[TT Hữu ích] Điện Biên Phủ - Hội nghị Geneve

Trạng thái
Thớt đang đóng

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Đại tướng de Tassigny không chỉ là Tổng tư lệnh mà còn là Toàn Quyền, vừa nắm quân sự vừa nắm chính trị
Cao uỷ hay Toàn quyền, em xin trình bày cho rõ

1) Trước 1945, chức danh là "Toàn quyền Đông Dương".
Sau khi Cách mạng tháng 8, VNDCCH ra đời, chỉ có một nước là VNDCCH, chấm dứt chế độ ba kỳ theo kiểu chia của người Pháp, và Nam Bộ thuộc Việt Nam
Người Pháp quay lại Sài gòn, chìa "sổ đỏ cũ" để đòi lại Nam Bộ, thuộc địa hải ngoại của Pháp, và buộc dân Nam Bộ nổi lên chống lại hôm 23-9-1945
Cuộc bầu cử 6-1-1946, đã cho ra đời chính phủ VNDCCH, khẳng định Nam Bộ của Việt Nam
Pháp ức hộc tiết, vì Pháp không những muốn Nam Kỳ mà muốn cả Việt Nam phải trở lại nguyên dạng trước 1945
1946, Đô đốc D'Argenlieu, được De Gaulle bổ nhiệm Cao uỷ Pháp tại Đông Dương
Tuy quyền hạn thực tế như nhau nhưng danh xưng "Cao uỷ" khác với "Toàn quyền"
Nếu bổ nhiệm D'Argenlieu làm Toàn quyền thì hoá ra de Gaulle coi chính phủ VNDCCH là "bất hợp pháp"
Sau D'Argenlieu, ngày 1-4-1947, Emile Bollaert là Cao uỷ và đến 7-1954, Tướng Ély là Cao uỷ cuối cùng ở Đông Dương và là người bàn giao Dinh Norodom cho Ngô Đình Diệm
(Bảo Đại rất cay cú vì Pháp không trao cho ông Dinh Norodom, một biểu hiện của quyền lực khi ông mang danh xưng Quốc trưởng Việt Nam từ 1950)
de Tassigny là Tổng Tư lệnh Lực lượng Viễn chinh Pháp ở Đông Dương, kiêm CAO UỶ Đông Dương


Trở lại vấn đề

Pháp gây sức ép về quân sự, đánh chiếm đến tận Tuy Hoà và muốn đưa quân ra Bắc.
Trước tình thế phải đấu với hai con hổ, cụ Hồ chọn Pháp vì biết chiến với Pháp còn có cơ thắng, với Tàu Tưởng thì bài học nghìn năm Bắc thuộc vẫn còn sờ sờ ra
Thế là Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 ra đời, bỏ ngỏ vấn đề Nam Bộ, hai bên sẽ bàn tiếp ở Hội nghị Đà Lạt
Thực chất Pháp muốn gây chiến, tiêu diệt chính phủ VNDCCH, cho nên chắc chắn việc đàm phán tiếp theo sẽ không kết quả
Nhưng Chính phủ VNDCCH lúc đó quá yếu ớt, cần có thời gian tăng cường lực lượng
Đoàn đi Paris đàm phán do ông Phạm Văn Đồng cầm đầu, sang 3 tháng không kết quả, phải bỏ về
Cụ Hồ rất hiểu thời gian là vàng bạc, kéo dài thời gian hoà bình chừng nào hay chừng đó, nên cụ sang Paris với danh nghĩa chính thức là khách mời của chính phủ Pháp
Sau khi nuốt nước mắt ký Tạm ước 14-9-1946 với Bộ trưởng Thuộc địa Marius Moutet, cụ không về bằng máy bay, lấy cớ "sức khoẻ" đòi về bằng tàu thuỷ để cố kéo dài thời gian hoà hoãn, đó là kế của cụ vì chừng nào cụ chưa đặt chân ở Việt Nam thì quân Pháp chưa thể gây hấn được.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Trích “BẢO ĐẠI, HAY LÀ NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VƯƠNG QUỐC AN NAM” của Daniel Grandclémant, Nhà xuất bản Phụ Nữ, Hà nội, 2006

