[Funland] Điện hạt nhân tại VN?

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,654
Động cơ
1,033,657 Mã lực
Hai zà,
-Điều tần thì bắt buộc phải là tổ máy điều tần. Nó có tác dụng điều chỉnh nhanh tần số để ổn định lưới, nó nôm na là có tác dụng điều chỉnh tinh tần số lưới và có tác dụng gần như tức thì. (cái này bắt buộc phải điều chỉnh tự động)
-Khi công suất phụ tải thay đổi lớn (lớn hơn dải công suất của tổ máy điều tần) thì điều độ sẽ huy động công suất từ các nhà máy khác, yêu cầu thêm tổ máy khác chạy máy để phát điện, hoặc đề nghị giảm công suất các nhà máy khác (dừng hẳn tổ máy khác). Cái này là điều chỉnh công suất theo nhu cầu phụ tải (theo biểu đồ phụ tải điển hình), mang tính chất có kế hoạch từ trước, có sự chuẩn bị và hầu hết là điều chỉnh bằng chạy cơm và nói nôm na nó là ĐIỀU CHỈNH THÔ
Cái thủy điện mà cụ định ví dụ ở trên em lạ gì THỦY ĐIỆN BUÔN KUÔP, BUÔN TUA SRAH, em lạ dek gì mấy cái thủy điện trên dòng SeSan, trên dòng Sêrepok, Krông nô. Em chỉ khuyên cụ biết chắc biết rõ rồi hãy phát biểu, còn biết theo kiểu hóng hớt, nghe lỏm được thì thôi, chém gió người trong nghề người ta cười cho đấy. Em bỏ nghề 10 năm rồi nhưng thấy nhiều cụ phát biểu chém gió kinh quá.
Vâng. Em cũng bỏ nghề 13 năm rồi nên kiến thức chủ yếu là qua sách vở và cũng chỉ cập nhật được tí theo kiểu hóng thôi. Nhưng mà em khó chịu với cái kiểu nói chuyện bố đời như thiên hạ có mỗi mình hiểu chuyện cụ ạ. Kể cả là mình có giỏi hơn thì khi nói thấy người ta ko hiểu thì thôi ko nói nữa chứ em thấy nhiều người quay ra chửi người ta là ngu với ngốc này nó rồi chả biết có hả hê được mãi ko.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,411
Động cơ
262,247 Mã lực
Vannl Ngo Rung
2 cụ chỉ cần trả lời câu hỏi này của em thôi là biết có phải điều tần hay ko?
Giờ cả cái nhà máy thủy điện Hòa Bình em chỉ dùng để thắp duy nhất 1 bóng đèn hoặc chạy 1 cái máy bơm nhỏ.

Công suất phát lúc này lớn hơn rất nhiều so với công suất tiêu thụ. Vậy tần số dòng điện lúc này còn giữ ở 50Hz ko? Hay nó lên mấy tỷ Hz?
Ví dụ cực đoan quá cụ ơi! Nếu như thế turbine sẽ tăng tốc đến mức nhà máy sẽ bị phá huỷ, cỡ vài trăm Hz là cùng thôi.
 

Future_50

Xe điện
Biển số
OF-416903
Ngày cấp bằng
16/4/16
Số km
3,443
Động cơ
248,107 Mã lực
Tuổi
39
Em thấy cụ IT cũng thông, electric cũng thạo.
Vậy em mạn phép test cụ 1 câu hỏi này nhé.
Em có 2 tấm pin mặt trời cùng công suất, 2 inverter riêng biệt cùng convert ra điện áp xoay chiều 220v. Tuy nhiên 1 cái thì cho đầu ra f=50hz, 1 cái thì cho f=60hz.
Vậy điều gì sẽ xảy ra khi em cho 2 thằng nối song song vào 1 bóng đèn sợi đốt?
tần số quyết định giá trị Vpickup tại điểm thời gian t. em nghĩ ở mức độ phân giải sóng Sine thì cụ đã thấy do vậy em có quyền khồng trả lời chứ.
có một nghề vừa liên quan sâu đến điện hệ thống vừa liên quan sâu đến IT ngoài ra còn phải có khả năng design nữa, em làm cái nghề đó

