[Funland] Diễn biến vụ án Bầu Kiên (Phần bào chữa).

Trạng thái
Thớt đang đóng

HoangX

Xe tăng
Biển số
OF-30807
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
1,532
Động cơ
493,823 Mã lực
Các cụ, mợ bẩu là bầu Kiên kinh doanh trái phép vì mua bán cổ phiếu khi Công ty không có đăng ký ngành nghề kinh doanh này. Em nói thật là em cũng mở mấy doanh nghiệp rồi, việc đầu tư cổ phiếu là quyền của doanh nghiệp. Đầu tư cổ phiếu thực chất là Đầu tư tài chính. Em chưa thấy Công ty nào có đăng ký ngành nghề này. Cụ nào bên VKS bảo có thì xin cho lên cái bằng chứng.
Đầu tư tài chính là quyền của DOanh nghiệp cá nhân không cần đăng ký ngành nghề kinh doanh. Bởi chỉ cần mở tài khoản ngân hàng với số dư tối thiểu là 1.000.000 đồng, hàng tháng doanh nghiệp đều nhận được lãi tiền gửi không kỳ, tiền lãi đó cũng hạch toán ở TK 515, doanh thu tài chính.
Còn trong các ngành nghề kinh doanh hiện nay cũng không có ngành nghề mua bán cổ phiếu. Link đây ạ: http://skhdtvinhphuc.gov.vn/Index.aspx?mnl=43&danh-muc-nganh-nghe-kinh-doanh.html
Nếu kết tội bầu Kiên kinh doanh trái phép thì cả nghìn doanh nhân sẽ trở thành những người tù dự khuyết. Nó tạo ra một tiền lệ vô cùng nguy hiểm, khiến cho các doanh nhân bất an và họ sẽ chẳng đầu tư mở rộng mà co lại tìm cách bảo toàn vốn và chuyển tiền ra nước ngoài. Điều đấy thực sự là rất nguy hại cho nền kinh tế vốn đã èo ọt ốm yếu của nước ta.
Vâng! Cụ nói chuẩn. Chỉ cần biết doanh nghiệp nào có đăng ký như vks nói hay ko thì lên đọc bản báo cáo tài chính doanh nghiệp trên sàn chứng khoán. Nếu kết tội bầu Kiên đc điều này thì hầu như toàn bộ các doanh nghiệp niêm yết đều nằm ngoài vòng pháp luật, muốn bắt ai thì bắt vì đó chính là chứng cớ :)

Còng về cụ BMW2006 em ko thèm nói nữa. Đơn giản vì mấy trang trước cụ ấy có tranh luận về vđ này, cụ thể là tội Kinh doanh trái phép nhưng lại lấy ví dụ là ngân hàng chứ ko phải công ty của bầu Kiên. Lý lẽ cụ ây đưa ra là ngân hàng là tc đặc biệt.

Em hỏi lại đi mấy lần thì cụ ấy tránh ko trả lời. Vì thế em nghĩ cụ ấy là DƯ LUẬN VIÊN vào đây chém loạn lên, nhưng cũng như VKS các lý lẽ đưa ra ko rõ ràng nên vấn đề kêu gọi ủng hộ không đạt đc mục tiêu :)
 
Chỉnh sửa cuối:

nhit

Xe đạp
Biển số
OF-321123
Ngày cấp bằng
26/5/14
Số km
28
Động cơ
290,250 Mã lực
Luật là điều bao nhiêu hả cụ. Cụ có thể trích lên cho em biết, de lần sau có họp em cũng ngồi im không chỉ đạo công ty em lách luật nữa, mặc dù em chả có tí chưc danh nào, toàn do anh họ hàng đứng thôi. Vớ vẩn chúng nó khai ra đời lại nhạt.
Cụ hỏi thì em trả lời. Chính xác đó là luật Rừng cụ nhé, điều khoản cụ thể em không nhớ. :D Mà những điều khoản đó nó thay đổi xoàng xoạc cụ ạ, có khi thay đổi theo từng phút từng giây luôn ấy. :)) Cụ hỏi thế là làm khó cụ BMW rồi, lại phiền cụ ấy phải lạng lách đánh võng nữa ạ.

(Nghiêm túc) Theo em được biết thì hình thức xét xử chỉ dựa vào lời khai của nhân chứng tồn tại từ thời Trung cổ, nay không còn tồn tại nữa ạ. Những hệ thống pháp luật hiện đại thì lời khai của nhân chứng chỉ được sử dụng để kết tội khi phù hợp với những chứng cứ khác. Ở Việt Nam thì được quy định trong bộ Luật tố tụng hình sự (em không nhớ rõ điều nào)
Ở vụ bầu Kiên thì ý kiến cá nhân em thế này:
1. Có sự mâu thuẫn trong lời khai của các bị cáo.
2. Vật chứng không chứng minh được ông Kiên là người chủ mưu.
Còn việc nói ông Kiên là cổ đông lớn, có quyền lực vô hình, bla bla bla... là suy diễn, không có tính thuyết phục. Nói chung là chứng cứ buộc tội ông ấy rất yếu ạ.
 

VIT2000

Xe tăng
Biển số
OF-20271
Ngày cấp bằng
23/8/08
Số km
1,440
Động cơ
512,050 Mã lực
Nơi ở
Ngã Ba Sung Sướng
Thật, em chưa từng thấy thớt nào vui và bổ ích nhưng cũng hại não như thớt này, kể từ ngày em vào of. Em chẳng quan tâm lắm đến vụ bầu Kiên như đã nói, nhưng cứ vào of là lại vào trang này vì nó thường xuyên ở đầu trang, tiếng bấc ném qua tiếng chì ném lại, nhưng chốt hạ lại, giống như bao việc khác, đâu lại vào đó thôi. Cụ nào đang làm giống bầu Kiên nhưng quy mô nhỏ thì các cụ cứ tiếp tục nhé, vì nghe nói có phạm luật gì đâu, mình nhỏ sợ cóc khô gì. Còn Bầu Kiên, có tài, có lí lẽ nhưng cuối cùng thì vẫn teo thôi ạ.
 

HoangX

Xe tăng
Biển số
OF-30807
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
1,532
Động cơ
493,823 Mã lực
Thật, em chưa từng thấy thớt nào vui và bổ ích nhưng cũng hại não như thớt này, kể từ ngày em vào of. Em chẳng quan tâm lắm đến vụ bầu Kiên như đã nói, nhưng cứ vào of là lại vào trang này vì nó thường xuyên ở đầu trang, tiếng bấc ném qua tiếng chì ném lại, nhưng chốt hạ lại, giống như bao việc khác, đâu lại vào đó thôi. Cụ nào đang làm giống bầu Kiên nhưng quy mô nhỏ thì các cụ cứ tiếp tục nhé, vì nghe nói có phạm luật gì đâu, mình nhỏ sợ cóc khô gì. Còn Bầu Kiên, có tài, có lí lẽ nhưng cuối cùng thì vẫn teo thôi ạ.
vâng. Và em thấy lý lẽ nhiều nhất nhưng cũng kém thuyết phục nhất là cụ BMW, cụ ấy liên tục KHẲNG ĐỊNH nhưng lại ko dẫn chứng. Em kính đề nghị cụ BMW vào giải thích luật.