1-4-1947, Emile Bollaert, mới được bổ nhiệm làm Cao uỷ Đông Dương đáp máy bay của hãng Air France đến Hà Nội. Ông được Paris chỉ dẫn phải nặn ra Chính phủ bù nhìn để đối chọi với Chính phủ kháng chiến của cụ Hồ, được dân chúng Việt Nam ủng hộ

Thế còn vấn đề Độc lập cho Việt Nam? Được, nhưng độc lập trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp, không có quân đội riêng, không có ngoại giao riêng, tất cả đều kèm theo sự kiểm soát chặt chẽ về chính trị.

Với Bảo Đại, bản tài liệu nói rõ: "Lập lại bộ máy cai trị cũ, nhưng không tỏ ra là chúng ta lập lại triều đại quân chủ".

Ít nhất là phải như thế. Ký tên dưới bản huấn thị ngoài Thủ tướng Paul Ramadier, người của đảng Xã hội, còn có Phó thủ tướng Maurice Thorez, Tổng bí thư *************.

Nhưng cuộc mặc cả để thành lập chính phủ Quốc gia Việt Nam vẫn chưa ngã ngũ. Bảo Đại cao giọng đòi Pháp phải trao trả độc lập, công nhận nền thống nhất, Nam Bộ phải trở về lãnh thổ nước Việt Nam không cần trưng cầu ý dân. Về hình thức tưởng như cựu hoàng còn đòi hỏi cao hơn Hồ Chí Minh năm 1946.

Độc lập, thống nhất bao giờ cũng là vấn đề gay cấn trong đàm phán. Bảo Đại đòi độc lập hoàn toàn, toàn diện còn Pháp chỉ nhân nhượng cho Việt Nam tự do dưới sự giám sát của Pháp còn vẫn nắm chặt một số lĩnh vực. Phạm vi và số lượng của các lĩnh vực ấy giảm dần trong quá trình thương lượng. Cuối cùng, hai bên đi đến thoả ước Hạ Long dự kiến Việt Nam độc lập trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp, có hành chính riêng, cảnh sát riêng, nhưng quân đội và ngoại giao vẫn ở dưới quyền Paris. Điểm nổi bật quan trọng là chính phủ trung ương có quyền lực trên toàn bộ đất nước gồm cả Nam Kỳ, có nghĩa là chính thức hoá sự thống nhất của Việt Nam. Như vậy là những biện pháp trên gần phù hợp với chỉ thị của chính phủ Pháp trao cho cao uỷ Bollaert sáu tháng trước đây, rộng rãi hơn những điều dành cho Hồ Chí Minh hồi ký hiệp định sơ bộ tháng 3 năm 1946. Nhưng phạm vi quyền lực của chính phủ trung ương của Bảo Đại phỏng được bao nhiêu ngoài các thành phố thị trấn và dọc đường giao thông do Pháp kiểm soát và bảo vệ còn gần như toàn bộ vùng rừng núi và phần lớn nông thôn mênh mông đều đặt dưới quyền của chính phủ kháng chiến do Hồ Chí Minh lãnh đạo.

Nhưng lạ lùng thay, vừa ký tắt xong Bảo Đại tuyên bố bác bỏ thoả ước, la lối rằng ông đã bị lừa.

Về phía Pháp cũng vậy. Phe bảo thủ không muốn nghe nói đến thoả ước vừa được ký kết.

Người ta bỗng nhận ra Bảo Đại hoá ra không phải là con người dễ bảo, yếu mềm, hơn nữa không phải là một tên bù nhìn đã bán mình cho quỷ. Người ta thấy ông tỏ ra cứng rắn, độc lập trong suy nghĩ và hành động hơn là những nhà chức trách Pháp đã hình dung về ông.

Sau cuộc gặp ở Vịnh Hạ Long, giới hữu trách chính trị ở Pháp vô cùng thất vọng không tìm được ai có thể thay thế Bảo Đại mặc dù họ không ưa Bảo Đại nữa.

