[Funland] Định cư Mỹ, được và mất gì ?, mời các cụ vào đây bình luận và cho e ý kiến tham khảo

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
Ngày xưa chưa đô thị hóa, hầu hết sống ở quê, muốn thoát ly thì cố gắng ra tp lớn học đại học hoặc cao đẳng và số ít đỗ dc.
Thời nay đã khác, làng làng phổ cập thạc sỹ, tấm bằng k còn giá trị như xưa thì em nghĩ phải ra nước ngoài học lấy cái chữ, cái cách tư duy, phong cách làm việc học tập của họ mới gọi là thoát ly.
Sau về VN làm việc cũng dc, ối anh Mẽo, Nhựt, Hàn... đang làm việc ở VN đấy thôi.

Em cũng có cơ số bạn học đã, đang làm việc bên Mẽo: thằng thì làm mấy năm rồi về, thằng thì vừa làm ở Mẽo vừa làm ở VN...mà toàn làm ở các tập đoàn lớn và các trường ĐH danh tiếng. Người Việt mình đâu có kém.
 

Hoathanhtao

Xe container
Biển số
OF-143470
Ngày cấp bằng
26/5/12
Số km
6,305
Động cơ
410,300 Mã lực
Năm ngoái e ở bên đấy 7 tháng thôi nhưng cảm nhận khác biệt là khá rõ rêt. Ở bên đấy dù ở tầng lớp xã hội nào cũng phải làm việc vất vả, tuy nhiên đồng lương họ trả xứng đáng với công sức mình bỏ ra cụ ạ và có thể tích lũy được. Cuộc sống luôn vội vã nhưng vẫn có holiday cho mình xả stress. Cuộc sống ở Mỹ là cuộc sống mà lương 1200$/tháng như e vẫn sống tốt, văn minh, công bằng, dân chủ. 1 cuộc sống với 24,000$ trong tay cụ có thể mua được Audi rồi :)
Hiện tại e sắp học xong BBA, e cũng đang cân nhắc nên theo học cái gì để là lợi thế để mình có thể cạnh tranh xin việc bên đấy sau này nữa. Cám ơn cụ nhé.
Việc học tiếp thạc sỹ ở Mỹ cũng chỉ là cách để e quay lại Mỹ thôi ạ, e cũng ở 7 tháng bên đấy, cũng có ít nhiều trải nghiệm rồi. E tính nếu đi học mà ở lại được thì e sẽ đi, còn nếu ko được thì e có thể học thạc sỹ ở trường liên kết QT ở VN cũng được sau đó tính cửa đi làm ở VN, bâyh đầu tư 1 số tiền lớn đi học bên đấy xong lại phải về VN làm thì e nghĩ là ko kinh tế. Cám ơn cụ.
Cháu em đang học lớp 11 trường Am thì được đi học và giao lưu VH bên đó một năm.Đáng lẽ hết một năm sẽ về nếu như nó không thi được học bổng bên đó,thành ra bây giờ nó vẫn được CP Mỹ nuôi ăn học (hiện tại là 47k/năm) hiện đã được 6 năm rồi và nó có nói một câu rất đáng suy nghĩ:
-ở Mỹ,cơ hội có cho mọi người,miễn phải rất cố gắng!(điều này không giống ở nhà)
Em hỏi thế cháu định thế nào? Học xong có về không? Nó bảo:
-cháu cũng muốn về gần Bố Mẹ(nhà có mình nó) nhưng về thì cháu chả biết làm gì?(nó nghiên cứu xác xuất toán trong y tế) trong khi bên kia thì họ có nhã ý muốn mời nó ở lại giảng dạy sau khi bảo vệ xong TS.
Em nghĩ,đã có đ/k đi học thì mong muốn ở lại đâu có khó như các Cụ ở trên kia nói:-??
 

dtch

Xe buýt
Biển số
OF-206878
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
960
Động cơ
325,434 Mã lực
Tùy ngành học nữa cụ ạ. Các ngành tự nhiên, kỹ thuật, IT (đòi hỏi ngôn ngữ, giao tiếp, kỹ năng mềm ko cao) thì khả năng xin việc sẽ cao hơn. Cụ ko có job, ko có tiền sẽ thấy sống ở bên đấy mệt mỏi phết đấy. Về nhà còn có gia đình hỗ trợ, mở cái quán cái xá cũng là có việc rồi.

Tây chắc chắn là điều kiện sống tốt hơn VN rồi, khỏi mất công so sánh làm gì. Vấn đề là điều kiện, khả năng đến đâu. Bạn nào đi học chả muốn ở lại, nhưng mà rất ít thành công là vì thế, mặc dù US cởi mở với dân nhập cư hơn Châu Âu nhiều
 
Chỉnh sửa cuối:

swing

Xe tải
Biển số
OF-187660
Ngày cấp bằng
31/3/13
Số km
453
Động cơ
335,100 Mã lực
Thấy mấy công ty du học nói tình hình hiện nay hơi khác mấy năm trước là đi du học ở châu Á nhiều hơn và nhiều du học sinh từ châu Âu và Mỹ về học ở châu Á, cụ chủ tham khảo xem nhé.
Bên Mỹ chi phí cao, riêng tiền điện thoại thuê bao cũng 50 đô 1 tháng. Có xe là mỗi tháng trả $150 tiền bảo hiểm và
tầm 100 đến 200 tiền gas. Đó là những cái tối thiểu đó. Đi làm 8 đô 1 tiếng thì cũng chỉ được 6 đô thôi vì 2 đô tiền thuế. Mấy ai vượt qua được đâu cụ chủ ạ.
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,634
Động cơ
510,689 Mã lực
Oánh dấu phát, khi nào có thời gian sẽ vào chia sẻ với cụ. Dạo này bận quá.
Xin lỗi các cụ, em chẳng bao giờ đánh dấu kiểu này và cũng không thích "lót dép ngồi hóng" nhưng lần này là ngoại lệ vì muốn giúp cụ chủ có thêm thông tin để quyết định. Khi nào có nhiều thời giờ hơn em sẽ vào cung cấp các thông tin và kinh nghiệm mà em biết cho cụ chủ và các cụ nào khác đang quan tâm đến vấn đề này.
 

Hai_75

Xe điện
Biển số
OF-34246
Ngày cấp bằng
28/4/09
Số km
2,587
Động cơ
544,170 Mã lực
Nơi ở
KĐT Việt Hưng, Hà Nội
Theo em đã thích thì nên nhích. Rõ ràng là bên đấy văn minh hơn mình gấp nhiều lần, có cơ hội ở đấy rồi thì cố kiếm cơ hội để ở lại.
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
http://antgct.cand.com.vn/vi-vn/nhanvat/2008/3/52111.cand
Nhạc sỹ trẻ Nguyễn Xinh Xô: Giao thừa giữa ngọ
.....
- Điều gì trong cuộc sống của du học sinh khiến anh thấy đáng sợ nhất?

