[Funland] Điều kiện như thế nào mới đưa được bố mẹ vào viện dưỡng lão?

Thanhz

Xe tăng
Biển số
OF-36827
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
1,252
Động cơ
464,473 Mã lực
E ngồi cafe với mấy ông bạn thỉnh thoảng cũng bàn về vấn đề này.. Xác định tâm lý luôn, giờ cố gắng mà cày tiền, mai sau mấy thằng về già cùng chui vào viện Dưỡng lão cho có bạn có bè là vui nhất..
Hiện tại các cơ sở dịch vụ này còn ít, chi phí cũng hơi cao nhỉ? hi vọng nhu cầu tăng, giá cả, dịch vụ cạnh tranh sẽ giảm xuống..
Cả bọn lập cái Dưỡng lão viện mà an nhàn với nhau chứ.
Em đọc qua vài trang thấy lăn tăn (giờ, và sau này) thuộc về nhóm tạm đủ ăn, đủ tiêu. Chứ thiếu thì còn đi cày sấp mặt, thừa thì ... chưa thấy có cụ nào lên tiếng :)
 

ThangPV.HR

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-93355
Ngày cấp bằng
21/1/11
Số km
3,875
Động cơ
436,732 Mã lực
Website
vanphongsach.com
"Có khả năng chăm" được bố mẹ lúc già là tốt nhất, quãng báo hiếu còn lại của con cái với bố mẹ mà mai sau nghĩ lại mới thấy thấm thía. Thật :(
Lý thuyết thì đúng như vậy, nhưng thực hành thì mệt vô cùng. Nói dễ hơn làm mà.
 

Võ Hầu.

Xe hơi
Biển số
OF-825220
Ngày cấp bằng
15/1/23
Số km
116
Động cơ
4,161 Mã lực
Tuổi
113
Sau e mà già đến lúc ko tự chăm sóc bản thân cũng vào mợ nó VDL ở cho sướng. Ở cùng con cháu khổ chúng nó, mình cũng ko thích mà nó cũng ko thích.
Tiền thì lo gì, tao bán nhà của tao chia theo tháng đủ tiền ở VDL 2-30 năm từ lúc nghỉ hưu, chắc đến lúc đấy cũng quang tèo rồi nên ko lăn tăn về tiền, chỉ cần tư tưởng thôi.
Em nghĩ đến lúc đó bác lại mong muốn khác.

Đôi lúc, chuyện chăm sóc cha mẹ già không chỉ là miếng ăn, giấc ngủ hay ốm đau bệnh tật mà còn cả chuyện "được quan tâm". Nhu cầu được quan tâm chỉ đứng sau nhu cầu cơ bản ăn uống và hít thở. Đặc biệt là với người già (một già, một trẻ như nhau), tính nết thay đổi dễ cáu dễ hờn như đứa trẻ, cộng thêm tuổi xế bóng ít người giao tế. Một lời hỏi thăm, sự lắng nghe những câu chuyện ngày xửa ngày xưa, quan tâm những nhu cầu vặt vãnh thường ngày của các cụ (tương tự việc quan tâm mua từng cái bỉm, tã lót cho con trẻ)... cũng là một mong muốn quan trọng của tuổi già xế bóng.

Viện dưỡng lão với những người xa lạ sẽ không làm được điều này.

Những gì theo em hiểu là như vậy
 
Chỉnh sửa cuối:

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,271
Động cơ
287,148 Mã lực
Em nghĩ đến lúc đó bác lại mong muốn khác.

Đôi lúc, chuyện chăm sóc cha mẹ già không chỉ là miếng ăn, giấc ngủ hay ốm đau bệnh tật mà còn cả chuyện "được quan tâm". Nhu cầu được quan tâm chỉ đứng sau nhu cầu cơ bản ăn uống và hít thở. Đặc biệt là với người già (một già, một trẻ như nhau), tính nết thay đổi dễ cáu dễ hờn như đứa trẻ, cộng thêm tuổi xế bóng ít người giao tế. Một lời hỏi thăm, sự lắng nghe những câu chuyện ngày xửa ngày xưa, quan tâm những nhu cầu vặt vãnh thường ngày của các cụ (tương tự việc quan tâm mua từng cái bỉm, tã lót cho con trẻ)... cũng là một mong muốn quan trọng của tuổi già xế bóng.