Đầu tiên là về tội danh KINH DOANH TRÁI PHÉP ợ
 

Satthua1

Xe hơi
Biển số
OF-321839
Ngày cấp bằng
1/6/14
Số km
133
Động cơ
290,520 Mã lực
Em xin 1 chỗ để hóng các cụ ạ.
 

kevin.caovu

Xe tải
Biển số
OF-75949
Ngày cấp bằng
21/10/10
Số km
383
Động cơ
424,962 Mã lực
Luật là điều bao nhiêu hả cụ. Cụ có thể trích lên cho em biết, de lần sau có họp em cũng ngồi im không chỉ đạo công ty em lách luật nữa, mặc dù em chả có tí chưc danh nào, toàn do anh họ hàng đứng thôi. Vớ vẩn chúng nó khai ra đời lại nhạt.
Cụ giống em thế...
 

thanh_hoi

Xe điện
Biển số
OF-34788
Ngày cấp bằng
7/5/09
Số km
2,064
Động cơ
494,806 Mã lực
Nơi ở
Xóm liều
Hỏi cụ BMW.
Em chắc chắn là cụ có sổ tiết kiệm đúng ko ạ?
Gửi tiết kiệm cũng là đầu tư tài chính. Mua bán cổ phiếu cũng là đầu tư tài chính.
Nếu bầu Kiên mua bán cổ phiếu là kinh doanh trái phép thì cụ cũng là kinh doanh trái phép. TH của cụ là Hộ cá thể kinh doanh trái phép.


Cụ kevin nếu cứ thích cãi vo tay đôi theo kiểu lý lẽ vỉa hè thì em tiễn cụ nốt trả lời này, vì cãi thế này chứng tỏ cụ chả hiểu tí khỉ gì về luật cả, cứ cậy to mồm ngoạc ra y như idol Kiên của cụ ở toà. Ở xứ mù luật như xứ ta bao giờ cho hết cảnh Chí Phèo chém gió giỏi hơn cả VKS.

Để kết tội 1 bị can/bị cáo thì có thì toà phải dựa vào 2 thứ: 1 là bằng chứng cụ thể, 2 là bản cung của những người trực tiếp nhìn thấy/tham gia vào vụ việc, hoặc tốt nhất là cả 2.

Ở trường hợp này tất cả các nhân viên của Kiên từ kế toán trưởng đến, tổng giám đốc, giám đốc....đều có cùng 1 bản cung: Kiên là người chỉ đạo vi phạm luật TCTD. Chú ý đây là bản cung của những người trực tiếp tham gia vụ việc và có sự đồng nhất nên việc kết tội Kiên là đủ cơ sở theo luật.

Em lấy 1 ví dụ khác kiểu vỉa hè cho hợp với cách tư duy vỉa hè của cụ: trong 1 trận đánh nhau, 10 thằng úp sọt đánh chết 1 thằng. Công an làm cách nào để xác định thằng nào đánh chết trong số 10 thằng này? Bằng chứng à? Làm tró gì có bằng chứng? Vậy thì phải dựa vào cung, cho mỗi thằng vào 1 phòng rồi bắt khai, sàng lọc lại những lời khai đồng nhất lọc ra thằng trực tiếp đánh phát kết liễu.

Nói vậy để cụ hiểu. Còn nếu không hiểu thì tiếp tục ra vỉa hè ngồi cụ nhé.
 

nhit

Xe đạp
Biển số
OF-321123
Ngày cấp bằng
26/5/14
Số km
28
Động cơ
290,250 Mã lực
Người ta hỏi về cái lập luận này:
Theo luật để kết tội nghi can thì chỉ cần các đối tượng tham gia cùng tố cáo đã đủ rồi cụ nhé.
Nghe em bảo Luật tố tụng hình sự thì cũng chịu khó đọc hiểu chứ cụ, hay không có khả năng đọc hiểu, diễn giải mà copy paste. Buồn thế. Đoạn dưới đây thì liên quan éo gì đến lập luận bên trên???
Theo quy định tại Điều 64 Bộ luật tố tụng thì: “1.Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
2. Chứng cứ được xác định bằng 1 trong các yếu tố:
a) Vật chứng;
b) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
c) Kết luận giám định;
d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.”
Như vậy, xét về bản chất, chứng cứ là những thông tin, tài liệu hay những gì có thật được cơ quan tiến hành tố tụng thu thập, kiểm tra và đánh giá theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì một thông tin, tài liệu chỉ có thể được coi là chứng cứ của vụ án khi nó có đủ ba thuộc tính sau:
-Tính khách quan: Là những gì có thật và phản ánh trung thực những tình tiết của vụ án hình sự đã xảy ra.
- Tính liên quan: Có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với vụ án. Nhưng cho dù là trực tiếp hay gián tiếp thì đó cũng phải là mối quan hệ nội tại, có tính nhân quả, tức là chứng cứ phải là kết quả của một loại hành vi hoặc hành động hoặc một quan hệ nhất định, ngược lại, hành vi, hành động hoặc quan hệ đó là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các chứng cứ này.
- Tính hợp pháp: Tất cả những gì có thật phải được cung cấp, thu thập, nghiên cứu, bảo quản theo một trình tự do luật định. Đây là trình tự nhằm bảo đảm giá trị chứng minh của chứng cứ.
Trong thực tế, tính hợp pháp của chứng cứ được xác định dựa vào 1 trong các đặc điểm trên, không nhất thiết phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện.

Trong trường hợp của Kiên idol:
1- Biên bản cuộc họp có nội dung vi phạm pháp luật có Kiên tham dự - xác nhận từ lịch họp của ngân hàng - thư ký có lưu
2- Sự đồng nhất lời khai của các bị can tham dự cuộc họp.

đáp ứng 2 yêu cầu lớn nhất của bằng chứng kết tội.

Mời cụ xơi.
1. Ông Kiên có tham dự thì suy diễn ông ta là chủ mưu => khả năng suy diễn của loài gì chứ ko phải loài người cụ àh?
2. Các nhân chứng khai giống nhau nhưng mâu thuẫn với lời khai của bị cáo, cần có có vật chứng để củng cố tính thuyết phục. Mà cái biên bản cuộc họp không củng cố được lời khai của nhân chứng, không có dòng nào thể hiện ông Kiên là chủ mưu. Luật sự bào chữa yêu cầu sử dụng băng thu âm thì CQĐT không cung cấp, thể hiện việc CQĐT chọn lựa vật chứng theo hướng có hại cho bị cáo thì làm gì có tính khách quan ở đây.

Em trình bày cho các cụ khác có khả năng đọc hiểu, cụ BMW ko cần quote bài em làm gì đâu ạ. :))
 

Nguyen.Binh

Xe hơi
Biển số
OF-321868
Ngày cấp bằng
1/6/14
Số km
164
Động cơ
-224,834 Mã lực
Xếp gạch hóng ạ, nhà cháu cũng thích bầu kiên ạ.
 

HoangX

Xe tăng
Biển số
OF-30807
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
1,532
Động cơ
493,823 Mã lực
các công ty của anh K có phải công ty tài chính đâu, có bị điều chỉnh bởi luật các tổ chức tín dụng đâu mà cụ trích dẫn ra làm gì. Theo em nghĩ nếu không biết thì nên ngồi nghe các cụ khác bàn luận thôi.


Em nghĩ nếu cụ không biết thì em cho mượn cái cột.

