- Biển số
- OF-300792
- Ngày cấp bằng
- 5/12/13
- Số km
- 133
- Động cơ
- 308,630 Mã lực
Xa nhà thì thôi em xin khiếu, em con 1 ạ, ko đi đâu đc
Mợ sang đấy dạy mẫu dáo cũng kiếm được đới!Có cơ hội em cũng đi nhưng vẫn dành một chỗ ở Việt Nam để quay về bất cứ lúc nào muốn về
Vâng bác nhắc em mới nhớ. Dưới tầng hầm nhà em cũng còn khoảng 3-4 cái TV kiểu như vậy mà chưa vứt được , chưa kể hàng đống đồ điện tử kiểu như loa, đài, đầu DVD , nhiều bộ còn mới cứng chưa dùng. Vứt đi thì hơi phí , mà gửi về Việt thì không được .Cách đây 2 năm, em có đến nhà 1 bác công nhân già ở thành phố Köln chơi, vì gặp bác ấy ở chợ đồ cũ nên bác mời tới nhà chơi. Bác ấy sống 1 mình, vợ con cũng có nhưng li dị, con cái đi làm xa hết cả. Bác ấy làm nghề thống kê trong doanh nghiệp nhưng đã nghỉ hưu. Căn hộ của bác cũng khá đơn sơ, đồ đạc cũ kỹ, 1/2 căn hộ phía ngoài bác ấy ngăn và cho thuê, phía trong chỉ có 1 cái giường và 1 bộ bàn ghế để tiếp khách, nhưng ngạc nhiên nhất là có 6-7 cái tivi CRT màn hình lồi cũ kỹ. Lúc đầu em tò mò nhưng không dám hỏi, vì thực sự thỉnh thoảng em vẫn thấy dân Đức họ vứt mất cái ti vi đó ngoài đường khi đổi sang ti vi mới. Nói chuyện hơn 3h đồng hồ, em thực sự muốn đi về nhưng bác ấy cứ nài nỉ ở lại dùng cơm tối với bác ấy. Thú thực em rất ngại nên đành ở lại nói chuyện thêm 1h đồng hồ nữa, qua câu chuyện về quê hương, về nước Đức, bác ấy mới thổ lộ là mấy cái ti vi kia bác ấy nhặt ngoài đường và muốn đóng hàng gửi về cho bà con ở Việt Nam mà chưa có dịp. Em thực sự ngạc nhiên và nói với bác ấy rằng ở Việt Nam bây giờ ngay như ở quê nhà em (đồng chiêm trũng, huyện nghèo nhất nhì Hà Tây cũ) mà cũng toàn dùng LCD cả rồi. Rời nhà bác lúc hơn 6h tối, thực sự em thấy thương cảm cho số phận người Việt xa quê khi về già như bác ấy, một mình lủi thủi, có gia đình, con cái mà cũng như là không có.
Vâng, quê em ở rìa khu Cháy anh hùng, sống ngâm da chết ngâm xương ạ. Em cũng hỏi khí không phải, cụ có đồng hương với em không mà biết chợ Cháy ạ ?Vâng bác nhắc em mới nhớ. Dưới tầng hầm nhà em cũng còn khoảng 3-4 cái TV kiểu như vậy mà chưa vứt được , chưa kể hàng đống đồ điện tử kiểu như loa, đài, đầu DVD , nhiều bộ còn mới cứng chưa dùng. Vứt đi thì hơi phí , mà gửi về Việt thì không được .
Thế hệ Việt nhập cư đầu tiên luôn vậy , chưa bao giờ thôi nghĩ về quê nhà . Thực sự những vùng sâu, vùng xa thì vẫn cần những đồ điện như thế lắm.
Ở cái độ tuổi đã trải qua thời kỳ khốn khó ở Việt Nam rồi nên cái tính chắt chiu, tiết kiệm đâu dễ bỏ .
Người Việt sức chịu đựng cao ,hầu như thế hệ sang sau thời kỳ xuất khẩu lao động đều phải trải qua thời kỳ nằm trại tị nạn. Kể cả dân lao động đông Đức chạy sang tây Đức trước khi tường Berlin sụp thì cũng phải nhập trại. Thời kỳ này mới là thời kỳ tôi luyện tâm lý và thử thách tính kiên nhẫn cũng như chọn lọc cái sự khôn khéo của mỗi người. Qua được thời kỳ này mới chính thưc bước sang giai đoạn hội nhập. Mà hội nhập thì cũng có người thành công , có người không thành công.