- Đối với riêng tôi thì đó là phải xa gia đình, người thân và bạn bè. Tuy nhiên xã hội và môi trường cũng là một khó khăn lớn, nhưng hoàn toàn có thể thích nghi đươc. Tôi nghĩ loài người từ nguyên thủy đã luôn sống cùng bầy đàn của mình, điều đó đã nằm trong xương tủy, tiềm thức của mỗi người. Nên nếu bị tách rời, đó sẽ là một sự thách đố và xoay chuyển lớn.

- Anh đã sống nhiều năm tại Mỹ, điều gì làm anh sợ nhất ở xã hội này? Và để xây dựng nền tảng cho một gia đình nhỏ ở một xã hội tiêu thụ lớn như ở Mỹ có là việc khó khăn với một du học sinh như anh?

- Điều làm tôi sợ nhất là sự đi lên và tụt xuống. Hình ảnh một triệu phú ngày hôm nay và là người vô gia cư ngày mai là rất quen thuộc ở xã hội này. Công việc có thể mất bất cứ lúc nào. Bất kỳ người nào ở Mỹ cũng đều mang nợ, từ nhà cửa, xe hơi, đồ dùng gia dụng... thậm chí kể cả các khoản chi tiêu hàng ngày bằng thẻ tín dụng. Lương tháng được bao nhiêu hầu hết cũng dành trả nợ, nên nếu mất việc coi như mất hết tất cả.

Cuộc sống ở Mỹ có cảm giác rất ảo, có rất nhiều thứ nhưng không cái gì là của mình và không cái gì là thật cả. Tuy nhiên nếu có gia đình trong một xã hội như vậy thì cũng phải đi theo dòng chảy đó, thậm chí không thể nào đi ngược lại được. Vợ chồng tôi cũng có nợ nần và cũng làm việc cật lực để duy trì cuộc sống cho gia đình nhỏ của mình.

Tuy nhiên tôi may mắn vì vẫn là người Việt Nam. Tôi vẫn luôn có người thân, bạn bè và xã hội của riêng mình để trở về. Điều đó làm cho tôi cảm thấy can đảm hơn để đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống.
.....
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
NƯỚC MỸ CÓ THỰC SỰ LÀ THIÊN ĐƯỜNG
Người ta cứ nói rằng cuộc sống ở Mỹ là thiên đường, nhưng nếu không ở Mỹ, mấy ai biết được cuộc sống ở đây có nhiều áp lực như thế nào(sad). Cuộc sống ở Việt Nam dù mức sống còn nghèo nhưng kể ra lại an nhàn, thoải mái hơn (đối với những người có bằng cấp).

Thử so sánh chi phí của 1 người từ khi vào đại học cho đến khi đi làm. Ở VN, cứ cho là học phí 1 năm từ 1,6 đến 1,8 triệu – mức học phí như vậy là khá rẻ so với mức thu nhập chung chung của các phụ huynh. Mức học phí này được trả theo học kỳ nên có thể cũng không quá khó. Gia đình nào quá nghèo cũng có thể vay mượn NN hoặc được trợ cấp theo dạng gia đình khó khăn.

Tuy nhiên số tiền này bạn có thể có được nếu cố gắng học tập. Nếu bạn là sinh viên giỏi, 1 tháng có thể được học bổng 180.000, hoặc 240.000 (nếu xuất sắc) Về chi phí sinh hoạt, nếu bạn ở với ba mẹ coi như tiền ăn uống, nhà cửa không tính, chỉ còn tiền tiêu vặt và xăng xe mà thôi (chưa kể phần lớn SV đi xe đạp). Nếu bạn học xa nhà, thường thì gia đình chu cấp khoảng 2.000.000 -3.000.000/1 tháng .Nói chung thường thì số tiền này chia ra hàng tháng cũng không quá nhiều, và phần lớn ít ai tự chi trả cho mình, và vì vậy ra trường ít khi nợ nần vì chi phí học tập. Mà ở VN, nếu quá nghèo không đủ chi trả, ít ai dám nợ nần quá nhiều để con đi học ĐH.

Còn ở Mỹ, đi học College, University là chuyện đương nhiên, và đi học là coi như đã nợ rất nhiều vì đa số đều tự lập tất cả mọi thứ. Nếu bạn học trường công, học phí 1 năm có thể ít nhất 5,000 – 10,000 (trường tư 30-45,000/năm), 4 năm như vậy khoảng 20-40.000(whew!) và đa số là thuê nhà ở riêng (khoảng 800-1000$/tháng), tự lo ăn uống chi tiêu - ít nhất 1000/tháng => 24,000/năm. Như vậy ít nhất trong 4 năm đại học phải mất khoảng 116,000 đến 136,000. Đó là chưa kể xăng xe, bảo hiểm xe, bảo hiểm y tế, nhân mạng(whew!). Với số tiền khổng lồ như vậy, thường thì sinh viên phải vay nợ chính phủ để trả học phí, và tất nhiên khi ra trường bạn phải nai lưng ra làm việc để trả nợ.

Ở Việt Nam, với các sinh viên ĐH ra trường, trung bình kiếm 3.000.000tr/tháng (lương NN, chưa kể làm cho công ty nước ngoài thì lương phải gấp 3,4 lần), nếu thực sự muốn đủ sống cũng ok, bạn có thể tiêu xài tiết kiệm và cũng có thể ăn nhờ, ở đậu với ba mẹ (nếu không có mộng làm giàu, mua nhà – thời buổi này 1 nhà 2 con – cứ cho là 1 trai 1 gái – con gái theo chồng về làm dâu, như vậy chỉ còn con trai ở chung với cha mẹ, không mua nhà cũng ok, về ở bám ba mẹ thôi).

Và tất nhiên bạn cũng chẳng phải lo tiền nhà nếu bạn vẫn chưa lập gia đình. Còn ví dụ như bạn sinh sống xa gia đình, phải có tiền nhà và tiền sinh hoạt, tất nhiên chi phí cao hơn nhưng mức lương của 1 SV ra trường ở SG, HN cũng có thể chi trả đủ mọi thứ - (có thể nhiều trường hợp không dư dả đồng nào). Nhưng ít ra bạn không phải lo lắng nhiều về nợ nần. Không bị thuế má, nợ nần, bảo hiểm ràng buộc nhiều, 1 SV ra trường vẫn có thể làm việc thong thả. Tính ra cuộc sống vẫn an nhàn, tinh thần vẫn thoải mái, nhân viên nhà nước đi làm 8 tiếng về thì vẫn còn rất nhiều thời gian cho gia đình hoặc cho bản thân.

Mặc dù với mức lương NN ít ỏi, đa số vẫn có thể sáng sáng rung đùi uống cà phê, chiều la cà nhậu nhẹt, cuối tuần karaoke, nhà hàng, vẫn có thể mua vé đi xem liveshow hay vào phòng trà nghe ca nhạc, hàng năm vẫn đi nghỉ mát theo chế độ cơ quan. Với quỹ thời gian và tinh thần khá là thoải mái như vậy, bạn vẫn có thời gian và “cảm hứng” để bồi dưỡng đời sống tinh thần.

Còn ở Mỹ, là SV ra trường, bạn phải gánh cái nợ của 4 năm ĐH, mỗi tháng phải trả khoảng 600-800$. Nếu bạn thuê nhà, cũng tương tự như thời ĐH, từ 800-1000$ (Nếu bạn mua nhà – tất nhiên lại vay tiền Cphủ - mỗi tháng cũng phải trả hơn 1000$ tiền vay ngân hàng, chưa kể thêm tiền thuế và bảo hiểm nhà cửa – mà thường vay tiền mua nhà, cục nợ đó kéo dài 20-40 năm, kể cả với mức lương kỹ sư, bác sĩ(crying), thường thì cục nợ đó vẫn theo bạn tới già).

Và ở Mỹ, đã đi làm thì phải có xe (ít ai đi xe bus như thời SV nữa) – nếu xe mới, lại vay tiền, mỗi tháng có thể trả 400-600 tiền nợ (trong 2,3 năm), rồi tiền bảo hiểm xe, xăng nhớt. Tiền ăn uống sinh hoạt hàng ngày, nhiều hay ít tùy theo mức tiêu dùng của mỗi người. Nếu tiết kiệm, tiền đi chợ hàng tháng có thể chỉ 300 -400$ vì thức ăn ở đây khá rẻ (so với mức thu nhập trung bình).

Ngoài ra còn chi phí điện, nước, gas, điện thoại, bảo hiểm y tế, nhân mạng. Đó là chưa kể nếu bạn mở một công ty riêng, hàng tháng phải trả rất nhiều loại thuế (city, county, state, federal tax...)và các chi phí khác. Ở đây, ít ai có thể “ăn chơi” thoải mái như ở Việt Nam. Có lẽ đi ăn ở nhà hàng thật hiếm hoi, chỉ có mấy tiệm ăn nhanh rẻ tiền mới đắt khách mà thôi. Tất nhiên, restaurant vẫn đông, nhưng dành cho người giàu nhiều hơn. Và tất nhiên, với nỗi lo nợ nần, sinh hoạt hàng tháng, ít ai lo đến cuộc sống tinh thần (ít ra là đối với những người VN sống ở Mỹ, có mức thu nhập trung bình –thấp).

Đó là chưa kể luôn luôn bị stress vì công việc, nỗi lo thất nghiệp có thể dẫn đến mất nhà, mất xe, mất tất cả, thậm chí mất con (ví dụ với những người ly dị, nếu thất nghiệp chắc đành nhường quyền nuôi con cho người còn lại). Hàng ngày, trở về nhà sau một ngày làm việc cật lực, nhiều người sau khi lo nấu ăn, chăm sóc con cái chỉ muốn đi ngủ sớm để nạp năng lượng cho ngày làm việc hôm sau, ít ai còn quan tâm trên TV đang chiếu chương trình gì hay ngoài rạp có phim gì mới, phim gì hay. Cứ như vậy, con người ngày ngày cứ phải quay cuồng làm việc kiếm tiền, tiêu trả, trả rồi lại tiêu, ít ai quan tâm đến đời sống tinh thần nữa. Có lẽ vì vậy mà người Mỹ có tiếng là bị vật chất hoá?

Đối với người đau ốm, có lẽ mọi người vẫn nghĩ ở Mỹ tất cả đã có medicare hoặc insurance chi trả, không việc gì phải lo. Điều đó cũng không hẳn đúng. Trợ cấp của chính phủ hay insurance cũng chỉ lo đến một mức nào đó mà thôi, quá mức qui định thì thân nhân phải phụ giúp 20-30% viện phí. Ở đây có những người VN già yếu, vào bệnh viện phẫu thuật, nằm viện lên đến cả triệu đô, chính phủ không chịu chi trả nữa mà bắt người nhà phải lo 20% - thử hỏi ai lấy đâu ra 200.000 USD để lo liệu? Chỉ có nước đem về nhà cho xong! (Rất nhiều người già yếu phải nằm viện hàng tháng trời như vây). Ở Việt Nam, trừ các bệnh quá hiểm nghèo, ít khi viện phí lại cao bằng giá tiền có thể mua được 1 cái nhà như vậy.

Còn đối với người sinh nở, ở Việt Nam, sinh con xong có thể nằm lại bệnh viện 5-7 ngày, nhưng ở Mỹ, nếu không sinh mổ thì hôm sau phải lo ôm con về nhà ngay vì viện phí rất đắt. Với việc nuôi con, nhiều gia đình khá giả Việt nam có thể thuê người giúp việc để giúp cho cả bà mẹ trẻ và em bé, hoặc trông nom em bé cho bà mẹ đi làm. Nhưng ở Mỹ hầu như mọi người đều phải tự lo liệu cho mình, có những người Mễ, hoặc da đen, hôm trước mới thấy chở con từ bệnh viện về, hôm sau đã thấy “xách” con đi chợ rồi. Hết phép nghỉ sinh, tất nhiên phải gởi con ở daycare để đi làm, và chi phí này không hề rẻ chút nào, khoảng 1,500USD/tháng. Đối với những người VN (sống ở đây) có mức thu nhập thấp và có hơn 1 đứa con, họ thà ở nhà giữ con còn hơn đi làm cực nhọc mà cũng chỉ đủ trả tiền giữ trẻ mà thôi.

Bởi vậy nếu nói cuộc sống ở Mỹ sung sướng, có lẽ không đúng. Có thể bạn sẽ sung sướng nếu bạn phải bỏ ra rất nhiều năm học hành, làm việc rất chăm chỉ (và chăm chỉ ở đây là làm việc cật lực và hiệu quả, không có nghĩa chăm chỉ làm đủ 1 ngày 8 tiếng như VN). Tuy nhiên, dù bạn có sung sướng, công việc ổn định, không lo thất nghiệp đi nữa thì bạn vẫn luôn gánh cục nợ xe, nhà trên lưng cho đến tuổi già - tuổi chỉ ở nhà ăn trợ cấp và có thể là bắt đầu được relax cả về thể chất lẫn tinh thần.
….Như vậy, đâu mới thực sự là thiên đường?
 

alex_pagulayan

Xe điện
Biển số
OF-6895
Ngày cấp bằng
10/7/07
Số km
2,854
Động cơ
568,383 Mã lực
Nơi ở
Ba Đình
Các cụ cứ mơ...khi tỉnh dậy sẽ có nhiều bài học. Giấc mơ mỹ tốt cũng có những mặt không như là mơ đâu cụ ạ
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Công bằng mà nói thì trong vô số những điều mới mẻ mà người đi Mỹ định cư sẽ gặp khi đặt chân tới mỹ, rất nhiều điều sẽ làm cho người ta thấy thích thú, ngưỡng mộ. Những điều này, hồi sống ở VN, ai chưa có dịp đi đâu ra nước ngoài, chắc chỉ có nằm mơ mới thấy !

· Giáo dục: Trẻ em tới tuổi đi học thì phụ huynh chỉ việc ra đúng trường của khu vực mình mà ghi danh cho con (Khỏi thức trắng đêm xếp hàng…). Cha mẹ không rảnh đưa đón con thì đăng ký xe buýt, miễn phí. Lớp học chừng mười mấy học sinh (hổng có chuyện 50 đứa vô 1 lớp). Qua cấp học phổ thông, vô cao đẳng, đại học mà hổng có tiền thì cứ làm đơn xin chính phủ. Đủ tiêu chuẩn thì chính phủ cho luôn tiền học, không đủ thì cho mượn, cho vay lãi suất thấp. Học xong, ra trường 6 tháng sau (hình như có chỗ còn cho cả năm) mới phải lo trả tiền. Mà nếu lỡ chừng đó vẫn chưa có việc làm, thì lại xin nợ tiếp… Chỉ cần thích học, chịu học, và học được …là được học! (hổng có chuyện thiếu tiền trường mà bị cô giáo cảnh cáo trước lớp, hay bị đọc tên trước trường!!!)

· Y tế: Bé con bệnh nặng, ba của bé tự lái xe đưa con đi cấp cứu. Hai cha con tới nơi khoảng gần 9 giờ sáng. Đến 10 giờ, bé đã được chỉ định chụp hình và đủ các loại xét nghiệm cần thiết. Mọi biện pháp trợ sức, cấp cứu đều được huy động lập tức. Trong phòng săn sóc đặc biệt, bé có riêng 1 y tá túc trực 24/24 để theo dõi từng diễn biến nhỏ. Khi phải đón ngày SN trong bệnh viện, bé lại được bv gửi tặng bánh kem, y tá trong khoa thì mang băng rôn, bong bóng và quà đến tận phòng hát mừng … Bé chỉ là 1 bệnh nhi bình thường như tất cả những bệnh nhi khác trong khoa. Mà cũng chẳng phải chỉ có trẻ em mới được chăm sóc tốt như vậy. Sản phụ sinh mổ cũng không kém chút nào! Suốt những ngày sản phụ nằm viện sau ca mổ, mọi việc vệ sinh cá nhân đều có y tá, điều dưỡng lo chu toàn, nhẹ nhàng, dịu dàng, vui vẻ. Mổ xong, bà mẹ nào mệt mỏi, đau đớn, hay thậm chí chỉ vì muốn nghỉ ngơi, đều có thể giao con cho phòng dưỡng nhi giữ ban đêm. Nếu bé bú mẹ, cứ tới giờ bú, y tá đưa bé về phòng để mẹ cho bú, rồi lại đưa bé đi, cho mẹ ngủ yên…

· Cơ quan công quyền: Có việc đi ra những nơi như phòng làm thẻ an sinh xã hội, phòng an toàn giao thông vv… sẽ thấy viên chức chính phủ tươi cười niềm nở, giải thích rõ ràng. Người nào có “ngầu” mấy cũng không quát tháo, nạt nộ ai. Khỏi có chuyện kẹp tiền vô hồ sơ để làm nhanh…

· Xã hội, thương mại, tài chính: dường như cái gì cũng trật tự hơn, thông thoáng hơn cho mọi người dân vv…

Trước những điều mới mẻ, lạ lẫm tuyệt vời này, chắc không mấy ai không ngạc nhiên, nếu không nói là “sốc”. Nhưng cái sốc ở đây, nếu có, lại là cái “sốc tích cực”. Bởi “cú sốc” này sẽ làm người ta vui hơn, lên tinh thần hơn, vì thấy mình đã có cơ hội sống ở nơi văn minh hơn, xã hội có trật tự kỷ cương hơn, mạng sống con người có giá trị hơn, nhân cách cũng được tôn trọng hơn, cơ hội nhiều hơn, hy vọng tương lai con cái mình sẽ sáng sủa hơn rất nhiều. Vậy cũng đáng công đã lìa bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, sống đời viễn xứ…

Có điều, tấm huy chương nào, dù lấp lánh bao nhiêu, cũng có mặt trái của nó. Chuyện qua Mỹ định cư cũng không phải là ngoại lệ. Thực tế cuộc sống có những va chạm, xung đột, khó khăn, thử thách mà nếu không chuẩn bị trước tinh thần, không ai là không sốc! Thậm chí, dám chắc là, nhiều người có nghe đi nữa cũng không tin…

Xin kể cho bạn nghe những điều người viết đã mắt thấy, tai nghe, hoặc thậm chí đã là “nhân vật chính”…. Nhưng với tâm tình của người đã sống đến 31 tuổi mới rời xa SG và cũng đã lăn lóc trên đất Mỹ gần 6 năm, người viết sẽ kể lại và cố gắng phân tích những điều đó bằng con mắt khách quan. Hy vọng ai đó chuẩn bị lên đường sẽ đỡ ngỡ ngàng nếu sau này mình cũng gặp trường hợp tương tự vậy

· Chuyện của người Mỹ

- Trong 1 tiệm giặt ủi, người cha dẫn đứa con nhỏ chừng 7-8 tuổi đi theo để lấy quần áo đã bỏ giặt trước đó. Trong số quần áo, có vài cái là của đứa con. Lấy đồ xong, người cha rút mấy cái của đứa con ra, đối chiếu với giấy thanh toán rồi tính ra coi tiền giặt ủi số quần áo của đứa con là bao nhiêu. Đứa con móc túi, vét hết tiền lớn tiền nhỏ, đếm đủ rồi trả lại cho cha, xong tự cầm quần áo của mình ra xe.

- Một cậu học sinh lớp 11 xin làm part time cashier trong tiệm giặt suốt mùa hè. Mỗi tuần lãnh lương, cậu bé lại hí hửng gom góp, cất kỹ. Hỏi để dành nhiều tiền vậy để làm gì? Đáp rằng “Để cuối hè làm birthday party”. Hỏi ba má hổng làm cho hay sao. Đáp “Ba má lo nuôi ăn học thôi, party thì phải tự lo chứ.”

- Một cô bé 19 tuổi, vừa tốt nghiệp PTTH từ F. phải dọn qua H. sống với cô ruột vì cha cô chuẩn bị cưới vợ sau. Cha cô lo tiền cho cô học nghề làm kỹ thuật viên chụp X Quang. Ngoài giờ học, cô tự đi làm thêm để trang trải cuộc sống: tiền xăng, tiền bảo hiểm, tiền xài lặt vặt vv… Làm partime cashier thì lương có là bao… Cô bị thiếu hụt hoài … Vậy mà tới Halloween, cũng hào hứng chi ra gần nửa tháng lương mua bộ đồ hóa trang.
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Công bằng mà nói thì trong vô số những điều mới mẻ mà người đi Mỹ định cư sẽ gặp khi đặt chân tới mỹ, rất nhiều điều sẽ làm cho người ta thấy thích thú, ngưỡng mộ. Những điều này, hồi sống ở VN, ai chưa có dịp đi đâu ra nước ngoài, chắc chỉ có nằm mơ mới thấy !

· Giáo dục: Trẻ em tới tuổi đi học thì phụ huynh chỉ việc ra đúng trường của khu vực mình mà ghi danh cho con (Khỏi thức trắng đêm xếp hàng…). Cha mẹ không rảnh đưa đón con thì đăng ký xe buýt, miễn phí. Lớp học chừng mười mấy học sinh (hổng có chuyện 50 đứa vô 1 lớp). Qua cấp học phổ thông, vô cao đẳng, đại học mà hổng có tiền thì cứ làm đơn xin chính phủ. Đủ tiêu chuẩn thì chính phủ cho luôn tiền học, không đủ thì cho mượn, cho vay lãi suất thấp. Học xong, ra trường 6 tháng sau (hình như có chỗ còn cho cả năm) mới phải lo trả tiền. Mà nếu lỡ chừng đó vẫn chưa có việc làm, thì lại xin nợ tiếp… Chỉ cần thích học, chịu học, và học được …là được học! (hổng có chuyện thiếu tiền trường mà bị cô giáo cảnh cáo trước lớp, hay bị đọc tên trước trường!!!)