1 trong những yếu tố cấu thành tội kinh doanh trái phép ở đây của Kiên là uỷ thác tiền của ngân hàng ACB cho các cá nhân đem gửi hưởng lợi. Ngân hàng chắc là tổ chức phi tín dụng cụ nhỉ =))
Em quote lại cho các cụ thấy :)

Cá nhân em ghét người cãi cùn, cãi liều, cãi lấy đc, cãi ko có dẫn chứng, cãi nêu dẫn chứng sai, cãi để tung hỏa mù và cãi để suy diễn ợ :)

CỤ NÀY MÀ LÀM Ở VKS THÌ KHỐI CỤ CHẾT OAN
 
Chỉnh sửa cuối:

nhit

Xe đạp
Biển số
OF-321123
Ngày cấp bằng
26/5/14
Số km
28
Động cơ
290,250 Mã lực
Thứ nguỵ biện vỉa của cụ nhit hít rắm mang ra quán bia chém với nhau cười hô hố thì được chứ vào việc không có tí giá trị gì đâu.

1- Kiên có tham dự ===> đây là 1 bằng chứng cho thấy Kiên có biết việc này (ít nhất)

2- Các nhân chứng khai giống nhau và mâu thuẫn với lời khai của Kiên. Theo luật thì cơ quan điều tra sẽ có quyền xem xét lời khai nào mang tính khách quan hơn, số đông nhân chứng hay bị cáo. Đây là quyền và vai trò của cơ quan điều tra nên họ sẽ nêu ra lời khai của số đông nhân chứng khách quan hơn lời khai của cá nhân bị cáo. Vai trò của cơ quan công tố đến đây là hết, tiếp theo sẽ là vai trò phân xử của toà án. Toà có công nhận lời khai nào khách quan hơn dựa vào chuỗi các sự kiện, quyền lợi và lợi ích liên quan. Và Toà có quyền phán xét lời khai của số đông nhân viên - người lao động dưới quyền Kiên có tính khách quan và chính xác hơn Kiên.

Còn hỏi đến bằng chứng em lấy ví dụ, nếu theo logic quán bia:

Em có thù với cụ nhit nên thuê công ty B đến hiếp giết cả nhà cụ ấy, già trẻ lớn bé, vợ con gà chó ko tha, tất nhiên hợp đồng thuê bằng mồm. Ra toà cả công ty B khai rằng là do em thuê nhưng em chối phắt. Vậy theo logic của cụ em vô tội vì chẳng có bản ghi âm nào cả. Và em thoải mái giết hiếp cả nhà bất cứ ai em ngứa mắt mà chả bao giờ bị bắt.
:)) Cụ càng cay cú thì càng lòi cái ngu ra thôi cụ ạ, để em vạch cái ngu của cụ BMW ra cho mọi người xem nhé.

1. Ngay từ đầu em đã nghĩ cụ không có cơ bản về lý luận và những hiểu biết cơ bản về luật pháp nên em không lạ với lập luận này của cụ. "Ông Kiên có tham dự" không thể làm bằng chứng cho Tội cố ý làm trái các quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng được. Miễn cưỡng lắm thì gọi là Hành vi không tố giác, em gọi là miễn cưỡng vì cái vế sau ý - "hậu quả nghiêm trọng" ngay từ thời điểm ông Kiên tham dự là chưa có, chỉ xuất hiện khi số tiền 718 tỷ bị HN chiếm đoạt (theo kết luận của phiên tòa xử HN cách đây không lâu). Các nhân chứng viện dẫn lý lẽ "ông Kiên có quyền lực vô hình" để đổ hết tội cho ông ta là không thỏa đáng, vì thực tế trong cuộc họp, ông chỉ không có ý kiến phản đối kế hoạch ủy thác tiền mà LXH đề xuất. Ông ta tham dự + ông ta không phản đối => ông ta chủ mưu: em gọi lịch sự là lí sự cùn.

2. Cụ càng lập luận thì cái ngu càng lộ rõ. Một trong những kiến thức cơ bản mà ai cũng biết: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Ở đâu lại có cái lập luận, càng đông thì càng đáng tin và chính xác hơn. (:)) em cười chết mất)

Còn cái ví dụ mang tính nhục mạ em, em cũng chả trách. :D Vì làm như vậy mọi người mới thấy được sự hằn học và vô học của cụ thôi ạ. Để em vạch nốt cái ngu cuối cùng. Không có phiên tòa nào chỉ dựa vào lời khai của một bên để kết tội được, như post trước có nói, chỉ có thời trung cổ mới thế. Trong những vụ án đâm thuê chém mướn, cho dù hung thủ có khai ra, nhưng CQĐT phải làm cách nào đó chứng minh được người chủ mưu, gọi là nghiệp vụ điều tra hay đấu tranh khai thác gì đấy để khiến đối tượng chủ mưu nhận tội, chứ chả dễ khép tội một người như thế. Cụ vận dụng não bộ để đưa ra ví dụ nào thuyết phục hơn tí nhé. :)
 
Chỉnh sửa cuối:

HoangX

Xe tăng
Biển số
OF-30807
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
1,532
Động cơ
493,823 Mã lực
Em nghĩ nếu cụ không biết thì em cho mượn cái cột.

1 trong những yếu tố cấu thành tội kinh doanh trái phép ở đây của Kiên là uỷ thác tiền của ngân hàng ACB cho các cá nhân đem gửi hưởng lợi. Ngân hàng chắc là tổ chức phi tín dụng cụ nhỉ =))
Thưa cụ, sau khi cụ gửi PM cho em yêu cầu trả lời. Em xin trả lời cụ như sau:

bị cáo Nguyễn Đức Kiên chịu:

18 – 24 tháng tù về tội kinh doanh trái phép

4 – 5 năm tù về tội trốn thuế, truy thu hơn 24 tỉ đồng

16 - 18 năm tù về tội lừa đảo

14 – 15 năm tù tội cố ý làm trái các quy định của nhà nước và cấm hoạt động kinh doanh 3 – 5 năm.


Trong các tội của Kiên idol, em chỉ quan tâm 2 tội là lừa đảo và cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng vì 2 tội này cộng lại đã hơn 30 năm tù rồi. Các tội kia theo em là râu ria không quan tâm. Còn cụ quan tâm thì tuỳ cụ.
CỤ KHÔNG QUAN TÂM HAY THỰC SỰ CỤ KHÔNG ĐỦ LÝ LẼ VÀ DẪN CHỨNG KẾT TỘI HAY TỘI NÀY??
Cụ nói không quan tâm em nói sai, em đủ khép cụ là quan tâm bởi vì các bài viết của cụ (đã dẫn chứng phía trên). Cụ có chối cũng không đc bởi vì có vật chứng, nhân chứng đầy nhưng cụ phủ nhận là xong. Ở đây có cả nhân chứng và vật chứng nhé

Pháp luật công minh bởi vì cần nhân chứng để biết hành vi, từ hành vi có thể tìm thấy vật chứng. Không có vật chứng coi như vụ án thất bại 99%, 1% là khép vào tình nghi thôi.

xét tội cố ý làm trái của Bầu Kiên, có vật chứng (có thể là vật chứng ngoại phạm rõ ràng chứng minh cho sự vô can của đó là:
- băng ghi âm cuộc họp hđqt
- biên bản trả lời việc gửi tiết kiệm giữa các ngân hàng của thống đốc
VIỆN KIỂM SÁT LÀ NƠI LƯU TRỮ HAI VẬT CHỨNG TẠI SAO LẠI KHÔNG ĐƯA RA???