Bù lại mọi người tự cứu được chính mình cũng như có thể giúp đỡ gia đình nơi quê nhà phần nào. Ở bển chỉ cần chăm chỉ , chịu khó ( chưa nói đến tài năng ) , rồi chi tiêu căn cơ là cũng để ra được chút đỉnh vì chuyện ăn , mặc học hành, ốm đau... là không đáng kể . Còn ở Việt nhiều người chăm chỉ , chịu khó nhưng có khi cũng chỉ đủ ăn, ốm cái nhiều khi lại rơi vào vòng nợ nần. Đó là lý do dù nhiều áp lực , dù sống tha hương nhưng mọi người vẫn quyết bám trụ.
Hỏi khí không phải cụ muoiba quê vùng chợ Cháy , Ứng Hòa ?
Vâng, quê em ở rìa khu Cháy anh hùng, sống ngâm da chết ngâm xương ạ. Em cũng hỏi khí không phải, cụ có đồng hương với em không mà biết chợ Cháy ạ ?
Em đồng cảm với cụ, đó là thông tin em chia sẻ để mọi người hiểu hơn về cuộc sống của người Việt ở Đức thôi cụ ạ. Anh chị em người Việt làm móng làm quán có trốn thuế thật đấy nhưng cũng đáng thương hơn đáng trách. Họ luôn nghĩ về gia đình hơn là bản thân họ, nhiều người lo quà bánh lúc về Việt Nam chơi mà sợ không dám về. Ở Việt Nam thì ai cũng kỳ vọng vào hai chữ "Việt kiều" - mặc định là giàu có - đến là khổ.
Bạn bè do mình, ở đâu chả có. Bạn bè có nuôi sống mình không? Anh chị em kiến giả nhất phận.Có nhiều tiền ở VN cho sướng. Bên ý đất khach quê người, sống không có bạn bè anh em, chán lắm
E chưa vào Đồng Xuân bao giờ! nhưng ở Sa Pa thì đúng như cụ nói chẳng thiếu gì cả!Em cũng không muốn tranh luận với bác nhưng muốn cung cấp chút thông tin để mọi người biết thêm những góc cạnh trong đời sống của người Việt ở Đức.
Theo thống kê không đầy đủ của Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức, số người Việt có giấy tờ ở Đức là khoảng 125k người, thực tế tính cả người nhập cư bất hợp pháp chắc khoảng 200k. Như bác DE-VN nói, đa phần người Việt ở Đức làm (tự mở và làm thuê) trong hai ngành là quán ăn (tính cả những người mở cửa hàng bán đồ châu Á) và móng, như ở thành phố em đang sống (Tây Đức, gần Köln), nguyên khu trung tâm có 5 cửa hàng ăn của người Việt nằm trên con phố đi bộ dài khoảng 2km (bao gồm 2 cửa hàng trong 2 trung tâm thương mại cũng nằm trên con phố đó), cùng với đó có khoảng hơn chục cửa hàng làm móng (em không để ý lĩnh vực này lắm nên không đếm chính xác bao nhiêu), còn lại chỉ có 5 gia đình là không liên quan tới hai ngành trên, trong đó 1 gia đình là có người làm việc trong trường đại học, 2 gia đình là nghiên cứu sinh, 2 gia đình còn lại thì 1 gia đình lấy chồng Đức, 1 gia đình có người làm việc ở doanh nghiệp.
