[Funland] Diễn biến vụ án Bầu Kiên (Phần bào chữa).

Trạng thái
Thớt đang đóng

khongcoviec

Xe buýt
Biển số
OF-150411
Ngày cấp bằng
25/7/12
Số km
599
Động cơ
362,131 Mã lực
Tài khoản cá nhân của cụ ở bất cứ ngân hàng nào , UNC mà có chữ ký của cụ là họ chuyển tiền luôn. Tiền đó đi đâu là do lệnh cụ , họ không quan tâm đâu. Chuyển đi rồi đố cụ kiện được ngân hàng. Nhưng tài khoản tiết kiệm thì khác , cụ phải làm thủ tục tất toán xong mới chuyển được , nhiều thủ tục hơn
 

manhhab

Xe tăng
Biển số
OF-23588
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
1,310
Động cơ
501,610 Mã lực
Nơi ở
UK
Chơi hợp đồng phát sinh vàng hay kinh doanh giá vàng như thế nào em chỉ hiểu lờ mờ, cũng chưa rõ. Nếu có thể cụ định nghĩa khai sáng em phát, mời cụ lý vodka trước.
em lấy ví dụ, Hôm nay ngày 30/5/2014 có 2 bên trong hợp đồng là bên A và bên B, hiện tại giá vàng đang là 35tr 1 lượng; bên A dự tính rằng giá vàng có xu hướng tăng, bên B dự tính giá vàng có xu hướng giảm, do đó dẫn đến việc thực hiện hợp đồng theo 2 trường hợp.

1. Trường hợp 1: bên B đang có 100 lượng vàng, do lo sợ giá vàng giảm, bên B quyết định bán 100 lượng vàng này cho bên A (người đang kỳ vọng giá tăng). Khi thực hiện hợp đồng, bên B sẽ chuyển 100 lượng vàng cho bên A, và do đó sẽ nhận được 100 x 34tr = 3 tỷ 4 từ bên A. Đây là mua bán vàng vật chất.

2. Trường hợp 2: Cả 2 bên sẽ cùng tham gia vào Hợp đồng Tương lai về vàng (là một trong 4 loại hợp đồng phái sinh phổ biến). Trên hợp đồng có thỏa thuận: bên A là người đồng ý mua, và bên B là người đồng ý bán, số lượng hàng hóa là 100 lượng vàng, giá niêm yết trên hợp đồng là 35tr (giả định đúng bằng giá giao ngay tại ngày hôm nay), thời hạn thực hiện hợp đồng là sau 2 tháng nữa, vào ngày 30/7/2014. Do trong hợp đồng tương lai, giá trị hợp đồng được điều chỉnh hàng ngày theo giá thị trường, và thông thường được tất toán trước hạn bằng cách đóng trạng thái (mua 1 hợp đồng khác với vị thế ngược lại).Vào ngày 25/7/2014 (gần trước ngày đáo hạn hợp đồng), giả sử giá vàng tăng lên 37tr/lượng, như vậy bên A sẽ có lợi, bên B sẽ bị thiệt do dự đoán giá sai. Bên A quyết định tất toán HĐ bằng cách mua 1 HĐ khác với vị thế ngược lại để tổng trạng thái =0. Lúc này với hợp đồng ban đầu, sẽ không có sự chuyển giao vàng vật chất, mà chỉ có sự chuyển giao phần lợi nhuận do biến động giá vàng. Khi đó bên B sẽ phải trả cho bên A số tiền là (37tr-35tr) x 100 lượng = 200tr đồng.

Trên thực tế phái sinh về vàng nó đa dạng, phức tạp nhưng cũng hay ho hơn nhiều cụ ah, chơi HĐ tương lai, quyền chọn... Và thực tế không hề có sự chuyển giao vàng vật chất, chỉ có chuyển giao khoản lãi/lỗ do HĐ mang lại giữa 2 bên tham gia thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

5599

Xe tăng
Biển số
OF-47216
Ngày cấp bằng
23/9/09
Số km
1,808
Động cơ
462,212 Mã lực
Nơi ở
Số 10 Thành Thái, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Nhiều người cứ cãi nhau chuyện UNC và CMND mà quên mất một điều là chỉ phiếu rút TM mới cần CMND, chuyển khoản (tức là dùng UNC) thì không cần.
Nếu là cá nhân thì khi chuyển unc vẫn đòi CMND, không biết cụ chuyển từ ngân hàng nào mà không bị hỏi ?
 