Viện dưỡng lão với những người xa lạ sẽ không làm được điều này.

Những gì theo em hiểu là như vậy
Viện dưỡng lão ở toàn cùng những người bằng tuổi, tương tự về văn hóa, nói chuyện và chia sẻ với nhau tốt hơn cụ ạ.
Lúc đó con cháu mình kô chịu ngồi nghe mình kể chuyện, hay giãi bày, hay kể đi kể lại một chuyện lần nào cũng như mới (già thì lẫn mà) nữa đâu.
Người lạ thì làm quen đơn giản, 3’hôm là thân nhau như chị em nếu gặp người hợp rồi. Tuổi đó ít khi tham sân si, lại một ông điếc ngồi cạnh một bà lẫn, kể chuyện cả ngày vừa có bầu bạn lại có người lắng nghe, thấy an ủi hơn hẳn cụ ạ.
Và thật ra người già còn quan tâm đến nhau kể cả người dưng, hơn con cháu đấy. Trẻ thì vô tâm, trung niên thì bận, người già cứ did ra did vào một mình trong nhà còn buồn và cô đơn hơn ý.
 

nhanchauchau

Xe tăng
Biển số
OF-153466
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
1,976
Động cơ
1,036,353 Mã lực
Viện dưỡng lão?

Lý do cho việc đó là gì?

Không có khả năng chăm (thời gian, sự ân cần...)?

Khi còn nhỏ, một tiếng cười của con cũng làm nức lòng cha mẹ. Con sốt bố mẹ thức cả đêm chăm ẵm. Từng bước chân chập chững, miếng ăn giấc ngủ hay sự ậm ạch của con luôn có sự quan tâm của cha mẹ.

Và rồi, khi lớn lên chúng ta nói về Viện dưỡng lão.
Mọi người đọc, quan tâm, vì là tính cho mình sau này.
Chứ đâu phải ai cũng tham khảo để đưa bố mẹ vào đâu!
 

Võ Hầu.

Xe hơi
Biển số
OF-825220
Ngày cấp bằng
15/1/23
Số km
116
Động cơ
4,161 Mã lực
Tuổi
113
Viện dưỡng lão ở toàn cùng những người bằng tuổi, tương tự về văn hóa, nói chuyện và chia sẻ với nhau tốt hơn cụ ạ.
Lúc đó con cháu mình kô chịu ngồi nghe mình kể chuyện, hay giãi bày, hay kể đi kể lại một chuyện lần nào cũng như mới (già thì lẫn mà) nữa đâu.
Người lạ thì làm quen đơn giản, 3’hôm là thân nhau như chị em nếu gặp người hợp rồi. Tuổi đó ít khi tham sân si, lại một ông điếc ngồi cạnh một bà lẫn, kể chuyện cả ngày vừa có bầu bạn lại có người lắng nghe, thấy an ủi hơn hẳn cụ ạ.
Và thật ra người già còn quan tâm đến nhau kể cả người dưng, hơn con cháu đấy. Trẻ thì vô tâm, trung niên thì bận, người già cứ did ra did vào một mình trong nhà còn buồn và cô đơn hơn ý.
Cám ơn bác.

Đó cũng là một góc nhìn. Nhưng em nghĩ nó chỉ phù hợp trong một giai đoạn ngắn nào đó dành cho nhu cầu được giao tế công cộng nhiều hơn là quan tâm (sự quan tâm chân thành).

Ngoài ra, lá rụng về cội, tuổi xế chiều sẽ có thiên hướng trở về bên gia đình, bên người thân, bên những gì gì quen thuộc.

