnh vực y tế và tỷ lệ thanh toán của thẻ trên tổng chi phí khám chữa bệnh là 60-75% tuỳ mức độ thuốc điều trị.
- Đối với trẻ con, chỉ cần được chấp nhận cho tạm trú thì dù quốc tịch là gì cũng được nhập học miễn phí cho đến hết bậc trung học cơ sở. Hai khoản y tế và giáo dục không phải lo lắng đã đủ khiến em choáng ngợp và tự nhủ, mình đã không sai khi theo chồng qua đây, thiên đường là đây chứ đâu.

Khi cái lâng lâng sung sướng của những thứ miễn phí hoặc cận miễn phí qua đi thì thực tế cuộc sống bắt đầu cho em những bài học.
- Trước hết là ngôn ngữ. Dù khá thông thạo tiếng Anh nhưng việc học tiếng Pháp cũng không đơn giản như em nghĩ. Dù học tập trung ngày 7 tiếng, tuần 4 ngày rưỡi đấy nhưng kết thúc tất cả các khoá học thì trình độ tiếng Pháp của e cũng chỉ ở mức nghe và hiểu những câu giao tiếp đơn giản hoặc nói chuyện mặt đối mặt một cách chậm rãi, hoặc cũng chỉ mơ hồ họ đang nói về đề tài gì thôi chứ không thể bắt chuyện. Khi ngôn ngữ chưa thông thạo cũng đồng nghĩa với việc cơ hội kiếm việc làm trở nên thu hẹp.
-
Em cần có làm việc. Mặc dù chồng em có một công việc ổn định đảm bảo cuộc sống cho gia đình nhưng cũng chỉ đến mức vừa đủ, muốn có chút dư dả nhất định em phải góp phần. Nhưng ở Pháp phụ nữ có gia đình, có con nhỏ thì đến người bản địa còn khó kiếm việc huống hồ một người chân ướt chân ráo mới qua, tiếng chưa rành, bằng cấp mình có ở Việt Nam chẳng có tác dụng vì không được chấp nhận nên việc xin một công việc văn phòng mưa chẳng đến mặt nắng chẳng đến đầu là một giấc mơ xa xỉ.
Kiếm tiền bây giờ chỉ còn những việc lao động chân tay như làm nail, phụ lau dọn nhà hàng (lau dọn thôi nha, phục vụ thì không đạt chuẩn ngôn ngữ, phụ bếp thì không phải ai cũng có khả năng). Mà làm nail cửa cũng hẹp cho phụ nữ có tuổi vì mắt đã bắt đầu kém, sự tỉ mỉ không có, trừ khi đó cũng là nghề từng làm ở Việt Nam chứ bảo qua đây rồi học e rằng mướt mồ hôi.
Còn làm trong nhà hàng thì xác định luôn con cái sẽ thiệt thòi bởi nhà hàng làm việc vào giờ nghỉ của các gia đình, sớm thì cũng phải 11g đêm mới được nghỉ, chưa kể công việc chắc chắn rất vất vả cực nhọc.
Tính tới tính lui cuối cùng em quyết định mở một nhà hàng nhỏ tại nhà để kinh doanh.
- Việc kinh doanh ban đầu có vẻ cực kỳ thuận lợi từ thủ tục cho đến khâu chuẩn bị. Nơi em ở chưa có nhà hàng Việt nên ngay lập tức thu hút khách. Dù đã chọn loại hình kinh doanh là khách mua mang đi chứ không phục vụ tại chỗ nhưng những lúc cao điểm cũng phải 9g đêm mới được ra khỏi cái bếp. Nhìn tiền thu về thì ham đấy nhưng không ngăn nổi cơn mệt mỏi đến rệu rã trong người. Việc nhiều đến độ em nghĩ đến chuyện thuê thêm người phụ giúp, nhưng tính đi tính lại thì không khả thi, bởi tại Pháp, để thuê một người lao động bị ràng buộc rất chặt chẽ về hợp đồng chưa kể đủ loại thuế và bảo hiểm người chủ phải trả cho người lao động, tính ra nếu làm nhỏ mà thuê người thì coi như hết lãi. Thôi thì cũng đành chịu cực vậy, kiếm đồng lời đâu dễ. Sau năm đầu kinh doanh thấy cũng có lãi, so ra hơn đi làm thuê nên tôi phần nào yên tâm.

