[Funland] Định cư ở nước ngoài, các cụ có thích không?

chaybo

Xe điện
Biển số
OF-3787
Ngày cấp bằng
14/3/07
Số km
3,269
Động cơ
584,814 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội 1
Các cụ kéo nhau sang tây hết thì lúc ấy Tây khác chó gì Việt Nam?

Kiểu như HN bây giờ ý.
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,114
Động cơ
382,634 Mã lực
Sướng hay không còn phụ thuộc vào nhiều thứ, vi dụ hai điều:

1) điều gì trong cuộc sống làm bạn cảm thấy "sướng" nhất? là tứ khoái ư? Nếu tầm thường chỉ có vậy thì đừng ra NN!
2) từ "nước ngoài" trong câu hỏi được hiểu như thế nào? Là châu Phi, ĐNA, Tiểu Á, Nga, Đông Âu (cũ, đã là EU), Tây Âu, Canada, Úc, Hoa kỳ?

Về cơ bản nếu ở VN và ở thế giới thứ 1 bạn làm cùng loại công việc, thì ở thế giới thứ 1 bạn và gia đình sẽ có cuộc sống vật chất tốt hơn, các quyền của bạn và con cái được đảm bảo tốt hơn nhiều. Được nhiều gấp mấy lần mất!

Nhưng nếu ở VN bạn là ông chủ lớn hoặc nhân sự cấp cao, còn ở NN bạn là nhân sự cấp thấp hoặc chỉ làm thuê, thì đó là sự đánh đổi, được A nhưng mất B.
 

tenluatomahoc

Xe tăng
Biển số
OF-132010
Ngày cấp bằng
23/2/12
Số km
1,165
Động cơ
384,200 Mã lực
Nơi ở
Cổ Nhuế, Hà Nội
Ở VN em còn chẳng dám mặc đồ đẹp ra đường. Trang sức túi tắm chả dám đeo vì đeo làm chi nó cướp? Ngày ngày cho cái gì vào miệng cũng sợ ung thư vì chất bảo quản. Con cái lớn lớn ra đường chỉ sợ bị đòn oan.

Chẳng qua các cụ chưa sống ở NN thôi chứ sống rồi thì mới hiểu. Còn những người già đã ở vài chục năm rồi giờ muốn quay về là tâm lý bình thường. Lá rụng về cội mà. Ở đó là cô đơn. Con cái đi làm cả ngày, ở nhà về hưu rồi quay quen biết ai. Không giàu ở bển thì đem tiền về nhà sống theo kiểu giàu thành thị mang tiền về quê tiêu
U e đi 18 năm, hôm nào lấy tiền hàng vài k đi như ăn cắp, maphia biết nó thịt luôn. Ăn uống thì toàn đồ cn đóng đá. Nhưng bảo về thì bảo tao cố vài năm nữa.
 

emily1909

Xe buýt
Biển số
OF-334690
Ngày cấp bằng
14/9/14
Số km
721
Động cơ
286,493 Mã lực
Cụ đang nói nước nào mà phải cần những 4k, 5k vậy?! mức trung bình chỉ cần 1k5 là sống okie rồi, còn 2k -2k5 thì là trung bình khá, từ 3k trở lên thì miễn bàn nhé. Cụ so sánh kiểu gì mà không bằng 20tr ở VN. Ở Vn với mức lương đấy làm gì có chuyện nghĩ đến du lịch nước ngoài nước trong hả cụ?! Thậm chí chưa nói đến chuyện tích lũy có khi còn khó, đùng một cái trong gia đình có người ốm đau bệnh tật thì của nả đội nón ra đi hết. Cụ bên đó cụ làm cho chủ Tây hay Việt? Nếu là Tây thì chế độ 1 tháng nghỉ hè, 1 tuần nghỉ đông, thích thì làm ko thích thì lấy giấy bác sĩ ở nhà chơi ăn lương nhé. Ở VN kể cả là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài liệu có được như vậy ko? Nhà em cũng có họ hàng bên UK, họ bảo bên đó đa phần dân VN mà nghèo toàn do cờ bạc thôi, chứ bên đấy kiếm tiền dễ lắm.
Em đồng ý với cụ hết chỉ có điều lấy giấy bác sĩ ko phải thích mà lấy đc, phải có bệnh thật thì mới lấy đc.
 