Mặt khác, không phải lúc nào tuổi già cũng duy trì được sự khỏe mạnh cần thiết dù chỉ để ngồi tán gẫu. Trái nắng dở trời, muốn uống hớp nước, lúc đi vệ sinh hay cảm lạnh nằm đấy... sẽ thèm "có đứa con bên cạnh để gọi". Cảm giác lúc đó có thể là dấu nước mắt vào trong.
 

alo123567

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832716
Ngày cấp bằng
22/4/23
Số km
2,248
Động cơ
62,057 Mã lực
Nơi ở
https://github.com/sonvirgo/4G-Circumvent
Website
github.com
Trước đây mình cứ tưởng không đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão là vì không thích thôi. Ai dè cứ phải giàu thì mới cho bố mẹ vào đấy được các cụ ạ. T.T Có ai muốn đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão mà không đủ điều kiện như mình không ạ?
Như thế nào thì em thấy chỉ qui ra tiền bao nhiêu 1 tháng
Chứ khó khăn thiếu thốn cơ sở như học sinh THPT hà nội đâu mà cụ giật tít nghe kinh quá như là PR
 

Võ Hầu.

Xe hơi
Biển số
OF-825220
Ngày cấp bằng
15/1/23
Số km
116
Động cơ
4,161 Mã lực
Tuổi
113
Mọi người đọc, quan tâm, vì là tính cho mình sau này.
Chứ đâu phải ai cũng tham khảo để đưa bố mẹ vào đâu!
Em cũng đang nói chuyện dựa cả trên góc nhìn về "cảm giác của bản thân" khi ở trong trường hợp đó.

Khi hăm hở lao về phía trước để làm việc, kiếm tiền, phát triển, chúng ta sẽ nghĩ chỉ cần được nghỉ ngơi là đủ. Nhưng đến khi có quá nhiều thời gian để nghỉ ngơi song không nhiều sức khỏe để tận hưởng nó, chúng ta sẽ phát sinh mong muốn khác. Những mong muốn tiềm ẩn nhân sinh vốn bị cơn bão của cuộc sống cuốn đi sẽ trở lại lúc dối già.
 

hatinh5760

Xe điện
Biển số
OF-429593
Ngày cấp bằng
13/6/16
Số km
3,276
Động cơ
205,250 Mã lực
Chuyện Mẹ e.
Nhà e 5 chị e. 4 gái, 1 trai. Học hành, công việc tốt, rất tốt. Nhà cửa đàng hoàng.
Khi Bố e còn sống, ông bà chăm nhau. Vui vẻ, bình thường.
Khi ông mất. Bà quyết sống 1 mình. Đón Bà về ở cùng ai, cũng chỉ vài hôm, vài tuần, nhiều nhất là vài tháng. Bà quyết về nhà Bà ở.
Hôm chị gái e đi làm tư vấn tâm lý cho Viện dưỡng lão (mọi việc lớn nhỏ nhà e, tất tần tật do chị cả định đoạt, điều hành) ở gần Sơn Tây. Mẹ e bảo: hay đưa tao vào đấy. Thế là vào.
VDL đó không lớn. Có phòng 1 người, phòng 2 người, phòng 3 người, và phòng 6 - 8 người. Mẹ e ở phòng 3 người.
Nhiều người (trong đó có Mẹ e, trên 80t), vẫn đi lại, tự vệ sinh, tự sinh hoạt bình thường, nhưng do ở 1 mình, nên vào đó. E ấn tượng 1 cụ, góa chồng từ 27 tuổi, ở vậy nuôi con gái. Vợ chồng con gái cụ đều là trưởng khoa của bệnh viện, rất bận rộn... thế là cụ vào VDL sống. Rất vui vẻ. Tập thể dục, hướng dẫn, thầm thì với Mẹ e " lính mới " nhiều chuyện hay ho và ít hay ho ở đây.
Giờ giấc sinh hoạt bình thường, lành mạnh.
Các cụ sáng được động viện gọi dỗ dậy, vsinh cá nhân, tập thể dục nhẹ nhàng. Ai chế độ nào, sinh hoạt, được chăm sóc theo chế độ đó.
Khá nhiều hoàn cảnh. Có 1 cô diễn viên ở nhà 1 mình. Có 1 bác, vừa bị tai biến, vào đây, ký hợp đồng Chăm sóc sức khỏe, Tập VLTL phục hồi chức năng... Các hoàn cảnh. Các chế độ.
Bề ngoài nhìn vào, quan sát, nghe theo mẹ e kể, (Mẹ e và 2 bác cùng phòng là tuýp lạc quan, vẫn xem đá bóng VN, xem Đường lên đỉnh Olympia...) e thấy mọi người tạm ổn.
Mẹ e có lương hưu, cho thuê nhà của các Cụ, chúng e không bàn gì về kinh phí, không tiêu gì đến tiền tiết kiệm của Cụ.
Ở được 5 tháng thì tết. Anh trai e đón Cụ về nhà bác ấy.
Mùng 6 tết, Cụ nhất quyết đòi trở lại VDL.
Vào đó ở thêm 2 tháng nữa, thì 1 bà chị gái e, mời Cụ vào Sg chơi. Em trai Cụ, (cậu của tụi e) làm thượng thọ, tiện thể.
Mấy tháng Cụ trở lại HN, các bác nhà e cũng thuyết phục ở nhà. Lúc đó thuê GV, buổi tối bác con trai sang ngủ.
Vì ở VDL, cũng cách HN hơn 30km. Cũng không tiện như ở nhà Cụ.
Chuyện thực của nhà e, nhưng mà 12 năm rồi.
 