manhhab

Xe tăng
Biển số
OF-23588
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
1,310
Động cơ
501,610 Mã lực
Nơi ở
UK
Nếu là cá nhân thì khi chuyển unc vẫn đòi CMND, không biết cụ chuyển từ ngân hàng nào mà không bị hỏi ?
em nghĩ chỉ trong 1 số trường hợp là khách hàng quá quen thuộc, hoặc là người trong NH rút hộ (và việc này đều sai nguyên tắc), còn đâu lúc nào cũng phải có CMT cụ ah
 

oto_do_choi

Xe buýt
Biển số
OF-14651
Ngày cấp bằng
10/4/08
Số km
755
Động cơ
519,627 Mã lực
Nơi ở
Tối đâu là nhà. Ngã ra là giường :D
Đọc cái phần này và cái cách và vks trả lời thì thật là khó mà kiềm chế để chửi bậy:( . Thôi A Kiên ạ,anh cứ xác định là đi chơi 30 năm đi cho nó nhẹ nhàng,rồi bình tĩnh sáng suốt lập luận thật rõ ràng xúc tích tất cả những gì anh biết để những ai quan tâm đến vụ này nhìn rõ được là điều gì đang diễn ra.:(

Tòa tuyên bố Kết thúc phần tranh luận
18h20, đại diện VKS đối đáp.

Cáo trạng số 10 không đặt vấn đề thời điểm ra nghị quyết mà đến khi Luật TCTD có hiệu lực, các bị cáo vẫn tiếp tục thực hiện việc ủy thác gửi tiền, là trái với điều 106. Về việc xác định thiệt hại 718 tỷ là Huyền Như đã chiếm đoạt tiền của ACB.

Về bị cáo Phạm Trung Cang, VKS nói rõ truy tố vì ban hành chủ trương đầu tư cổ phiếu và thực hiện ủy thác cho cá nhân thực hiện việc gửi tiền. Với Lý Xuân Hải, quan điểm của VKS là bị cáo tham gia vào việc ra quyết định đầu tư vào cổ phiếu ACB, là người điều hành cao nhất đã giao việc thực hiện cho nhân viên. Đối với các bị cáo khác, VKS đã trình bày chi tiết và giữ nguyên không đổi quan điểm.

Tòa tuyên bố kết thúc phần tranh luận tại đây. Thứ Hai ngày 2/6 tiếp tục xử án.
18:14
Lý Xuân Hải: Nếu ngân hàng chờ hướng dẫn của NHNN thì nền kinh tế sẽ dừng ngay lập tức
Sau phần phát biểu của bị cáo Nguyễn Đức Kiên, các bị cáo Lê Vũ Kỳ, Huỳnh Quang Tuấn, Phạm Trung Cang thực hiện phần đối đáp của mình.

Ông Lý Xuân Hải phát biểu, nhấn mạnh nếu các ngân hàng thực hiện đúng như VKS nói về việc chờ hướng dẫn của NHNN thì “nền kinh tế sẽ dừng lại ngay lập tức”.

(Ông Hải muốn nói lại những gì đã nói trong các phiên tòa trước)
18:11
Ông Kiên đề nghị cung cấp bằng chứng tội cố ý làm trái
Bầu Kiên vẫn tiếp tục phát biểu:

Về việc cố ý làm trái, để buộc tội người khi mà hành vi đó gây thiệt hại, VKS phải chứng minh được ACB bị thiệt hại, được xác nhận là đã xảy ra chứ không phải sẽ xảy ra. Tôi khẳng định ACB không bị thiệt hại từ hoạt động đầu tư vào cổ phiếu ACB dù có việc đó hay không.

(Ông Kiên nhắc lại nội dung biên bản không có chữ nào nhắc đến đầu tư cổ phiếu ACB, mọi việc bàn bên ngoài lề không thể được tính vào)

Không có bằng chứng nào được xác nhận bằng văn bản thể hiện rằng tôi chỉ đạo việc đầu tư vào cổ phiếu ACB thông qua ACI của ACBS.