P/S: em thấy cách cụ quote bài cụ Vannl và cách trả lời em rất ngại. cùng là những người hiểu biết về Điện không nên đối xử như thế;;)
 
Chỉnh sửa cuối:

quangsot

Xe lăn
Biển số
OF-106745
Ngày cấp bằng
25/7/11
Số km
12,211
Động cơ
537,096 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cái môn điện đóm này thì em trật tự ngồi nghe các Cụ . Trên OF giờ có những trường hợp mở thớt bàn luận vấn đề cao siêu nhưng khi bị hỏi về kiến thức cơ bản là quay sang chụp mũ người hỏi là cùn với bắt bẻ :D
 

Future_50

Xe điện
Biển số
OF-416903
Ngày cấp bằng
16/4/16
Số km
3,443
Động cơ
248,107 Mã lực
Tuổi
39
Vì nó chỉ làm được mỗi việc giảm CS nên chẳng ai bảo NLTT tham gia điều tần cả. Mà nó có nhiệm vụ phải giảm CS phát khi hệ thống đang dư công suất. Ngắn gọn thế thôi.
Tại cụ cứ khăng khăng khoe hệ thống NLTT phản ứng nhanh nên được giao nhiệm vụ điểu tần lưới đấy chứ. Nhưng người hiểu biết về điện thừa hiểu cái NLTT của cụ là hệ thống bị động, phụ thuộc lưới, chứ không phải nó điều khiển lưới.
Cụ không hiểu bản chất vấn đề nên cứ thần thánh cái NLTT của cụ lên. Chứ về chất lượng điện, NLTT hiện nay có chất lượng điện tệ nhất trong các hệ thống nguồn. Không kiểm soát được năng lượng sơ cấp, chuyển đổi DC-AC theo phương pháp điều rộng xung (PWM) nên sinh nhiễu rất nhiều. Dù có lọc giời lọc biển đi nữa thì cũng không thể sạch hoàn toàn được :(
bản thân PWM là công nghệ điện tử - buộc tạo ra họa tần mà, lọc kiểu gì mà hết được;;)
 

k66473

Xe tăng
Biển số
OF-1165
Ngày cấp bằng
5/8/06
Số km
1,758
Động cơ
96,504 Mã lực
Nơi ở
earth
Oài, Fuku nổ tung xác mà cụ bảo rò rỉ :|
1. Giới thiệu về điện hạt nhân tại khu vực động đất

Cụm NPP Fukushima có 2 nhà máy, là nhà máy 1 và 2 (Daichi và Daini).
Fukushima 1 có 6 lò (4700 MW)
Fukushima 2 có 4 lò (4400 MW)

Ngoài cụm Fukushima, còn có 2 cụm NPP khác cũng bị nằm trong vùng động đất: Onagawa (2100MW) và Tokai (1100 MW).

Tất cả các lò này đều là công nghệ lò nước sôi (BWR).

2. Phân tích sự cố

Khi xảy ra động đất, các nhà máy Onagawa và Tokai đều dừng sự cố tự động và tự làm mát lõi lò thành công (safely went in to cold shutdown). Các nhà máy này không bị ảnh hưởng của sóng thần.

Khi xảy ra động đất, cụm Fukushima 2 cũng dừng sự cố tự động và tự làm mát lõi lò thành công. Sóng thần ở Fukushima 2 cao 7 mét, tuy nhiên nhà máy 2 này không bị rò rỉ phóng xạ.