Biển số
OF-834663
Ngày cấp bằng
30/5/23
Số km
66
Động cơ
1,445 Mã lực
Tuổi
38
Viện dưỡng lão?

Lý do cho việc đó là gì?

Không có khả năng chăm (thời gian, sự ân cần...)?

Khi còn nhỏ, một tiếng cười của con cũng làm nức lòng cha mẹ. Con sốt bố mẹ thức cả đêm chăm ẵm. Từng bước chân chập chững, miếng ăn giấc ngủ hay sự ậm ạch của con luôn có sự quan tâm của cha mẹ.

Và rồi, khi lớn lên chúng ta nói về Viện dưỡng lão.
Chả ai muốn, nhưng hoàn cảnh điều kiện nhiều khi không dễ xử lý cụ ạ. Giờ cụ nghĩ xem, nếu nhà chỉ có 1-2 đứa con, các con vì công việc mưu sinh mà phải đi xa hoặc làm từ sáng tới tối mới lo được cuộc sống , các cháu thì nhỏ lại bận việc học hành, các cụ thì khó tính không chịu được giúp việc ... thì cụ bảo phải làm sao? Cái chính là nếu các con cháu không thể nghỉ làm mà phục vụ thì các cụ ở nhà một mình rất nguy hiểm , thuê giúp việc rất khó bởi họ cũng không có chuyên môn chăm sóc người già bệnh tật, rồi nhiều cụ khó tính không ở nổi với gv, trong lúc chưa biết xử trí ra sao chẳng phải viện dưỡng lão là cứu sinh sao. Ngày bé cha mẹ nuôi con thật nhưng chăm đứa trẻ con nó dễ dàng nhẹ nhàng hơn chăm người già cả trăm lần ấy, đứa trẻ nó phải nghe theo ý mình, mình có thể đưa nó đến ông bà nội ngoại vài hôm, rồi cho đi học sáng đến tối mới đón, mình tức mình mệt mình mắng mỏ mấy câu nó phải nghe lời mình, chưa kể nói thì bảo thô tục chứ cho đứa trẻ ăn uống ị đái bô bỉm nó cũng đơn giản dẽ chịu hơn bao nhiêu, mình làm gì làm như thế nào chả ai đánh giá .... Không so sánh được đâu cụ ạ. Các cụ ông cứ thử ở nhà chăm bố mẹ đi , đừng để vợ chăm , lúc đó hẵng phát biểu môn đạo đức chưa muộn.
Các nơi khác họ có viện dưỡng lao lâu rồi, chả có gì là thiếu đạo đức thiếu nhân văn ở đây cả, toàn tự chúng ta nghĩ ra mà thôi
 

Gagarose

Xe điện
Biển số
OF-659342
Ngày cấp bằng
23/5/19
Số km
2,374
Động cơ
1,020,883 Mã lực
Nơi ở
Paracel Island & Spartly Island, VietNam
Viện dưỡng lão ở VN chủ yếu là Viện dưỡng lão Tư nhân, cho nên cứ ai có tiền và có nhu cầu là vào được. Rất nhiều mức gái ( ứng với mức dịch vụ chăm sóc khác nhau ).
Còn các viện dưỡng lão công của nhà nước thì chủ yếu để phục vụ các đối tượng chính sách, mẹ Vn anh hùng, người có công với CM....blablabla....
Cũng có 1 số viện dưỡng lão kiểu các cơ sở từ thiện do các Manhn thường quân đóng góp, đối tượng cũng rất chọn lọc, người thường khó vào.

