Ặc ặc, các cụ vẫn tranh luận kinh
thực ra ở đây phải áp dụng 2 nguyên lý của khí tính và khí động.
- Khí tĩnh: đẳng thức (PV)/T = const (hằng số).
- Khí động: nguyên lý Bec-nu-li (Bernoulli)
Em nháp tạm cái hình mình họa rồi chém
Như hình vẽ em tạm minh họa:
- Phần chai nhựa: tạm coi có thông số: P1, V1, T1 (áp suất, thể tích, nhiệt độ)
- Cổ chai nhựa: thông số: P2, V2, T2
- Trong phòng: P3, V3, T3
- Luồng gió vào ra ký hiệu bằng các mũi tên. Lưu ý số lương mũi tên tại các vị trí là như nhau (5 mũi tên - cho dễ tưởng tượng
). Mật độ mũi tên thể hiện cho vận tốc dòng khí, mật độ thưa - vận tốc chậm, mật độ dày - vận tốc nhanh.
* Theo phương trình khí áp tĩnh: (P x V)/T = const (hằng số cố định)
* Bây giờ phân tích khí động từng phần một:ta tạm tính lượng khí đi qua trong 1 giây-cho dễ hình dung.
- Tại phần chai nhựa: coi như nhiệt độ môi trường là T1 với lượng khí là (P1 x V1). Lượng khí này đi vào phần cổ chai. Tốc độ dòng khí là tốc độ gió thổi vào. Như vậy tạm coi 1s có lượng khí là C=(P1 x V1)/T1
- Tại phần cổ chai, do tiết diện dòng khí thu nhỏ, vẫn phải đáp ứng lượng khí C đi qua -> tốc độ dòng khí buộc phải tăng lên (trên hình mật độ mũi tên dày hơn).
Theo nguyên lý Bernoulli, áp suất dòng khí sẽ giảm xuống đến P2 (tức là P2<P1), mặt khác theo đẳng thức khí tĩnh để đảm bảo hằng số (const) thì hoặc V2 phải tăng, hoặc T2 phải giảm. Trường hợp này V2 còn giảm đi so với V1 do cổ chai thắt lại -> T2 sẽ giảm đi so với T1 (T2<T1). Như vậy ở cổ chai đã mát hơn 1 tý
- Khí từ cổ chai đi vào phòng: lúc này tốc độ dòng khí lại giảm, áp suất lại tăng từ (P3>P2). Về lý thuyết P3 = P1, tuy nhiên thể tích phòng V3 (so với lượng khí thổi vào) là vô cùng lớn, P3 là hữu hạn, dòng khí lại giãn nở 1 lần nữa -> theo biểu thức trên T3 <T2 -> mát thêm tý nữa
Như vậy nhiệt độ trong phòng T3<T2<T1
Đây em giải thích theo định tính, để tính chính xác thì khó hơn