Đầu năm 1949, dường như Bảo Đại nghe theo lập luận của những người thân cận đang bu quanh ông, công bố một "tạm ước" (modus vivendi) theo cách của ông. Chưa giải quyết được gì cả, nhưng cả hai bên Pháp và Việt phải cố cùng sống chung với nhau, trong khi chờ đợi tình hình được cải thiện. Và thế là ra đời một chính phủ tàm tạm có quyền lực cả nước dưới quyền của thủ tướng Nguyễn Văn Xuân, một sĩ quan do Pháp đào tạo, leo lên cấp thiếu tướng, người của Bảo Đại.

Như một trò phù phép. Báo chí không tiếc lời ca ngợi thoả thuận đạt được công nhận Việt Nam độc lập trên giấy trắng mực đen. Nhưng là độc lập trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp. Đó là quy chế cuối cùng dành cho Việt Nam. Một lần nữa, cảnh quan hùng vĩ của vịnh Hạ Long được chọn làm địa điểm lễ ký kết. Nhưng lần này, thủ tướng Xuân là một bên ký kết dù chỉ là ký tắt hiệp ước, có sự chứng kiến của Bảo Đại. Lần này ông chỉ làm công việc giám sát từ xa những hành động đầu tiên của cái chính phủ do ông vừa dựng nên.

Nhưng lại một lần nữa, thoả ước mới chẳng thay đổi được bao nhiêu tình hình đang diễn ra. Việt Minh vẫn trụ vững ở các vùng nông thôn. Mặt khác quân Pháp không có ý định giữ trọn quyền lực của mình. Tại Nam Kỳ, nghị viện cũ của thuộc địa tẩy chay chính phủ Nguyễn Văn Xuân. Tóm lại là chính phủ trung ương của tướng Xuân chẳng cai trị gì hết. Người ta nhanh chóng thấy rằng duy chỉ có cựu hoàng Bảo Đại là có thể khẳng định quyền lực của mình và chỉ có ông mới là lực đối trọng của Hồ Chí Minh.

Bảo Đại còn muốn người Pháp phải van nài hơn nữa. Ông đòi thêm các điều bảo đảm mới nhất là thu hồi được Nam Kỳ () (Nam Kỳ phải trở vè lãnh thổ Việt Nam).

Quan đội của Mao đang thắng như chẻ tre, tạo một sức cổ vũ mạnh mẽ cho kháng chiến Việt Nam. Tình hình nhanh chóng chứng tỏ rằng chỉ có cựu hoàng Bảo Đại mới có thể khẳng định được quyền lực của mình và chỉ có ông mới có thể đối chọi được với Hồ Chí Minh. Người Mỹ càng sốt ruột.

Cuối cùng Tổng thống Cộng hoà Pháp Vincent Auriol và Bảo Đại ký thoả ước 8 tháng 3 năm 1949, Cựu hoàng sẽ trở về nước, bổ nhiệm các thủ hiến cai trị ba "kỳ". Các dân tộc miền núi được hưởng tự trị nhưng đặt dưới quyền trực tiếp của Bảo Đại, gọi là "Hoàng triều cương thổ". Nhưng không lập lại nền quân chủ. Bảo Đại sẽ không trở lại làm Vua mà là Quốc trưởng Việt Nam. Sau này khi hoà bình được lập lại, nhân dân sẽ bỏ phiếu lựa chọn chế độ chính trị cho mình. Nhưng trong khi chờ dợi, Bảo Đại vẫn cho phép và còn mong muốn được mọi người "tâu Hoàng thượng" hoặc "tâu Bệ hạ". Sau này khi về nước, Văn phòng Quốc trưởng vẫn đóng ở Đà Lạt vì người Pháp dùng dằng không chịu giao dinh Norodom, tượng trưng cho quyền lực của Toàn quyền Đông Dương cũ cho Quốc trưởng Việt Nam.