Nói chung, dân thường chỉ có thể vào các Nhà dưỡng lão Tư nhân, diều kiện duy nhất là : có đủ tiền. ( dĩ nhiên có nhu cầu ). :))
Đọc còm của cụ mà giật cả mình
 

Võ Hầu.

Xe hơi
Biển số
OF-825220
Ngày cấp bằng
15/1/23
Số km
116
Động cơ
4,161 Mã lực
Tuổi
113
Chả ai muốn, nhưng hoàn cảnh điều kiện nhiều khi không dễ xử lý cụ ạ. Giờ cụ nghĩ xem, nếu nhà chỉ có 1-2 đứa con, các con vì công việc mưu sinh mà phải đi xa hoặc làm từ sáng tới tối mới lo được cuộc sống , các cháu thì nhỏ lại bận việc học hành, các cụ thì khó tính không chịu được giúp việc ... thì cụ bảo phải làm sao? Cái chính là nếu các con cháu không thể nghỉ làm mà phục vụ thì các cụ ở nhà một mình rất nguy hiểm , thuê giúp việc rất khó bởi họ cũng không có chuyên môn chăm sóc người già bệnh tật, rồi nhiều cụ khó tính không ở nổi với gv, trong lúc chưa biết xử trí ra sao chẳng phải viện dưỡng lão là cứu sinh sao. Ngày bé cha mẹ nuôi con thật nhưng chăm đứa trẻ con nó dễ dàng nhẹ nhàng hơn chăm người già cả trăm lần ấy, đứa trẻ nó phải nghe theo ý mình, mình có thể đưa nó đến ông bà nội ngoại vài hôm, rồi cho đi học sáng đến tối mới đón, mình tức mình mệt mình mắng mỏ mấy câu nó phải nghe lời mình, chưa kể nói thì bảo thô tục chứ cho đứa trẻ ăn uống ị đái bô bỉm nó cũng đơn giản dẽ chịu hơn bao nhiêu, mình làm gì làm như thế nào chả ai đánh giá .... Không so sánh được đâu cụ ạ. Các cụ ông cứ thử ở nhà chăm bố mẹ đi , đừng để vợ chăm , lúc đó hẵng phát biểu môn đạo đức chưa muộn.
Các nơi khác họ có viện dưỡng lao lâu rồi, chả có gì là thiếu đạo đức thiếu nhân văn ở đây cả, toàn tự chúng ta nghĩ ra mà thôi
Cám ơn bác.

Có lẽ câu chuyện ở đây có phần nhậy cảm và khiến mỗi người chúng ta có sự phản ứng nhất định. Đặc biệt là với chữ "Đạo đức", "nhân văn" trên mạng đã có nhiều thành kiến.

Hãy tạm gạt bỏ nó sang một bên và cùng trao đổi theo góc nhìn mỗi cá nhân. Cũng như thế, em chỉ đặt câu hỏi và đưa góc nhìn cá nhân. Chưa có bất cứ sự phê phán nào với chiều ngược lại.

Quay trở lại câu chuyện, sau nhiều lần thăng trầm cố gắng lao về phía trước và cuối cùng trở thành một Lozer, ở bên kia sườn dốc, tâm thức của em bắt đầu xắp sếp lại và định nghĩa cho chính nó những thứ mà tâm thức cho rằng cần thiết.

Với góc nhìn cá nhân em, viện dưỡng lão ở một khía cạnh nào đó là "chu nghia cá nhân" được cổ súy bởi Phương Tay Văn minh. Mỗi con người bị nhét vào "cái tủ của riêng mình".