dinhhunghd

Xe buýt
Biển số
OF-107244
Ngày cấp bằng
31/7/11
Số km
966
Động cơ
402,820 Mã lực
Nước ngoài là phạm trù quá rộng. Nga, Trung Quốc, Ukraina.. Hay Mỹ, Anh, Thụy Sĩ..
 

casauking

Xe tăng
Biển số
OF-190696
Ngày cấp bằng
21/4/13
Số km
1,820
Động cơ
350,492 Mã lực
Cụ đang nói nước nào mà phải cần những 4k, 5k vậy?! mức trung bình chỉ cần 1k5 là sống okie rồi, còn 2k -2k5 thì là trung bình khá, từ 3k trở lên thì miễn bàn nhé. Cụ so sánh kiểu gì mà không bằng 20tr ở VN. Ở Vn với mức lương đấy làm gì có chuyện nghĩ đến du lịch nước ngoài nước trong hả cụ?! Thậm chí chưa nói đến chuyện tích lũy có khi còn khó, đùng một cái trong gia đình có người ốm đau bệnh tật thì của nả đội nón ra đi hết. Cụ bên đó cụ làm cho chủ Tây hay Việt? Nếu là Tây thì chế độ 1 tháng nghỉ hè, 1 tuần nghỉ đông, thích thì làm ko thích thì lấy giấy bác sĩ ở nhà chơi ăn lương nhé. Ở VN kể cả là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài liệu có được như vậy ko? Nhà em cũng có họ hàng bên UK, họ bảo bên đó đa phần dân VN mà nghèo toàn do cờ bạc thôi, chứ bên đấy kiếm tiền dễ lắm.
Thế cụ ko tính đến trừ thuế ạ? E nói là UK đấy ạ. 1k5 ở UK mà sống thoải mái em đảm bảo ko bao giờ có đâu ạ. 1k5 cụ trừ thuế còn tầm 1k2. Tiền thuê phòng ở london loanh quanh 500£ 1 phòng, đi lại cỡ 100£ (đi phương tiện công cộng còn nếu đi oto riêng thì 1 tháng cả xăng xe cả đỗ xe hết tầm 400 là bình thường), ăn uống 200 và còn 400 cụ tiêu pha linh tinh là vừa hết chả để ra đc đồng nào. Mà cụ ơi, cảm giác đang có nhà riêng ở vn chả chung đụng với ai, sang đây bỏ 500 thuê đc 1 phòng mà còn phải share nhà cùng vài thằng khác, toilet dùng chung, phòng thì bé tí nó nản lắm cụ ạ :)) cụ thích thuê cả nhà ở cho sướng thì 1 nhà 2 phòng nhẹ cũng 1k 1 tháng rồi, lúc đó lương cụ lại phải nhích lên 2k4 để trừ thuế còn 2k thì mới kham được.
E thì đang so là làm cho chủ tây hết thì mới có mức 1k5 2k 1 tháng đổ lên đấy cụ chứ làm cho chủ việt thì trả rẻ lắm, chắc trừ mỗi trồng cỏ là kiếm đc kha khá ra thôi.
Ở UK cụ làm đc càng nhiều thì càng đóng thuế càng cao. Lương 2k 1 tháng thì cụ đóng 400, lương 3k5 1 tháng thì cụ đóng 700. Thế nên e mới bảo lương 4k 5k thì cụ sống mới thoải mái đc ( thoải mái với e là cụ để dành ra mỗi tháng đc tầm 1k cất đi phòng khi đau ốm, có khả năng nuôi 4 bánh chứ đi tàu hay bus vào mùa đông hay những ngày mưa gió thì vẫn chưa thể gọi là thoải mái đâu cụ).
 

