[Funland] Điện Biên Phủ trên không, 40 năm nhìn lại

sen

Xe tăng
Biển số
OF-84156
Ngày cấp bằng
31/1/11
Số km
1,493
Động cơ
425,210 Mã lực
Nơi ở
Bên cửa sổ
Mợ pain, em cũng ko xem được ảnh. Chắc tại em hèn mà =))
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Hic,sao em chẳng thấy cái ảnh nào cả :(
Nửa_Khoanh_Giò;7664860[B nói:
]Càng đọc e càng thấy khâm phục ông cụ nhà ta, có quá nhiều tài và khả năng tiên đoán[/B].
Pên ơi, bạn cũng không xem được ảnh cho dù đổi IP rồi :(
Mợ pain, em cũng ko xem được ảnh. Chắc tại em hèn mà =))

Lạ nhỉ, em vừa hỏi thì nhiều người vẫn xem được. Các cụ thử xem lại Proxy xem
 

Tupji

Xe tăng
Biển số
OF-59049
Ngày cấp bằng
14/3/10
Số km
1,230
Động cơ
455,720 Mã lực
Nơi ở
hà nội
Mụ Pein à, ảnh ọt của mụ em cạh xem được
 

kienbinh

Xe điện
Biển số
OF-40327
Ngày cấp bằng
11/7/09
Số km
4,438
Động cơ
480,268 Mã lực
Em cũng ko xem được lạ nhở
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Mụ Pein à, ảnh ọt của mụ em cạh xem được
Em đi chết đây, sao em nhọ thế. Post mà các cụ hem xem được thì chán thật~X(Cụ nào xem được thì ới em cái~X(
 

vietnamarc

Xe điện
Biển số
OF-34545
Ngày cấp bằng
3/5/09
Số km
3,461
Động cơ
504,888 Mã lực
Nơi ở
American Đình.
Em cũng ko xem được cụ chủ ơi!
 

bridge

Xe container
Biển số
OF-41446
Ngày cấp bằng
24/7/09
Số km
5,161
Động cơ
301,846 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các cụ/mợ xem thế nào chứ, tôi dùng Firefox vẫn xem được bình thường mà ...
 

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,703
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Nguyên vẹn cả bài viết của chủ thớt, lấy từ Blog Mai Thanh Hải http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2011/12/39-nam-nhin-lai-chien-dich-phong-khong.html

Mời các bác xem đầy đủ:

39 NĂM NHÌN LẠI CHIẾN DỊCH PHÒNG KHÔNG 12/1972.


Mai Thanh Hải - Những ngày này, cách đây 39 năm về trước, Hà Nội, Hải Phòng và nhiều thành phố, trung tâm khác của miền Bắc mịt mù, tan hoang bởi bom đạn khốc liệt trút xuống từ những "Pháo đài bay B52".

Qua 12 ngày đêm (18-30/12/1972), bom đạn đã tạm ngưng và lịch sử cách mạng gọi đó là "Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không". Thế nhưng những ngày này, bao gia đình Hà Nội lại nghi ngút khói hương, giỗ nhớ những người đã nằm xuống, trong đạn bom mịt mù, 39 năm về trước.

Ngày 14-12-1972, Tổng thống Nixon phê chuẩn kế hoạch tập kích bằng không quân chiến lược vào Hà Nội và Hải Phòng. 193 máy bay B52 (với 663 lượt chiếc) và 999 máy bay chiến thuật (với 3.920 lượt chiếc) được huy động hòng đánh phá hủy diệt các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, quân sự, khu dân cư ở Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác.