() Ông đòi họp Hội đồng quản hạt Nam Kỳ biểu quyết đòi trở về với Việt Nam, sau đó Nghị viện Pháp sẽ hợp pháp hoá yêu cầu đó








 
Chỉnh sửa cuối:

Thai Ha

Xe buýt
Biển số
OF-43386
Ngày cấp bằng
15/8/09
Số km
719
Động cơ
470,250 Mã lực
Trên mạng, bọn Khựa vẫn nhận vơ rằng : chỉ huy trận ĐBP thực sự là cố vấn Trần Canh, không phải là cụ Giáp.
 

trai_lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-384410
Ngày cấp bằng
26/9/15
Số km
517
Động cơ
245,962 Mã lực
Tuổi
57
Trên mạng, bọn Khựa vẫn nhận vơ rằng : chỉ huy trận ĐBP thực sự là cố vấn Trần Canh, không phải là cụ Giáp.
cụ TRẦN CANH ( phía TQ đưa là làm người đại diện phụ trách chiến trường ĐPB - giống như cụ BÀNH ĐỨC HOÀI và HẠ LONG phụ trách chiến trường TRIỀU TIÊN ) có nghĩa là phía việt minh do cụ VÕ NGUYÊN GIÁP muốn đề nghị phía TQ hỗ trợ gì thì cứ gặp thẳng cụ TRẦN CANH để trao đổi chứ không phải thông qua các bộ nghành hoặc thông qua con đường ngoại giao cho lằng nhằng vì đó là thời chiến
sau này khi thành lập nước VNDCCH . riêng cụ TRẦN CANH được nhiều lần chính phủ VNDCCH mời sang thăm và luôn được ông HCM đón tiếp thịnh tình
cụ TRẦN CANH CHỈ LÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CAO NHẤT CỦA TQ cấp nhà nước ( nói môn na cho dễ hiểu thời nay có thể gọi là ĐẶC PHÁI VIÊN CAO CẤP ) chứ không phải là chức danh cố vẫn quân sự
 

abcdxyzw

Xe tăng
Biển số
OF-378049
Ngày cấp bằng
17/8/15
Số km
1,636
Động cơ
255,816 Mã lực
Tuổi
50
Đầu năm 1951, Đại tướng de Tassigny sang làm Tổng tư lệnh Pháp ở Đông Dương, Salan là Phó Tư lệnh

Nhưng tướng lĩnh ngồi ở Paris chê Salan “không bằng cấp”, không phải dòng dõi quý tộc, kém tài, bị Việt Minh đẩy lui, phải co cụm, trong khi vũ khí của Mỹ đưa vào ngày một nhiều, lẽ ra phải ăn sống nuốt tươi Việt Minh, không phải khoanh tay ngồi giữ đồng bằng Bắc Bộ
Họ sốt ruột, muốn tiêu diệt chủ lực Việt Minh để kết thúc chiến tranh nhanh chóng
Với tâm lý đó, Paris tìm chọn một tướng lĩnh xông xáo, “máu chiến”.
Đám tướng lĩnh già trong WW2 chẳng ưa chiến tranh Việt Nam, coi đó là “hố phân” nên chẳng ai chịu nhận
Rồi cũng chọn được Henri Navarre thay de Tassigny và đưa Cogny thay Salan
Của đáng tội, Henri Navarre đang làm công việc tình báo của Pháp tại Văn phòng NATO ở Paris, lại mù tịt trận mạc Việt Nam, nên cũng chẳng ham hố gì cái chức Tổng tư lệnh Đông Dương.
Khi tới Việt Nam, nhận thấy cứ điểm Nà Sản đã chiến thắng chủ lực Việt Minh, nên ông “nhân điển hình” này ở mức cao hơn
Henri Navarre đệ trình kế hoạch xây dựng Cụm cứ điểm Điện Biên Phủ để nghiền nát chủ lực Việt Minh. Kế hoạch đưa về Paris xin phê duyệt
Sau khi được Paris chuẩn y, Henri Navarre quyết định đưa quân đánh chiếm và xây dựng thành tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Theo kế hoạch, Henri Navarre cho rút bỏ Nà Sản, lấy binh sĩ đưa lên Điện Biên Phủ, đồng thời rút bỏ Lai Châu, đưa đám lính Thái (người Pháp không mấy tin tưởng) canh giữ rìa ngoài cứ điểm Điện Biên Phủ
Ngày 20-11-1953, khi Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, Bộ Tổng tham mưu quân đội ta cũng ngỡ ngàng, chưa hiểu tại sao
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói đúng: "Điện Biên Phủ là điểm hẹn lịch sử" như trong cuốn sách của ông "Điểm hẹn lịch sử"
Chắc nguyên nhân là đây

