Em thấy nên chia sẻ qua điểm cá nhân thôi các cụ ạ, chứ quan điểm của người khác thì không nên ghi vào làm gì. Em thấy đi cũng nhiều và về thì ít, những người đi có điều kiện ở lại thì ở lại hết ạ, không hẳn là về kinh tế đâu nhiều người ở VN rất mạnh nhưng vẫn ở lại bển để hành thây đấy, làm ăn vất vả có 100 người đi thì may ra có 1 người về (như em chẳng hạn). Đây là em nói những người có ĐK ở lại nhé, còn người phải về thì em không tính, phần đông ai sang cũng hụt hẫng trong 6 tháng đầu lúc nào cũng bảo quê ta thế này quê ta thế kia, tôi ở đây rồi vài năm thì về, giờ em có thấy ai về đâu. Ở lại bằng sạch một phần chắc cũng vì chuyện học hành, y tế của con cái nữa, lại nữa em thấy ai bên đó hàng năm cũng phải gửi tiền về giúp đỡ gia đình, mặc dù gia đình có người rất khá giả và lao động không vất vả như ở bển. Có ai kêu đủ tiền đâu nhỉ. Em về thấy nói thật các cụ có giận hay ném đá em cũng chịu, các doanh nghiệp VN làm ăn chữ tín thực sự là rất chán, em ở Đức về ạ, công ty nào bên đó nói đến VN mà nó có kinh nghiệm rồi nó cũng chùn. Bảo sao tiến độ ở ta luôn bị chậm vì HD có nhưng không có nguồn. Rồi nhiều công ty tác phong làm việc như HTX. Nên các cụ ở lại bên đó cũng là vì thói quen nữa, về VN phải quen với kiểu làm việc VN cơ ạ, chứ cứ Format thì tìm còn lâu. Thế nên có cụ trên này nói vui quê ta họ Hứa giờ nhiều hơn họ Nguyễn. Cụ sang đó học, ở lại làm được thì tốt, tích lũy kinh nghiệm, có cái CV đẹp về VN cũng tốt hơn cụ ạ.Sorry các cụ cả tối hôm qua không vào off. Cái này em copy trên mạng cụ ạ, không phải em viết. Vào gúc một tí thì ra cả đống bài kiểu này. Cụ nào có thời gian vào đọc quyển Hồ sơ Văn hóa Mĩ của cụ Phan Ngọc cũng có một bài tương tự kiểu thế này. Nếu không đọc Lao động Cuối tuần cũng hay có những bài viết của cộng đồng về đời sống, làm việc ở bển.
Cụ đi rồi có ai cấm cụ về đâu. Cụ xem như Ngô Bảo Châu hay Đặng Thái Sơn tuy ở nước ngoài nhưng cũng giúp đỡ nước nhà được nhiều.