Khi xảy ra động đất, cụm Fukushima 1 dừng sự cố tự động thành công. Nguồn điện bên ngoài bị mất nhưng máy phát Diesel khởi động thành công. Các thanh nhiên liệu đang cháy (sinh nhiệt) được chuyển về độ dừng khẩn cáp và được làm mát tự động bằng bơm tuần hoàn (ECCS pump).
Sóng thần 13 mét ập đến nhà máy, nhấn chìm toàn bộ các máy phát Diesel. Các bơm tuần hoàn cũng dừng hoạt động theo. Nhà máy bị black out (mất điện toàn bộ).
Các thanh nhiên liệu được ngâm trong nước làm mát, tuy nhiên do không được bơm tuần hoàn nên nước bốc hơi dần, các thanh nhiên liệu bị phơi ra và các phản ứng hóa học bất thường xảy ra, trong đó có phản ứng sinh ra khí H2. Khí H2 bay ra và đọng trên nắp lò, khi đến điều kiện nhất định thì nổ khí H2 như clip của cụ.

Fukushima 1 có 6 lò, tuy nhiên chỉ bị rò rỉ và nổ 4 lò. 2 lò cuối cùng được báo cáo là không rò rỉ.

3. Kết luận

Động đất mạnh như thế nhưng các NPP đều tự động dừng và về chế độ lò nguội một cách thành công. Kế cả các lò Fukushima bị rò rỉ cũng đã về được chế độ này theo đúng thiết kế.

Sóng thần 7 mét ngập nhà máy thì cũng không làm NPP nao núng. Cụ thể Fukushima 2 bị sóng 7 mét đánh vào nhưng vẫn không xi nhê gì cả.

Sóng thần 13 mét thì NPP sấp mặt. Fukushima 1 có 4 lò bị sóng 13 mét đánh ngập và chết sặc gạch. Tuy nhiên có cụ nào đã nói, cái nguy hại của nó là thanh nhiên liệu bị nóng chảy, tụt lõi lò, rơi vào đất. Còn cái nổ khí H2 thì nổ xong là xong, chả sao cả. Nhìn nó nguy hiểm nhưng nó lại không nguy hại lâu dài. Cái chảy lõi kia không nhìn thấy và nó nguy hại lâu dài hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tengiduocnhi

Xe tải
Biển số
OF-736691
Ngày cấp bằng
21/7/20
Số km
291
Động cơ
68,469 Mã lực
Tuổi
39
tần số quyết định giá trị Vpickup tại điểm thời gian t. em nghĩ ở mức độ phân giải sóng Sine thì cụ đã thấy do vậy em có quyền khồng trả lời chứ.
có một nghề vừa liên quan sâu đến điện hệ thống vừa liên quan sâu đến IT ngoài ra còn phải có khả năng design nữa, em làm cái nghề đó

P/S: em thấy cách cụ quote bài cụ Vannl và cách trả lời em rất ngại. cùng là những người hiểu biết về Điện không nên đối xử như thế;;)
À đây. Giờ mới để ý bài này.
Tóm lại là ko có câu trả lời.
Nguyên nhân là đã làm 1 người nào đó bẽ mặt.
Nếu cái người mà cụ nhắc tới ấy cụ cho rằng ngta hiểu biết về điện thì em biết trình điện của cụ đến đâu rồi.

Mà cụ ko trả lời là thông minh đấy. Kiến thức chưa tới mà bị bóc trần thì khá là bẽ bàng đấy.
 

Future_50

Xe điện
Biển số
OF-416903
Ngày cấp bằng
16/4/16
Số km
3,443
Động cơ
248,107 Mã lực
Tuổi
39
À đây. Giờ mới để ý bài này.
Tóm lại là ko có câu trả lời.
Nguyên nhân là đã làm 1 người nào đó bẽ mặt.
Nếu cái người mà cụ nhắc tới ấy cụ cho rằng ngta hiểu biết về điện thì em biết trình điện của cụ đến đâu rồi.

Mà cụ ko trả lời là thông minh đấy. Kiến thức chưa tới mà bị bóc trần thì khá là bẽ bàng đấy.
một kỹ sư về Điện không quote bài và cmt một cách hằn học, thưa cụ - em không tranh luận với người không tư cách.
xin cụ đừng quote bai. đến giờ em đi làm
 

Tengiduocnhi

Xe tải
Biển số
OF-736691
Ngày cấp bằng
21/7/20
Số km
291
Động cơ
68,469 Mã lực
Tuổi
39
một kỹ sư về Điện không quote bài và cmt một cách hằn học, thưa cụ - em không tranh luận với người không tư cách.
xin cụ đừng quote bai. đến giờ em đi làm
Trình độ chuyên môn và tính cách ko liên quan nhau. Đừng lập lờ đánh tráo.