Điện biên phủ chắc chả có vị trí chiến lược nào hết

Ở đồng bằng, VM không chịu đánh lớn. Thi thoảng làm trận rồi phân tán mất, Pháp diệt không xong. Tìm thì chả thấy

Ngược lại Việt Minh cũng bị Pháp lấn dần, cuối cùng thu phục được hết đồng bằng với đồn bốt kiên cố. Kèm theo đó là dân.


Phớp tin là làm Điện biên Phủ khích Việt Minh dồn sức. Thua trận này Việt Minh chắc đi ở ẩn hết, nghe nói đến 8-90% lực lượng chủ lực dồn vào đây mà thua thì 10 năm sau cũng chả ngóc đầu được. Nếu VM hèn không đánh, rừng núi tây bắc về tay Pháp và người Thái được hứa hẹn tự trị, VM cũng mất 1 phần lớn địa bàn hoạt động còn lại.

Việt Minh thì tin là rừng núi của mình. Pháp vào Điện Biên, chỉ có 1 đường hậu cần là hàng không, thua là tất yếu, sớm hay muộn thôi. Vào thì được rút ra gần như không thể. Cơ hội ngàn vàng, chậm nó đổi ý thì phí. Pháp cũng biết bất lợi, nhưng không nhử như vậy VM còn theo chiến thuật phân tán tiêu hao thì còn mệt, không giăng lưới bắt sao được cá lớn.

Tóm lại 2 ông hẹn nhau ra chỗ vắng đấu súng, không nói nhiều... khà khà

Kết cục thì Pháp thua. Hai hệ quả nhỏ:

- sau này phải thành lập Khu tự trị Tây Bắc (chắc vì người thái đi theo Phớp nhiều, trước nó đã hứa cho tự trị với vua chúa gì đấy)
- Bộ phận lính Thái theo Pháp vào Nam sau là tiểu đoàn bảo vệ PTT cho Ngô ĐÌnh Diệm
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
cụ TRẦN CANH ( phía TQ đưa là làm người đại diện phụ trách chiến trường ĐPB - giống như cụ BÀNH ĐỨC HOÀI và HẠ LONG phụ trách chiến trường TRIỀU TIÊN ) có nghĩa là phía Việt Minh do cụ VÕ NGUYÊN GIÁP muốn đề nghị phía TQ hỗ trợ gì thì cứ gặp thẳng cụ TRẦN CANH để trao đổi chứ không phải thông qua các bộ ngành hoặc thông qua con đường ngoại giao cho lằng nhằng vì đó là thời chiến
Sau này khi thành lập nước VNDCCH . riêng cụ TRẦN CANH được nhiều lần chính phủ VNDCCH mời sang thăm và luôn được ông HCM đón tiếp thịnh tình
cụ TRẦN CANH CHỈ LÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CAO NHẤT CỦA TQ cấp nhà nước ( nói môn na cho dễ hiểu thời nay có thể gọi là ĐẶC PHÁI VIÊN CAO CẤP ) chứ không phải là chức danh cố vấn quân sự
Về ba nhân vật trong Đoàn cố vấn Trung Quốc tại Việt Nam
1) La Quý Ba
2) Trần Canh
2) Vi Quốc Thanh

LA QUÝ BA MỚI LÀ NHÂN VẬT CAO NHẤT CỦA TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM

Tháng 1-1950, cụ Hồ bí mật thăm Trung Quốc và đề nghị trung ương Đ.ảng Trung Quốc giúp đỡ. Lưu Thiếu Kỳ cử La Quý Ba làm đại diện liên lạc của Trung ương đ.ảng bí mật đi Việt Nam. Căn cứ vào các báo cáo của La Quý Ba sau khi sang Việt Nam, Trần Canh cũng bí mật sang Việt Nam, giúp đỡ phía Việt Nam tiến hành chiến dịch biên giới vô cùng quan trọng.
Sau chiến dịch biên giới, Hồ Chí Minh, lúc này đã có quan hệ hữu nghị với La Quý Ba, đã gửi điện cho trung ương *** Trung Quốc, yêu cầu để La Quý Ba lưu lại Việt Nam, tiếp tục làm cố vấn cho trung ương Đ.ảng Lao động Việt Nam, đồng thời đề nghị Mao Trạch Đông phê chuẩn điều động vợ La Quý Ba là Lý Hàm Trân sang Việt Nam công tác. Mao Trạch Đông đã đồng ý và phê chuẩn Lý Hàm Trân sang Việt Nam tham gia đoàn công tác cố vấn chính trị.
Trong cả thời gian kháng chiến chống Pháp, La Quý Ba đã làm việc cùng Hồ Chí Minh, vì vậy, khi Chu Ân Lai bắt tay chuẩn bị cho hội nghị Genève, La Quý Ba là người đương nhiên được đưa vào phái đoàn Trung Quốc tham gia hội nghị.

****
TRẦN CANH
Trung quốc là nước đầu tiên trên thế giới công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Ngày 15-1-1950, VNDCCH đánh điện cho Bắc kinh yêu cầu thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Mao Trạch Đông, lúc này đang ở thăm Liên xô, gửi điện về cho Lưu Thiếu Kỳ, Tổng bí thư Đ.ảng cộng sản TQ, chỉ thị tiếp nhận đề nghị của VNDCCH đồng thời bảo Bộ Ngoại giao chuyển đề nghị của Việt nam cho Liên xô và các nước Đông Âu khác.
Trung quốc trở thành nước đầu tiên công nhận VNDCCH vào ngày 18-1-1950. Stalin theo sau vào ngày 30-1-1950, để tiếp theo đó là các nước cộng sản khác ở Đông Âu và Bắc Triều Tiên.
Tháng 4-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Trung quốc gửi chuyên viên quân sự đến Việt nam với tư cách cố vấn ở đại bản doanh Việt Minh và ở cấp độ sư đoàn, và với tư cách chỉ huy ở cấp độ trung đoàn và tiểu đoàn. Trung quốc trả lời rằng họ sẽ gửi cố vấn, nhưng không gửi chỉ huy.
Ngày 17-4-1950, Quân uỷ Trung ương Đ.ảng cộng sản Trung quốc ra lệnh thành lập nhóm cố vấn quân sự Trung quốc do Trần Canh đứng đầu. Nhóm này gồm 79 cố vấn, cùng một số trợ lý (trong đó Mai Gia Sinh là cố vấn bên cạnh Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái)
Trần Canh (1903-1961) sang Việt nam ngày 7-7-1950
Sau Chiến thắng Biên Giới, đầu 1951, Trần Canh được gọi về nước và cử sang chiến trường Triều Tiên. Tại đây ông bị bỏng nặng và đưa về nước. Sau trở thành Thứ trưởng Bộ quốc phòng Trung Quốc.
Tóm lại Trần Canh ở Việt Nam chừng 6 tháng và chưa quay lại Việt Nam một lần nào cả

****
VI QUỐC THANH
Trong khi Trần Canh về nước, đợi Trung Quốc cử Vi Quốc Thanh sang, La Quý Ba giữ cả hai nhiệm vụ cố vấn chính trị và quân sự
Vi Quốc Thanh lúc đó chuẩn bị nghiệp vụ để đi làm Đại sứ Trung Quốc tại Anh, thì được lệnh sang Việt Nam thay chỗ Trần Canh
Tháng 8-1953, Vi Quốc Thanh về Trung Quốc chữa bệnh
Đến 12-1953 mới quay lại Việt Nam và đi cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên Điện Biên Phủ

Chỉ có La Quý Ba có quyền liên lạc với Trung ương Đ.ảng CỘNG SẢN Trung Quốc
La Quý Ba là cố vấn bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Mọi vấn đề liên quan, ông La Quý Ba đều phải thảo luận với cụ Hồ, chứ không tự quyết định
Trần Canh, Vi Quốc Thanh là cố vấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Hai ông cần gì, báo cáo cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và La Quý Ba
Không có chuyện Trần Canh gọi thẳng đi Trung Quốc (mà cũng chẳng có điện đài riêng gửi đi Trung Quốc đâu ạ)
Tất cả đều phải theo trật tự quy định
 