CÓ PHẢI ĐÓ LÀ HÀNH VI CỐ GẮNG KHÉP TỘI BẰNG MỌI GIÁ, KỂ CẢ VIỆC PHI TANG CHỨNG CỚ NGOẠI PHẠM CỦA BỊ CAN. RIÊNG CÁI NÀY CÓ THỂ HÌNH SỰ HÓA VKS CỤ NHÉ
 
Chỉnh sửa cuối:

Thúy Kiều

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-161420
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
55
Động cơ
349,060 Mã lực
Cụ hít rắm hôm nay chắc bớt thối nên viết lách có vẻ bớt vỉa hè. Thích nói về "lý luận cơ bản" của pháp luật. Haha, em nghĩ là cụ đang tiến hoá dù hơi chậm nhờ kiên trì bám đuôi em (rắm em hơi thối thôi ạ). :))

1- Cụ đọc cho kỹ lại, em nói rõ việc Kiên tham dự cuộc họp cho thấy ít nhất là ông ta biết về việc đó, em ko hề nói chủ mưu. Chỗ này cụ cần tiến hoá thêm tí cho giống người hơn nhé. :P

2- Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật nhưng vai trò của cơ quan công tố là được quyền đánh giá và xem xét các mâu thuẫn phát sinh trong các tranh chấp dân sự/hình sự. Trong quá trình giải quyết các mâu thuẫn này phát sinh 1 thứ gọi là chứng cứ. Chứng cứ ở đây là lời khai của Kiên và lời khai của nhiều nhân chứng khác. 1 trong những yếu tố đánh giá đâu được xem là chứng cứ theo luật tố tụng là tính khách quan, VKS có quyền đánh giá tính khách quan của lời khai đám nhân viên Kiên cao hơn lời khai cá nhân Kiên. Lý do:
- Bị cáo đương nhiên khai vô tội - bản chất lời khai này đã ít tính khách quan
- Bị cáo tham gia vào cuộc họp vi phạm pháp luật - chứng cứ về sự kiện xảy ra
- Bị cáo bị tất cả các nhân chứng tố cáo chỉ đạo nhân chứng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Tính khách quan ở đây: bị cáo là cổ đông sáng lập, là người đi thuê lao động đương nhiên có quyền lực hơn người lao động.
- Lời khai của tất cả những người tham gia cuộc họp còn lại đều chỉ đích danh bị cáo chỉ đạo.

Dựa vào tất cả các yếu tố trên cơ quan tố tụng có quyền xác định lời khai của nhân chứng khách quan hơn lời khai của Kiên, và do đó, được xem là chứng cứ buộc tội.

Về ví dụ của em: lúc cụ type đến đó là lúc rắm ngấm vào não cụ rồi. NÓi như cụ thì ta lại đem thần tượng của cụ vào nện cho ra bã rồi bắt nhận tội nhỉ. Ai lại làm thế bao giờ =))
Logic của cụ dẫn đến hậu quả là kẻ giết hiếp vợ cụ sẽ vẫn vô tội nếu trong quá trình làm việc với công an nó chỉ cần đơn giản là nhất định ko nhận.

P/S: cụ HoangX quote lại cho đủ bài trả lời của em, không em ko trả lời cụ rồi lại kêu. :))
Cụ thật là có văn hóa quá. Cái gọi là tiến hóa hay chưa thì cụ nên xem lại chính mình. nếu cụ mà đúng chất như những CM trước thì cụ lại càng không nên phản hồi theo dạng này.
 

nhit

Xe đạp
Biển số
OF-321123
Ngày cấp bằng
26/5/14
Số km
28
Động cơ
290,250 Mã lực
Cụ hít rắm hôm nay chắc bớt thối nên viết lách có vẻ bớt vỉa hè. Thích nói về "lý luận cơ bản" của pháp luật. Haha, em nghĩ là cụ đang tiến hoá dù hơi chậm nhờ kiên trì bám đuôi em (rắm em hơi thối thôi ạ). :))

1- Cụ đọc cho kỹ lại, em nói rõ việc Kiên tham dự cuộc họp cho thấy ít nhất là ông ta biết về việc đó, em ko hề nói chủ mưu. Chỗ này cụ cần tiến hoá thêm tí cho giống người hơn nhé. :P

2- Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật nhưng vai trò của cơ quan công tố là được quyền đánh giá và xem xét các mâu thuẫn phát sinh trong các tranh chấp dân sự/hình sự. Trong quá trình giải quyết các mâu thuẫn này phát sinh 1 thứ gọi là chứng cứ. Chứng cứ ở đây là lời khai của Kiên và lời khai của nhiều nhân chứng khác. 1 trong những yếu tố đánh giá đâu được xem là chứng cứ theo luật tố tụng là tính khách quan, VKS có quyền đánh giá tính khách quan của lời khai đám nhân viên Kiên cao hơn lời khai cá nhân Kiên. Lý do:
- Bị cáo đương nhiên khai vô tội - bản chất lời khai này đã ít tính khách quan
- Bị cáo tham gia vào cuộc họp vi phạm pháp luật - chứng cứ về sự kiện xảy ra
- Bị cáo bị tất cả các nhân chứng tố cáo chỉ đạo nhân chứng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Tính khách quan ở đây: bị cáo là cổ đông sáng lập, là người đi thuê lao động đương nhiên có quyền lực hơn người lao động.
- Lời khai của tất cả những người tham gia cuộc họp còn lại đều chỉ đích danh bị cáo chỉ đạo.

Dựa vào tất cả các yếu tố trên cơ quan tố tụng có quyền xác định lời khai của nhân chứng khách quan hơn lời khai của Kiên, và do đó, được xem là chứng cứ buộc tội.

Về ví dụ của em: lúc cụ type đến đó là lúc rắm ngấm vào não cụ rồi. NÓi như cụ thì ta lại đem thần tượng của cụ vào nện cho ra bã rồi bắt nhận tội nhỉ. Ai lại làm thế bao giờ =))
Logic của cụ dẫn đến hậu quả là kẻ giết hiếp vợ cụ sẽ vẫn vô tội nếu trong quá trình làm việc với công an nó chỉ cần đơn giản là nhất định ko nhận.
1. Ông ta không chủ mưu thì làm sao truy tố ông ta Tội danh đó được hả cụ?
2. Trước tiên, những người khai ra ông Kiên đều là bị cáo, họ có động cơ để đổ hết tội cho ông Kiên để giảm nhẹ tội cho bản thân mình. Thế thì làm sao đảm bảo tính khách quan?
Cụ thích nhục mạ người khác cũng đc, nhưng tranh luận thì vận dụng não bộ một chút, đừng làm trò cười cho người khác.
Trò cười thứ nhất: bị cáo đương nhiên khai vô tội? có thật là bị cáo nào cũng khai mình vô tội không? :)
Trò cười thứ hai: cuộc họp vi phạm pháp luật??? cuộc họp cũng có thể vi phạm pháp luật được cụ hả, vi phạm luật gì thế?
Trò cười thứ ba: chỉ đạo nhân chứng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật??? :)) em không biết nói gì hơn về phát biểu ngu ngốc này.
Trò cười thứ tư: cụ làm việc với công an cụ không nhận cũng chả sao? nó có biện pháp khiến cụ phải nhận. Nếu cụ không biết nó dùng biện pháp gì thì em gợi ý nhé, biện pháp đó thỉnh thoảng gây chết người. :))