công nông tàu

Xe container
Biển số
OF-14292
Ngày cấp bằng
27/3/08
Số km
6,392
Động cơ
566,024 Mã lực
Nơi ở
nay đây mai đó
Em nghĩ quyết định sống ở đâu là do từng hoàn cảnh cụ thể chứ chẳng có lời khuyên chung cho tất cả các trường hợp.
Ở đâu thì cũng có người giàu người nghèo, người làm ăn được và người không làm ăn được. Có những người ở VN vẫn sống sung túc do làm ăn may mắn , có chỗ làm ngon hoặc COCC, chả cần cố gắng nhiều vẫn giàu có.
Ở nước ngoài, có những người có trình độ nhất định, kiếm được việc làm ổn định. Cũng có những người làm ăn không may mắn, thua lỗ ,có cả những trường hợp ham cờ bạc, chơi bời , gái gú...
Với cá nhân em, sống ở Ucraine gần 30 năm. Nhiều phen lao đao, như hiện tại suy thoái kinh tế, chính trị không ổn định nhưng do thời gian sống ở đây quá lâu, con cái đang học hành phát triển bên này rồi nên em hoàn toàn không có ý định về VN ( sau này già thì chưa biết :D ) Không phải là sự so sánh ở đâu hơn nữa mà giờ cuộc sống như 1 thói quen.
Sau bao năm cày cuốc , ở VN em cũng có chút tài sản nhất định, 3 căn nhà HN, có đôi tỏi gửi NH. Bên này em cũng có nhà cửa, xe cộ đàng hoàng . Ý em muốn nói là cả 2 nơi em đều có điều kiện kinh tế như nhau (Em không dám khoe vì trên này có nhiều cụ đại gia lắm :) ).
Nhiều lần đi dạo ngắm đường ngắm phố phường HN, nơi chôn rau cắt rốn của em, cố tìm lại những nét thân quen còn đọng lại trong ký ức nhưng có lẽ do thời gian quá lâu hoặc do XH đổi mới , Hà nội giờ nhịp sống gấp gáp quá còn em càng ngày càng có tuổi lại muốn sống chậm lại. Em cảm thấy em lạ lẫm ngay trên quê hương em. Bởi vậy nếu để quay về sống ở VN em e rằng em khó hòa nhập.
Nói riêng về người Việt ở bên em, nếu nói chỉ là buôn bán kinh doanh kiếm sống cho gia đình và không phải lo tiền gửi về VN thì sống bên này không khó kiếm tiền trang trải cho sinh hoạt gia đình ở mức đàng hoàng (loại trừ những đối tượng mải chơi bời bài bạc gái gú hoặc thực sự không may mắn) . Tuy nhiên người Việt mình khi ra đi nước ngoài tìm đường cứu thân còn trên vai nặng gánh phần cứu nhà. Ở đây nhiều người chỉ biết con đường từ nhà ra chợ , chỉ biết đi làm chắt chiu được đồng nào gửi về VN đồng đó. Rất nhiều người gửi tiền về VN xây nhà cao cửa rộng trong khi bên này họ vẫn ở trong những căn hộ đi thuê cũ kỹ hoặc ở trong ký túc xá sập sệ, trong câu chuyện của họ luôn có câu : " Mai kia về VN..." Có nhiều người đã không kịp về VN để hưởng nhà cao cửa rộng mà bỏ xác bên này. Cuộc sống ở đây đối với những người này luôn là cuộc sống tạm thời , bấp bênh.
Với những người ở lâu năm như gia đình em thì coi như đây là quê hương thứ 2 của mình rồi. Muốn ổn định cuộc sống của bản thân trên đất này nên luôn vun vén lo cho cơ ngơi bên này trước đã rồi mới lo đến nhà cửa ở VN.
Ở bên này em nghe ở VN ăn uống toàn hóa chất, ra đường TNGT, ô nhiễm không khí em thấy sợ không dám về cũng giống như các cụ ở VN nghe thấy bên này nạn đầu trọc, đánh nhau, mất điện mất nước giữa mùa đông, kinh tế suy thoái ....các cụ bảo sống mà nơm nớp như vậy không thèm sống :)
P/S : Bên này em chưa bị 1 ngày nào mất điện mất nước, đêm khuya em vẫn ra đường đi dạo. Cuộc sống vẫn bình yên trôi chậm chậm phù hợp với em nên em vẫn ở. :)). Dạo này đô tăng giá, đổi 100USD ra tiền gripna tiêu thoải mái :))
 

emily1909

Xe buýt
Biển số
OF-334690
Ngày cấp bằng
14/9/14
Số km
721
Động cơ
286,493 Mã lực
Mỗi người 1 ý, thôi thì em ko nói nhiều chỉ có điều là các cụ cứ nhìn xem bao nhiêu người định cư nước ngoài mà muốn quay về sống ở Việt Nam? Con số này em thấy quá ít, em thấy phần lớn là ra nước ngoài rồi thì chỉ tìm mọi cách để đc ở lại.Chỉ thế thôi là các cụ tự hiểu sống đâu tốt hơn rồi đó.
 