VKS nói rằng tôi lũng đoạn thị trường chứng khoán. VKS nhân dân tối cao, UBCK, bộ tư pháp… đã ban hành một thông tư liên tịch nêu rõ thế nào là lũng đoạn thị trường chứng khoán.

(ông Kiên nêu lại khái niệm lũng đoạn TTCK, chủ tọa cho rằng bị cáo nên tập trung vào nội dung chính là tội cố ý làm trái, ông Kiên quay lại nội dung đầu tư cổ phiếu ACB)

Việc đầu tư đó được tôi giao cho anh Toàn – trợ lý của tôi, hoàn toàn đúng pháp luật. Có chữ ký của tổng giám đốc không? Được hạch toán đầy đủ không? Báo cáo thuế không?

(Chủ tọa phải liên tục nhắc ông Kiên kiềm chế cảm xúc)

Tôi chấp nhận rằng 2 công ty của tôi phải chịu lỗ vì hành vi của mình, việc lỗ này xảy ra sau khi tôi bị bắt. Tôi đã vô cùng, vô cùng khó khăn trong việc bảo vệ các công ty.

Tóm lại, tôi đề nghị VKS đưa ra được bằng chứng là tôi cố ý làm trái. Một tài liệu rõ ràng và đầy đủ. Bằng chứng mà VKS đưa ra chỉ là một đoạn trích dẫn trong báo cáo của ACBI gửi cho chủ tịch của mình về việc mua hộ.

VKS quy cho tôi là chủ mưu, chủ đạo, tổ chức. Tôi cần được chứng minh, tôi chủ mưa là tôi bàn bạc với ai? Nội dung bàn bạc ấy ở thời điểm nào? Địa điểm nào? Các thành viên cuộc họp phải đưa ra được bằng chứng là tôi chỉ đạo, ép buộc?

Tóm lại, tôi không làm trái pháp luật, tôi không yêu cầu, ép buộc ai thực hiện hành vi nào vi phạm pháp luật. Đề nghị HĐXX và VKS đánh giá những thiệt hại sẽ xảy ra.

17:28
Đề nghị xem xét Vietinbank là người phải chịu trách nhiệm
Ông Kiên nói tiếp:

Hôm nay, VKS đã né tránh hoàn toàn những câu hỏi tôi đặt ra. Tôi với chức năng tư vấn đã bằng cách nào, thông qua ai, thực hiện như thế nào để ép đối với các thành viên HĐQT thông qua nghị quyết đó?

Tôi chỉ nói không có ý kiến khác, không liên quan gì đến việc họ đưa ra quyết định. Ngày 22/3/2010, quyết định này có vi phạm pháp luật không? (ông Kiên dẫn các mốc thời gian ban hành các quyết định của NHNN để cho thấy hoạt động ủy thác không phải là “hoạt động ủy thác khác” không cần phải xin phép NHNN).

Hành vi của tôi nếu bị quy vào là có liên quan thì tôi và thành viên khác có trách nhiệm gì trong quyết định này? VKS nói chúng tôi biết rủi ro nhưng vẫn làm. Thành viên HĐQT khi đưa ra quyết định việc gì, phải đưa ra các rủi ro để cân nhắc. Nhưng căn cứ vào các quy định phap luật lúc đó, họ cân nhắc được rủi ro đó có thể quản lý nên mới đưa ra quyết định.

Trong điều lệ ACB ghi, người nào thi hành công vụ không vì lợi ích cá nhân, không cố ý vi phạm pháp luật mà gây thiệt hại thì không phải chịu trách nhiệm, ACB chịu trách nhiệm. Như vậy, các cá nhân ACB không phải chịu trách nhiệm. Cho đến nay, ĐHCĐ ACB cũng chưa có bất kỳ văn bản nào yêu cầu các thành viên HĐQT ACB và tôi phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại.

Các cá nhân và tôi chỉ chịu trách nhiệm nếu xảy ra thiệt hại. Chủ thể, người có quyền xác định ở đây là thiệt hại hay không là ĐHCĐ ACB.

Về các ý kiến bào chữa cho Vietinbank, chúng tôi nếu có thì có sai lầm duy nhất là đã quá tin vào uy tín của một ngân hàng lớn như Vietinbank. Hóa ra họ sẵn sàng phủi tay, không chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Hành vi của Vietinbank như sau: sau khi tiền vào tài khoản của các nhân viên ACB gửi tại Vietinbank, tiền đó được Vietinbank quản lý để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình trong một thời gian dài.

