[Funland] Định cư ở nước ngoài, các cụ có thích không?

dangduong

Xe điện
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
4,564
Động cơ
445,839 Mã lực
Khó khăn em nhận thấy là phải cố gắng gấp rất nhiều lần ở Việt Nam.

Cuộc sống không buồn lắm, với em thì ok!
Cụ nào có nghề kĩ thuật, có Tiếng Anh tốt, vốn ban đầu đủ thì hãy nên đi, phỏng cụ.
 

Du_don

Xe điện
Biển số
OF-351274
Ngày cấp bằng
18/1/15
Số km
3,012
Động cơ
296,478 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Có người quen của gia đình em người bắc âu đã có lần hỏi em: Mày có thích sang tao sinh sống không. Ông này nói thật vì trước đó ông đã đưa vài người bạn trẻ Trung quốc sang bên đó. Lúc đó em mới rước gấu về nhà nên bẩu, tao mới lập gia đình và yêu đất nước này nên tao không đi. Về sau gấu nhà cháu biết chuyện mới bẩu sao anh dốt thế, ở đời mấy khi gặp được người tốt như vậy.
Trong trường hợp như em các cụ/mợ có ra đi không? Nếu quyết định ra đi thì vì sao?
Chưa thấy ông VK nào về VN mà mún đi tiếp để làm trâu ngựa
;) tự suy ngẫm đi nhá
 

thehero

Xe hơi
Biển số
OF-319608
Ngày cấp bằng
14/5/14
Số km
105
Động cơ
292,350 Mã lực
Nơi ở
Dải ngân hà
Đi sang lấy vài năm rồi về cũng đc. Nhớ mang nhiều tiền về là đc. Nếu ko thì ko cần về đâu cụ ạ! VN dạo này đang đông ạ!
 

dangduong

Xe điện
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
4,564
Động cơ
445,839 Mã lực
Chủ đề này đem ra trao đổi đời nào hết các cụ ơi :-?
Vẫn bổ ích lắm cụ ạ, vì ko ít người nhấp nhổm tính chuyện định cư ở các nước pt.
Sau một hồi theo dõi, nhất là nhờ các bài chân thực như bài của bác DE-VN, em khuyên cụ nào định đi thì món ngoại ngữ phải khá. Ielts chắc 7-8 hãy nghĩ đến chuyện đi. Đấy là yếu tố quyết định. Ngoài ra, cũng phải có khoảng 1 năm dự trữ cho lúc mới sang. Lao động chân tay tạm thời 1-2 năm chứ suốt đời thì cũng ớn lắm, nên ngoại ngữ mà kém thì ko nên sang. Nghe nói cũng có người ko biết ngữ sở tại, vẫn mở cửa hàng ăn uống, thuê hết, kể cả phiên dịch, song có lẽ ko phải ai cũng làm được.
 
Chỉnh sửa cuối:

lanhuong1965

Xe điện
Biển số
OF-85214
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,011
Động cơ
446,860 Mã lực
Chủ đề này thì tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể mà bản thân thấy nên hay không nên định cư nước ngoài mà thôi.
Hầu như mọi người trên trái đất đều nhỏ lo học hành tạo nghề nghiệp, lớn do hoàn cảnh mà dấn thân đi xa hay ở lại nơi chôn rau cắt rốn chung quy cũng vì phương kế sinh nhai. Tất nhiên còn những ảnh hưởng khác như chính kiến, chính trị, yêu cầu của công việc...
Nói ngay vào em, khi có ý định cho 2F1 đi du học là đã tính đường không quay về, vợ chồng em lại quen sống khép kín quanh quẩn trong nhà với nhau đã vui rồi thì tương lai theo các F1 định cư là điều tất nhiên!

Các cụ mợ vào đây tranh luận theo cách nhìn ra đi là không thế này thế kia (Không yêu nước, ăn bơ thừa sữa cặn giãy chết...)còn ở lại sẽ thế này thế nọ (Mới là người yêu nước thương nòi...) thì nên chỉnh lại tư duy xem sao. Thế giới phẳng rồi, ra đi mà phát huy được hết các thế mạnh bản thân, sống xứ người nhưng không làm hổ danh giống nòi, một ngày nào đó biết đâu lại làm rạng danh dân tộc như Ngô Bảo Châu, Đặng Thái Sơn...thì lại chả hơn quá người ở lại mà khi thì quan tham buôn lậu, lúc lừa đảo gian thương...
Phỏng các cụ mợ?!
 
Chỉnh sửa cuối:

g_d

Xe buýt
Biển số
OF-70243
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
594
Động cơ
429,636 Mã lực
Hồi trẻ em cũng muốn định cư ở NN nhưng do k quyết tâm, vẫn còn ham chơi (ở nhà vui hơn mà) nên giờ vẫn quanh quẩn góc nhà. Giờ do tuổi cũng tuơng đối nên nghĩ đến thay đổi là ngại. Mà có phải muốn đi là đc đâu? Giờ có bảo thích đi lắm mà cũng chẳng biết bằng cách nào?
 

sadwings

Xe hơi
Biển số
OF-177314
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
114
Động cơ
340,640 Mã lực
Em mà có cơ hội là em cũng bye bye luôn đấy. Hôm trước đọc báo thấy cán bộ ăn chặn cả của ng tàn tật mà em thấy ngao ngán quá.
 

roni

Xe buýt
Biển số
OF-183706
Ngày cấp bằng
6/3/13
Số km
800
Động cơ
342,623 Mã lực
Nơi ở
Cạnh nhà hàng xóm
Suy nghĩ này chính là vòng luẩn quẩn của người Việt mình. Tiền làm chui lậu thuế thì không thể vác khơi khơi ra mua nhà được . Đành cổn về Việt tậu đất, xây nhà to . Đất hay nhà to thì anh, em ở nhà đứng tên. Bên này nhỡ có sa cơ lỡ vận về quỳ lạy anh, em bán giúp để lấy tiền mang qua thaó gỡ . Lúc này thì lòng tham con người trỗi dậy. Anh, em ruột tham ít nhưng dâu, rể thì tham nhiều . Thế là nhà đất mất, lại mất luôn cả tình anh, em. Đó là sự thật, đắng lòng lắm các cụ ạ. Bên này nhiều gia đình đã tan nát vỡ theo bong bóng bất động sản ở cái đận cuối thập kỷ trước, đầu thập kỷ này.
Cái này liệu có phải là nút thắt dẫn đến việc cho phép người nước ngoài đứng tên mua nhà ko nhỉ ? liệu BĐS có tăng lên nhờ tháo gỡ nút này ko nhỉ ?
 

luckyluke_pfiev

Xe tải
Biển số
OF-62816
Ngày cấp bằng
26/4/10
Số km
226
Động cơ
441,566 Mã lực
Nơi ở
Còn Lâu Mới Nói
Các cụ bảo ở VN sướng...có tiền là sướng hơn các nước khác, Tuy nhiên đâu phải thế các cụ, chế độ phúc lợi xã hội , cơ sở hạ tầng, nền văn minh tiên tiến...Đơn giản chuyện hàng ngày ra đường không phải bực mình cũng là 1 ngày may mắn rồi.

Các cụ xem, nhiều dân tộc có văn hóa di cư (Trung Quốc, Ấn, Châu Phi...), như mấy thằng bạn Ấn của em, toàn tìm cách đi làm rồi té sang Mỹ, EU, AUS sau đó đưa gia đình sang. Em nghĩ đấy là sáng suốt.
 
Chỉnh sửa cuối:

leo989

Xe buýt
Biển số
OF-112896
Ngày cấp bằng
15/9/11
Số km
829
Động cơ
396,161 Mã lực
nói chung là ở đâu tốt thì người ta tìm đến, chả thế mà em thấy bạn bè em du học ít đứa về. đứa nào về thì là nhà quan chức khá giả. mà thử mở cửa biên giới xem dân chạy sang đâu là biết ngay.
 

sphinxvnn

Xe tải
Biển số
OF-89966
Ngày cấp bằng
28/3/11
Số km
201
Động cơ
407,610 Mã lực
nói chung là ở đâu tốt thì người ta tìm đến, chả thế mà em thấy bạn bè em du học ít đứa về. đứa nào về thì là nhà quan chức khá giả. mà thử mở cửa biên giới xem dân chạy sang đâu là biết ngay.
Em tưởng biên giới bên mình mở lâu rồi mà, cụ thích thì cứ chèo thuyền mà đi có ai cấm đâu nhỉ??? ;))
 

anh_mai_yeu2603

Xe hơi
Biển số
OF-323665
Ngày cấp bằng
15/6/14
Số km
179
Động cơ
289,813 Mã lực
Cháu sống ở Nagoya, đây là thuộc dạng thành phố lớn của Nhật vậy mà cháu thấy nó yên bình hơn cả vùng nông thôn của mình ấy. Ngoài lý do gia đình ra, thì chả có lý do gì lưu luyến ở VN cả. Người Việt mình khổ vì cứ phải lo chuyện tích lũy, chứ sống bên này, chịu khó làm 1 chút thôi thì đời sống hang ngày cũng thoải mái. Giờ cháu chỉ tiếc là anh em họ hàng không còn ai đến tuổi đi học để cháu kéo sang đây, cháu còn ở bên này thì thuận lợi hơn rất nhiều, các chú bác toàn nhà nông, muốn ngẩng mặt lên được thì chả còn cách nào khác ngoài cho con cái học hành tốt cả. Nghĩ mà tiếc quá.
 

muoiba

Xe hơi
Biển số
OF-199443
Ngày cấp bằng
24/6/13
Số km
120
Động cơ
324,990 Mã lực
Thực ra em ko hề muốn tranh luận với bác hay khuyên các bác khác nên ở hay nên đi vì đây là quyết định quan trọng ảnh hưởng đến cả cuộc đời. Em chỉ lưu ý bác đưa thông tin cho chính xác vì bác nói những điều liên quan đến gần trăm ngàn người VN sinh sống tại Đức. Em có giao lưu với gần chục bác cũng là Ofer đang ở Đức thì không thấy ai ở dạng bác nói đâu ah.
Em cũng không muốn tranh luận với bác nhưng muốn cung cấp chút thông tin để mọi người biết thêm những góc cạnh trong đời sống của người Việt ở Đức.

Theo thống kê không đầy đủ của Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức, số người Việt có giấy tờ ở Đức là khoảng 125k người, thực tế tính cả người nhập cư bất hợp pháp chắc khoảng 200k. Như bác DE-VN nói, đa phần người Việt ở Đức làm (tự mở và làm thuê) trong hai ngành là quán ăn (tính cả những người mở cửa hàng bán đồ châu Á) và móng, như ở thành phố em đang sống (Tây Đức, gần Köln), nguyên khu trung tâm có 5 cửa hàng ăn của người Việt nằm trên con phố đi bộ dài khoảng 2km (bao gồm 2 cửa hàng trong 2 trung tâm thương mại cũng nằm trên con phố đó), cùng với đó có khoảng hơn chục cửa hàng làm móng (em không để ý lĩnh vực này lắm nên không đếm chính xác bao nhiêu), còn lại chỉ có 5 gia đình là không liên quan tới hai ngành trên, trong đó 1 gia đình là có người làm việc trong trường đại học, 2 gia đình là nghiên cứu sinh, 2 gia đình còn lại thì 1 gia đình lấy chồng Đức, 1 gia đình có người làm việc ở doanh nghiệp.

Cách đây 2 năm, em có đến nhà 1 bác công nhân già ở thành phố Köln chơi, vì gặp bác ấy ở chợ đồ cũ nên bác mời tới nhà chơi. Bác ấy sống 1 mình, vợ con cũng có nhưng li dị, con cái đi làm xa hết cả. Bác ấy làm nghề thống kê trong doanh nghiệp nhưng đã nghỉ hưu. Căn hộ của bác cũng khá đơn sơ, đồ đạc cũ kỹ, 1/2 căn hộ phía ngoài bác ấy ngăn và cho thuê, phía trong chỉ có 1 cái giường và 1 bộ bàn ghế để tiếp khách, nhưng ngạc nhiên nhất là có 6-7 cái tivi CRT màn hình lồi cũ kỹ. Lúc đầu em tò mò nhưng không dám hỏi, vì thực sự thỉnh thoảng em vẫn thấy dân Đức họ vứt mất cái ti vi đó ngoài đường khi đổi sang ti vi mới. Nói chuyện hơn 3h đồng hồ, em thực sự muốn đi về nhưng bác ấy cứ nài nỉ ở lại dùng cơm tối với bác ấy. Thú thực em rất ngại nên đành ở lại nói chuyện thêm 1h đồng hồ nữa, qua câu chuyện về quê hương, về nước Đức, bác ấy mới thổ lộ là mấy cái ti vi kia bác ấy nhặt ngoài đường và muốn đóng hàng gửi về cho bà con ở Việt Nam mà chưa có dịp. Em thực sự ngạc nhiên và nói với bác ấy rằng ở Việt Nam bây giờ ngay như ở quê nhà em (đồng chiêm trũng, huyện nghèo nhất nhì Hà Tây cũ) mà cũng toàn dùng LCD cả rồi. Rời nhà bác lúc hơn 6h tối, thực sự em thấy thương cảm cho số phận người Việt xa quê khi về già như bác ấy, một mình lủi thủi, có gia đình, con cái mà cũng như là không có.

Câu chuyện thứ hai là chuyện buồn của bạn em. Chị ấy tốt nghiệp ngành IT ở 1 trường ĐH của Đức, đi làm công ty đc gần 2 năm, theo luật thì chỉ còn 1-2 năm gì đó là đủ điều kiện nhận "thẻ xanh" (cái này em không rõ lắm). Nhưng mâu thuẫn phát sinh khi làm việc, chị ấy bị đồng nghiệp ganh ghét, thế là bị stress nặng nề. Nếu nghỉ việc thì không đủ đk nhận thẻ xanh, còn tìm việc khác thì cũng không dễ. Em thì khuyên nên xin nghỉ 1 tháng về VN thăm bố mẹ, chị ấy đã mua vé, nhưng rồi cách đó hơn 1 tháng, do không chịu nổi sức ép, chị ấy tự tử bằng cách lao vào tàu hỏa. Haizzz!

Thứ bảy vừa rồi em qua chợ Đồng Xuân bên Berlin, như cảm giác được về quê hương vậy, chẳng thiếu thứ gì kể cả tiếng chửi thề, tiếng trẻ con khóc đòi quà bánh, hay hàng nước chè bán ở hành lang của kios. Để có một Nguyễn Văn Hiền tầm cỡ như bây giờ, thì cũng có hàng nghìn người lao động miệt mài trong mọi ngõ ngách của khu Đồng Xuân để mưu sinh, thậm chí rất nhiều người đã nằm lại đất khách quê người. Cuộc đời là những chuyến đi, có những chuyến thành công cũng có nhiều chuyến thất bại. Mỗi người đều phải lựa chọn riêng cho mình một con đường chứ chẳng ai chọn hộ được cụ ạ.
 

sieurua

Xe tăng
Biển số
OF-12972
Ngày cấp bằng
1/2/08
Số km
1,269
Động cơ
534,212 Mã lực
E chỉ có 2 điều:
- Về tâm lý, văn hóa, truyền thống và môi trường sống. Nếu cụ đã sinh sống ở đấy nước này > 20 năm rồi thì những năm còn lại không đâu bằng nơi cụ đang sống xét về những tiêu chí e vừa nói.
- Về cá nhân: Những đất nước đang phân hóa giầu nghèo rõ như nước ta thì những người "có tiền" sống rẽ rất sướng, vì xã hội không công bằng và bình đẳng như các nước phát triển.
--------Done----------
 

vutamhoan

Xe tăng
Biển số
OF-42137
Ngày cấp bằng
2/8/09
Số km
1,881
Động cơ
483,054 Mã lực
nói chung là ở đâu tốt thì người ta tìm đến, chả thế mà em thấy bạn bè em du học ít đứa về. đứa nào về thì là nhà quan chức khá giả. mà thử mở cửa biên giới xem dân chạy sang đâu là biết ngay.
Mở cửa biên giới thì cột điện không chân nó cũng chạy, he he he
 

trentungcayso

Xe tăng
Biển số
OF-6587
Ngày cấp bằng
1/7/07
Số km
1,532
Động cơ
557,530 Mã lực
Nơi ở
trên từng cây số
Mấy chuyện cụ kể nghe thảm quá. Ở mềnh chả bao giờ có những chuyện ntn, thật!

Em cũng không muốn tranh luận với bác nhưng muốn cung cấp chút thông tin để mọi người biết thêm những góc cạnh trong đời sống của người Việt ở Đức.

Theo thống kê không đầy đủ của Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức, số người Việt có giấy tờ ở Đức là khoảng 125k người, thực tế tính cả người nhập cư bất hợp pháp chắc khoảng 200k. Như bác DE-VN nói, đa phần người Việt ở Đức làm (tự mở và làm thuê) trong hai ngành là quán ăn (tính cả những người mở cửa hàng bán đồ châu Á) và móng, như ở thành phố em đang sống (Tây Đức, gần Köln), nguyên khu trung tâm có 5 cửa hàng ăn của người Việt nằm trên con phố đi bộ dài khoảng 2km (bao gồm 2 cửa hàng trong 2 trung tâm thương mại cũng nằm trên con phố đó), cùng với đó có khoảng hơn chục cửa hàng làm móng (em không để ý lĩnh vực này lắm nên không đếm chính xác bao nhiêu), còn lại chỉ có 5 gia đình là không liên quan tới hai ngành trên, trong đó 1 gia đình là có người làm việc trong trường đại học, 2 gia đình là nghiên cứu sinh, 2 gia đình còn lại thì 1 gia đình lấy chồng Đức, 1 gia đình có người làm việc ở doanh nghiệp.

Cách đây 2 năm, em có đến nhà 1 bác công nhân già ở thành phố Köln chơi, vì gặp bác ấy ở chợ đồ cũ nên bác mời tới nhà chơi. Bác ấy sống 1 mình, vợ con cũng có nhưng li dị, con cái đi làm xa hết cả. Bác ấy làm nghề thống kê trong doanh nghiệp nhưng đã nghỉ hưu. Căn hộ của bác cũng khá đơn sơ, đồ đạc cũ kỹ, 1/2 căn hộ phía ngoài bác ấy ngăn và cho thuê, phía trong chỉ có 1 cái giường và 1 bộ bàn ghế để tiếp khách, nhưng ngạc nhiên nhất là có 6-7 cái tivi CRT màn hình lồi cũ kỹ. Lúc đầu em tò mò nhưng không dám hỏi, vì thực sự thỉnh thoảng em vẫn thấy dân Đức họ vứt mất cái ti vi đó ngoài đường khi đổi sang ti vi mới. Nói chuyện hơn 3h đồng hồ, em thực sự muốn đi về nhưng bác ấy cứ nài nỉ ở lại dùng cơm tối với bác ấy. Thú thực em rất ngại nên đành ở lại nói chuyện thêm 1h đồng hồ nữa, qua câu chuyện về quê hương, về nước Đức, bác ấy mới thổ lộ là mấy cái ti vi kia bác ấy nhặt ngoài đường và muốn đóng hàng gửi về cho bà con ở Việt Nam mà chưa có dịp. Em thực sự ngạc nhiên và nói với bác ấy rằng ở Việt Nam bây giờ ngay như ở quê nhà em (đồng chiêm trũng, huyện nghèo nhất nhì Hà Tây cũ) mà cũng toàn dùng LCD cả rồi. Rời nhà bác lúc hơn 6h tối, thực sự em thấy thương cảm cho số phận người Việt xa quê khi về già như bác ấy, một mình lủi thủi, có gia đình, con cái mà cũng như là không có.

Câu chuyện thứ hai là chuyện buồn của bạn em. Chị ấy tốt nghiệp ngành IT ở 1 trường ĐH của Đức, đi làm công ty đc gần 2 năm, theo luật thì chỉ còn 1-2 năm gì đó là đủ điều kiện nhận "thẻ xanh" (cái này em không rõ lắm). Nhưng mâu thuẫn phát sinh khi làm việc, chị ấy bị đồng nghiệp ganh ghét, thế là bị stress nặng nề. Nếu nghỉ việc thì không đủ đk nhận thẻ xanh, còn tìm việc khác thì cũng không dễ. Em thì khuyên nên xin nghỉ 1 tháng về VN thăm bố mẹ, chị ấy đã mua vé, nhưng rồi cách đó hơn 1 tháng, do không chịu nổi sức ép, chị ấy tự tử bằng cách lao vào tàu hỏa. Haizzz!

Thứ bảy vừa rồi em qua chợ Đồng Xuân bên Berlin, như cảm giác được về quê hương vậy, chẳng thiếu thứ gì kể cả tiếng chửi thề, tiếng trẻ con khóc đòi quà bánh, hay hàng nước chè bán ở hành lang của kios. Để có một Nguyễn Văn Hiền tầm cỡ như bây giờ, thì cũng có hàng nghìn người lao động miệt mài trong mọi ngõ ngách của khu Đồng Xuân để mưu sinh, thậm chí rất nhiều người đã nằm lại đất khách quê người. Cuộc đời là những chuyến đi, có những chuyến thành công cũng có nhiều chuyến thất bại. Mỗi người đều phải lựa chọn riêng cho mình một con đường chứ chẳng ai chọn hộ được cụ ạ.
 

DE-VN

Xe tăng
Biển số
OF-304634
Ngày cấp bằng
11/1/14
Số km
1,064
Động cơ
314,396 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Vẫn bổ ích lắm cụ ạ, vì ko ít người nhấp nhổm tính chuyện định cư ở các nước pt.
Sau một hồi theo dõi, nhất là nhờ các bài chân thực như bài của bác DN-VN, em khuyên cụ nào định đi thì món ngoại ngữ phải khá. Ielts chắc 7-8 hãy nghĩ đến chuyện đi. Đấy là yếu tố quyết định. Ngoài ra, cũng phải có khoảng 1 năm dự trữ cho lúc mới sang. Lao động chân tay tạm thời 1-2 năm chứ suốt đời thì cũng ớn lắm, nên ngoại ngữ mà kém thì ko nên sang. Nghe nói cũng có người ko biết ngữ sở tại, vẫn mở cửa hàng ăn uống, thuê hết, kể cả phiên dịch, song có lẽ ko phải ai cũng làm được.
Em đáp rượu cho bác 2 lần nhưng quán fun nó không ưng.;)).
Đúng là phải biết ngoại ngữ thì cái giá phải trả đỡ tốn kém hơn nhưng
Chỉ có học ngoại ngữ bởi chính người nước ngoài dạy ( không dùng tiếng Việt trong giờ học ) thì mới qua nước ngoài dùng nhanh được . Nếu không lại phải mất một thời gian học lại ở nước nhập cư. Các trung tâm làng nhàng do giáo viên Việt Nam dạy không bao giờ đáp ứng được điều này. Cái chứng chỉ là một chuyện, nhưng để dùng trong thực tế là một chuyện khác.
Vâng em phải mất 10 năm dự trữ để ổn định giấy tờ chứ không phải là 1 năm. Hầu như là lao động chân tay thôi cụ ơi. Em hay kể cả những người đi theo diện xuất khẩu lao động trước kia cũng vậy. Bên đông Đức phải dậy từ 3 giờ sáng hàng ngày đi lấy hàng. Quán thì phải 11 giờ đêm mới tan. Làm hãng xưởng thì ba ca luân chuyển. Người Việt làm được việc gì ở văn phòng để mà không phải làm việc chân tay ? Ngoại trừ sinh viên tốt nghiệp xin được việc đúng nghành học thì mới có cơ , dưng mà lại khá ít . Vì chỉ có tốt nghiệp các ngành kỹ thuật , nghiên cứu với hàm lượng chất xám cao thì mới cạnh tranh việc bàn giấy nổi . Còn mấy ngành làng nhàng dễ học kiêu kinh tế-xã hội thì hầu như không có cơ. Vì tụi khoai Tây bản địa giờ nó cũng phổ cập đại học na ná kiểu Việt Nam rồi . Có nghĩa là sinh viên ra trường nhiều như lợn con. Cùng cái bằng như nhau nhưng chúng nó có cơ hội hơn ở tụi ngoại quốc là chúng nó dùng tiếng mẹ đẻ . Chủ lao động ưng điều này .
Một người nói nửa câu đã hiểu dĩ nhiên là làm nhanh hơn người cứ ú ớ hỏi đi hỏi lại. Thêm nữa là tụi học sinh đã qua học nghề của nó cũng có tay nghề đào tạo rất bài bản và chính quy , người Việt mình sao lại. Ví dụ đơn giản là chỗ em làm có hai thằng quản lý . Một cu Tây chưa tốt nghiệp đại học với một cu người Việt đã qua đại học . Khi có việc gì cần trao đổi với đại bản doanh thì cu Tây kia nó làm nhanh như có thể , còn cu Việt thì cứ : "Bác cứ để em làm cho....", dưng mà chờ mỏi mắt, đôi khi lại không chuẩn theo yêu cầu vì tam sao thất bản.
Vâng hầu như 90% Việt kừu tự kinh doanh đều không biết tiếng Việt . Chẳng sao bên này cứ bỏ tiền ra là có chuyên gia xếp hàng làm giúp , nhưng mà tốn, thế thôi. Bên này giao dịch chủ yếu bằng thư từ ( văn bản giấy ), một công dân bình thường ngày nào cũng nhận được thư từ từ các sở ,ban ngành.....huống chi là cửa hàng , quán xá... thì cứ gọi là hàng tá. Đọc để hiểu , để hồi đáp lại cũng chẳng đơn giản tí nào. Không biết tiếng thì sẽ phải cắt thêm phí cho khoản dịch này. Bù lại không phải mất khoản bôi trơn cho công quyền, bệnh viện hay trường học.....nêm vẫn còn thở nổi.
 

td lines

Xe điện
Biển số
OF-127062
Ngày cấp bằng
9/1/12
Số km
3,520
Động cơ
432,162 Mã lực
Vẫn bổ ích lắm cụ ạ, vì ko ít người nhấp nhổm tính chuyện định cư ở các nước pt.
Sau một hồi theo dõi, nhất là nhờ các bài chân thực như bài của bác DN-VN, em khuyên cụ nào định đi thì món ngoại ngữ phải khá. Ielts chắc 7-8 hãy nghĩ đến chuyện đi. Đấy là yếu tố quyết định. Ngoài ra, cũng phải có khoảng 1 năm dự trữ cho lúc mới sang. Lao động chân tay tạm thời 1-2 năm chứ suốt đời thì cũng ớn lắm, nên ngoại ngữ mà kém thì ko nên sang. Nghe nói cũng có người ko biết ngữ sở tại, vẫn mở cửa hàng ăn uống, thuê hết, kể cả phiên dịch, song có lẽ ko phải ai cũng làm được.
Em cũng thử phân tích bằng góc nhìn và kinh nghiệm của em cho những cụ mợ nào muốn đi ra nước ngoài tìm cuộc sống mới cụ thể là Đức từ đó cũng có thể so sánh với những nước khác. Em chỉ nói nếu em là một OF đang sống ở Việt nam đã có gia đình vợ con sẽ phải vượt qua những gì và có vượt qua được không, cái đích để đạt được có xứng đáng không

Đức không có hy vọng cho người Việt làm đơn xin tỵ nạn để được cư trú cho nên ý đồ này dẹp bỏ vậy thì chỉ còn con đường khác hợp pháp hóa giấy tờ. Để có tiền làm được chuyện đó hai vợ chồng thường phải ly dị và phải có khoảng 2,5-3 tỏi theo ước tính của em . Em nghĩ rằng thành phần muốn đi nước ngoài có 3 tỏi đầu tư vào chính mình thì cũng loại khá ở VN có CS ổn định thu nhập tốt dân trí cũng dạng cao vậy thì tại sao mạo hiểm với cái mình đang có . Thành phần khác thu nhập hai vợ chồng thuộc lại trung bình thì muốn có tiền để chuẩn bị đi thì có thể phải bán nhà bán xe . Chưa sang được đã ly dị bán nhà , tinh thần lo lắng công việc với học hành của con cái xao nhãng .
Đấy là trường hợp đã tìm được đối tác , phải nói là tìm được đối tác chịu hợp tác với hai vợ chồng là chuyện khó đến cực khó . Thứ nhất phải có người thân nhiệt tình bên này mới tìm ra được đối tác muốn làm , phải đốc thúc giúp đỡ họ cùng giải quyết những phát sinh trong giấy tờ . Như cụ DE-VN đã nói đa số người mình là lậu thuế tức là trên giấy tờ thu nhập kém không có khả năng bảo lãnh cho dù họ muốn hợp tác . Hơn nữa nếu họ muốn hợp tác kiếm tí tiền họ sẽ nhận hợp tác với người đang sống bất hợp pháp bên Đức đơn giản hơn nhiều so với đối tác ở VN . Riêng chuyện đi lại ít nhất là một lần tốn kém cộng thêm trể nải công việc đã thấy ngại rồi trừ vợ chồng bảo lãnh nhau thật sự không tính.
Ok , cứ cho là tìm được người chịu làm đi trong thời gian đấy phải học tiếng Đức bắt buộc để hội nhập rồi ngồi chờ có Visum bảo lãnh có thể là một năm hai năm thậm chí 3 năm cũng chưa sang được . Công việc cũ có khi bỏ rồi lấy gì sống tạm thời trong thời gian chờ đợi , nếu trong thời gian ấy một trong hai người được sang trước thì gia đình bắt đầu xa cách , không có gì đảm bảo nó chỉ là tạm thời . Đừng quên rằng chính thức hai người không còn là vợ chồng , sang một môi trường mới mọi thứ thay đổi từ cách nghĩ đến tình cảm . Giả dụ bà vợ với con sang trước có họ hàng nhà chồng bao bọc giúp đỡ lúc đầu mọi thứ còn chưa quen thì không sao chứ nếu phụ nữ sang trước mà không có người nhà nhiệt tình e rằng khó mà giữ được chờ chồng sang, đừng trách họ thay đổi mà họ cần người bên cạnh giúp họ về nhiều mặt mà thôi . Nếu nó xảy ra thì khi hạnh phúc không còn thì mọi thứ sẽ không còn nhiều giá trị nữa.