CTM

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-318349
Ngày cấp bằng
5/5/14
Số km
277
Động cơ
295,070 Mã lực
Em nghĩ quyết định sống ở đâu là do từng hoàn cảnh cụ thể chứ chẳng có lời khuyên chung cho tất cả các trường hợp.
Ở đâu thì cũng có người giàu người nghèo, người làm ăn được và người không làm ăn được. Có những người ở VN vẫn sống sung túc do làm ăn may mắn , có chỗ làm ngon hoặc COCC, chả cần cố gắng nhiều vẫn giàu có.
Ở nước ngoài, có những người có trình độ nhất định, kiếm được việc làm ổn định. Cũng có những người làm ăn không may mắn, thua lỗ ,có cả những trường hợp ham cờ bạc, chơi bời , gái gú...
Với cá nhân em, sống ở Ucraine gần 30 năm. Nhiều phen lao đao, như hiện tại suy thoái kinh tế, chính trị không ổn định nhưng do thời gian sống ở đây quá lâu, con cái đang học hành phát triển bên này rồi nên em hoàn toàn không có ý định về VN ( sau này già thì chưa biết :D ) Không phải là sự so sánh ở đâu hơn nữa mà giờ cuộc sống như 1 thói quen.
Sau bao năm cày cuốc , ở VN em cũng có chút tài sản nhất định, 3 căn nhà HN, có đôi tỏi gửi NH. Bên này em cũng có nhà cửa, xe cộ đàng hoàng . Ý em muốn nói là cả 2 nơi em đều có điều kiện kinh tế như nhau (Em không dám khoe vì trên này có nhiều cụ đại gia lắm :) ).
Nhiều lần đi dạo ngắm đường ngắm phố phường HN, nơi chôn rau cắt rốn của em, cố tìm lại những nét thân quen còn đọng lại trong ký ức nhưng có lẽ do thời gian quá lâu hoặc do XH đổi mới , Hà nội giờ nhịp sống gấp gáp quá còn em càng ngày càng có tuổi lại muốn sống chậm lại. Em cảm thấy em lạ lẫm ngay trên quê hương em. Bởi vậy nếu để quay về sống ở VN em e rằng em khó hòa nhập.
Nói riêng về người Việt ở bên em, nếu nói chỉ là buôn bán kinh doanh kiếm sống cho gia đình và không phải lo tiền gửi về VN thì sống bên này không khó kiếm tiền trang trải cho sinh hoạt gia đình ở mức đàng hoàng (loại trừ những đối tượng mải chơi bời bài bạc gái gú hoặc thực sự không may mắn) . Tuy nhiên người Việt mình khi ra đi nước ngoài tìm đường cứu thân còn trên vai nặng gánh phần cứu nhà. Ở đây nhiều người chỉ biết con đường từ nhà ra chợ , chỉ biết đi làm chắt chiu được đồng nào gửi về VN đồng đó. Rất nhiều người gửi tiền về VN xây nhà cao cửa rộng trong khi bên này họ vẫn ở trong những căn hộ đi thuê cũ kỹ hoặc ở trong ký túc xá sập sệ, trong câu chuyện của họ luôn có câu : " Mai kia về VN..." Có nhiều người đã không kịp về VN để hưởng nhà cao cửa rộng mà bỏ xác bên này. Cuộc sống ở đây đối với những người này luôn là cuộc sống tạm thời , bấp bênh.
Với những người ở lâu năm như gia đình em thì coi như đây là quê hương thứ 2 của mình rồi. Muốn ổn định cuộc sống của bản thân trên đất này nên luôn vun vén lo cho cơ ngơi bên này trước đã rồi mới lo đến nhà cửa ở VN.
Ở bên này em nghe ở VN ăn uống toàn hóa chất, ra đường TNGT, ô nhiễm không khí em thấy sợ không dám về cũng giống như các cụ ở VN nghe thấy bên này nạn đầu trọc, đánh nhau, mất điện mất nước giữa mùa đông, kinh tế suy thoái ....các cụ bảo sống mà nơm nớp như vậy không thèm sống :)
P/S : Bên này em chưa bị 1 ngày nào mất điện mất nước, đêm khuya em vẫn ra đường đi dạo. Cuộc sống vẫn bình yên trôi chậm chậm phù hợp với em nên em vẫn ở. :)). Dạo này đô tăng giá, đổi 100USD ra tiền gripna tiêu thoải mái :))
Tôi thì không định cư như cụ mà đi, về...tuy nhiên do tính chất công việc phải nay đây, mai đó..cũng gần 20 năm rồi về nước đc b a hay bốn lần gì đấy.
Đôi lúc buồn lắm, nhât là dịp gần Tết..nhớ quê, nhớ bạn khg cầm lòng đc, chỉ muốn bỏ hết tất cả chạy về ngay để đc ngắm hoa đào, đc nấu bành chưng, đc nhìn trẻ con xúng xính quần áo mới đón Tết...
Buồn nhất là khi thằng con 13t rồi nhưng gọi bố đôi khi là daddy, khi là bố, có khi lại là papa (vì cháu phải di chuyễn theo bố, học nhiều trường có nhiều trẻ con khác quốc tịch). Cố gằng dạy cháu tiếng Việt lúc rỗi nhưng cũng chẳng cải thiện đc mấy vì môi trường nó thế.
"Lá rụng về cội" lúc nào cũng thối thúc , thôi đành chờ 1 thời gian nữa dành dụm thêm, F1 học hành đàng hoàng rồi về vậy.
 