Đủ kiến thức thì có thể ngồi chỉ ra cái sai về chuyên môn trong các còm của tôi. Ok?

Cứ thích quote cho bẽ mặt đấy.
 

Future_50

Xe điện
Biển số
OF-416903
Ngày cấp bằng
16/4/16
Số km
3,443
Động cơ
248,107 Mã lực
Tuổi
39
Trình độ chuyên môn và tính cách ko liên quan nhau. Đừng lập lờ đánh tráo.

Đủ kiến thức thì có thể ngồi chỉ ra cái sai về chuyên môn trong các còm của tôi. Ok?

Cứ thích quote cho bẽ mặt đấy.
khi ta học, ta học được luôn cách tôn trọng người khác. cụ kém về tư cách, xin đừng quote bài nữa
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,037
Động cơ
288,294 Mã lực
Năng lượng tái tạo ko thể gánh vác chủ đạo được.
Tương lai, với nguồn năng lượng hóa thạch khan hiếm. Điện hạt nhân sẽ lên ngôi.
Ko làm vài nhà máy lấy kinh nghiệm từ bây giờ. Sau này còn bị dắt mũi nhiều.
Nhưng lựa chọn công nghệ nào cho ổn lại là vấn đề. Nước ta cái món phong bì quyết định tất cả.
Lại điện hạt nhân lên ngôi. Nhờ bác trả lời giúp 1 câu:

năm 2035 cần bao nhiêu MW điện hạt nhân để nó cung cấp được 20% sản lượng điện của VN, tương đương với bao nhiêu nhà máy ĐHN?
 

Tengiduocnhi

Xe tải
Biển số
OF-736691
Ngày cấp bằng
21/7/20
Số km
291
Động cơ
68,469 Mã lực
Tuổi
39
khi ta học, ta học được luôn cách tôn trọng người khác. cụ kém về tư cách, xin đừng quote bài nữa
Tranh biện kiến thức thì bác học với học sinh lớp 1 là bằng phân, chỉ có đúng hay sai.

Lôi cái nhân văn với tư cách vào làm gì? Tóm lại vẫn là lòng vòng né tránh thôi.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
Lại điện hạt nhân lên ngôi. Nhờ bác trả lời giúp 1 câu:

năm 2035 cần bao nhiêu MW điện hạt nhân để nó cung cấp được 20% sản lượng điện của VN, tương đương với bao nhiêu nhà máy ĐHN?
1. Theo quy hoạch điện 7 (sắp tới là 8), thì tổng công suất lắp đặt dự kiến quãng 90000-120000MW.
2. Mỗi trung tâm điện lực thường là 4000MW, gồm nhiều nhà máy (2, 3 hay 4), mỗi nhà máy ít nhất là 2 tổ máy.
3. Với trung tâm điện lực (là các nhà máy điện hạt nhân/NPP) thì cũng quãng 4000MW đến 8000MW. Nhà máy điện hạt nhân thường có 2 lò phản ứng hạt nhân, tạo nguồn nhiệt để lò hơi sinh hơi, cấp hơi cho máy tua bin hơi kéo máy phát điện. Máy phát điện loại lớn thông dụng là 600MW, loại lớn hơn hiếm có, ít dùng. Vậy 1 trung tâm điện lực hạt nhân có ít nhất là 4-6 nhà máy 1000MW-1200MW. Số lò phản ứng cũng khoảng 4-8 lò loại 1000MWe-1200MWe.
4. Tóm lại là cần làm 2- 3 trung tâm điện lực hạt nhân, mỗi cái 8000MW. 1 Trung tâm điện lực hạt nhân phải xây dựng dần dần trong nhiều năm, thường chia làm 2 hay nhiều giai đoạn xây lắp.
P/s: Mới coi lại Quy hoạch điện 7, năm 2020 tổng công suất lắp là: 71.500MW, điện hạt nhân chỉ làm có 1000MW chiếm 1,4% tổng công suất lắp cả nước; năm 2030 điện hạt nhân là 13.400MW (8,2%), tổng công suất lắp là 164.400MW, phụ tải tiêu thụ là 132.300MW, như vậy có dự phòng rồi (24%).
Chắc đợi Quy hoạch điện 8 để có số liệu mới như cụ nêu.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
992
Động cơ
83,357 Mã lực
Tuổi
64
Lại điện hạt nhân lên ngôi. Nhờ bác trả lời giúp 1 câu:

năm 2035 cần bao nhiêu MW điện hạt nhân để nó cung cấp được 20% sản lượng điện của VN, tương đương với bao nhiêu nhà máy ĐHN?
Đến năm 2035 thì cũng chẳng ai biết nhu cầu nhà ta cần bao nhiêu. Quy hoạch cứ thay đổi chạy theo xoành xoạch.
Dĩ nhiên thời gian tới chủ yếu dựa vào điện than, điện khí, NLTT thôi
Nếu VN có xây nhà máy điện hột le thì đến lúc đó được một hai cái là cùng.
Một nhà máy thường có 4 lò phản ứng. Mỗi lò bi giờ công suất 1200MW. Tổng 5000 MW một nhà máy.
Cụ quan tâm thì cứ tự nhân ra nhé.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
Đến năm 2035 thì cũng chẳng ai biết nhu cầu nhà ta cần bao nhiêu. Quy hoạch cứ thay đổi chạy theo xoành xoạch.
Dĩ nhiên thời gian tới chủ yếu dựa vào điện than, điện khí, NLTT thôi
Nếu VN có xây nhà máy điện hột le thì đến lúc đó được một hai cái là cùng.
Một nhà máy thường có 4 lò phản ứng. Mỗi lò bi giờ công suất 1200MW. Tổng 5000 MW một nhà máy.
Cụ quan tâm thì cứ tự nhân ra nhé.
Trích từ Quy hoạch điện 7, về phát triển nguồn điện:
"Đến năm 2030 tổng công suất các nhà máy điện là 137.800 MW trong đó:

Thủy điện 21.100MW (15,3%), trong đó 4.800 MW TĐTN

Nhiệt điện khí - dầu 17.500MW (12,7%)

Nhiệt điện than 77.300 MW (56,1%)

Điện nhập khẩu 6.300 MW (4,6%)

Điện hạt nhân 10.700MW (7,8%), trong đó các NMĐHN Phước Dinh và Vĩnh Hải mỗi nhà máy 4x1.000 MW, có 2 tổ máy đầu của NMĐHN ở miền Trung (Phú Yên hoặc Bình Định).
Điện NL tái tạo 4.800MW (3,5%)

Nguồn điện đảm bảo đáp ứng nhu cầu phụ tải ở mức 110.215 MW với tỷ lệ dự phòng thô là 25,0% vào mùa tích nước và khoảng 20% vào cuối mùa kiệt.

Điện sản xuất năm 2030 là 695 TWh, trong đó thuỷ điện (đã trừ điện cho bơm TĐ tích năng) là 57,6 TWh (8,3%), nhiệt điện khí dầu 91,5 TWh (13,2%), nhiệt điện than 428,7 TWh (61,7%), điện nhập khẩu 28,8 TWh (4,1%), điện hạt nhân 75,2 TWh (10,8%) và điện từ NL tái tạo 13,3 TWh (2,0%)."