Chỉnh sửa cuối:

vietja

Xe tải
Biển số
OF-358699
Ngày cấp bằng
17/3/15
Số km
449
Động cơ
265,056 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có gì để hóng không mà nhiều người đọc vậy?
Em hóng tý
:D:D:D
 

kinhquanhi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-18744
Ngày cấp bằng
18/7/08
Số km
475
Động cơ
507,520 Mã lực
V

Tháng 1-1950, cụ Hồ bí mật thăm Trung Quốc và đề nghị trung ương Đ.ảng Trung Quốc giúp đỡ.
Trung quốc trở thành nước đầu tiên công nhận VNDCCH vào ngày 18-1-1950.
Tháng 10-1949 lập quốc. Tháng 1 - 1950 thành " 16 chữ vàng".
Mà chung quy lại, từ sau khi Lê Lợi lên ngôi vua, tinh thần " 16 chữ " cũng chỉ mai một có 3 lần:

- Lần 1: trong vài tháng, khi vua Quang Trung tẩn Tôn sỹ Nghị.
- Lần 2: Trăm năm Pháp thuộc.
- Lần 3: 1979 - 1989.

Đkm, mong đ.éo gì thoát Khựa đc đây?
 

abcdxyzw

Xe tăng
Biển số
OF-378049
Ngày cấp bằng
17/8/15
Số km
1,636
Động cơ
255,816 Mã lực
Tuổi
50
Tháng 10-1949 lập quốc. Tháng 1 - 1950 thành " 16 chữ vàng".
Mà chung quy lại, từ sau khi Lê Lợi lên ngôi vua, tinh thần " 16 chữ " cũng chỉ mai một có 3 lần:

- Lần 1: trong vài tháng, khi vua Quang Trung tẩn Tôn sỹ Nghị.
- Lần 2: Trăm năm Pháp thuộc.
- Lần 3: 1979 - 1989.

Đkm, mong đ.éo gì thoát Khựa đc đây?
chẳng nhẽ cụ mong năm nào cũng tẩn nhau?

Thực ra đến ghét nhau như chó vs mèo, LX và Mỹ trước kia cũng chưa bao giờ tẩn nhau mà cùng lắm chỉ chửi nhau

Như Mỹ với I rắc cũng chỉ tẩn nhau có 2 phát, như Mỹ với Trung thậm chí cũng chả tẩn nhau lại còn bắt tay đổi mũ cao bồi

e không hiểu ý lắm? phải tẩn nhau thường xuyên với Tàu, hoặc phải chủ động tẩn Tàu không cần lý do, hoặc nên tẩn mạnh hơn nữa?

Khà khà
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
3,571
Động cơ
582,504 Mã lực
chẳng nhẽ cụ mong năm nào cũng tẩn nhau?

Thực ra đến ghét nhau như chó vs mèo, LX và Mỹ trước kia cũng chưa bao giờ tẩn nhau mà cùng lắm chỉ chửi nhau

Như Mỹ với I rắc cũng chỉ tẩn nhau có 2 phát, như Mỹ với Trung thậm chí cũng chả tẩn nhau lại còn bắt tay đổi mũ cao bồi

e không hiểu ý lắm? phải tẩn nhau thường xuyên với Tàu, hoặc phải chủ động tẩn Tàu không cần lý do, hoặc nên tẩn mạnh hơn nữa?

