- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 55,221
- Động cơ
- 1,131,827 Mã lực
Cao uỷ hay Toàn quyền, em xin trình bày cho rõĐại tướng de Tassigny không chỉ là Tổng tư lệnh mà còn là Toàn Quyền, vừa nắm quân sự vừa nắm chính trị
1) Trước 1945, chức danh là "Toàn quyền Đông Dương".
Sau khi Cách mạng tháng 8, VNDCCH ra đời, chỉ có một nước là VNDCCH, chấm dứt chế độ ba kỳ theo kiểu chia của người Pháp, và Nam Bộ thuộc Việt Nam
Người Pháp quay lại Sài gòn, chìa "sổ đỏ cũ" để đòi lại Nam Bộ, thuộc địa hải ngoại của Pháp, và buộc dân Nam Bộ nổi lên chống lại hôm 23-9-1945
Cuộc bầu cử 6-1-1946, đã cho ra đời chính phủ VNDCCH, khẳng định Nam Bộ của Việt Nam
Pháp ức hộc tiết, vì Pháp không những muốn Nam Kỳ mà muốn cả Việt Nam phải trở lại nguyên dạng trước 1945
1946, Đô đốc D'Argenlieu, được De Gaulle bổ nhiệm Cao uỷ Pháp tại Đông Dương
Tuy quyền hạn thực tế như nhau nhưng danh xưng "Cao uỷ" khác với "Toàn quyền"
Nếu bổ nhiệm D'Argenlieu làm Toàn quyền thì hoá ra de Gaulle coi chính phủ VNDCCH là "bất hợp pháp"
Sau D'Argenlieu, ngày 1-4-1947, Emile Bollaert là Cao uỷ và đến 7-1954, Tướng Ély là Cao uỷ cuối cùng ở Đông Dương và là người bàn giao Dinh Norodom cho Ngô Đình Diệm
(Bảo Đại rất cay cú vì Pháp không trao cho ông Dinh Norodom, một biểu hiện của quyền lực khi ông mang danh xưng Quốc trưởng Việt Nam từ 1950)
de Tassigny là Tổng Tư lệnh Lực lượng Viễn chinh Pháp ở Đông Dương, kiêm CAO UỶ Đông Dương
Trở lại vấn đề
Pháp gây sức ép về quân sự, đánh chiếm đến tận Tuy Hoà và muốn đưa quân ra Bắc.
Trước tình thế phải đấu với hai con hổ, cụ Hồ chọn Pháp vì biết chiến với Pháp còn có cơ thắng, với Tàu Tưởng thì bài học nghìn năm Bắc thuộc vẫn còn sờ sờ ra
Thế là Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 ra đời, bỏ ngỏ vấn đề Nam Bộ, hai bên sẽ bàn tiếp ở Hội nghị Đà Lạt
Thực chất Pháp muốn gây chiến, tiêu diệt chính phủ VNDCCH, cho nên chắc chắn việc đàm phán tiếp theo sẽ không kết quả
Nhưng Chính phủ VNDCCH lúc đó quá yếu ớt, cần có thời gian tăng cường lực lượng
Đoàn đi Paris đàm phán do ông Phạm Văn Đồng cầm đầu, sang 3 tháng không kết quả, phải bỏ về
Cụ Hồ rất hiểu thời gian là vàng bạc, kéo dài thời gian hoà bình chừng nào hay chừng đó, nên cụ sang Paris với danh nghĩa chính thức là khách mời của chính phủ Pháp
Sau khi nuốt nước mắt ký Tạm ước 14-9-1946 với Bộ trưởng Thuộc địa Marius Moutet, cụ không về bằng máy bay, lấy cớ "sức khoẻ" đòi về bằng tàu thuỷ để cố kéo dài thời gian hoà hoãn, đó là kế của cụ vì chừng nào cụ chưa đặt chân ở Việt Nam thì quân Pháp chưa thể gây hấn được.
Chỉnh sửa cuối: