Thông điệp của Cụ Old gửi tới chúng em là gì nhỉ
He he, giờ mới đọc bót cuổi của Cụ Old
He he, giờ mới đọc bót cuổi của Cụ Old
Chỉnh sửa cuối:
Đơn giản mà cụ, cần gì phải sang tận Mỹ học. Cụ cứ ngồi ở HN bỏ ra 100K mỹ kim sẽ có ẻm việt kiều Mỹ (già và xấu thì ráng chịu) kết hôn với cụ rồi câu cụ sang Mỹ.E hiện tại đang là sinh viên năm cuối (23t - male), sẽ tốt nghiệp tháng 1/2014. Hiện tại dự định của e là sau khi học xong sẽ sang lại Mỹ học tiếp thạc sỹ và tìm cách ở lại định cư. E đã có dịp đi Mỹ học và làm 7 tháng ( Internship ), cũng đã có cơ hội trải nghiệm cuộc sống dân chủ, văn minh, công bằng ở Mỹ thế nào, khác biệt với VN ra sao. Đấy là dự định của em, còn về phía gia đình thì muốn xin cho vào cơ quan nhà nước nào đó và tìm cơ hội xin học bổng đi nước ngoài sau. Nhưng quan điểm của e là muốn học xong đi học tiếp trong năm sau và ở lại luôn. Và e đã quyết thì chắc gia đình cũng tạo điều kiện. E muốn tham khảo các cụ nhà mình 1 chút về định cư ở Mỹ, những cái được và mất so với ở VN, mong các cụ đã đi và đang ở Mỹ cho e lời khuyên và mời các cụ cùng tham gia thảo luận cho thằng e mở mang đầu óc.
P/s: Nếu cụ nào đã có quốc tịch Mỹ hay thẻ xanh xin chia sẻ cho e ít kinh nghiệm làm như thế nào với trường hợp của e hiện tại . Cám ơn các cụ.
BỔ SUNG THÊM: e là male các cụ nhé, đã có 7 tháng đi làm tại Mỹ, e đã nếm trải thế nào là lao động phổ thông, lương 8$/h, ngày làm 8-10 tiếng, 40-50 tiếng 1 tuần và đi học nữa. Cuộc sống ở Mỹ vất vả, khó khăn thế nào dù là lao động phổ thông hay trí óc cũng đều phải chăm chỉ và cố gắng. Cái này e ko k ngại khó, ko ngại khổ vì cái gì cũng có giá của nó và bù lại cuộc sống ở Mỹ thoải mái và tự do hơn rất nhiều trên nhiều phương diện.
Hiện tại theo như e tham khảo thì có 3 cách chính có thể ở lại sau khi học xong:
- Người thân bảo lãnh: cái này nhà e ko có người thân bên đấy -> bỏ qua
- Công ty bảo lãnh ( H1B): sau khi học xong nếu trình độ khá và làm đc việc thì sẽ được công ty bảo lãnh ở lại làm việc, cái này e đã tham khảo và cực kỳ khó, xác xuất đc ở lại cực thấp, bản thân e học lực cũng TB, k có gì quá nổi trội. ->> impossible.
- Cách cuối cùng là cưới vợ Mỹ @@, hiện tại đây có lẽ là cách duy nhất e có thể ở lại Mỹ sau khi học xong và xa hơn là thẻ xanh-> định cư. Tuy nhiên e chưa có kinh nghiệm ở mục này, mong các cụ đã có kinh nghiệm chỉ đường đi nước bước hay dịch vụ cho e với ạ
Theo em hiểu thì thông điệp của cụ ấy là VN vẫn là thiên đường so với Mẽo. he he.Thông điệp của Cụ Old gửi tới chúng em là gì nhỉ
He he, giờ mới đọc bót cuổi của Cụ Old
vợ em ngồi đọc mấy dòng này của cụ mà mặt nó cứ ỉu sìu như cái bánh đa ngâm nước biết bao giờ xứ thiên đường mới bằng 1/10 xứ giẫy chết đây? huhuCông bằng mà nói thì trong vô số những điều mới mẻ mà người đi Mỹ định cư sẽ gặp khi đặt chân tới mỹ, rất nhiều điều sẽ làm cho người ta thấy thích thú, ngưỡng mộ. Những điều này, hồi sống ở VN, ai chưa có dịp đi đâu ra nước ngoài, chắc chỉ có nằm mơ mới thấy !
· Giáo dục: Trẻ em tới tuổi đi học thì phụ huynh chỉ việc ra đúng trường của khu vực mình mà ghi danh cho con (Khỏi thức trắng đêm xếp hàng…). Cha mẹ không rảnh đưa đón con thì đăng ký xe buýt, miễn phí. Lớp học chừng mười mấy học sinh (hổng có chuyện 50 đứa vô 1 lớp). Qua cấp học phổ thông, vô cao đẳng, đại học mà hổng có tiền thì cứ làm đơn xin chính phủ. Đủ tiêu chuẩn thì chính phủ cho luôn tiền học, không đủ thì cho mượn, cho vay lãi suất thấp. Học xong, ra trường 6 tháng sau (hình như có chỗ còn cho cả năm) mới phải lo trả tiền. Mà nếu lỡ chừng đó vẫn chưa có việc làm, thì lại xin nợ tiếp… Chỉ cần thích học, chịu học, và học được …là được học! (hổng có chuyện thiếu tiền trường mà bị cô giáo cảnh cáo trước lớp, hay bị đọc tên trước trường!!!)
· Y tế: Bé con bệnh nặng, ba của bé tự lái xe đưa con đi cấp cứu. Hai cha con tới nơi khoảng gần 9 giờ sáng. Đến 10 giờ, bé đã được chỉ định chụp hình và đủ các loại xét nghiệm cần thiết. Mọi biện pháp trợ sức, cấp cứu đều được huy động lập tức. Trong phòng săn sóc đặc biệt, bé có riêng 1 y tá túc trực 24/24 để theo dõi từng diễn biến nhỏ. Khi phải đón ngày SN trong bệnh viện, bé lại được bv gửi tặng bánh kem, y tá trong khoa thì mang băng rôn, bong bóng và quà đến tận phòng hát mừng … Bé chỉ là 1 bệnh nhi bình thường như tất cả những bệnh nhi khác trong khoa. Mà cũng chẳng phải chỉ có trẻ em mới được chăm sóc tốt như vậy. Sản phụ sinh mổ cũng không kém chút nào! Suốt những ngày sản phụ nằm viện sau ca mổ, mọi việc vệ sinh cá nhân đều có y tá, điều dưỡng lo chu toàn, nhẹ nhàng, dịu dàng, vui vẻ. Mổ xong, bà mẹ nào mệt mỏi, đau đớn, hay thậm chí chỉ vì muốn nghỉ ngơi, đều có thể giao con cho phòng dưỡng nhi giữ ban đêm. Nếu bé bú mẹ, cứ tới giờ bú, y tá đưa bé về phòng để mẹ cho bú, rồi lại đưa bé đi, cho mẹ ngủ yên…
· Cơ quan công quyền: Có việc đi ra những nơi như phòng làm thẻ an sinh xã hội, phòng an toàn giao thông vv… sẽ thấy viên chức chính phủ tươi cười niềm nở, giải thích rõ ràng. Người nào có “ngầu” mấy cũng không quát tháo, nạt nộ ai. Khỏi có chuyện kẹp tiền vô hồ sơ để làm nhanh…
· Xã hội, thương mại, tài chính: dường như cái gì cũng trật tự hơn, thông thoáng hơn cho mọi người dân vv…
Trước những điều mới mẻ, lạ lẫm tuyệt vời này, chắc không mấy ai không ngạc nhiên, nếu không nói là “sốc”. Nhưng cái sốc ở đây, nếu có, lại là cái “sốc tích cực”. Bởi “cú sốc” này sẽ làm người ta vui hơn, lên tinh thần hơn, vì thấy mình đã có cơ hội sống ở nơi văn minh hơn, xã hội có trật tự kỷ cương hơn, mạng sống con người có giá trị hơn, nhân cách cũng được tôn trọng hơn, cơ hội nhiều hơn, hy vọng tương lai con cái mình sẽ sáng sủa hơn rất nhiều. Vậy cũng đáng công đã lìa bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, sống đời viễn xứ…
Có điều, tấm huy chương nào, dù lấp lánh bao nhiêu, cũng có mặt trái của nó. Chuyện qua Mỹ định cư cũng không phải là ngoại lệ. Thực tế cuộc sống có những va chạm, xung đột, khó khăn, thử thách mà nếu không chuẩn bị trước tinh thần, không ai là không sốc! Thậm chí, dám chắc là, nhiều người có nghe đi nữa cũng không tin…
Xin kể cho bạn nghe những điều người viết đã mắt thấy, tai nghe, hoặc thậm chí đã là “nhân vật chính”…. Nhưng với tâm tình của người đã sống đến 31 tuổi mới rời xa SG và cũng đã lăn lóc trên đất Mỹ gần 6 năm, người viết sẽ kể lại và cố gắng phân tích những điều đó bằng con mắt khách quan. Hy vọng ai đó chuẩn bị lên đường sẽ đỡ ngỡ ngàng nếu sau này mình cũng gặp trường hợp tương tự vậy
· Chuyện của người Mỹ
- Trong 1 tiệm giặt ủi, người cha dẫn đứa con nhỏ chừng 7-8 tuổi đi theo để lấy quần áo đã bỏ giặt trước đó. Trong số quần áo, có vài cái là của đứa con. Lấy đồ xong, người cha rút mấy cái của đứa con ra, đối chiếu với giấy thanh toán rồi tính ra coi tiền giặt ủi số quần áo của đứa con là bao nhiêu. Đứa con móc túi, vét hết tiền lớn tiền nhỏ, đếm đủ rồi trả lại cho cha, xong tự cầm quần áo của mình ra xe.
- Một cậu học sinh lớp 11 xin làm part time cashier trong tiệm giặt suốt mùa hè. Mỗi tuần lãnh lương, cậu bé lại hí hửng gom góp, cất kỹ. Hỏi để dành nhiều tiền vậy để làm gì? Đáp rằng “Để cuối hè làm birthday party”. Hỏi ba má hổng làm cho hay sao. Đáp “Ba má lo nuôi ăn học thôi, party thì phải tự lo chứ.”
- Một cô bé 19 tuổi, vừa tốt nghiệp PTTH từ F. phải dọn qua H. sống với cô ruột vì cha cô chuẩn bị cưới vợ sau. Cha cô lo tiền cho cô học nghề làm kỹ thuật viên chụp X Quang. Ngoài giờ học, cô tự đi làm thêm để trang trải cuộc sống: tiền xăng, tiền bảo hiểm, tiền xài lặt vặt vv… Làm partime cashier thì lương có là bao… Cô bị thiếu hụt hoài … Vậy mà tới Halloween, cũng hào hứng chi ra gần nửa tháng lương mua bộ đồ hóa trang.
Nguồn đơi: http://xuatnhapcanh.com/forum/archive/index.php/t-3078.htmlCụ oldfasion copy ở chỗ khác thì ghi nguồn vào nhé vì các đoạn cụ viết em đã đọc rồi. (Sory cụ nếu ở chỗ khác là của cụ)
Sorry các cụ cả tối hôm qua không vào off. Cái này em copy trên mạng cụ ạ, không phải em viết. Vào gúc một tí thì ra cả đống bài kiểu này. Cụ nào có thời gian vào đọc quyển Hồ sơ Văn hóa Mĩ của cụ Phan Ngọc cũng có một bài tương tự kiểu thế này. Nếu không đọc Lao động Cuối tuần cũng hay có những bài viết của cộng đồng về đời sống, làm việc ở bển.Cụ Oldfashion viết hay quá, em cũng lăn lộn xứ người hơn 1 năm, cũng thấu rồi.