Song đó không phải trọng tâm câu chuyện, vào lúc tâm thức xắp sếp lại mớ hỗn độn sau cơn bão, nó nhớ lại những mong muốn khi có một điều kiện nào đó, nó sẽ lo cho con cái cái này, dành cho bố mẹ cái kia...khi đạt được điều kiện nào đó. Những điều đó cuối cùng là để người thân có một "cảm giác tích cực". Trong khi, với sự quan tâm, ta có thể làm điều đó với chi phí rẻ nhất mà gần như không cần có quá nhiều điều kiện đi kèm.
 
Chỉnh sửa cuối:

landaumuaxe

Xe điện
Biển số
OF-201728
Ngày cấp bằng
12/7/13
Số km
2,321
Động cơ
350,194 Mã lực
Nơi ở
Vô định
tầm 18~20tr/tháng/người , tùy cả chế độ thuốc bổ trợ cụ đk, vc e cũng tìm hiểu rồi , nhưng mà thấy nhiều quá, nên lại cố gắng tích lũy , để sau này có tiền, k phụ thuộc con cái nữa,
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,162
Động cơ
69,549 Mã lực
Chả ai muốn, nhưng hoàn cảnh điều kiện nhiều khi không dễ xử lý cụ ạ. Giờ cụ nghĩ xem, nếu nhà chỉ có 1-2 đứa con, các con vì công việc mưu sinh mà phải đi xa hoặc làm từ sáng tới tối mới lo được cuộc sống , các cháu thì nhỏ lại bận việc học hành, các cụ thì khó tính không chịu được giúp việc ... thì cụ bảo phải làm sao? Cái chính là nếu các con cháu không thể nghỉ làm mà phục vụ thì các cụ ở nhà một mình rất nguy hiểm , thuê giúp việc rất khó bởi họ cũng không có chuyên môn chăm sóc người già bệnh tật, rồi nhiều cụ khó tính không ở nổi với gv, trong lúc chưa biết xử trí ra sao chẳng phải viện dưỡng lão là cứu sinh sao. Ngày bé cha mẹ nuôi con thật nhưng chăm đứa trẻ con nó dễ dàng nhẹ nhàng hơn chăm người già cả trăm lần ấy, đứa trẻ nó phải nghe theo ý mình, mình có thể đưa nó đến ông bà nội ngoại vài hôm, rồi cho đi học sáng đến tối mới đón, mình tức mình mệt mình mắng mỏ mấy câu nó phải nghe lời mình, chưa kể nói thì bảo thô tục chứ cho đứa trẻ ăn uống ị đái bô bỉm nó cũng đơn giản dẽ chịu hơn bao nhiêu, mình làm gì làm như thế nào chả ai đánh giá .... Không so sánh được đâu cụ ạ. Các cụ ông cứ thử ở nhà chăm bố mẹ đi , đừng để vợ chăm , lúc đó hẵng phát biểu môn đạo đức chưa muộn.
Các nơi khác họ có viện dưỡng lao lâu rồi, chả có gì là thiếu đạo đức thiếu nhân văn ở đây cả, toàn tự chúng ta nghĩ ra mà thôi
Tầm giờ này vợ nào thành phố chịu chăm bố mẹ chồng, ngọn cờ này giơ lên hơi kinh đấy ạ.
 

ThangPV.HR

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-93355
Ngày cấp bằng
21/1/11
Số km
3,875
Động cơ
436,732 Mã lực
Website
vanphongsach.com
Em nghĩ đến lúc đó bác lại mong muốn khác.

Đôi lúc, chuyện chăm sóc cha mẹ già không chỉ là miếng ăn, giấc ngủ hay ốm đau bệnh tật mà còn cả chuyện "được quan tâm". Nhu cầu được quan tâm chỉ đứng sau nhu cầu cơ bản ăn uống và hít thở. Đặc biệt là với người già (một già, một trẻ như nhau), tính nết thay đổi dễ cáu dễ hờn như đứa trẻ, cộng thêm tuổi xế bóng ít người giao tế. Một lời hỏi thăm, sự lắng nghe những câu chuyện ngày xửa ngày xưa, quan tâm những nhu cầu vặt vãnh thường ngày của các cụ (tương tự việc quan tâm mua từng cái bỉm, tã lót cho con trẻ)... cũng là một mong muốn quan trọng của tuổi già xế bóng.

Viện dưỡng lão với những người xa lạ sẽ không làm được điều này.