emily1909

Xe buýt
Biển số
OF-334690
Ngày cấp bằng
14/9/14
Số km
721
Động cơ
286,493 Mã lực
Em nghĩ quyết định sống ở đâu là do từng hoàn cảnh cụ thể chứ chẳng có lời khuyên chung cho tất cả các trường hợp.
Ở đâu thì cũng có người giàu người nghèo, người làm ăn được và người không làm ăn được. Có những người ở VN vẫn sống sung túc do làm ăn may mắn , có chỗ làm ngon hoặc COCC, chả cần cố gắng nhiều vẫn giàu có.
Ở nước ngoài, có những người có trình độ nhất định, kiếm được việc làm ổn định. Cũng có những người làm ăn không may mắn, thua lỗ ,có cả những trường hợp ham cờ bạc, chơi bời , gái gú...
Với cá nhân em, sống ở Ucraine gần 30 năm. Nhiều phen lao đao, như hiện tại suy thoái kinh tế, chính trị không ổn định nhưng do thời gian sống ở đây quá lâu, con cái đang học hành phát triển bên này rồi nên em hoàn toàn không có ý định về VN ( sau này già thì chưa biết :D ) Không phải là sự so sánh ở đâu hơn nữa mà giờ cuộc sống như 1 thói quen.
Sau bao năm cày cuốc , ở VN em cũng có chút tài sản nhất định, 3 căn nhà HN, có đôi tỏi gửi NH. Bên này em cũng có nhà cửa, xe cộ đàng hoàng . Ý em muốn nói là cả 2 nơi em đều có điều kiện kinh tế như nhau (Em không dám khoe vì trên này có nhiều cụ đại gia lắm :) ).
Nhiều lần đi dạo ngắm đường ngắm phố phường HN, nơi chôn rau cắt rốn của em, cố tìm lại những nét thân quen còn đọng lại trong ký ức nhưng có lẽ do thời gian quá lâu hoặc do XH đổi mới , Hà nội giờ nhịp sống gấp gáp quá còn em càng ngày càng có tuổi lại muốn sống chậm lại. Em cảm thấy em lạ lẫm ngay trên quê hương em. Bởi vậy nếu để quay về sống ở VN em e rằng em khó hòa nhập.
Nói riêng về người Việt ở bên em, nếu nói chỉ là buôn bán kinh doanh kiếm sống cho gia đình và không phải lo tiền gửi về VN thì sống bên này không khó kiếm tiền trang trải cho sinh hoạt gia đình ở mức đàng hoàng (loại trừ những đối tượng mải chơi bời bài bạc gái gú hoặc thực sự không may mắn) . Tuy nhiên người Việt mình khi ra đi nước ngoài tìm đường cứu thân còn trên vai nặng gánh phần cứu nhà. Ở đây nhiều người chỉ biết con đường từ nhà ra chợ , chỉ biết đi làm chắt chiu được đồng nào gửi về VN đồng đó. Rất nhiều người gửi tiền về VN xây nhà cao cửa rộng trong khi bên này họ vẫn ở trong những căn hộ đi thuê cũ kỹ hoặc ở trong ký túc xá sập sệ, trong câu chuyện của họ luôn có câu : " Mai kia về VN..." Có nhiều người đã không kịp về VN để hưởng nhà cao cửa rộng mà bỏ xác bên này. Cuộc sống ở đây đối với những người này luôn là cuộc sống tạm thời , bấp bênh.
Với những người ở lâu năm như gia đình em thì coi như đây là quê hương thứ 2 của mình rồi. Muốn ổn định cuộc sống của bản thân trên đất này nên luôn vun vén lo cho cơ ngơi bên này trước đã rồi mới lo đến nhà cửa ở VN.
Ở bên này em nghe ở VN ăn uống toàn hóa chất, ra đường TNGT, ô nhiễm không khí em thấy sợ không dám về cũng giống như các cụ ở VN nghe thấy bên này nạn đầu trọc, đánh nhau, mất điện mất nước giữa mùa đông, kinh tế suy thoái ....các cụ bảo sống mà nơm nớp như vậy không thèm sống :)
P/S : Bên này em chưa bị 1 ngày nào mất điện mất nước, đêm khuya em vẫn ra đường đi dạo. Cuộc sống vẫn bình yên trôi chậm chậm phù hợp với em nên em vẫn ở. :)). Dạo này đô tăng giá, đổi 100USD ra tiền gripna tiêu thoải mái :))
Cụ đã nói hết những thứ mà em nghĩ nhưng em lười quá ko viết ra đc, em xin mời cụ 1 ly. Cụ chắc chắn là thế hệ trước của em, em mới định cư Ba Lan đc gần chục năm thôi, cũng thấy cuộc sống bên này sao mà bình yên thoải mái thế! Làm giàu trong thời này thì khó chứ làm để có cuộc sống yên ổn thì dễ lắm. Với chất lượng cuộc sống tạm gọi là bình thường bên này thì ở Việt Nam chắc phải khá giả lắm mới theo đc. Hàng ngày em đưa F1 đi học em thầm nghĩ sao chúng nó sung sướng thế. Ở Việt Nam mà muốn cho F1 học hành điều kiện như thế thì mấy trường đáp ứng đc.
 