Đọan trên cho thấy sẽ có 10 tổ máy điện hạt nhân với tổng công suất 10.700MW.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Vodka
Reactions: A98

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
992
Động cơ
83,357 Mã lực
Tuổi
64
Trích từ Quy hoạch điện 7, về phát triển nguồn điện:
"Đến năm 2030 tổng công suất các nhà máy điện là 137.800 MW trong đó:

Thủy điện 21.100MW (15,3%), trong đó 4.800 MW TĐTN

Nhiệt điện khí - dầu 17.500MW (12,7%)

Nhiệt điện than 77.300 MW (56,1%)

Điện nhập khẩu 6.300 MW (4,6%)

Điện hạt nhân 10.700MW (7,8%), trong đó các NMĐHN Phước Dinh và Vĩnh Hải mỗi nhà máy 4x1.000 MW, có 2 tổ máy đầu của NMĐHN ở miền Trung (Phú Yên hoặc Bình Định).
Điện NL tái tạo 4.800MW (3,5%)

Nguồn điện đảm bảo đáp ứng nhu cầu phụ tải ở mức 110.215 MW với tỷ lệ dự phòng thô là 25,0% vào mùa tích nước và khoảng 20% vào cuối mùa kiệt.

Điện sản xuất năm 2030 là 695 TWh, trong đó thuỷ điện (đã trừ điện cho bơm TĐ tích năng) là 57,6 TWh (8,3%), nhiệt điện khí dầu 91,5 TWh (13,2%), nhiệt điện than 428,7 TWh (61,7%), điện nhập khẩu 28,8 TWh (4,1%), điện hạt nhân 75,2 TWh (10,8%) và điện từ NL tái tạo 13,3 TWh (2,0%)."


Đọan trên cho thấy sẽ có 10 tổ máy điện hạt nhân với tổng công suất 10.700MW.
Quy hoạch này mặc định một lò phản ứng 1000MW. Đây là thiết kế cũ. Vừa ko hiện đại lại khó có phụ tùng thay thế.
Nếu ko nổ lò ở Nhật thì cái nhà máy đầu tiên ở ta dùng lò này.
Bi giờ thiên hạ dùng lò 1200 MW cả.
Nếu sau này xây lò. Phải cập nhật thiết kế lò mới cho đỡ lạc hậu.
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,037
Động cơ
288,294 Mã lực
1. Theo quy hoạch điện 7 (sắp tới là 8), thì tổng công suất lắp đặt dự kiến quãng 90000-120000MW.
2. Mỗi trung tâm điện lực thường là 4000MW, gồm nhiều nhà máy (2, 3 hay 4), mỗi nhà máy ít nhất là 2 tổ máy.
3. Với trung tâm điện lực (là các nhà máy điện hạt nhân/NPP) thì cũng quãng 4000MW đến 8000MW. Nhà máy điện hạt nhân thường có 2 lò phản ứng hạt nhân, tạo nguồn nhiệt để lò hơi sinh hơi, cấp hơi cho máy tua bin hơi kéo máy phát điện. Máy phát điện loại lớn thông dụng là 600MW, loại lớn hơn hiếm có, ít dùng. Vậy 1 trung tâm điện lực hạt nhân có ít nhất là 4-6 nhà máy 1000MW-1200MW. Số lò phản ứng cũng khoảng 4-8 lò loại 1000MWe-1200MWe.
4. Tóm lại là cần làm 2- 3 trung tâm điện lực hạt nhân, mỗi cái 8000MW. 1 Trung tâm điện lực hạt nhân phải xây dựng dần dần trong nhiều năm, thường chia làm 2 hay nhiều giai đoạn xây lắp.
1. Tổng công suất cả nước năm 2035 chỉ 90 - 120 ngàn MW? Bác lấy số đó ở đâu vậy? Hiện nay đã gần 40 ngàn, mỗi năm tăng 10%, chưa hiểu làm sao 15 năm sau chỉ tăng 2 - 3 lần? Tui thì đọc thấy là 175 ngàn ở đây

==> 20% = 35 ngàn MW (bằng tổng nguồn điện hiện nay) thì cần bao nhiêu cái trung tâm của bác cho đủ?