Cụ dùng nhiều từ ngữ chuyên môn nhưng, nói thật, như dở người. :))
 

HoangX

Xe tăng
Biển số
OF-30807
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
1,532
Động cơ
493,823 Mã lực
Cụ hít rắm hôm nay chắc bớt thối nên viết lách có vẻ bớt vỉa hè. Thích nói về "lý luận cơ bản" của pháp luật. Haha, em nghĩ là cụ đang tiến hoá dù hơi chậm nhờ kiên trì bám đuôi em (rắm em hơi thối thôi ạ). :))

1- Cụ đọc cho kỹ lại, em nói rõ việc Kiên tham dự cuộc họp cho thấy ít nhất là ông ta biết về việc đó, em ko hề nói chủ mưu. Chỗ này cụ cần tiến hoá thêm tí cho giống người hơn nhé. :P

2- Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật nhưng vai trò của cơ quan công tố là được quyền đánh giá và xem xét các mâu thuẫn phát sinh trong các tranh chấp dân sự/hình sự. Trong quá trình giải quyết các mâu thuẫn này phát sinh 1 thứ gọi là chứng cứ. Chứng cứ ở đây là lời khai của Kiên và lời khai của nhiều nhân chứng khác. 1 trong những yếu tố đánh giá đâu được xem là chứng cứ theo luật tố tụng là tính khách quan, VKS có quyền đánh giá tính khách quan của lời khai đám nhân viên Kiên cao hơn lời khai cá nhân Kiên. Lý do:
- Bị cáo đương nhiên khai vô tội - bản chất lời khai này đã ít tính khách quan
- Bị cáo tham gia vào cuộc họp vi phạm pháp luật - chứng cứ về sự kiện xảy ra
- Bị cáo bị tất cả các nhân chứng tố cáo chỉ đạo nhân chứng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Tính khách quan ở đây: bị cáo là cổ đông sáng lập, là người đi thuê lao động đương nhiên có quyền lực hơn người lao động.
- Lời khai của tất cả những người tham gia cuộc họp còn lại đều chỉ đích danh bị cáo chỉ đạo.

Dựa vào tất cả các yếu tố trên cơ quan tố tụng có quyền xác định lời khai của nhân chứng khách quan hơn lời khai của Kiên, và do đó, được xem là chứng cứ buộc tội.

Về ví dụ của em: lúc cụ type đến đó là lúc rắm ngấm vào não cụ rồi. NÓi như cụ thì ta lại đem thần tượng của cụ vào nện cho ra bã rồi bắt nhận tội nhỉ. Ai lại làm thế bao giờ =))
Logic của cụ dẫn đến hậu quả là kẻ giết hiếp vợ cụ sẽ vẫn vô tội nếu trong quá trình làm việc với công an nó chỉ cần đơn giản là nhất định ko nhận.