MyMac

Xe điện
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
4,998
Động cơ
466,132 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Cụ chưa biết gì mà phán như thánh thế. Em thừa khả năng và trình độ để hòa nhập cả về học thức lẫn ngôn ngữ. Nhưng nó vẫn chán. Có những cái không phải là văn hóa của mình, nó không thuộc về mình, đú đởn theo chẳng có gì là hay ho cả
Em đang có 17 năm ở Cali đây cụ ạ. Cũng nghĩ quê hương là chùm khế ngọt nên mới tậu cái khách sạn ở Sài Gòn, làm được vài tháng đã thấy nản rồi đây. Nhân viên thì không có chuyên môn, hở ra thì ăn cắp. Cả tuần ngày nào cũng có lực lượng đến xin đểu. Mà đi đến đâu, làm cái gì cũng phải lén lút xì tiền ra. Cảm thấy con người mình, danh dự mình không bằng con chó. Mình đóng thuế để trả lương cho nó. Rồi đến lúc đến chỗ nó để nó phải phục vụ mình thì vẫn phải lén lút đưa tiền cho nó. Mà nó cầm tiền của mình rồi nó còn khinh khỉnh lên chứ nào có tử tế gì? Ngoài ra ngày cao điểm nhất chứng kiến 5 vụ cướp giật, đâm chém, đánh nhau ngay trên đường.

Đã thế ngày nào đọc báo cũng thấy hàng tấn mỡ thối, nội tạng có giòi, hoa quả phun thuốc, mực tẩy bồn cầu, cá ướp u-rê, lợn gà bơm nước, lợn sề thành thịt bò, rau muốn tưới dầu nhớt thải...

Nên em lại về bển rồi. Lúc nào nhớ bu bá mới lại về. Chả hiểu các cụ bảo sướng cái gì? Làm những việc mà nó trái với pháp luật, trái với lương tâm của mình, bị đối xử như loài hạ đẳng mà vẫn thấy sướng. Sợ thật, tức là con người đã không còn nhận thức được giới hạn làm người với làm vật rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

