- Biển số
- OF-547423
- Ngày cấp bằng
- 25/12/17
- Số km
- 1,193
- Động cơ
- 180,019 Mã lực
- Tuổi
- 56
Em thì chỉ cần 1 cây điện thoại Pixel 3XL (2018-2019) chụp đủ mọi thời điểm đều ok, riêng về chụp đêm thì đt cùi này chấp luôn IPhone đời mới.

Em chắc chắn cụ chụp bằng đt.![]()
![]()
Mấy ảnh em chụp nguyên gốc, có duy nhất 1 cái thêm tí hiệu ứng dùng app trên máy thôi
Mà e là dạng chụp ảnh k biết gì, chứ n cụ chụp khét, nhìn ko tưởng nổi
Theo các cụ e dùng máy gì?úp ảnh lên trên này hình đã bị vỡ khá nhiều rồi
cụ phân tích hộ em tí xem bằng đt ở chỗ nàoEm chắc chắn cụ chụp bằng đt.
Chắc bác định mô tả khả năng ghi lại chi tiết trong 1 bức ảnh có vùng sáng rất sáng và vùng tối rấtEm chụp tự động bằng iPhone:
![]()
Zoom to chỗ tối:
![]()
Sản phẩm cuối cùng của bác bị vừa bị cháy sáng vùng sáng mà vùng tối vẫn bết, không thấy rõ các chi tiết. Em không thể nói đây là một ảnh có ánh sáng tốt trừ khi bác có ý tưởng gì đó đằng sau rất khó luận.Chắc bác định mô tả khả năng ghi lại chi tiết trong 1 bức ảnh có vùng sáng rất sáng và vùng tối rất
tối?
Đó là dynamic range (DR) của cái sensor. Với cái tiêu chí này thì điện thoại không thể so được với cả máy ảnh compact, chứ đừng nói đến máy ảnh không gương lật mới bây giờ hay máy ảnh DSLR. Tất cả nằm ở kích thước của điểm ảnh. Kích thước của điểm ảnh lớn hơn cho phép nó nhận nhiều photons ánh sáng hơn, làm cho dynamic range của cái sensor rộng hơn.
Chưa nói tiếp đến file ảnh thu được. Khi thu file ảnh dưới dạng jpeg, ảnh đã bị xử lý. Càng xử lý nhiều, ảnh càng bị bết lại và các chi tiết sẽ mất đi. File ảnh RAW, như tên gọi của nó là file ảnh gốc. Ngày xưa, Canon đã biết dành riêng 3 bits trong file RAW để lưu giữ thông tin giúp người ta cứu những chi tiết ảnh ở vùng quá sáng hay quá tối. Bây giờ thì cái tiểu xảo nhỏ này không còn chỉ riêng của máy ảnh Canon!
Em lấy ví dụ cái ảnh em chụp phơi sáng (16 giây hơi bị quá dài để không bị rung, kể cả có đặt trên tripod). Vùng sáng sáng hơn cái ảnh của bác post và vùng tối cũng tối hơn rất nhiều. Em "cứu" đơn giản chỉ tăng sáng vùng tối và giảm sáng vùng sáng quá thôi (nhưng nếu chỉ sử dụng 1 file RAW như thế này để tạo ảnh HDR thì vẫn được).
Cả cái ảnh
![]()
Vùng tối là các bậc thang dưới cùng bên phải, mầu và chi tiết hiện lên khi được tăng sáng
![]()
Vùng sáng là bờ tường bên trái ảnh. Khi giảm sáng có thể phân biệt rõ góc tường
![]()
Hay cái ảnh này còn rõ nữa ở phần đã tưởng bị "cháy sáng". Bức tường với những chỗ hơi ố của nó, bóng hắt lên của lan can vịn và cả góc bức tường, không chỉ các chi tiết mà cả mầu của nó cũng được thể hiện khá thật. Hay nhìn cả cái tay vịn cầu thang cũng vậy!
![]()
Em đã mô tả về 3 bits để cứu vùng tối và vùng sáng trong file ảnh RAW, nhưng chưa viết rõ là chúng không phải là cái công cụ vô song. Khi người chụp quá tối hay quá sáng hay bức ảnh có những vùng tối và vùng sáng quá khác biệt thì chẳng có cách nào cứu được. Không chỉ vậy, nhiều trường hơp không phải cả 3 mầu cơ bản đều sáng quá (>255) hay tối quá ( vượt qua giá trị 0) mà chỉ 1 hay 2 mầu bị, thì sẽ xảy ra hiện tượng sai mầu.Sản phẩm cuối cùng của bác bị vừa bị cháy sáng vùng sáng mà vùng tối vẫn bết, không thấy rõ các chi tiết. Em không thể nói đây là một ảnh có ánh sáng tốt trừ khi bác có ý tưởng gì đó đằng sau rất khó luận.
Tất cả phải trong một ảnh chứ không phải trong vài ảnh khác nhau đi kèm giải thích rằng đây là ảnh sáng, đây là ảnh tối.
Điện thoại dễ dàng xếp chồng vài cái ảnh này lên nhau với "HDR".
Tranh thủ khi chưa phang lô bớ lền ráo cụ ợ