P/S: cụ HoangX quote lại cho đủ bài trả lời của em, không em ko trả lời cụ rồi lại kêu. :))
Em dẫn theo link của tòa án: mời cụ đọc kỹ
Một số vấn đề về sử dụng chứng cứ trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam
------------------------------------------------
Trong quá trình chứng minh, muốn giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, muốn xác định sự thật khách quan, có cơ sở để kết luận đúng về hành vi phạm tội đã xảy ra thì cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải có tài liệu, chứng cứ để chứng minh bản chất của người phạm tội. Chứng cứ là phương tiện của việc chứng minh, của việc xác định các sự kiện có ý nghĩa với việc giải quyết vụ án hình sự. Thông qua các tài liệu, chứng cứ các sự kiện thực tế được xác định, khẳng định và đồng thời cũng phủ định, loại trừ các sự kiện không xảy ra trong thực tế. Rõ ràng vai trò, giá trị của chứng cứ là rất quan trọng, là cơ sở duy nhất, là phương tiện duy nhất để chứng minh trong vụ án hình sự. Khi giải quyết vụ án hình sự, trong quá trình thực hiện các hoạt động tố tụng, cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án cần xác minh những sự việc có liên quan đến tội phạm đang được tiến hành xem xét, cần phải khẳng định được rằng tội phạm đã xảy ra, xác định được người cụ thể đã thực hiện tội phạm và họ phải chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện. Tất cả các sự kiện và tình tiết của vụ án phải phù hợp với hiện thực khách quan. Để làm được điều đó, cơ quan tiến hành tố tụng phải dựa vào chứng cứ. Thông qua chứng cứ, kiểm sát viên thực hành quyền công tố trước toà án đưa ra lời buộc tội đối với bị cáo, còn người bào chữa và thân chủ của họ có thể bác bỏ lời buộc tội hoặc đưa ra những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo. Việc nghiên cứu, xác định các sự kiện, tình tiết của vụ án được tiến hành trên cơ sở của các chứng cứ và chỉ bằng cách dựa vào các chứng cứ mới làm sáng tỏ được những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự. Thông qua việc phát hiện chứng cứ, xem xét và ghi nhận chứng cứ về mặt tố tụng, kiểm tra tính xác thực của chứng cứ, đánh giá chứng cứ, cơ quan tiến hành tố tụng có thể nghiên cứu đầy đủ và toàn diện các tình tiết của vụ án, xác định sự phù hợp của chúng với hiện thực từ đó tìm ra chân lý khách quan. Như vậy, quá trình chứng minh thực chất và nói chung là quá trình giải quyết chứng cứ, mọi giai đoạn của tố tụng hình sự đều được mở ra và kết thúc từ vấn đề chứng cứ, xuất phát từ chứng cứ. Vì vậy, chứng cứ là một trong những vấn đề có vị trí đặc biệt quan trọng trong lý luận cũng như trong thực tiễn của hoạt động tố tụng hình sự. Việc nhận thức đúng vấn đề chứng cứ sẽ là cơ sở lý luận, định hướng đúng đắn cho quá trình thu thập, nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá chứng cứ.
Thông thường, một vụ án hình sự xảy ra bao giờ cũng để lại dấu vết và những dấu vết đó được thể hiện dưới những hình thức khác nhau, mà những dấu xết này có ý nghĩa quan trọng nhằm xác định có hay không có hành vi phạm tội. Các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ căn cứ vào những dấu vết đã thu thập được để khởi tố, truy tố hay xét xử một người đã có hành vi phạm tội, những dấu vết đó được gọi là chứng cứ. Theo quy định tại Điều 64 BLTTHS thì: “1.Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
2. Chứng cứ được xác định bằng:
a) Vật chứng;
b) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
c) Kết luận giám định;
d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.”
Như vậy, xét về bản chất, chứng cứ là những thông tin, tài liệu hay những gì có thật được cơ quan tiến hành tố tụng thu thập, kiểm tra và đánh giá theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì một thông tin, tài liệu chỉ có thể được coi là chứng cứ của vụ án khi nó có đủ ba thuộc tính sau:
-Tính khách quan: Là những gì có thật và phản ánh trung thực những tình tiết của vụ án hình sự đã xảy ra.
- Tính liên quan: Có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với vụ án. Nhưng cho dù là trực tiếp hay gián tiếp thì đó cũng phải là mối quan hệ nội tại, có tính nhân quả, tức là chứng cứ phải là kết quả của một loại hành vi hoặc hành động hoặc một quan hệ nhất định, ngược lại, hành vi, hành động hoặc quan hệ đó là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các chứng cứ này.
- Tính hợp pháp: Tất cả những gì có thật phải được cung cấp, thu thập, nghiên cứu, bảo quản theo một trình tự do luật định. Đây là trình tự nhằm bảo đảm giá trị chứng minh của chứng cứ.
Trong thực tế, tính hợp pháp của chứng cứ được xác định thông qua hoạt động chứng minh được toà án và tất cả người tham gia tố tụng thực hiện và tuân thủ.
Trong quá trình chứng minh, trong các giai đoạn tố tụng, hoạt động sử dụng chứng cứ gắn liên với hoạt động đánh giá chứng cứ, đánh giá chứng cứ và sử dụng chứng cứ có mối quan hệ chặt chẽ không tách rời. Đánh giá chứng cứ là tiền đề, là điều kiện cho sử dụng chứng cứ. Sử dụng chứng cứ là sự kiểm nghiệm, xác định lại kết quả của hoạt động đánh giá chứng cứ. Đánh giá chứng cứ không đúng, tất yếu dẫn đến kết quả sai lầm, không đúng đắn của việc sử dụng. Ngược lại, việc sử dụng chứng cứ sai mục đích, không phù hợp giữa nội dung, giá trị chứng minh của chứng cứ với đối tượng cần phải chứng minh là làm hạn chế kết quả của hoạt động đánh giá chứng cứ.
Để đảm bảo việc sử dụng chứng cứ trong quá trình chứng minh vụ án hình sự một cách hiệu quả, cần nắm rõ được mục đích của việc sử dụng chứng cứ đó là:
* Trong các giai đoạn tố tụng hình sự, chứng cứ đã thu thập được trọng vụ án được sử dụng để phát hiện, thu thập chứng cứ mới. Việc hoàn thiện nhận thức chân lý khách quan được hình thành dần trong các giai đoạn tố tụng, qua việc nhận thức chứng cứ của vụ án. Tuy nhiên, trong các giai đoạn tố tụng không phải tất cả các vụ án đều đã có đầy đủ các chứng cứ, nhất là trong giai đoạn điều tra vụ án. Vì vậy, việc phats hiện và thu thập thêm chứng cứ mới là hoạt động được tiến hành liên tục cho đến khi các cơ quan tiến hành tố tụng có đủ chứng cứ chứng minh sự thật vụ án. Một trong những cách thức được sử dụng để thu thập thêm những chứng cứ mới là sử dụng chứng cứ đã có, đã thu thập được từ trước. Từ lời khai của người bị hại, với những nội dung xác thực đã buộc bị can phải thay đổi thái độ khai báo, thừa nhận những lời cung trước đó là gian dối, không đúng sự thật, bị can đã phải nhận tội, khai ra những kẻ đồng phạm khác, cũng như những tài sản mà chúng đã chiếm đoạt, khai báo ra nới cất giấu, tiêu thụ tài sản đó.
* Chứng cứ đã thu thập được trong vụ án dùng để nghiên cứu, kiểm tra và đánh giá tài liệu, chứng cứ mới và ngược lại. Trong cùng một vụ án, các chứng cứ có thể được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, song chúng đều có quan hệ với nhau bởi những mối liên hệ logic, biện chứng. Để các định giá trị từng chứng cứ không thể không xem xét đến toàn bộ hệ thống chứng cứ, không thể không so sánh giá trị giữa các chứng cứ với nhau và tất yếu không thể không kiểm tra giá trị của chúng. Việc kiểm tra được tiến hành theo chiều thuận, từ chứng cứ đã có kiểm tra chứng cứ mới, hoặc ngược lại từ chứng cứ mới thu thập dùng để kiểm tra chứng cứ đã thu thập từ trước. Chẳng hạn sử dụng dầu vân tay của kẻ phạm tội để lại ở hiện trường, cùng lời khai của người làm chứng để phủ định, bác bỏ lời khai về việc không có mặt ở hiện trường của kẻ phạm tội…
*Trong quá trình chứng minh ở các giai đoạn tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải sử dụng chứng cứ để ra quyết định tố tụng. Căn cứ vào các nguồn theo Điều 100 và 105 Bộ luật TTHS, các cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định khởi tố vụ án. “ Khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can …” (Điều 126 BLTTHS). “1. Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra phải làm bản kết luận điều tra. 2. Việc điều tra kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra…” ( Điều 162 BLTTHS). Trong hoạt động kiểm sát điều tra, quyết định việc truy tố, Viện kiểm sát, kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố, bảo đảm việc điều tra được khách quan toàn diện và đầy đủ. Khi ra các quyết định tố tụng, đồi hỏi Viện kiểm sát phải tiến hành nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá toàn bộ chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, các quyết định cuối cùng phải dựa trên cơ sở việc sử dụng đầy đủ, đúng đắn các chứng cứ. Tại khoản 1 Điều 167 Bộ luật TTHS đã quy định : “Nội dung bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng”. Hoặc khi quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung, nếu như qua nghiên cứu hồ sơ vụ án phát hiện thấy: “ 1.Còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được;………..” (Khoản 1 Điều 168 Bộ luật TTHS). Trong giai đoạn xét xử, mọi kết luận, quyết định cuối cùng Tòa án nhân dân cũng hoàn toàn dựa trên cở sở việc sử dụng chứng cứ. Chẳng hạn khi ra bản án, bản án của Tòa án phải dựa trên cơ sở chứng cứ đã thu thập, được kiểm tra chứng minh công khai tại phiên tòa.“ Trong bản án phải trình bày việc phạm tội của bị cáo, phân tích những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định không có tội, xác định bị cáo có phạm tội hay không và nếu bị cáo phạm tội thì phạm tội gì, theo điều, khoản nào của Bộ luật hình sự, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và cần phải xử lý như thế nào. Nếu bị cáo không phạm tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo không có tội và phải giải quyết việc khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Phần cuối cùng của bản án ghi những quyết định của Toà án và quyền kháng cáo đối với bản án.” (Khoản 3 Điều 224 Bộ luật TTHS). Trong trường hợp hồ sơ vụ án không có chứng cứ, chứng cứ chưa đầy đủ thì Tòa án không thể tiến hành xét xử, Thẩm phán có quyền ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung: “a) Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;…” ( điểm a khoản 1 Điều 179 Bộ luật TTHS).
Để việc sử dụng chứng cứ đạt được mục đích, dựa trên cơ sở, yêu cầu của pháp luật và thực tiễn tiến hành hoạt động chứng minh, chủ thể tiến hành tố tụng cần phải quán triệt và thực hiện một số vấn đề mang tính nguyên tắc trong sử dụng chứng cứ đó là:
Chấp hành nguyên tắc khách quan toàn diện và đầy đủ trong tố tụng hình sự.
Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chỉ được sử dụng những chứng cứ đã được phát hiện, thu thập theo đúng qui định của pháp luật tố tụng hình sự. Các tài liệu, chứng cứ thu thập được qua biện pháp điều tra, trinh sát, phải được chuyển hóa thành chứng cứ hợp pháp mới được sử dụng. Những tài liệu, chứng cứ phải được kiểm tra, xác minh đầy đủ, phải đảm bảo đầy đủ ba thuộc tính của chứng cứ, phải phù hợp với thực tế khách quan, đảm bảo sự tin cậy vững chắc và có đủ căn cứ mới sử dụng được. Tiyệt đối không sử dụng chứng cứ chưa qua nghiên cứu, kiểm tra, xác minh làm căn cứ, cơ sở để đưa ra những quyết định pháp lý, hoặc sử dụng vào việc kiểm tra, đánh giá các chứng cứ khác. Khi sử dụng chứng cứ không được định kiến, chủ quan, thiên lệch, coi trọng chứng cứ này mà bỏ qua chứng cứ kia, chỉ coi trọng sử dụng chứng cứ gốc, chứng cứ trực tiếp mà bỏ qua, coi nhẹ chứng cứ sao chép, chứng cứ thuật lại, chứng cứ gián tiếp, không chỉ sử dụng chứng cứ buộc tội mà sử dụng cả chứng cứ gỡ tội và ngược lại. Khi ra một quyết định tố tụng kết luận về bất cứ vấn đề nào đó hay toàn bộ mọi vấn đề trong vụ án, người tiến hành tố tụng phải sử dụng tổng hợp mọi chứng cứ trong vụ án.
Khi sử dụng chứng cứ phải tuân theo đúng những qui định của pháp luật.
Pháp luật tố tụng hình sự đã qui định thế nào là chứng cứ, chứng cứ được xác định ở những nguồn cụ thể. Việc sử dụng những chứng cứ ở nguồn luật định phải chấp hành nghiêm chỉnh theo những qui định của pháp luật tố tụng. Đặc biệt với những chứng cứ là lời khai của những người tham gia tố tụng, do đặc điểm của những chứng cứ này thường bị xen lẫn yếu tố chủ quan, dễ bị sai lệch, vì vậy khi sử dụng các lời khai của người tham gia tố tụng ở các tư cách khác nhau phải tuân theo đúng những qui phạm trong Bộ luật tố tụng hình sự. Chẳng hạn, khi sử dụng lời khai của bị can, bị cáo làm chứng cứ thì phải hết sức thận trọng vì “ …Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án. không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội” (khoản 2 Điều 72 BLTTHS). Đối với bị can, bị cáo là vị thành niên, hoặc người làm chứng dưới 16 tuổi thì chỉ được sử dụng lời cung của bị can, bị cáo, lời khai của người làm chứng ( là vị thành niên) để làm chứng cứ của vụ án khi việc hỏi cung được tiến hành theo đúng qui định của pháp luật; “…Trong trường hợp người bị tạm giữ, bị can là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác, thì việc lấy lời khai, hỏi cung những người này phải có mặt đại diện của gia đình, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng……..Tại phiên toà xét xử bị cáo là người chưa thành niên phải có mặt đại diện của gia đình bị cáo, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng, đại diện của nhà trường, tổ chức….” (khoản 2,3 Điều 306 BLTTHS); “…Khi lấy lời khai của người làm chứng dưới 16 tuổi phải mời cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác hoặc thầy giáo, cô giáo của người đó tham dự...” (khoản 5 Điều 135 BLTTHS). Đối với lời khai của người bị hại, của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, thì không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do những người trên trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó ( các Điều 68, 69,70 BLTTHS). Khi sử dụng lời khai của người làm chứng cần lưu ý “1.Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết về vụ án, nhân thân của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, quan hệ giữa họ với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra. 2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.” (Điều 67 BLTTHS).
Sử dụng chứng cứ phải đảm bảo tính kịp thời
Sau khi phát hiện, thu thập chứng cứ, cơ quan tiến hành tố tụng cần tiến hành nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá ngay để sử dụng nhằm đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời của các hoạt động tiếp theo, vừa đảm bảo thời gian đã được quy định đối với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vừa đảm bảo yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngăn chặn tội phạm có thể xảy ra, hạn chế những thiệt hại cho xã hội, bắt giữ ngay kẻ phạm tội không để chúng có thời gian lẩn trốn, tiêu hủy tài sản, chứng cứ tang vật, xóa hết dấu vết hoặc tiếp tục gây án. Mặt khác, các chứng cứ sau khi kiểm tra đánh giá, đã xác định được giá trị chứng minh của chứng cứ thì chỉ được sử dụng đúng với giá trị của nó, giá trị chứng minh của từng chứng cứ đều có những giới hạn, phạm vi nhất định, việc sử dụng cần căn cứ vào giới hạn, giá trị chứng minh của từng chứng cứ, không được phép phán đoán chủ quan, sử dụng gượng ép, ngoài khả năng chứng minh của từng chứng cứ. Sử dụng đúng giá trị chứng minh của chứng cứ cho phép người tiến hành tố tụng xác định đúng sự thật khách quan, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt kẻ phạm tội. Ví dụ: Tại nhà riêng của Trần Văn T, cơ quan tiến hành tố tụng xác định phát hiện thấy có 1 chiếc xe máy, là tài sản đã bị chiếm đoạt trong một vụ trộm cắp xảy ra trước đó. Cơ quan tiến hành tố tụng không thể chỉ căn cứ vào chiếc xe máy có tại nhà riêng của Trần Văn T để ra quyết định khởi tố T hoặc quyết định bắt giữ T, bởi vì chưa có chứng cứ xác định mối quan hệ nhân quả giữa những hành vi mà T thực hiện để có chiếc xe máy đó, chưa có chứng cứ xác định mối quan hệ sở hữu giữa T và chiếc xe máy là hợp pháp hay bất hợp pháp….Chiếc xe máy có tại nhà riêng của T có thể do kẻ phạm tội có mối quan hệ thân quen với T sau khi trộm cắp được xe máy đã gửi ở đó, T không biết là tài sản trộm cắp nên đã cho gửi, hoặc cũng có thể do T không biết đó là tài sản phạm pháp nên đã mua nhầm…Trong trường hợp này, cơ quan tiến hành tố tụng phải đặt các giả thiết khác nhau, tiến hành các biện pháp điều tra, xác minh làm rõ mối quan hệ của T với chiếc xe máy, vì sao chiếc xe đó lại có ở tại nhà riêng của T? có đúng đó là chiếc xe bị trộm cắp không? Quan hệ của T với chủ xe như thế nào?...Chỉ khi nào có đủ chứng cứ chứng minh T đã phạm tội trộm cắp tài sản là chiếc xe máy thì mới quyết định bắt giữ T.
Một ví dụ nữa: Nguyễn Tuấn N là cán bộ hải quan đang làm nhiệm vụ ở cửa khẩu, N phát hiện Hoàng Văn H chở thuốc lá lậu quan biên giới, H đã đưa một khoản tiền cho N để N bỏ quan và cho H chuyển thuốc lá lậu qua biên giới. Sự việc bị phát giác, cơ quan tiến hành tố tụng phải căn cứ vào chứng cứ đã có để khởi tố vụ án, khởi tố Nguyễn Tuấn N hai tội: Tội nhận hối lộ và tội buôn lậu qua biên giới với vai trò là đồng phạm. Nếu không khởi tố N về tội buôn lậu quan biên giới, chỉ căn cứ vào hành vi nhận tiền của N và khởi tố một tội nhận hối lộ là bỏ lọt tội phạm, là không sử dụng hết giá trị chứng minh của chứng cứ.
Vật chứng là chứng cứ phải đảm bảo sử dụng nhiều lần.
Không được xử lý vật chứng trước khi có quyết định của người có thẩm quyền, xử lý vật phải theo đúng qui định của pháp luật tố tụng hình sự, không được làm mất mát, hư hỏng, thất lạc chứng cứ vì trong một vụ án, vật chứng là chứng cứ không thể thay thế được, vật chứng được phát hiện, thu thập ngay từ giai đoạn điều tra, có nhiều vật chứng việc bảo quản rất phức tạp, khó khăn, tuy nhiên để đảm bảo sử dụng chứng cứ bằng vật chứng vào việc chứng minh vụ án đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tuân thủ nghiêm chỉnh những qui định của Bộ luật TTHS. Trong mọi trường hợp, khi vụ án chưa giải quyết xong, chưa có quyết định xử vật chứng theo qui định của pháp luật thì vật chứng phải được bảo quản, gìn giữ nguyên vẹn giá trị chứng minh và cả giá trị kinh tế của vật chứng, phải đảm bảo cho vật chứng có giá trị chứng minh được sử dụng nhiều lần cho đến khi kết thúc vụ án. Đặc biệt phải thận trọng khi sử dụng vật chứng là công cụ, hung khí, là vũ khí, chất nổ, những vật mang vết, dễ vỡ, dễ bị xóa dấu vết, những tài liệu chỉ có một bản là chứng cứ gốc chứng minh hành vi phạm tội của bị can, bị cáo….Khi sử dụng để đấu tranh với bị can, bị cáo tuyệt đối không được đưa cho bị can, bị cáo trực tiếp cầm, nắm vật chứng, đề phòng bị can, bị cáo sử dụng ngay hung khí, vũ khí đó để khống chế, hành hung người tiến hành tố tụng hoặc chúng có thể tiêu hủy, xóa dấu vết làm mất giá trị chứng minh của chứng cứ.
Tóm lại: Sử dụng chứng cứ phải tuân thủ nguyên tắc khách quan, toàn diện và đầy đủ trong tố tụng hình sự. Chỉ sử dụng các chứng cứ được phát hiện, thu thập theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự, và các chứng cứ đó phải được kiểm tra đầy đủ, bảo đảm ba thuộc tính của chứng cứ và phải phù hợp với thực tế khách quan. Trong quá trình tiến hành tố tụng, không chỉ cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được sử dụng chứng cứ vào quá trình chứng minh mà tất cả những người tham gia tố tụng, các tổ chức xã hội và mọi công dân đều có quyền đưa ra chứng cứ, sử dụng chứng cứ nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan. Tuy nhiên muốn sử dụng chứng cứ một cách hiệu quả, đạt mục đích thì phải nhận thức đầy đủ về chứng cứ. Đối với người tiến hành tố tụng có nhận thức đúng về chứng cứ thì quá trình chứng minh, việc phát hiện, thu giữ chứng cứ mới đúng, nếu nhận thức sai về chứng cứ, sẽ phát hiện, thu giữ những sự kiện, hiện tượng không phải là chứng cứ trong vụ án, từ đó dẫn tới việc sử dụng sai và giải quyết vụ án không đúng. Đối với người tham gia tố tụng có nhận thức đúng vấn đề về chứng cứ mới thực hiện quyền của mình như cung cấp và đưa ra chứng cứ có giá trị chứng minh tới các cơ quan tiến hành tố tụng, tạo điều kiện giải quyết vụ án được đúng đắn, kịp thời. Chứng cứ cũng cần phải được mọi người, mọi công dân nhận thức đầy đủ để từ đó bảo quản, giữ nguyên giá trị chứng minh của chứng cứ từ khi phát hiện đến khi cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền. Nhận thức đúng về chứng cứ những người tham gia tố tụng cũng như mọi công dân có thể sử dụng chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình./.
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item_id=13269221&article_details=1