Em lại tiếp tục cứ cho là hai vợ chồng đoàn tụ không có gì sảy ra về mặt tc và bắt đầu một cuộc sống mới sau thời gian 2-4 năm từ khi quyết định di cư . Đoạn này cũng là giải thích được một phần theo comment của cụ DE-VN là tại sao người Việt không biết tiếng để hội nhập . Thứ nhất đến lúc này thì tuổi đã cứng học ngoại ngữ đã bắt đầu kém học mãi chả vào . Thứ hai để giao tiếp tàm tạm thì cũng mất ít nhất một năm học tiếng Đức , còn sâu thêm để đủ trình độ đi học nghề cũng phải mất 2-3 năm chăm chỉ . Hai vợ chồng mới sang không có tiền lấy gì chi trả để có thời gian an tâm ngồi lớp ngoại ngữ từng đấy thời gian ngoài ra còn con cái học hành đủ thứ cần chi trả ( người mới được bảo lãnh không có cơ hội ăn trợ cấp ), chưa nói khoản nợ ở VN phải trả nếu có. Liệu có còn tâm trí quyết tâm thành một con người hội nhập thực sự như dự định ban đầu hay không? Nếu không vậy thì chỗ có thể kiếm tiền ngay và đơn giản nhất là làm cho người Việt như cụ DE-VN đã nói . Ở đó có đến 10 năm nhiều người chưa chắc đã nghe được câu thông báo trên bến tàu hay sân bay , em thật . Ở nơi nào cũng thế lương tính theo trình độ , nếu không muốn lao động chân tay thì phải học một cái nghề , tầm tuổi lúc đấy em vd khoảng 35 tuổi ngoại ngữ học còn chưa đạt thì học nghề gì cho thu nhập cao ? có dám tiếp tục bỏ bấy nhiêu tg tiếp tục ăn học không và học có còn tiếp thu được không . Học không bao giờ muộn cả , về lý thuyết là vậy còn nếu không lại cũng quanh quẩn người Việt với nhau . Cái được cho quyết định di cư lúc này cũng vẫn sẽ có , sống trong một xã hội yên bình được tôn trọng và bảo vệ , con cái được đi nhà trẻ hay đi học gần nhà tương lai của nó đã có xã hội chăm sóc , ốm đau chỉ một cú điện thoại là nửa đêm cũng bác sĩ phóng tới không phải trả tiền . Vật chất thì cũng sẽ đầy đủ cho mình những thương hiệu yêu thích từ đồ vật trong nhà cho đến cái túi xách thế nhưng khác biệt người hội nhập được với xã hội và người có tâm lý kẻ ở nhờ dài hạn nó là cả một câu chuyện của mỗi người.

Đấy là em chỉ nói trong trường hợp độ tuổi chung của OF , còn những người trẻ tuổi độc thân dĩ nhiên họ sẽ có nhiều cơ hội và đơn giản hơn nếu xuất phát giống nhau.

Vài dòng lủng củng nhưng em hy vọng có chút giá trị tham khảo.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top