· Y tế: Bé con bệnh nặng, ba của bé tự lái xe đưa con đi cấp cứu. Hai cha con tới nơi khoảng gần 9 giờ sáng. Đến 10 giờ, bé đã được chỉ định chụp hình và đủ các loại xét nghiệm cần thiết. Mọi biện pháp trợ sức, cấp cứu đều được huy động lập tức. Trong phòng săn sóc đặc biệt, bé có riêng 1 y tá túc trực 24/24 để theo dõi từng diễn biến nhỏ. Khi phải đón ngày SN trong bệnh viện, bé lại được bv gửi tặng bánh kem, y tá trong khoa thì mang băng rôn, bong bóng và quà đến tận phòng hát mừng … Bé chỉ là 1 bệnh nhi bình thường như tất cả những bệnh nhi khác trong khoa. Mà cũng chẳng phải chỉ có trẻ em mới được chăm sóc tốt như vậy. Sản phụ sinh mổ cũng không kém chút nào! Suốt những ngày sản phụ nằm viện sau ca mổ, mọi việc vệ sinh cá nhân đều có y tá, điều dưỡng lo chu toàn, nhẹ nhàng, dịu dàng, vui vẻ. Mổ xong, bà mẹ nào mệt mỏi, đau đớn, hay thậm chí chỉ vì muốn nghỉ ngơi, đều có thể giao con cho phòng dưỡng nhi giữ ban đêm. Nếu bé bú mẹ, cứ tới giờ bú, y tá đưa bé về phòng để mẹ cho bú, rồi lại đưa bé đi, cho mẹ ngủ yên…

· Cơ quan công quyền: Có việc đi ra những nơi như phòng làm thẻ an sinh xã hội, phòng an toàn giao thông vv… sẽ thấy viên chức chính phủ tươi cười niềm nở, giải thích rõ ràng. Người nào có “ngầu” mấy cũng không quát tháo, nạt nộ ai. Khỏi có chuyện kẹp tiền vô hồ sơ để làm nhanh…

· Xã hội, thương mại, tài chính: dường như cái gì cũng trật tự hơn, thông thoáng hơn cho mọi người dân vv…
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Trước những điều mới mẻ, lạ lẫm tuyệt vời này, chắc không mấy ai không ngạc nhiên, nếu không nói là “sốc”. Nhưng cái sốc ở đây, nếu có, lại là cái “sốc tích cực”. Bởi “cú sốc” này sẽ làm người ta vui hơn, lên tinh thần hơn, vì thấy mình đã có cơ hội sống ở nơi văn minh hơn, xã hội có trật tự kỷ cương hơn, mạng sống con người có giá trị hơn, nhân cách cũng được tôn trọng hơn, cơ hội nhiều hơn, hy vọng tương lai con cái mình sẽ sáng sủa hơn rất nhiều. Vậy cũng đáng công đã lìa bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, sống đời viễn xứ…

Có điều, tấm huy chương nào, dù lấp lánh bao nhiêu, cũng có mặt trái của nó. Chuyện qua Mỹ định cư cũng không phải là ngoại lệ. Thực tế cuộc sống có những va chạm, xung đột, khó khăn, thử thách mà nếu không chuẩn bị trước tinh thần, không ai là không sốc! Thậm chí, dám chắc là, nhiều người có nghe đi nữa cũng không tin…

Xin kể cho bạn nghe những điều người viết đã mắt thấy, tai nghe, hoặc thậm chí đã là “nhân vật chính”…. Nhưng với tâm tình của người đã sống đến 31 tuổi mới rời xa SG và cũng đã lăn lóc trên đất Mỹ gần 6 năm, người viết sẽ kể lại và cố gắng phân tích những điều đó bằng con mắt khách quan. Hy vọng ai đó chuẩn bị lên đường sẽ đỡ ngỡ ngàng nếu sau này mình cũng gặp trường hợp tương tự vậy
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
- Có cô gái, ở VN là sinh viên đại học, yêu 1 anh VK coi bộ khá giả. Anh nói gia đình anh kinh doanh riêng, anh quản lý công việc kinh doanh của gia đình nên kinh tế thoải mái. Hỏi cưới cô, anh hứa chắc như đinh đóng cột là qua Mỹ anh sẽ nuôi cô ăn học. Học ở Mỹ mới là học, chứ ở VN lo học lắm cũng vô ích thôi. Vậy là cô tin chắc tương lai mình sẽ tươi sáng. Qua tới Mỹ, mới biết gia đình anh là chủ 1 tiệm phở rất đông khách. Trong khi cô còn phải lục đục đi học thêm ESL (1 loại lớp dạy tiếng Anh cho người nước ngoài mới tới), mẹ chồng biểu cô tranh thủ ra tiệm phở phụ 1 tay. Riết rồi, phụ cả 2 tay. Cô chính thức ra tiệm phở làm khi còn chưa kịp học xong lớp ESL đầu tiên.

- Một cô khác, nuôi mộng qua Mỹ định cư, nên lấy VK. Qua được 1 năm, vợ chồng khăn gói về VN chơi. Về tới VN, anh chồng giữ hết thẻ xanh, passport, vé máy bay của cả hai vợ chồng. Đưa cô vợ về tới nhà mẹ vợ ở quê xong, anh chồng nói phải quay lên SG có công việc. Anh để vợ lại đó, quay lên SG, lẳng lặng ra đổi chuyến bay, rồi cầm hết giấy tờ của vợ, bay về Mỹ 1 mình! Thì ra, anh ta thâu được 1 – 2 cuộc điện thoại của vợ nói chuyện với gia đình ở VN, phát hiện ra cô ta lấy mình chỉ vì muốn đi Mỹ, nên anh “đem về trả lại chỗ cũ” thôi…

- Chị khác mang nợ nần ở VN quá lớn, chạy vạy ngược xuôi cho có cái visa qua Mỹ du lịch, rồi trốn ở lại. Chị làm nail, cắm đầu cắm cổ làm để gom tiền gởi về VN trả nợ. Chị có người anh ruột là kỹ sư cũng đang định cư ở Mỹ. Hồi mới qua, làm chưa được nhiều, có lần kẹt tiền, chị tới nhà hỏi mượn anh vài trăm. Anh trả lời “dạo này anh cũng kẹt quá, không có.” Vậy là chị ra về tay không.
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Anh kia theo bác ruột vượt biên từ nhỏ nên cũng có sự nghiệp ổn định đàng hoàng. Anh bảo lãnh cha mẹ và 2 cô em vừa tốt nghiệp trung học qua Mỹ. Hai cô em hỏi mượn anh tiền mua xe đi tạm trong thời gian đi học. Anh hỏi lại “Tụi bây cha tao hả?”. Và anh dứt khoát không cho em mượn tiền mua xe. Hai chị em đành tự đón xe bus đi học suốt mấy năm college, bất kể đông hay hè…