Với chiến dịch ném bom rải thảm cực kỳ tàn bạo này (theo tính toán của các nhà nghiên cứu thì sức tàn phá của nó tương đương với 5 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản năm 1945), đế quốc Mỹ tin rằng, Hà Nội sẽ phải khuất phục. Vậy mà, tham vọng của bộ máy chiến tranh Mỹ đã sụp đổ. Qua 12 ngày đêm chiến đấu kiên cường (từ 18 đến 30-12-1972) quân và dân ta đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ, bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B52.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, do chuẩn bị từ nhiều năm trước, cho nên chúng ta đã không bị bất ngờ khi phải đối phó với cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của đế quốc Mỹ vào thủ đô Hà Nội và Hải Phòng.

Ngay từ năm 1966, khi B52 ra đánh đèo Mụ Giạ, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã chỉ thị cho Quân chủng Phòng không-Không quân nghiên cứu cách đánh B52.

Cuối năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: "Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội. Phải dự kiến mọi tình huống càng sớm càng tốt để có thời gian mà suy nghĩ, chuẩn bị. Mỹ nhất định thua nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội".

Quán triệt tinh thần đó, Quân ủy Trung ương đã chỉ đạo các Lực lượng vũ trang mà trực tiếp là Quân chủng Phòng không - Không quân, xây dựng kế hoạch tác chiến phòng không chống địch tập kích bằng B52 vào Hà Nội.

Bộ Tổng Tham mưu đã chỉ đạo biên soạn tài liệu cách đánh B52 để huấn luyện cho các đơn vị Phòng không, Không quân; tiến hành điều chỉnh lực lượng, bổ sung vũ khí trang bị, điều các đơn vị Phòng không chủ lực về các địa bàn trọng điểm; xây dựng thế trận phòng không 3 thứ quân; chấn chỉnh công tác bảo đảm phục vụ chiến đấu...
Các đơn vị Tên lửa, Ra-đa, Phòng không đều chủ động triển khai nghiên cứu cách đánh B52 tại chỗ, đồng thời đưa một số đơn vị vào Khu 4 trực chiến để đúc rút kinh nghiệm.

Bộ Tổng Tham mưu đã điều hẳn một Trung đoàn Tên lửa vào Khu 4. Thậm chí, trong chiến dịch Quảng Trị, đưa tới 4 Trung đoàn vào tham chiến cùng với các lực lượng Phòng không tại chỗ, nhằm tìm ra cách đánh B52 hiệu quả nhất.

Đầu tháng 9/1972, ba tháng trước khi cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ vào thủ đô Hà Nội và Hải Phòng diễn ra, ta đã hoàn thành việc xây dựng kế hoạch chiến dịch đánh B52.

Những nội dung quan trọng như: Công tác chuẩn bị; điều chỉnh bố trí lực lượng; nghệ thuật tác chiến chiến dịch phòng không... về cơ bản đã được xác định. Chính vì vậy mà khi cuộc tập kích chiến lược của không quân địch diễn ra, ta đã không bị bất ngờ về chiến lược, chiến dịch cũng như cả về chiến thuật.

Ngày đầu tiên, B52 vào đánh phá Hà Nội, Bộ Tổng Tham mưu đã phát lệnh báo động trước 25 phút; còn những ngày sau đó, ta thường phát hiện B52 vào đánh Hà Nội trước 30 phút.

Cách đánh cơ bản của không quân địch trong cuộc tập kích chiến lược vào Hà Nội và Hải Phòng là lấy B52 làm lực lượng chủ yếu, với sự hộ tống của không quân chiến thuật và không quân của hải quân.

B52 tập trung đánh vào ban đêm, còn không quân chiến thuật làm nhiệm vụ gây nhiễu, chế áp các lực lượng phòng không và không quân của ta; đồng thời đánh xen kẽ giữa các đợt của B52 để duy trì cường độ đánh phá 24/24 giờ trong ngày.

Mỗi chiếc B52 là một trung tâm tác chiến điện tử và đi theo nó thường có từ 15 đến 19 máy bay gây nhiễu khác nhau. Mỗi tốp 3 máy bay B52 có thể rải thảm từ 60 đến 100 tấn bom trên một diện rộng.