việc tòa án và vks giấu biệt hai chứng cứ mà Kiên và LS đòi hỏi là phạm luật nhé
 

bingetz

Xe tải
Biển số
OF-68585
Ngày cấp bằng
17/7/10
Số km
415
Động cơ
571,507 Mã lực
luật sư của anh Kiên đơn giản chỉ làm nền cho anh í (anh Kiên xin tự bào chữa mà). Sắp đến phần nghị án, em cứ tuyên trước phát: Nguyễn Đức kiên 25 năm cho 4 tội, muốn chia thế nào thì chia, tổng cộng cứ 25 roi là được. Cái chú luật sự trọc đầu đấy cứ liệu hồn... em fun tý :D
 

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
6,554
Động cơ
445,839 Mã lực
Mod nên can thiệp. Chủ đề topic hay, nhưng có nhiều còm thiếu văn hóa cần xóa cho khỏi phản cảm với người đọc.
 

sthd

Xe cút kít
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
16,215
Động cơ
1,032,734 Mã lực
Nhiều cụ quá kiên nhẫn cãi cọ với loại bồi bút bại não nhỉ
 

HoangX

Xe tăng
Biển số
OF-30807
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
1,532
Động cơ
493,823 Mã lực
Nhiều cụ quá kiên nhẫn cãi cọ với loại bồi bút bại não nhỉ
Vâng! Chủ đề em thấy các cụ chỉ minh chứng vụ bK là cơ hội nhìn lại và sửa sai pháp luật, còn cụ Bmw em thấy cái cụ ấy trình bày cứ như là em đi qua hàng nc mắm. khắm lắm ợ
 

manhhab

Xe tăng
Biển số
OF-23588
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
1,310
Động cơ
501,610 Mã lực
Nơi ở
UK
Rắm đầy não rồi cụ nhit ơi, nếu như cụ nói thì Kiên đã nhận tội từ lâu rồi cụ nhỉ.

1- Truy tố tội danh đó do quá trình điều tra dẫn đến đầu mối nghi can số 1 ra quyết định là Kiên, tính ở thời điểm sau khi điều tra chứ ko phải ở thời điểm cuộc họp (

2- Kiên idol không hề bị truy tố tội chủ mưu mà tội tham gia chỉ đạo, thực tế tội cố ý làm trái trong vụ gửi tiền Lý Xuân Hải là chủ mưu và lĩnh tội nặng nhất (13-14 năm). Kiên cũng dính 14-16 năm nhưng là cộng cả 2 tội: tham gia chỉ đạo vụ tiền gửi và cố ý làm trái mua bán cổ phiếu (vụ này Kiên chủ mưu). Việc các bị cáo có động cơ để đổ hết tội cho Kiên nhưng bị can là ông Trần Mộng Hùng người vô can dù tham gia cuộc họp cũng khai đích danh Kiên là đủ cơ sở xác nhận các lời khai bị cáo còn lại là đúng. Cụ rõ chưa. Chưa rõ search lại cuộc họp có ông trần mộng hùng nhé.

Thật sự dạy bò nói tiếng người cực kỳ khó. Em công nhận. :))
tư duy của 1 thằng trẻ trâu, hoặc 1 người có tuổi nhưng trí tuệ và sự vô học của 1 đứa thanh niên đầu đường xó chợ.

Tham gia forum sợ nhất gặp thể loại vô văn hóa như thế này.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top