- Một chị kia, qua Mỹ cũng lâu lâu rồi, cũng khá giả, có 2 đứa con. Đứa lớn 9-10 tuổi gì đó, đứa nhỏ mới vô mẫu giáo. Có bữa bạn bè tụ tập, nói chuyện con cái đi học mẫu giáo có bữa được sticker mặt xanh, có bữa mặt vàng, có khi mặt đỏ. Mọi người bàn tán rôm rả, rằng mặt xanh là ngoan, mặt đỏ là không ngoan gì gì đó, chị phá ra cười “ủa vậy hả? Nào giờ tui đâu biết đâu.” “Ủa, chị không hỏi cô giáo hả?” “Có khi nào đi gặp cô giáo đâu mà hỏi. Tui hổng biết nói tiếng Mỹ, cô giáo nói tui cũng đâu hiểu đâu. Nào giờ hổng có gặp cô giáo đứa nào hết.”

- Anh nọ, qua Mỹ cả chục năm mới về VN cưới vợ. Vợ anh ở VN có công việc làm cũng tốt, đủ khả năng chuẩn bị đám cưới tươm tất mà không cần anh gởi tiền về trước. Chị biết anh ở Mỹ đi làm hưởng lương căn bản, chỉ vừa đủ xài chứ không dư giả. Thậm chí chị cũng biết anh không có tích lũy gì. Chị nghĩ cũng chẳng sao, vì biết mình cũng có thể đi làm phụ chồng, và mình cũng không ăn xài hoang phí. Thấy anh còn biết mua nhà để vợ chồng ở riêng, chị cũng yên tâm. Trước khi đi, tiền bạc ở VN có được bao nhiêu, chị chia ra từng phần mua sổ tiết kiệm tặng lại cho cha, mẹ, gia đình ở lại. Qua đến Mỹ, sau vài tháng “hội nhập”, chị mới biết ra là chẳng những anh không có tích lũy mà anh còn mang nợ đầm đìa! Mua vé về VN đám cưới, cà credit card. Mua quà đem về VN, cà thẻ. Mua vật dụng cho nhà mới, cà thẻ. Dẫn vợ đi ăn tiệm, cà thẻ. Tất tần tật đều cà thẻ! Vật dụng đắt tiền, không cà thẻ thì mua trả góp… Đến lúc chị đủ hiểu biết để nhìn vô ngân quỹ gia đình thì đã thấy anh nợ thẻ gần 20 ngàn, mua trả góp cũng cả chục. Mỗi tháng, cộng hết tiền góp nhà, xe, đồ gia dụng, tiền trả thẻ, và kính thưa các loại bill … thì tiền lương của anh không đủ trả … Ngày chị cấn thai, trong túi chẳng có lấy 1 xu dành dụm. Chị cật lực đi làm, bỏ ống từng đồng để chờ ngày con chào đời. Lương quá thấp, mà nợ quá cao… Chị liều đi làm luôn 2 job. Bụng bầu 4-5 tháng mà chị đi làm ngày thường ở 1 nơi, cuối tuần ở 1 nơi… Không có lấy 1 ngày nghỉ … Ngày “kỷ niệm 1 năm đặt chân lên đất Mỹ”, chị ngất xỉu vì kiệt sức ngay tại nơi làm việc.
- Nếu không phải doanh nhân lớn, thu nhập thật cao, thì ở Mỹ này, khó mà mơ tới chuyện mướn “Oshin” làm việc nhà. Chợ búa, cơm nước, dọn dẹp, quét lau, rửa ráy, con cái, nhà cửa … tất tần tật đều phải tự lực cánh sinh. Người mẹ nào chỉ việc ở nhà lo nội trợ với chăm con thì hy vọng còn được chút thời gian rảnh rỗi. Ai đi làm luôn thì lịch trình hàng ngày cứ đều đặn sáng đi làm, chiều về lo cơm nước, nhà cửa, con cái … tới khuya. Sống ở Cali, Houston, ở những nơi có cộng đồng người Việt đông thì muốn ăn món VN còn chạy ra tiệm được … chứ ở nơi ít người Việt, mà thèm … thì tự mà nấu hết! Hỏi 10 người phụ nữ VN ở Mỹ, thì chắc cũng hết 7-8 người nấu được từ bữa cơm bình thường cho tới phở, bún riêu, bún măng, bún mắm, bún bò, mì Quảng vv.. Dù là, có khi, những người phụ nữ đó, hồi ở VN, chưa bao giờ bước chân vô bếp…
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
- Có người chồng, về VN cưới vợ, rước qua và cố gắng chu cấp cho vợ con một cuộc sống đầy đủ nhất, sung sướng nhất. Mình anh làm cật lực, để vợ ở nhà nuôi con, cơm nước. Chuyện nội trợ, con cái chẳng phải nhẹ nhàng. Anh không muốn vợ nhọc thân ra ngoài kiếm tiền làm gì. Khi con lớn, đến tuổi đi học, chị cũng thong thả hơn, thì cũng chẳng còn muốn ra đi làm chi nữa. Rảnh rỗi, chị thích đi shopping. Thẻ chồng đưa, cứ thoải mái mà cà. Cuối tháng bill về, chồng lại âm thầm ký check … Cuộc sống có lẽ sẽ cứ bình thản mà trôi nếu không có ngày anh bị thất nghiệp. Bao nhiêu năm mình anh làm nuôi vợ con, tiền dành dụm chẳng được bao nhiêu. Anh thất nghiệp … Chị thì chẳng có trong tay 1 nghề nghiệp gì để có thể ra ngoài đi làm… Thời buổi kinh tế khó khăn, anh tìm hoài không ra việc mới. Tiền thất nghiệp, tiền để dành … rồi cũng không còn đủ…. Không trả nổi tiền nhà liền mấy tháng … Vợ chồng con cái dắt díu nhau đi mướn apartment … Mất trắng…
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Nhiều người VN ở Mỹ hay có câu cửa miệng “Ở Mỹ này, ai hổng mắc nợ”. Hình như câu này đúng lắm… Ai mà hổng nợ. Có cái nhà, cái xe chưa pay off là nợ. Có 1 cái credit card thôi, cũng là nợ…Chủ doanh nghiệp cũng nợ. Nhân viên lương ba cọc ba đồng cũng nợ. Mà mang nợ chút ít để đời sống thoải mái hơn, tiện nghi hơn, tội gì hổng nợ? Nhưng nhìn cho kỹ, thì người có tiền nợ kiểu khác, người hổng có tiền, lại nợ kiểu khác …

Với phương châm “đồng tiền trong túi là đồng tiền sinh lợi”, người có tiền có thể mượn tiền để kinh doanh, để đầu tư vv… Người có tiền thường không thích xài tiền mặt. Làm gì cũng lấy cái thẻ ra cà. Nhưng họ kiểm soát được chi phí của mình, xài tháng nào trả dứt tháng đó, không dây dưa tiền lời.