Hành vi thứ 2, không được sự đồng ý của chủ tài khoản, nhân viên của Vietinbank dù bất kỳ là ai đã thực hiện những hành vi trái pháp luật. Việc Vietinbank vì lý do nào đó thiếu kiểm tra kiểm soát đã sử dụng một tài sản được coi là thẻ để thực hiện việc bảo lãnh cho các khoản vay, là hành vi bị lừa đảo. Vietinbank bị lừa đảo chứ không phải các nhân viên của ACB. Sau một thời gian dài sử dụng tiền của người gửi tiền, Vietinbank đã báo có và trả lãi cho các tài khoản, tức là thừa nhận các hợp đồng tiền gửi của các nhân viên ACB là hợp đồng thực chứ không phải hợp đồng nguyên tắc. Vietinbank phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu.

Ông Kiên đưa bằng chứng về cuộc hợp với 14 lãnh đạo NHTM của NHNN, rồi nói tiếp:

Tại cuộc họp, tôi được ông Giá ủy quyền đi họp, tôi đã phát biểu về thực trạng các ngân hàng đem tiền đi gửi vào NH khác. Đại diện các NH khác cũng báo cáo về thực trạng này. Thống đốc đã có công văn như sau: “Do trong thời gian qua, NHNN có ban hành một số chính sách không phù hợp với quy luật thị trường gây khó khăn cho hoạt động của NHTM. NHNN nhận thức được điều này và sẽ có những văn bản mới phù hợp hơn. Vì thế sẽ không truy cứu những NH đã đem gửi tiền vào NH khác trong thời gian qua”.

Ngày 18/9, tôi có hẹn ông Phạm Huy Hùng (chủ tịch Vietinbank) để trao đổi về 718 tỷ này. Đúng hẹn, tôi và anh Hòa (kế toán trưởng ACB) đã đến Vietinbank nhưng rất tiếc người đứng đầu – ông chủ tịch không đến dự, nhân viên có thể dám nói gì? Chúng tôi phải vui vẻ ra về.

Vietinbank có vốn nhà nước chi phối, khác hoàn toàn với ACB. Người đứng đầu đã không chịu trách nhiệm quản lý tài sản của Ngân hàng. Tôi đề nghị xem xét Vietinbank không phải bên có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan mà là người phải chịu trách nhiệm về khoản tiền này. Đây là trách nhiệm mà một tổ chức tín dụng phải làm nếu không sẽ tạo ra hiệu ứng.
 

Ducanhtran

Xe hơi
Biển số
OF-184423
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
199
Động cơ
336,120 Mã lực
Nghe vks trả lời mà em chỉ muốn đấm vào *** chúng nó. Tốn cơm nhà nước.
 

Madam X

Xe máy
Biển số
OF-164890
Ngày cấp bằng
2/11/12
Số km
70
Động cơ
347,540 Mã lực
Nói như mợ thì giờ gửi tiền khi lập tài khoản ở bất kỳ chi nhánh nào cũng không yên tâm và có thể bị mất. Mà biết bao giờ nó là TK của trung tâm ngân hàng.
Vâng rất có nguy cơ mất nếu cụ không tự ra mở tk, lại còn ký khống UNC và giao UNC đã ký khống cùng CMND cho người khác. Chứ còn cụ tự ra mở tk, ký chữ ký mẫu vào tờ khai mở tk, không ký khống UNC cũng không giao CMND cho ai thì cháu tin là chả lo bị mất cụ ạ.
 

Ducanhtran

Xe hơi
Biển số
OF-184423
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
199
Động cơ
336,120 Mã lực
Vâng rất có nguy cơ mất nếu cụ không tự ra mở tk, lại còn ký khống UNC và giao UNC đã ký khống cùng CMND cho người khác. Chứ còn cụ tự ra mở tk, ký chữ ký mẫu vào tờ khai mở tk, không ký khống UNC cũng không giao CMND cho ai thì cháu tin là chả lo bị mất cụ ạ.
Thưa mợ nếu giao dịch viên của ngân hàng làm đúng quy định thì chả bao giờ mất được, đến nhà cháu khách hàng thân thiết khi nhờ người khác chúng nó còn gọi điện kiểm tra ầm ầm mới xác nhận kia kìa
 

nhadatuytin

Xe container
Biển số
OF-86292
Ngày cấp bằng
23/2/11
Số km
7,956
Động cơ
464,847 Mã lực
án bỏ túi rồi...nên hóng thì cứ hóng thôi...
Cái em quan tâm là hậu kỳ của cái án này nó mí hay...
 