Lần đầu, phải đương đầu với cuộc tập kích chiến lược bằng siêu pháo đài bay B52 và các loại vũ khí tối tân hiện đại của Mỹ, các lực lượng ta đã tìm ra cách đánh hay, phù hợp điều kiện thực tế về trang bị.

Bộ đội Ra-đa qua thực tế chiến đấu, đã tách được B52 ra khỏi nền nhiễu và tách được B52 ra khỏi lực lượng hộ tống.

Trong một khối nhiễu dày đặc, Bộ đội Tên lửa đã khắc phục được những hạn chế về tính năng binh khí kỹ thuật, biết phân biệt được mục tiêu thật và giả, tránh được tên lửa tự dẫn của máy bay địch, nhận diện được B52, tạo cho mình thế trận có lợi nhất để tiêu diệt mục tiêu.

Quân và dân ta đã nghiên cứu phát hiện ra điểm mạnh, yếu của địch, bảo đảm lực lượng nào cũng có thể hạ được máy bay, vũ khí nào cũng phát huy được tác dụng...

Trong chiến dịch phòng không cuối tháng 12/1972, ta đã huy động được sức mạnh tổng hợp của thế trận phòng không nhân dân, đối phó có hiệu quả với những thủ đoạn đánh phá nham hiểm của địch.

Cách đánh sáng tạo và hiệu quả trong chiến dịch này là kết quả được đúc rút từ nhiều năm chống chiến tranh phá hoại, đặc biệt là những kinh nghiệm được Bộ đội Ra-đa, Tên lửa, Phòng không tích lũy, thậm chí được trả bằng xương máu, qua những năm tháng trực chiến và nghiên cứu cách đánh B52 trên chiến trường Khu 4.

Để bảo đảm chắc thắng và giành thế chủ động ngay từ trận đầu, công tác nghiên cứu khoa học, bảo đảm vật chất, kỹ thuật cũng được các lực lượng vũ trang ta chuẩn bị công phu với nỗ lực rất lớn.

Cho đến trước ngày 18/12/1972, ngày Đế quốc Mỹ mở đầu cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội và Hải Phòng, chỉ riêng ở Hà Nội ta đã xây dựng được 30 trận địa cho tên lửa, hơn 100 trận địa cho cao xạ các loại; mỗi Tiểu đoàn Tên lửa đều có hơn 2 cơ số đạn; hệ số kỹ thuật của Tên lửa bảo đảm 100%, của Pháo phòng không là 95% và của Ra-đa là 96,5%.

Ta đã tập trung một lực lượng phòng không chủ lực mạnh nhất cho chiến dịch, bao gồm: 3 Sư đoàn Phòng không: 361, 363, 375; 23 Tiểu đoàn Tên lửa; 13 Trung đoàn Cao xạ; 4 Trung đoàn Không quân; 4 Trung đoàn ra-đa; 3 Trung đoàn, 2 Tiểu đoàn Phòng không của các Quân khu Việt Bắc, Hữu Ngạn, Tả Ngạn.

Ngoài ra còn có 346 đội (1.428 khẩu pháo) Phòng không của dân quân, tự vệ. Toàn bộ lực lượng này được bố trí thành thế trận chiến dịch vững chắc, hiểm hóc tại các địa bàn trọng yếu ở trong và các vùng lân cận Hà Nội, Hải Phòng.

Cũng trong chiến dịch này, ta đã xây dựng được một "Thế trận phòng không 3 thứ quân" vững chắc và duy trì được sự phối hợp hiệp đồng tác chiến chặt chẽ giữa các lực lượng.

Bên cạnh các lực lượng Phòng không chủ lực, tại Thủ đô Hà Nội, ta đã tổ chức được 92 trận địa tập trung pháo Phòng không tầm thấp và 4 Đại đội cao xạ tầm trung (loại 100 mm), nhiều trận địa được bố trí trên các tòa nhà cao tầng, gần các mục tiêu trọng điểm, đón lõng trên các đường bay của địch...