Người có tiền đi vay nợ làm ăn, đầu tư, không nói làm gì. Người ít tiền, nhiều khi cứ vay , chỉ để sắm sửa, tiêu xài không tính toán. Bởi điều kiện vay nợ quá dễ dàng! Cầm cái credit card trong tay, cà lấy cà để, hết mấy trăm đồng, có khi cả ngàn. Cuối tháng, bill về, bill chỉ yêu cầu thanh toán rất nhẹ nhàng: “Minimum due” chừng vài chục đồng… Ừ, thì trả có vài chục, nhằm gì! Nhưng toàn bộ số dư chưa trả thì sẽ được tính tiền lời. Thẻ lời ít thì cũng 6-7%, thẻ cắt cổ có khi 28.99% cũng nên! Nếu bạn xài thẻ liên tục vài tháng, mà hàng tháng chỉ ký check trả “minimum due” thì chỉ vài tháng sau, số dư nợ của riêng cái thẻ này có thể lên mấy ngàn… Có chừng 3 cái thẻ, mỗi thẻ nợ chừng vài ngàn…Mỗi tháng, sơ sơ bạn cũng phải trả vài trăm, mà coi kỹ lại, hầu như chỉ đủ trả tiền lời… nợ cứ thế mà chồng, mà chất. Thỉnh thoảng, muốn mua những món đồ giá trị lớn hơn, thì người ta lại có thể trả góp. Cái TV mấy ngàn đồng, mua trả góp 1 – 2 – 3 năm gì cũng được. Mỗi tháng cũng chừng vài chục, vài trăm… Thử tưởng tượng 1 người có 3 cái thẻ credit card và 3 món đồ trả góp, cộng thêm tiền nhà, tiền xe, tiền bảo hiểm, các loại bill, vv… Không khéo tính, thì có khi tiền lương lãnh ra còn không đủ trả hết những món này, nói gì tới đi chợ, đổ xăng… Vậy mà nhiều người Mỹ sống theo kiểu đó lắm… Bởi vậy mới có cảnh chưa tới ngày lương phải đi vay, cảnh xách cả chục cái thẻ theo mà không xài được cái nào… Bởi vậy, thất nghiệp 1 cái, là mất nhà, mất xe, có khi mất hết …

Có thể nói, trong cuộc sống ở Mỹ, credit card và mua hàng trả góp là những con dao hai lưỡi. Nếu bạn hiểu rõ cách thức sử dụng nó, hiểu rõ khả năng tài chính của mình, và kiểm soát được thói quen tiêu xài của bản thân, của gia đình… thì credit card & mua hàng trả góp sẽ là công cụ đắc lực giúp bạn có được cuộc sống tiện nghi, thoải mái mà đầu óc vẫn thanh thản, nhẹ nhàng. Bằng không, bạn sẽ trở thành “nạn nhân” của chính 2 công cụ đó.

Tiếc là, một số không ít người VN lại nằm trong nhóm “nạn nhân” này: cũng nhắm mắt cà thẻ, cũng tha hồ trả góp rồi … mặc sức đóng tiền lời … và số dư nợ luôn nằm đâu đó ở mức 5 chữ số… Đã vậy thì có gì khó hiểu đâu, khi họ có nhà cửa, xe cộ, có công ăn việc làm đó, nhưng nhiều khi hỏi mượn vài trăm … họ cũng chẳng có dư! Gánh vác cho cả một đại gia đình gồm luôn cha mẹ, anh chị em từ VN mới qua ư? Quả là quá sức… Nào phải họ ghét bỏ gì gia đình mình cho cam …

Vậy đó, những chuyện như vầy, chưa qua Mỹ, làm sao bạn hình dung được? Thậm chí ngồi ở VN mà chỉ nghe ai đó kể bâng quơ, cũng chưa chắc bạn đã tin. Bởi nhiều vị “Việt Kiều” hợm hĩnh mỗi khi về VN thường hay kể những điều tốt đẹp ở “thiên đường” mà quên (hay không dám nói) những đắng cay, vất vả, những mặt trái xù xì mà chính mình, hay nhiều đồng hương khác đã, đang và còn sẽ trải qua..
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Nói “chuẩn bị tinh thần” nghe có vẻ mơ hồ và giống … khẩu hiệu , chứ theo người viết, thì nếu bạn sắp lên đường đi Mỹ định cư thì bạn cứ tự nhủ với mình một trong những điều sau (hoặc nều cần thì vài điều ...):

- Suy nghĩ thực tế, không viễn vông: Đây chỉ là 1 cuộc dọn nhà quy mô lớn mà thôi. Nơi mình sắp đến cách xa nhà cũ đến nửa vòng trái đất, với văn hóa, ngôn ngữ, xã hội, con người … cái gì cũng xa lạ. Nhưng đó không phải đương – nhiên – là – thiên – đường. Cuộc sống ở căn nhà mới này sẽ tốt hơn, hay xấu đi, là tùy thuộc ở chính mình.

- Tinh thần tự lực: Rất có thể người thân của mình (cha mẹ, anh chị em, chồng / vợ, vv..) cũng đã quen sống theo kiểu Mỹ, nghĩ như người Mỹ rồi. Rất có thể họ sẽ cư xử giống ai đó trong trường hợp nào đó như trên, hoặc thậm chí còn lạ lùng hơn… Điều đó cũng không hẳn là vì họ đã trở thành tồi tệ, họ ích kỷ với mình. Đơn giản, đó chỉ là quan niệm sống của họ. Hoặc, đó chỉ là vì điều kiện tài chính của họ không cho phép mà thôi. Tốt hơn hết là đừng trông mong rằng họ sẽ giúp mình cái này, sẽ cho mình cái kia vv… Nghĩ trước được như vậy, qua đây, nếu họ thật sự giúp mình được chuyện này chuyện kia, tự nhiên bạn sẽ thấy trân trọng lắm, dù đó chỉ là 1 điều gì rất nhỏ. Cảm giác này sẽ dễ chịu lắm. (Chứ kỳ vọng nhiều quá, mà qua đây hổng có gì hết … sẽ giận hờn, oán trách … thất vọng và nặng lòng lắm, phải không bạn?)