5. Câu này tui hỏi thật, vì lười google: cần đặt các trung tâm của bác ở nơi khí hậu lạnh hay nóng, có gần nguồn nước (sông, biển) gì không? Bác thấy 5 tỉnh/thành nào chứa được 5 trung tâm này?
Đến năm 2035 thì cũng chẳng ai biết nhu cầu nhà ta cần bao nhiêu. Quy hoạch cứ thay đổi chạy theo xoành xoạch.
Dĩ nhiên thời gian tới chủ yếu dựa vào điện than, điện khí, NLTT thôi
Nếu VN có xây nhà máy điện hột le thì đến lúc đó được một hai cái là cùng.
Một nhà máy thường có 4 lò phản ứng. Mỗi lò bi giờ công suất 1200MW. Tổng 5000 MW một nhà máy.
Cụ quan tâm thì cứ tự nhân ra nhé.
Vậy bác làm sao để cái 10 ngàn MW năm 2035 của bác làm chủ lực, trong khi ngay bây giờ nó chưa đủ 25%? Nói điện than chủ lực còn hợp lý
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
1. Tổng công suất cả nước năm 2035 chỉ 90 - 120 ngàn MW? Bác lấy số đó ở đâu vậy? Hiện nay đã gần 40 ngàn, mỗi năm tăng 10%, chưa hiểu làm sao 15 năm sau chỉ tăng 2 - 3 lần? Tui thì đọc thấy là 175 ngàn ở đây

==> 20% = 35 ngàn MW (bằng tổng nguồn điện hiện nay) thì cần bao nhiêu cái trung tâm của bác cho đủ?

5. Câu này tui hỏi thật, vì lười google: cần đặt các trung tâm của bác ở nơi khí hậu lạnh hay nóng, có gần nguồn nước (sông, biển) gì không? Bác thấy 5 tỉnh/thành nào chứa được 5 trung tâm này?


Vậy bác làm sao để cái 10 ngàn MW năm 2035 của bác làm chủ lực, trong khi ngay bây giờ nó chưa đủ 25%? Nói điện than chủ lực còn hợp lý
Cụ vui lòng đọc com #795, con số nêu cụ thể của Quy Hoạch điện 7 rõ hơn. Còn mấy ý trên viết khi chưa tra số liệu của QH7, cũng do ngại sửa lại.
 

cucke

Xe hơi
Biển số
OF-147248
Ngày cấp bằng
27/6/12
Số km
151
Động cơ
365,366 Mã lực
Đăng tin thất thiệt
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Future_50

Xe điện
Biển số
OF-416903
Ngày cấp bằng
16/4/16
Số km
3,443
Động cơ
248,107 Mã lực
Tuổi
39
1. Theo quy hoạch điện 7 (sắp tới là 8), thì tổng công suất lắp đặt dự kiến quãng 90000-120000MW.
2. Mỗi trung tâm điện lực thường là 4000MW, gồm nhiều nhà máy (2, 3 hay 4), mỗi nhà máy ít nhất là 2 tổ máy.
3. Với trung tâm điện lực (là các nhà máy điện hạt nhân/NPP) thì cũng quãng 4000MW đến 8000MW. Nhà máy điện hạt nhân thường có 2 lò phản ứng hạt nhân, tạo nguồn nhiệt để lò hơi sinh hơi, cấp hơi cho máy tua bin hơi kéo máy phát điện. Máy phát điện loại lớn thông dụng là 600MW, loại lớn hơn hiếm có, ít dùng. Vậy 1 trung tâm điện lực hạt nhân có ít nhất là 4-6 nhà máy 1000MW-1200MW. Số lò phản ứng cũng khoảng 4-8 lò loại 1000MWe-1200MWe.
4. Tóm lại là cần làm 2- 3 trung tâm điện lực hạt nhân, mỗi cái 8000MW. 1 Trung tâm điện lực hạt nhân phải xây dựng dần dần trong nhiều năm, thường chia làm 2 hay nhiều giai đoạn xây lắp.
P/s: Mới coi lại Quy hoạch điện 7, năm 2020 tổng công suất lắp là: 71.500MW, điện hạt nhân chỉ làm có 1000MW chiếm 1,4% tổng công suất lắp cả nước; năm 2030 điện hạt nhân là 13.400MW (8,2%), tổng công suất lắp là 164.400MW, phụ tải tiêu thụ là 132.300MW, như vậy có dự phòng rồi (24%).
Chắc đợi Quy hoạch điện 8 để có số liệu mới như cụ nêu.
thank cụ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top