Madam X

Xe máy
Biển số
OF-164890
Ngày cấp bằng
2/11/12
Số km
70
Động cơ
347,540 Mã lực
Vụ đến nhà lấy tiền của mấy em bank cũng vậy , dịch vụ tốt nhưng gặp em nó thiếu tiền bùng không nộp vào ngân hàng , đến hạn mang sổ ra lĩnh là giống vụ BK
Vụ đến nhà lấy tiền cháu cũng lo cụ ạ. Trước mấy bạn NH cứ bảo là chị đã cầm sổ rồi thì cứ yên tâm. Nhưng vừa rồi có vụ ở Đà nẵng như thế này: http://danviet.vn/phap-luat/truy-to-nang-dau-lua-gia-dinh-chong-gan-4-ty-dong/20140516075244992p1c33.htm, con dâu làm ngân hàng lừa bố mẹ chồng chiếm đoạt 4 tỉ đồng, có sổ tk hẳn hoi nhưng sổ đó là do con dâu là nhân viên ngân hàng Phương Nam ăn cắp phôi sổ tk đã ký sẵn của ngân hàng, nên ngân hàng không chịu trách nhiệm thanh toán mặc dù có sổ hẳn hoi cụ ạ. Chắc tốt nhất từ giở gửi tk cứ phải ra trực tiếp ngân hàng thôi cụ ạ.
 

oto_do_choi

Xe buýt
Biển số
OF-14651
Ngày cấp bằng
10/4/08
Số km
755
Động cơ
519,627 Mã lực
Nơi ở
Tối đâu là nhà. Ngã ra là giường :D
Thưa mợ nếu giao dịch viên của ngân hàng làm đúng quy định thì chả bao giờ mất được, đến nhà cháu khách hàng thân thiết khi nhờ người khác chúng nó còn gọi điện kiểm tra ầm ầm mới xác nhận kia kìa
Vấn đề ở đây là chức vụ của HN tại Vtin. Nó mang hs ra vứt trước mặt bảo kí cho chị cái thì mấy em nv chả kí ngay à. Ở đấy nó là là người duyệt cuối cùng cơ mà!
 

v-kong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-207777
Ngày cấp bằng
27/8/13
Số km
6,222
Động cơ
367,784 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Theo dõi vụ án này em thực sự thất vọng với nền tư pháp của VN hiện nay. Thế này thì thích khép tội ai cũng được với mấy câu kết luận chung chung: lách luật, vi phạm quy định của pháp luật, trốn thuế....
 

Ducanhtran

Xe hơi
Biển số
OF-184423
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
199
Động cơ
336,120 Mã lực
Vấn đề ở đây là chức vụ của HN tại Vtin. Nó mang hs ra vứt trước mặt bảo kí cho chị cái thì mấy em nv chả kí ngay à. Ở đấy nó là là người duyệt cuối cùng cơ mà!
Thế nên là có một chuyện mà ai cũng hiểu chỉ có một vài người và tổ chức nhất quyết không chịu hiểu đấy cụ
 

baogiomuaduocxe

Xe điện
Biển số
OF-96360
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
3,990
Động cơ
430,329 Mã lực
Nơi ở
Tây Hồ
Khi mà ko có hậu quả, thì ko thể khởi tố được chứ.
Cái đơn kia thật lạ
vấn đề là khi khởi tố vụ án, bị can thì hậu quả chưa được khắc phục
đối với tội danh quy định tại d139 thì việc khắc phục hậu quả chỉ là tình tiết giảm nhẹ thì phải.
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,728
Động cơ
829,262 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
em lấy ví dụ, Hôm nay ngày 30/5/2014 có 2 bên trong hợp đồng là bên A và bên B, hiện tại giá vàng đang là 35tr 1 lượng; bên A dự tính rằng giá vàng có xu hướng tăng, bên B dự tính giá vàng có xu hướng giảm, do đó dẫn đến việc thực hiện hợp đồng theo 2 trường hợp.