Cách đây 2 năm, em có đến nhà 1 bác công nhân già ở thành phố Köln chơi, vì gặp bác ấy ở chợ đồ cũ nên bác mời tới nhà chơi. Bác ấy sống 1 mình, vợ con cũng có nhưng li dị, con cái đi làm xa hết cả. Bác ấy làm nghề thống kê trong doanh nghiệp nhưng đã nghỉ hưu. Căn hộ của bác cũng khá đơn sơ, đồ đạc cũ kỹ, 1/2 căn hộ phía ngoài bác ấy ngăn và cho thuê, phía trong chỉ có 1 cái giường và 1 bộ bàn ghế để tiếp khách, nhưng ngạc nhiên nhất là có 6-7 cái tivi CRT màn hình lồi cũ kỹ. Lúc đầu em tò mò nhưng không dám hỏi, vì thực sự thỉnh thoảng em vẫn thấy dân Đức họ vứt mất cái ti vi đó ngoài đường khi đổi sang ti vi mới. Nói chuyện hơn 3h đồng hồ, em thực sự muốn đi về nhưng bác ấy cứ nài nỉ ở lại dùng cơm tối với bác ấy. Thú thực em rất ngại nên đành ở lại nói chuyện thêm 1h đồng hồ nữa, qua câu chuyện về quê hương, về nước Đức, bác ấy mới thổ lộ là mấy cái ti vi kia bác ấy nhặt ngoài đường và muốn đóng hàng gửi về cho bà con ở Việt Nam mà chưa có dịp. Em thực sự ngạc nhiên và nói với bác ấy rằng ở Việt Nam bây giờ ngay như ở quê nhà em (đồng chiêm trũng, huyện nghèo nhất nhì Hà Tây cũ) mà cũng toàn dùng LCD cả rồi. Rời nhà bác lúc hơn 6h tối, thực sự em thấy thương cảm cho số phận người Việt xa quê khi về già như bác ấy, một mình lủi thủi, có gia đình, con cái mà cũng như là không có.
Câu chuyện thứ hai là chuyện buồn của bạn em. Chị ấy tốt nghiệp ngành IT ở 1 trường ĐH của Đức, đi làm công ty đc gần 2 năm, theo luật thì chỉ còn 1-2 năm gì đó là đủ điều kiện nhận "thẻ xanh" (cái này em không rõ lắm). Nhưng mâu thuẫn phát sinh khi làm việc, chị ấy bị đồng nghiệp ganh ghét, thế là bị stress nặng nề. Nếu nghỉ việc thì không đủ đk nhận thẻ xanh, còn tìm việc khác thì cũng không dễ. Em thì khuyên nên xin nghỉ 1 tháng về VN thăm bố mẹ, chị ấy đã mua vé, nhưng rồi cách đó hơn 1 tháng, do không chịu nổi sức ép, chị ấy tự tử bằng cách lao vào tàu hỏa. Haizzz!
Thứ bảy vừa rồi em qua chợ Đồng Xuân bên Berlin, như cảm giác được về quê hương vậy, chẳng thiếu thứ gì kể cả tiếng chửi thề, tiếng trẻ con khóc đòi quà bánh, hay hàng nước chè bán ở hành lang của kios. Để có một Nguyễn Văn Hiền tầm cỡ như bây giờ, thì cũng có hàng nghìn người lao động miệt mài trong mọi ngõ ngách của khu Đồng Xuân để mưu sinh, thậm chí rất nhiều người đã nằm lại đất khách quê người. Cuộc đời là những chuyến đi, có những chuyến thành công cũng có nhiều chuyến thất bại. Mỗi người đều phải lựa chọn riêng cho mình một con đường chứ chẳng ai chọn hộ được cụ ạ.
Đi Úc qua 2 đường: Kết hôn & học vấn!Nhà cháu cũng muốn sang Úc mà chưa tìm được cơ hội, rất mong được các cụ bày cách
Em chỉ sửa ô tô thì được cụ ạMợ sang đấy dạy mẫu dáo cũng kiếm được đới!
Vâng , thưa cụ thóc vàng khu Cháy , em không đồng hương huyện với cụ, nhưng mà có đồng hương tỉnh , nơi em cất bước tha phương là cái thị xã Hà Đông cửa ngõ.Vâng, quê em ở rìa khu Cháy anh hùng, sống ngâm da chết ngâm xương ạ. Em cũng hỏi khí không phải, cụ có đồng hương với em không mà biết chợ Cháy ạ
Em đồng cảm với cụ, đó là thông tin em chia sẻ để mọi người hiểu hơn về cuộc sống của người Việt ở Đức thôi cụ ạ. Anh chị em người Việt làm móng làm quán có trốn thuế thật đấy nhưng cũng đáng thương hơn đáng trách. Họ luôn nghĩ về gia đình hơn là bản thân họ, nhiều người lo quà bánh lúc về Việt Nam chơi mà sợ không dám về. Ở Việt Nam thì ai cũng kỳ vọng vào hai chữ "Việt kiều" - mặc định là giàu có - đến là khổ.