công nông tàu

Xe container
Biển số
OF-14292
Ngày cấp bằng
27/3/08
Số km
6,392
Động cơ
566,024 Mã lực
Nơi ở
nay đây mai đó
Tôi thì không định cư như cụ mà đi, về...tuy nhiên do tính chất công việc phải nay đây, mai đó..cũng gần 20 năm rồi về nước đc b a hay bốn lần gì đấy.
Đôi lúc buồn lắm, nhât là dịp gần Tết..nhớ quê, nhớ bạn khg cầm lòng đc, chỉ muốn bỏ hết tất cả chạy về ngay để đc ngắm hoa đào, đc nấu bành chưng, đc nhìn trẻ con xúng xính quần áo mới đón Tết...
Buồn nhất là khi thằng con 13t rồi nhưng gọi bố đôi khi là daddy, khi là bố, có khi lại là papa (vì cháu phải di chuyễn theo bố, học nhiều trường có nhiều trẻ con khác quốc tịch). Cố gằng dạy cháu tiếng Việt lúc rỗi nhưng cũng chẳng cải thiện đc mấy vì môi trường nó thế.
"Lá rụng về cội" lúc nào cũng thối thúc , thôi đành chờ 1 thời gian nữa dành dụm thêm, F1 học hành đàng hoàng rồi về vậy.
Em được cái may hơn cụ là ở nhà gia đình em vẫn giao tiếp bằng tiếng Việt nên F1 nhà em tiếng Việt chuẩn.
Có lẽ em rời khỏi VN từ năm 17 tuổi , lại vào cái thời khó khăn nên ấn tượng của em về VN khá mờ nhạt. Đi 1 hơi 9 năm sau mới về VN lại đúng vào những năm 98-2000 đất nước đang đổi mới từng ngày. Em vẫn nhớ dạo đó em cũng phải đứng giữa quyết định về Vn hay ở lại nước ngoài. Em hay đứng trên sân thượng nhìn xuống dòng người xe nườm nượp trên đường tự hỏi : Mình có còn thuộc về nơi này nữa không? Suốt 6 tháng phân phân chọn lựa cuối cùng em quyết định ra đi.


Cụ đã nói hết những thứ mà em nghĩ nhưng em lười quá ko viết ra đc, em xin mời cụ 1 ly. Cụ chắc chắn là thế hệ trước của em, em mới định cư Ba Lan đc gần chục năm thôi, cũng thấy cuộc sống bên này sao mà bình yên thoải mái thế! Làm giàu trong thời này thì khó chứ làm để có cuộc sống yên ổn thì dễ lắm. Với chất lượng cuộc sống tạm gọi là bình thường bên này thì ở Việt Nam chắc phải khá giả lắm mới theo đc. Hàng ngày em đưa F1 đi học em thầm nghĩ sao chúng nó sung sướng thế. Ở Việt Nam mà muốn cho F1 học hành điều kiện như thế thì mấy trường đáp ứng đc.
Em là người hay lang thang, thích chụp ảnh, cảm nhận thiên nhiên. Nhiều lúc nằm ngả lưng trên cánh đồng, ngắm hoa ngắm cỏ chợt nghĩ ở Vn chắc chả bao giờ em có cơ hội được hưởng những không gian trong lành yên tĩnh thanh bình đến vậy.
Em có vợ chồng người anh sống bên này về VN. Có lần anh chị ấy đi từ HN đi Sầm sơn tắm biển. Theo thói quen bên này chị ấy chuẩn bị đồ ăn , 1 tấm khăn trải để đi dọc đường tiện đâu thì trải ra ăn nghỉ giữa đường, một điều rất bình thường bên này. Thế mà dọc đường đi không kiếm được chỗ nào để ngả "mâm" để cả nhà nghỉ ngơi vì 2 bên đường kín nhà cửa hoặc chỗ không có nhà cửa là chỗ không thể "ngả mâm" :))
 
Chỉnh sửa cuối:

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,114
Động cơ
416,230 Mã lực
Nơi ở
BE
Thớt quá bổ ích luôn. Em oánh dấu để nghiên cứu ý kiến các cụ.
 

xe dap dien TQ

Xe tải
Biển số
OF-297387
Ngày cấp bằng
1/11/13
Số km
221
Động cơ
313,010 Mã lực
Có đủ đk thì đi một cách đàng hoàng. Nếu ko thì đành lòng tự sướng xứ thiên đường vậy. Đời mình coi như an phận, xem f1 nó có ý chí thì cho nó ddii thôi còn nó mà nhụt như mình thì thỉnh thoảng đi du lịch mở mang đầu óc thôi.
 