1. Trường hợp 1: bên B đang có 100 lượng vàng, do lo sợ giá vàng giảm, bên B quyết định bán 100 lượng vàng này cho bên A (người đang kỳ vọng giá tăng). Khi thực hiện hợp đồng, bên B sẽ chuyển 100 lượng vàng cho bên A, và do đó sẽ nhận được 100 x 34tr = 3 tỷ 4 từ bên A. Đây là mua bán vàng vật chất.

2. Trường hợp 2: Cả 2 bên sẽ cùng tham gia vào Hợp đồng Tương lai về vàng (là một trong 4 loại hợp đồng phái sinh phổ biến). Trên hợp đồng có thỏa thuận: bên A là người đồng ý mua, và bên B là người đồng ý bán, số lượng hàng hóa là 100 lượng vàng, giá niêm yết trên hợp đồng là 35tr (giả định đúng bằng giá giao ngay tại ngày hôm nay), thời hạn thực hiện hợp đồng là sau 2 tháng nữa, vào ngày 30/7/2014. Do trong hợp đồng tương lai, giá trị hợp đồng được điều chỉnh hàng ngày theo giá thị trường, và thông thường được tất toán trước hạn bằng cách đóng trạng thái (mua 1 hợp đồng khác với vị thế ngược lại).Vào ngày 25/7/2014 (gần trước ngày đáo hạn hợp đồng), giả sử giá vàng tăng lên 37tr/lượng, như vậy bên A sẽ có lợi, bên B sẽ bị thiệt do dự đoán giá sai. Bên A quyết định tất toán HĐ bằng cách mua 1 HĐ khác với vị thế ngược lại để tổng trạng thái =0. Lúc này với hợp đồng ban đầu, sẽ không có sự chuyển giao vàng vật chất, mà chỉ có sự chuyển giao phần lợi nhuận do biến động giá vàng. Khi đó bên B sẽ phải trả cho bên A số tiền là (37tr-35tr) x 100 lượng = 200tr đồng.

Trên thực tế phái sinh về vàng nó đa dạng, phức tạp nhưng cũng hay ho hơn nhiều cụ ah, chơi HĐ tương lai, quyền chọn... Và thực tế không hề có sự chuyển giao vàng vật chất, chỉ có chuyển giao khoản lãi/lỗ do HĐ mang lại giữa 2 bên tham gia thôi.
Thank cụ! Giờ thì em đã hiểu thế nào là kinh doanh giá vàng. Mà không những có thể kinh doanh giá vàng mà có thể kinh doanh giá được cho nhiều mặt hàng khác: tiền, kim cương...
 

mai.thanh10

Xe container
Biển số
OF-69839
Ngày cấp bằng
4/8/10
Số km
6,690
Động cơ
481,513 Mã lực
Nơi ở
Bãi trông xe
....................... Do trong hợp đồng tương lai, giá trị hợp đồng được điều chỉnh hàng ngày theo giá thị trường, và thông thường được tất toán trước hạn bằng cách đóng trạng thái (mua 1 hợp đồng khác với vị thế ngược lại).Vào ngày 25/7/2014 (gần trước ngày đáo hạn hợp đồng), giả sử giá vàng tăng lên 37tr/lượng, như vậy bên A sẽ có lợi, bên B sẽ bị thiệt do dự đoán giá sai. Bên A quyết định tất toán HĐ bằng cách mua 1 HĐ khác với vị thế ngược lại để tổng trạng thái =0. Lúc này với hợp đồng ban đầu, sẽ không có sự chuyển giao vàng vật chất, mà chỉ có sự chuyển giao phần lợi nhuận do biến động giá vàng. Khi đó bên B sẽ phải trả cho bên A số tiền là (37tr-35tr) x 100 lượng = 200tr đồng.

Trên thực tế phái sinh về vàng nó đa dạng, phức tạp nhưng cũng hay ho hơn nhiều cụ ah, chơi HĐ tương lai, quyền chọn... Và thực tế không hề có sự chuyển giao vàng vật chất, chỉ có chuyển giao khoản lãi/lỗ do HĐ mang lại giữa 2 bên tham gia thôi.
Cụ giải ngố cho em chỗ đỏ được không? Vì sao phải mua lại HĐ khác với vị thế ngược lại và mua HĐ này của bên B?
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top