Có cụ bornfree ý, nhưng cụ ý giờ là đại ra Calgary rồi.Hình như ko có cụ nào đã định cư theo diện tay nghề ở Canada vào đây cho ý kiến nhỉ?
cháu là cháu chỉ có ở vn thui, đi ra ngoài lạ lẫm lắm, không biết có làm ăn được gì không hay sang đấy lại gửi $ sang để chuộc thân vềCó người quen của gia đình em người bắc âu đã có lần hỏi em: Mày có thích sang tao sinh sống không. Ông này nói thật vì trước đó ông đã đưa vài người bạn trẻ Trung quốc sang bên đó. Lúc đó em mới rước gấu về nhà nên bẩu, tao mới lập gia đình và yêu đất nước này nên tao không đi. Về sau gấu nhà cháu biết chuyện mới bẩu sao anh dốt thế, ở đời mấy khi gặp được người tốt như vậy.
Trong trường hợp như em các cụ/mợ có ra đi không? Nếu quyết định ra đi thì vì sao?
Vâng, vẫn biết mình có là cái gì đâu mà dám nghĩ họ đáng thương, nhưng mà xúc cảm của bản thân tự như suối nguồn len lỏi trong rừng sâu rồi xuôi về biển lớn vậy. Và như cụ đã nói "không ai nắm tay được cả ngày" nên một thoáng thương cảm cũng là dễ hiểu đúng không cụ.Vâng , thưa cụ thóc vàng khu Cháy , em không đồng hương huyện với cụ, nhưng mà có đồng hương tỉnh , nơi em cất bước tha phương là cái thị xã Hà Đông cửa ngõ.
Với em thì không quan tâm lắm cái chuyện đáng thương hay đáng trách vì. Mình là cái gì mà dám nghĩ họ đáng thương, họ nghe thấy được ở đây có khi lại chưởi mình chít. Vả lại đã định cư ở Đức lâu dài thì ai cũng có giai đoạn phải như vậy. Không ai nắm tay được cả ngày ạ. Còn đáng trách ư ? Họ lừa cp Đức chứ có lừa mình đâu cụ nhỉ ?
Cụ nhắc đến hai chữ gia đình lại làm em sốt hết cả ruột lên đây. Tết này bạn bè không có ai về để mà gửi cầm tay . Đang lo kiếm ngân hàng nào phí chuyển rẻ rẻ tí để gởi tí ti quà cho hai bên nội, ngoại đón xuân đây . Hai nhà chẳng ai đòi quà vì biết mình cũng còn vất vả , dưng mà không gửi thì cảm thấy áy náy lắm vì bất hiếu tha phương không chăm sóc các cụ khi trái gió , trở giời được .
Em cũng từng sang Sapa ở Praha chơi rồi, cũng không khác chợ Đồng Xuân là mấy, tuy nhiên do đang mạch thông tin về nước Đức nên em không muốn đề cập đến thôi ạ. Cảm ơn cụ đã bổ sung thông tin.E chưa vào Đồng Xuân bao giờ! nhưng ở Sa Pa thì đúng như cụ nói chẳng thiếu gì cả!
em thì cứ ở đâu kiếm xiền tốt hơn thì em đi, nhưng nghĩ cảnh chân ướt chân ráo sang đó ban đâu cũng hơi mệt ạCó người quen của gia đình em người bắc âu đã có lần hỏi em: Mày có thích sang tao sinh sống không. Ông này nói thật vì trước đó ông đã đưa vài người bạn trẻ Trung quốc sang bên đó. Lúc đó em mới rước gấu về nhà nên bẩu, tao mới lập gia đình và yêu đất nước này nên tao không đi. Về sau gấu nhà cháu biết chuyện mới bẩu sao anh dốt thế, ở đời mấy khi gặp được người tốt như vậy.
Trong trường hợp như em các cụ/mợ có ra đi không? Nếu quyết định ra đi thì vì sao?