Long đen

Xe buýt
Biển số
OF-301810
Ngày cấp bằng
15/12/13
Số km
567
Động cơ
311,952 Mã lực
Em chỉ thích đi du lịch nước ngoài, chứ sống thì nhất định là phải ở VN
 

MyMac

Xe điện
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
4,998
Động cơ
466,132 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Làm người thì có tình cảm, đề cao cs tinh thần hơn vật chất.
Làm vật thì ngủ dậy chỉ miếng ăn miếng sống. Chỗ nào đầy đủ hơn thì xông đến.
Cụ nhầm. Con người hay con vật đều có tình cảm. Con chó con lợn còn biết chủ nó là ai. Duy chỉ có con vật mới không biết miếng nào ngon miếng nào không ngon. Con vật thấy mứt cũng như cơm. Còn con người thấy mứt không ăn mà phải chạy đến chỗ nào mâm cao cỗ đầy, thịt thà no đủ. Cụ nhớ nhé. Con vật thì mới không biết quyền làm người là gì. Sống ở một xã hội mà đi ra đường thấy công an lao ra chặn xe mình là trong đầu ong lên, lục lọi ngay đến danh sách người quen có ai không để gọi điện cầu cứu. Không có thì lạy lục nhục nhã xin tha. Nhìn những cái bộ dạng năn nỉ nhăn nhó xin xỏ ở mấy cái chốt giao thông mới thấy đáng khinh làm sao. Tha không được thì bấm bụng móc ví ra lén lút đưa cho nó mấy đồng để yên thân.

Còn để so sánh cuộc sống ở NN với cuộc sống ở VN thì chưa nói đến miếng ăn, chỉ cần được sống trong một xã hội yên bình, được làm một người tự do, bình thường đã là sung sướng rồi. Xã hội họ cho mình cơ hội để hòa nhập, cho mình các quyền bình đẳng tại sao mình lại có tâm lý tiểu nhược, sợ hãi, tự kỷ. Phải chăng chỉ những người an phận thủ thường, không có chí tiến thủ, không có khái niệm hạnh phúc tự do mới sợ phải khai phá và an cư? Hóa ra chẳng bằng mấy ông dân tộc du canh du cư.

Cụ chịu khó đọc và học thêm tí nữa, nhất là đọc về những cuộc chinh phục miền đất của các dân tộc trên thế giới. Nước Mỹ, nước Úc xuất phát điểm từ đâu mà có? Đọc đi cụ trước khi buông vài câu cắn càn bâng quơ cụ nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-298555
Ngày cấp bằng
14/11/13
Số km
3,380
Động cơ
343,187 Mã lực
Em cứ ám ảnh câu nói của cụ nào ấy: VN luôn có hơn 90 triệu phạm nhân dự khuyết nên có cơ hội là xác định luôn và ngay.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,019
Động cơ
727,956 Mã lực
con bạn em lấy Tây. đẻ dc 1 đứa, cực giầu luôn, thế quái nào mà nó lôi dc cả thằng tây lẫn mẹ tây về vn ở mới kinh chứ :D ở luôn đấy ạ. Chả hiểu nó thích gì ở xứ mình? Hya đúng mềnh là thiên đường thật mà mình ko bít nhỉ? :))
Trả lời cho bác này: "đẻ dc 1 đứa, đẻ dc 1 đứa, cực giầu luôn, luôn, ".

Nhiều thằng làm công việc chỉ tính toán online là chính, thì nó ở đâu cũng được, miễn là online được.

Ở Việt Nam, có nhiều tiền, dù là VND, sướng hơn ở bển nhiều.

Ví dụ: Vài năm trước, tôi đến tiệc chia tay 1 chị Switzerland, chức danh Thư ký thứ 2 Đại sứ quán Switzerland tại Hà Nội. Chị này mặt buồn như mất sổ gạo.

Hàm: Công chức thường (đại loại Phó phòng gì đó).
Tiêu chuẩn ở Việt Nam:
01 nhà phố cổ (nó có thể chọn cỡ Ciputra, nhưng ko thích).
01 lái xe 24/7.
Lương độ 4.000USD + Tiền xa tổ quốc 2.500 + 04 Vé khứ hồi (được thăm nhà 2 lần / năm cho 2 người) + 01 kỳ nghỉ 4.000USD / năm (hơn thì tự bù).
01 Con học UNIS, giá có mỗi 15.000USD/năm.
Phụ cấp cho con 500USD; cho chồng (nếu chồng thất nghiệp) 500USD.
01 giúp việc 24/7.

Còn ở bển:
Lương chắc chỉ còn 4.000.
Tự thuê nhà, tự rửa bát, tự lái xe nếu có xe, tự mua xe mà đi, tự đi nghỉ bằng tiền cá nhân. Túm lại mọi thứ trông vào Lương.

Vậy, ở đâu sướng hơn??
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top