- Đến năm thứ hai kinh doanh ngày càng khá khẩm, chắc mẩm năm nay mình để dành được nhiều đây, nhưng cú sốc thuế đã hạ nock out e trong tích tắc.
Hoá đơn thuế, bảo hiểm cuối năm gửi về với số tiền cao chóng mặt, gấp nhiều lần năm trước khiến e choáng váng, hỏi ra mới hay, năm đầu được ưu đãi thuế nên mới dễ thở thế, chứ từ năm thứ 2 trở đi thuế chỉ có tăng không giảm. Tính đi tính lại là huề vốn, coi như cả năm làm không công vì không tự trả lương, đấy là còn không phải trả tiền nhà chứ nếu thuê mặt bằng thì cầm chắc lỗ. Hỏi thăm mấy người bạn kinh doanh bên này ai cũng bảo làm đủ ăn, đủ đóng thuế, đóng bảo hiểm là may rồi lấy đâu ra lãi. Pháp chẳng hổ danh là đất nước có nhiều loại thuế bậc nhất thế giới và được tự trào là : đánh thuế con gà vì nó sẽ đẻ trứng.

ga1.jpg
Những trường hợp như mợ chủ kể em chứng kiến rất nhiều và em công nhận nó là thực tế khá phổ biến.
Nhưng em chỉ muốn hỏi mợ và bạn mợ cái này: trước khi quyết định đến 1 vùng đất mới, thì các mợ đã thực sự trải nghiệm cuộc sống ở đó được bao lâu? Hoặc là trước đi đến đó, đã từng có kinh nghiệm sống thực tế ở những nước khác chưa?
 

faceid15

Xe buýt
Biển số
OF-705657
Ngày cấp bằng
27/10/19
Số km
530
Động cơ
97,520 Mã lực
Khổ cái là người muốn đi thì không đủ điều kiện để đi
Người đủ điều kiện lại không muốn đi
Nên đang bàn luận một số ít ngoại lệ thôi
Số ít ngoại lệ thì không có gì để bàn cả vì nó không tuân theo nguyên tắc Tán hộc. Nói luôn em éo bao giờ tin cái chuyện đang ngon lành ở VN bỏ hết đi Tây làm cu li trừ phi chuyến đi có mùi. Chả lẽ VN lắm chạng Nhợn đến thế.
 

Fabulous

Xe tăng
Biển số
OF-406485
Ngày cấp bằng
24/2/16
Số km
1,410
Động cơ
443,376 Mã lực
Cụ ý troll thoai, nick ý vẫn bị đám 47 gọi đu càng gơ mà.
Cụ chơi diễn đàn cũng nên phân loại bên xanh bên đỏ, còm của nick nào nào nên đọc, còm nào bỏ qua. :)) :))
Cám ơn cụ đã chỉ giáo. Em thỉnh thoàng vào xem cho vui, thích thì còm chứ cũng không có hứng ngồi rà xem ai xanh ai đỏ.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,845
Động cơ
339,702 Mã lực
Tuổi
44
Thú thật đến ở Việt nam, được offer với lương gấp 3 ở cty lớn như phải relocate vào sài gòn em còn lăn tăn nữa là đi nước ngoài. Mặc dù cả vợ chồng em đêu đã học ở nước ngoài khoảng 2 năm
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,300
Động cơ
621,865 Mã lực
Trường hợp đi là để hy sinh cho đời con thì chỉ nên áp dụng với những trường hợp đièu kiện tài chính không đủ để cho con du học rồi nó tự quyết đời nó. Đủ điều kiện rồi thì tội gì mà hy sinh như thế. Còn nếu có rất nhiều tiền thì chẳng có gì gọi là hy sinh cả.
 

Hohoanganh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-622099
Ngày cấp bằng
9/3/19
Số km
1,030
Động cơ
125,660 Mã lực
Hãy đặt câu hỏi này với các vùng quê trên mọi nẻo đường đất nước VN xem họ có muốn đi ko.
Em nghe nói cột điện có chân nó cũng đi cơ mà.
Còn giới đc gọi là tinh hoa, quý tộc, hạt giống đen đỏ, sống đầy đủ, ko chút vất vả, lam lũ gì thì chưa chắc đã muốn đi vì ở VN đc ca ngợi, đc tung hô, đc làm giầu nhanh hơn và đc làm bố thiên hạ
 

andy.le

Xe máy
Biển số
OF-717471
Ngày cấp bằng
24/2/20
Số km
92
Động cơ
81,020 Mã lực
Tuổi
41
Cũng là dân "di cư" nhiều nơi, em hoàn toàn đồng cảm với bài viết của chủ topic. Khi nào rảnh, em xin phép viết thêm vào đây câu chuyện của mình, chia sẻ và cũng là tâm sự của những người con Việt xa xứ.
 