Những gì theo em hiểu là như vậy
Cụ hiểu thì quá đúng rồi đấy. Vấn đề, cụ đã, đang và sẽ làm như vậy chưa?
Nói, nghĩ, hiểu sao nó dễ mà thực tế ít người làm được?
Bản thân em đáp ứng đc 75% tiêu chí của cụ nêu bên trên, mệt mỏi và nỗ lực vô cùng.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,162
Động cơ
69,549 Mã lực
Quan điểm của e là e là thế hệ gạch nối. E sẽ chăm sóc bố mẹ tại nhà còn cá nhân em hai vợ chồng nếu còn sống với nhau sẽ tự chăm nhau đến già, nếu một người mất người kia tự quyết định sống một mình con cái hỗ trợ trong việc dùng tiền của bọn e để chăm sóc bọn e hoặc vào viện dưỡng lão hoặc chọn giải pháp khác.
 
Biển số
OF-834663
Ngày cấp bằng
30/5/23
Số km
66
Động cơ
1,445 Mã lực
Tuổi
38
Tầm giờ này vợ nào thành phố chịu chăm bố mẹ chồng, ngọn cờ này giơ lên hơi kinh đấy ạ.
Nói thực, cụ nhìn thử xem nhé, cha mẹ mình nhưng phần lớn con đẻ còn chả muốn chăm thì con dâu nào nó muốn động tay phục vụ ? Vì sao nói chả muốn chăm, vì người ta dựa vào sự yếu thế của phụ nữ để bắt họ làm dâu, để đàn ông rảnh tay không phải làm gì cả mà vãn có tiếng có hiếu. Được mấy ông đủ hiếu thảo với bố mẹ và đủ tự trọng với vợ để danh hết việc chăm cha mẹ mình ? Cái đứa làm dâu kia Nó cũng có bố mẹ yêu thương vô bờ chứ không như bố mẹ chồng yêu thương có điều kiện, người nó muốn tận hiếu phải là bố mẹ nó trước nhé, BMC còn lâu đi, trừ khi thằng chồng cực tốt, bố mẹ chồng cực tốt thì nó sẽ thực tâm chăm sóc, hoặc bản thân nó chả trốn tránh đưa đẩy trách nhiệm này cho ai được nó mới phải chịu thôi. Ngày xưa con dâu chịu chăm bố mẹ chồng vì vị thế của họ trong xã hội và gia đình thấp kém , phụ thuộc, chứ mẹ chồng ít khi thích nàng dâu thì cũng chả con dâu nào có tình cảm để mà muốn sống cùng chăm sóc cho được.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,162
Động cơ
69,549 Mã lực
Nói thực, cụ nhìn thử xem nhé, cha mẹ mình nhưng phần lớn con đẻ còn chả muốn chăm thì con dâu nào nó muốn động tay phục vụ ? Vì sao nói chả muốn chăm, vì người ta dựa vào sự yếu thế của phụ nữ để bắt họ làm dâu, để đàn ông rảnh tay không phải làm gì cả mà vãn có tiếng có hiếu. Được mấy ông đủ hiếu thảo với bố mẹ và đủ tự trọng với vợ để danh hết việc chăm cha mẹ mình ? Cái đứa làm dâu kia Nó cũng có bố mẹ yêu thương vô bờ chứ không như bố mẹ chồng yêu thương có điều kiện, người nó muốn tận hiếu phải là bố mẹ nó trước nhé, BMC còn lâu đi, trừ khi thằng chồng cực tốt, bố mẹ chồng cực tốt thì nó sẽ thực tâm chăm sóc, hoặc bản thân nó chả trốn tránh đưa đẩy trách nhiệm này cho ai được nó mới phải chịu thôi. Ngày xưa con dâu chịu chăm bố mẹ chồng vì vị thế của họ trong xã hội và gia đình thấp kém , phụ thuộc, chứ mẹ chồng ít khi thích nàng dâu thì cũng chả con dâu nào có tình cảm để mà muốn sống cùng chăm sóc cho được.
Phụ nữ yếu thế ấy ạ. Phụ nữ đô thị giờ yếu thế cái gì so với đàn ông?!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top