Ngoài ra còn có 1.122 tổ đội dân quân, tự vệ phối hợp đánh trả máy bay địch.

Nội dung cơ bản của Chiến dịch Phòng không tháng 12/1972 bao hàm cả hai mặt: Chủ động tích cực đánh địch, tiêu diệt lực lượng tiến công chiến lược B52 của chúng và triệt để phòng tránh, sơ tán làm giảm hiệu quả đánh phá của địch xuống mức thấp nhất.

Công tác phòng tránh, sơ tán được quân và dân ta thực hiện một cách chủ động và triệt để, bao trùm các mặt: Tổ chức vận động nhân dân sơ tán ra khỏi các trọng điểm đánh phá; chỉ đạo củng cố và xây dựng hầm hố trú ẩn; tổ chức tốt hệ thống thông tin - thông báo, quan sát báo động; triển khai các phương án khắc phục hậu quả.

Đối với lực lượng vũ trang, ngoài việc phối hợp với nhân dân thực hiện các nội dung nêu trên còn phải triển khai xây dựng các trận địa dự phòng, các sân bay dã chiến; sơ tán các xưởng trạm, tập kết vũ khí, đạn dược, nhất là vấn đề đạn tên lửa...

Trước khi cuộc tập kích chiến lược bằng B52 diễn ra; Hà Nội đã huy động 370 ô-tô các loại chở hơn 30 vạn người ra khỏi nội thành, đưa số người sơ tán khỏi nội thành lên tới gần 55 vạn. Những nhà máy, xí nghiệp không thể sơ tán, đã được ngụy trang, bảo vệ chu đáo. Ở đâu có người, có tài sản, ở đó đều có hầm trú ẩn.

Bên cạnh mạng lưới Tình báo quốc gia, ra-đa cảnh giới, Hà Nội còn có 36 còi báo động, 36 đài quan sát của thành phố, 414 trạm quan sát của các khu, huyện, hình thành mạng lưới quan sát rộng khắp từ xa đến gần.

Tổ chức hoàn chỉnh hệ thống cấp cứu phòng không bốn tuyến với 266 trạm ở các khu, huyện và 64 đội cấp cứu, 11 đội phẫu thuật lưu động.

Nhờ chủ động làm tốt công tác sơ tán phòng tránh, ta đã hạn chế được thiệt hại về người và của; nhất là tại một trung tâm đầu não như Hà Nội.

Nguồn số liệu: Viện Nghiên cứu Lịch sử Quân sự Việt Nam (12/2011)
---------------------------------------------------------------

MỘT SỐ HÌNH ẢNH PHI CÔNG MỸ BỊ BẮT SỐNG, KHI LÁI MÁY BAY NÉM BOM MIỀN BẮC

Phi công Mỹ bị Hải quân Vùng I bắt sống Nhảy dù xuống rừng, vẫn không thoát lưới dân quân Tự vệ bắt phi công Áp giải 2 phi công Mỹ ra sân bay Gia Lâm, trao trả năm 1973 Bắt sống phi công, ngoại thành Hà Nội Bì bõm vớt phi công Mỹ khỏi hồ Trúc Bạch Áp giải và bảo vệ phi công, trước sự phẫn nộ của người dân 2 chú phi công được canh gác cẩn mật, ngay khi đang tắm Trao trả tù binh là phi công, tại sân bay Gia Lâm, 1973 Phi công tù binh, ngồi trên xe ca Bữa ăn của tù binh phi công, tại Trại giam Hỏa Lò Tù binh phi công cũng tăng gia sản xuất với sản phẩm là gà trống và khoai Tây (trước Noel) Tù binh phi công, trước khi được trao trả Canh gác vòng ngoài Phía trong nhà, sau song sắt là tù binh phi công Mỹ Quạt nan và nụ cười hiếm hoi Trong trại giam, cũng phải trồng rau và chăm sóc, tưới tắm như thường
 