Antoni

Xe tải
Biển số
OF-558998
Ngày cấp bằng
17/3/18
Số km
492
Động cơ
157,222 Mã lực
Đành rằng y tế, giáo dục, môi trường tốt hơn nhưng thấy thế hệ sau càng ngày càng khác biệt và xa lánh bố mẹ, cuối cùng về già sống trong cô đơn thì hy sinh có ý nghĩa j nhỉ.
 

richter

Xe buýt
Biển số
OF-90373
Ngày cấp bằng
31/3/11
Số km
794
Động cơ
413,011 Mã lực
Lại một topic kiểu "quẳng xương cho XXX tranh nhau" :D

Những topic kiểu này chả bao giờ hết tranh cãi vì mỗi người đều đứng trên quan điểm, nhãn quan và hoàn cảnh của mình để chém. Và tất cả đều là thày bói xem voi, hehehe.
 

thanglk

Xe hơi
Biển số
OF-397816
Ngày cấp bằng
22/12/15
Số km
105
Động cơ
233,782 Mã lực
Tuổi
37
Đây vốn là vấn đề chẳng có đúng sai, được cái lọ thì mất cái chai, mà mỗi người lại có tiêu chuẩn về chai và lọ khác nhau nữa :))
 

Anhhungjp

Xe tăng
Biển số
OF-307208
Ngày cấp bằng
10/2/14
Số km
1,009
Động cơ
312,100 Mã lực
Sao topic nào cũng thấy các cụ kêu ở Việt Nam kiếm tiền dễ, mà sao nhiều cụ kêu toang thế :D
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,563
Động cơ
753,484 Mã lực
Thế giới phằng, ở nước nào chả giống nhau, có điều kiện thì ăn sáng ăn tối ở hai nước, bình thường.
Định cư đâu cũng tốt, ở lại cũng tốt, các cụ phấn đấu đuê.

P/s: sống ở đâu cũng là ở cái gầm trời này cả, nhọc các cụ quá.
 

nhatthang

Xe tăng
Biển số
OF-89510
Ngày cấp bằng
23/3/11
Số km
1,845
Động cơ
248,337 Mã lực
Hãy đặt câu hỏi này với các vùng quê trên mọi nẻo đường đất nước VN xem họ có muốn đi ko.
Em nghe nói cột điện có chân nó cũng đi cơ mà.
Còn giới đc gọi là tinh hoa, quý tộc, hạt giống đen đỏ, sống đầy đủ, ko chút vất vả, lam lũ gì thì chưa chắc đã muốn đi vì ở VN đc ca ngợi, đc tung hô, đc làm giầu nhanh hơn và đc làm bố thiên hạ
Thớt đang hay, được thấy những thông tin nhiều chiều nhưng cũng rất lấy làm lạ là mãi vẫn chưa thấy xuất hiện comment kiểu "cột điện có chân". Giờ thấy xuất hiện rồi. Nếu đi được xin mời đi, đất này cũng chẳng cần giữ những thành phần như vậy.
 

Antoni

Xe tải
Biển số
OF-558998
Ngày cấp bằng
17/3/18
Số km
492
Động cơ
157,222 Mã lực
Sao topic nào cũng thấy các cụ kêu ở Việt Nam kiếm tiền dễ, mà sao nhiều cụ kêu toang thế :D
đúng là rất dễ. Mật độ dân số cao, đi xe máy nhiều nên chỉ cần gánh phở hoặc ấm chè cũng đủ sống. Ko cần trình độ, chỉ cần có quan hệ là có mối làm ăn ngon. Buôn bđs mà biết trước quy hoạch, ôm sẵn lô đất sau mở con đường qua là x10, 20 ngay, v.v. Nói chung có rất nhiều kiểu làm giàu mà ra nước ngoài ko có.
 

BAYFUN

Xe tăng
Biển số
OF-15493
Ngày cấp bằng
28/4/08
Số km
1,942
Động cơ
531,680 Mã lực
Giấc mơ mãi mãi ko bao giờ là thật
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
6,476
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Quan các nước phương tây ta tìm được một xã hội minh bạch công bằng, tránh được những thứ nhố nhăng, phù phiếm của xã hội việt nam. Chứ không phải qua đó để ăn chơi đàng điếm.
Phương tây đi trước xã hội chúng ta nhiều năm. Để đạt được như họ chẳng biết VN ta có làm được hay không chứ chưa nói gì đến bao giờ.
 
  • Vodka
Reactions: Lah

Thích Đu Đủ

Xe điện
Biển số
OF-717283
Ngày cấp bằng
22/2/20
Số km
2,158
Động cơ
107,195 Mã lực
Tuổi
45
Ko kể VN hay Tây, ng thích việc nông và sống yên tĩnh nên về quê. Ng thích kinh doanh lên tp.
Ng Việt sang tây thì phải kiếm đc vc sử dụng cái đầu chứ tay chân thì ko sướng là đúng rồi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top