- Chịu thương chịu khó: Bắt đầu lại từ đầu, bao giờ cũng là một chuỗi những khó khăn, thử thách. Càng khó khăn hơn gấp nhiều lần khi mình ở 1 đất nước khác, 1 xã hội khác, giữa những con người nói ngôn ngữ cũng khác mình. Muốn tồn tại, bắt buộc mình phải cố gắng gấp đôi người ta, mà muốn thành công, càng phải gấp nhiều lần hơn …

- Quyết tâm sắt đá: Cho dù dự định học nghề, hay học chữ, thì mình cũng phải dựa vào khả năng của mình mà quyết định. Đừng vì "gia đình kỳ vọng" mà đăng ký học y dược cho oai, khi biết chắc sức học mình không kham nổi. Đừng vì thấy "người ta học kế toán" thì mình cũng học kế toán, trong khi mình không thể chịu nổi chuyện ngồi suốt ngày với 1 rừng số là số. Để rồi học được vài mùa, phải đổi major. Hoặc tệ hơn, là bỏ cuộc giữa chừng. Cũng đừng vì "gia đình ai cũng làm nghề này, có tiền mau" mà quyết định học nghề làm nail, làm tóc, khi biết chắc mình không có khiếu ... Và một khi đã chọn 1 nghề, 1 ngành học nào, thì hãy bền lòng mà đi theo hướng đi mình đã chọn. Đừng vì cái này khó quá, cái kia cực quá, hay vì người này nói vô, người kia nói ra mà đổi ý giữa chừng…

**** Nói với các bạn gái chuẩn bị đi Mỹ theo diện vợ chồng (Nhiều khả năng là bạn rời bỏ hết gia đình mình ở VN, khăn gói theo chồng. Nghĩa là ngoài chồng và gia đình chồng ra, bạn sẽ hoàn toàn “bơ vơ nơi xứ lạ quê người”):

- 90% là sẽ vất vả hơn ở VN nhiều! Trừ khi bạn lấy được ông chồng giàu sụ, chủ doanh nghiệp lớn (thiệt lớn nhe, chứ chủ tiệm này nọ cũng không ăn thua đâu), bạn có thể hy vọng thuê được người giúp việc. Bằng không, bạn sẽ là người phải quán xuyến tất cả (Vì ở đây, đa số người ta ở riêng). Một số ông chồng người Việt cũng biết đỡ đần cho vợ, một số thì không. Bạn nên tìm cách nào đó để thuyết phục chồng chia sẻ việc nhà với mình. Đừng ôm đồm tất cả. Vì sau này, khi có con cái, khi bạn đi làm, nếu mình bạn lo hết mọi việc nội trợ nữa thì không xuể. Ráng tập nấu ăn trước nữa nhe bạn!

- Những người theo chồng qua Mỹ có thể chia thành 2 nhóm: nhóm có chồng không nhiều tiền và nhóm có chồng khá vững về tài chính.

o Nếu bạn rơi vào nhóm đầu tiên, chắc chắn bạn sẽ phải lo đi làm để cả hai vợ chồng cùng gánh vác gia đình. Cực lắm! Nhất là khi có con nhỏ, bạn vẫn phải đi làm, nhưng cũng phải lo chăm sóc con cái, nội trợ vv… Nhưng nếu vợ chồng yêu thương nhau, đồng tâm hiệp lực gầy dựng gia đình thì rồi bạn sẽ vượt qua được hết. Chỉ cần bạn chịu khó làm lụng, và vững tinh thần thôi.

o Còn nếu bạn may mắn hơn 1 chút, rơi vào nhóm thứ hai thì trước hết là chúc mừng bạn. Có thể mình ông xã đi làm cũng đủ lo chi phí trong gia đình. Khi bạn bầu bì, sinh bé, và nuôi con nhỏ, có thể chồng sẽ nói bạn ở nhà lo chăm con và nội trợ thôi. Được vậy thì tốt cho cả mẹ và con. Có điều, khi con đã lớn, đã đi học, bạn cũng không nên tiếp tục ở nhà nội trợ như thế. Vì thật ra, áp lực phải đi làm để gánh vác gia đình rất nặng nề. Nếu bạn không đi làm, nghĩa là chồng bạn phải gánh hết: đi làm để có lương trả bill, có tiền đi chợ, có bảo hiểm cho vợ con vv… Chồng mà thất nghiệp là cả gia đình khốn đốn. Sống với cái áp lực đó suốt đời, cũng tội nghiệp cho chồng, bạn nhỉ! Chưa kể có thể có tai nạn bất ngờ, dẫn tới tàn tật, hoặc tử vong. Hoặc thậm chí, ngay cả việc vợ chồng ly dị cũng có thể xảy ra … Khi đó, bạn sẽ thành người trụ cột cho cả gia đình, hoặc ít nhứt (nếu ly dị), thì cũng là trụ cột cho các con… Mà ở nhà suốt từ đầu tới cuối, tới hồi có chuyện, không nghề nghiệp, không vốn liếng, không cả ngôn ngữ giao tiếp … bạn sẽ làm sao đây??? Chi bằng, trong thời gian con còn nhỏ, bạn ở nhà nội trợ, chăm sóc con, bạn tranh thủ học càng nhiều càng tốt. Học chữ được thì hay quá! Ráng sao đến khi con vô trường học thì mẹ lấy được cái bằng tốt nghiệp, rồi ra đi kiếm việc làm… Mà không học chữ được thì học nghề. Nghề gì cũng tốt, miễn phù hợp với sức khỏe, khả năng, sở thích của mình… Và quan trọng hơn nữa là vẫn phải học thêm Anh văn, để có thể tự tin giao tiếp với người bản xứ… Làm được như vậy, nếu có gì xảy ra, bạn cũng có thể đỡ khốn đốn hơn. Mà nếu chẳng có gì bất trắc xảy ra, thì hành trang chuẩn bị sẵn trong thời gian ở nhà nuôi con cũng hữu ích lắm, phải không bạn?

Thật ra, nhiều người qua Mỹ cũng không phải đối mặt, đương đầu gì với khó khăn. Có thể bản thân họ có sẵn nhiều vốn liếng từ VN đem qua để có thể xoay sở tốt. Có thể thân nhân của họ ở Mỹ cũng đã quá vững vàng về kinh tế, và vẫn còn giữ nguyên tinh thần VN đến mức sẵn lòng bảo bọc họ trong thời gian đầu … Được vậy thì tốt quá. Và những người này chắc sẽ cười khì, hoặc cũng có thể bĩu môi khi đọc cái entry dài thậm thượt này … Nhưng người viết bài này thì tin rằng, có nhiều người khác, vừa đến Mỹ được vài tháng, vài năm …, đã trải qua 1 tình huống nào đó bên trên … sẽ hiểu …

Vậy thì bạn ơi, nếu bạn sắp sửa lên đường đi Mỹ định cư, người viết xin tặng bạn loạt bài này. Coi như đọc để hình dung trước vậy thôi. Nếu bạn may mắn, không phải gặp hoàn cảnh nào khó khăn, không phải chịu tình huống nào hụt hẫng … thì hãy coi loạt bài này như 1 bài tham khảo, rồi quên, bạn nhé!

Còn nếu bạn có lỡ phải rơi vào 1 trường hợp nào đó mà người viết đã kể, hoặc trường hợp lạ lùng hơn, bi kịch hơn … thì người viết mong rằng, với những gì đã đọc trong loạt bài này… bạn sẽ đủ bình tĩnh đón nhận vấn đề, đủ sáng suốt tìm ra giải pháp, và đủ ý chí để đi đến cùng con đường mình đã chọn… Bởi bạn đã chuẩn bị sẵn tinh thần cho tất cả những thử thách này, phải không bạn?

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Nhất định bạn sẽ thắng, bạn nhé!
 

dangtuan999

Xe container
Biển số
OF-109868
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
7,268
Động cơ
445,950 Mã lực
Cảm ơn cụ Oldfashion, những bài viết của cụ khiến em thấy hiểu rõ hơn về nước Mỹ. Em vodka cụ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top