RAVA

Xe ba gác
Biển số
OF-24857
Ngày cấp bằng
27/11/08
Số km
21,148
Động cơ
695,182 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó quanh Bờ Hồ
-Em tự hỏi là ko biết đến bao giờ mình mới biết được chính xác số máy bay Mỹ bị rơi trong 12 ngày đêm t12/1972 và cả cuộc chiến tranh chống Mỹ nhỉ? Bây giờ nhiều thông tin mà vẫn cứ ta nhất định thắng địch nhất định thua thì chán quá?~X(
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Thắng hay thua thì còn tùy vào quan điểm của từng bên .. dư mà năm 72 ta không bắn rụng được B52 nhiều thì chẳng có hiệp định pa ri rồi cũng chả nó năm 75 ..
 

NDT78

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-83720
Ngày cấp bằng
25/1/11
Số km
997
Động cơ
420,802 Mã lực
Bố mẹ em ngày trước cưới nhau thuê được 2 cái xe Hải Âu này, e vẫn còn nhớ... Thời gian qua nhanh thật các cụ nhỉ?
Bố mẹ cụ thế là oách xà lách rồi. Phụ thân, phụ mẫu em chơi xe đạp rồng rắn từ Thái lọ về Bần Yên Nhân. Cơ mà chắc cụ nghe kể lại chứ lúc cưới cụ đã ra đời đâu mà còn nhớ hi hi :P
 

anchibui

Xe điện
Biển số
OF-40829
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
3,627
Động cơ
499,071 Mã lực
Oánh dấu phát, mai đọc.
 

minhchi233

Xe điện
Biển số
OF-23752
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
4,916
Động cơ
534,475 Mã lực
Mấy chú pilot trong Hilton hotel nhìn còm quá!
 

cunpi

Xe buýt
Biển số
OF-85906
Ngày cấp bằng
20/2/11
Số km
523
Động cơ
413,420 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào có nhiều...ái í
-Em tự hỏi là ko biết đến bao giờ mình mới biết được chính xác số máy bay Mỹ bị rơi trong 12 ngày đêm t12/1972 và cả cuộc chiến tranh chống Mỹ nhỉ? Bây giờ nhiều thông tin mà vẫn cứ ta nhất định thắng địch nhất định thua thì chán quá?~X(
Cuộc chiến ở VN theo em nghĩ không đơn thuần là chiến tranh VN-Mẽo! Nó là cuộc chiến giữa CNXH với CNTB! Hồi ấy các nước CNXH nước nào cũng viện trợ VN, không có SAM của Gấu mẹ LX thì có bắn B52 được không? Thế nên chiến thắng của chúng ta là chiến thắng của CNXH, không chỉ riêng VN.
Nếu lúc ấy VN đơn thân độc mã chiến nhau vs Mẽo thì kết quả thế nào?
Dù sao lịch sử vẫn là lịch sử, chúng ta vẫn là người chiến thắng!
 

Nine

Xe điện
Biển số
OF-40292
Ngày cấp bằng
11/7/09
Số km
2,890
Động cơ
495,096 Mã lực
Chiến thắng này phải trả giá đắt thật. Ông già em là lính tên lửa. Đợt 12 ngày đêm đã tham gia chiến đấu. Thấy cụ kể là hy sinh nhiều lắm. Mà cũng may là chiến dịch có 12 ngày vì sau đấy mình hết sạch tên lửa rồi. Bọn Mỹ nó kéo dài thêm cỡ 5 -7 ngày nữa thì chả biết làm thế nào vì pháo phòng không bắn ko tới B52
 

khanhhung

Xe máy
Biển số
OF-85051
Ngày cấp bằng
13/2/11
Số km
89
Động cơ
410,850 Mã lực
Nơi ở
Hải Dương
chưa lần nào ko xem được ảnh cụ pain, trừ lần này.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top