Khà khà
Chiến tranh Triều Tiên quân TQ chết cả triệu mạng chắc quân Nam Hàn giết được khoảng 100K, còn 900K là bọn nào giết cụ ơi
 

fun4u

Xe điện
Biển số
OF-396176
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
2,869
Động cơ
470,663 Mã lực
Nơi ở
Gia Long thành
Là quân TQ, nhg gốc gác là hàng binh Tưởng cụ ợ
Chiến tranh Triều Tiên quân TQ chết cả triệu mạng chắc quân Nam Hàn giết được khoảng 100K, còn 900K là bọn nào giết cụ ơi
 

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
3,626
Động cơ
428,541 Mã lực
Đại tướng de Tassigny không chỉ là Tổng tư lệnh mà còn là Toàn Quyền, vừa nắm quân sự vừa nắm chính trị. Lần đầu tiên có chuyện đó tại Đông Dương. Ngoài ra ông này còn tổ chức huy động binh lính người Việt của Quốc gia Việt Nam và đích thân đi sang Mỹ xin viện trợ. May mà ông này chết sớm nếu không sẽ không có vụ ĐBP!
Không có trận Điện Biên Phủ thì cũng vẫn có hội nghị Giơ ne vơ nhé cụ.
Pháp không thể thắng Việt Minh bằng quân sự được, Pháp cũng không thể kéo dài mãi chiến tranh vì Pháp đã kiệt quệ sau thế chiến 2.
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
3,571
Động cơ
582,504 Mã lực
Trích trong cuốn "Chiến thắng bằng mọi giá" của Cecil B. Currey viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì trong 10 đời tư lệnh Pháp ở Đông Dương thì khắc tinh của tướng Giáp là tướng De Lattre, tuy nhiên ông này mắc bệnh ung thư trở về Pháp và mất tại quê nhà, mang theo những hy vọng của Pháp. Chính phủ Pháp ghi nhận công lao ông này và truy tặng cấp bậc Thống chế, tạp chí the Times năm 1952 xếp ông này trong số những nhân vật xuất sắc của năm 1951.

Tướng Giáp và tướng De Lattre đã giao chiến trong các chiến dịch:

Vĩnh Yên (bắt đầu ngày 17/1/1951), tướng Giáp lệnh cho đại đoàn 308 và 312 tấn công Vĩnh Yên. Trưa 18/1 không chọc thủng được hệ thống phòng thủ Pháp, tướng Giáp thu quân. Trong 2 đại đoàn tham dự trận đánh, số lính tử trận lên đến 6000, bị thương 8000. Bom na-pan do Mỹ viện trợ cộng đạn pháp tập trung là tác nhân gây thiệt hại chính. Trong 4 năm chiến đấu, đây là lần đầu tiên tướng Giáp chịu thất bại.

Đông Bắc (bắt đầu ngày 23/3/1951), tướng Giáp lệnh cho 3 sư đoàn tiến về Hải Phòng bẻ gẫy hệ thống phòng thủ phía đông, nhưng tới Mạo Khê (cách HP 24km) thì vấp phải hàng loạt bôt tiền tiêu của Pháp. Sau 8 ngày cố gắng vô ích, tướng Giáp phải kết thúc chiến dịch và mất thêm gần 3000 quân.

Hà Nam Ninh (bắt đầu 29/5/1951), tướng Giáp cho các đơn vị vượt sông Đáy, đại đoàn 304 đánh Phủ Lý, đại đoàn 308 đánh Ninh Bình, đại đoàn 320 đánh Phát Diệm, trong khí đó đã có thêm 2 trung đoàn chủ lực luồn sâu vào trong từ truớc đánh ra. Sau khi Việt Minh giành được một số thắng lợi ban đầu thì Pháp tung vào trân 3 binh đoàn cơ động, các đơn vị pháo, xe bọc thép và tiểu đoàn dù số 7. Các đoàn thuỷ đội xung kích và quân phòng thủ đã ngăn chặn bước tiến của VM. Ngoài ra dân chúng vùng này (Công giáo) đối nghịch công khai ủng hộ người Pháp. Hoả lực Pháp lúc này tỏ ra vượt trội và tướng Giáp lại phải lui quân.

Như vậy 3 chiến dịch liên tiếp này đã thất bại và khiến tướng Giáp tổn thất khá lớn (6000 người ở Vĩnh Yên, 3000 người ở Mạo Khê, 10000 người ở chiến trường sông Đáy). Không còn con đường nào khác, tướng Giáp lại quay về vùng đồi núi, thu hẹp chiến trường vào những vùng ông có thể cơ động để vô hiệu hoá hoả lực của Pháp. Những thất bại này tuy nhiên đã đem đến cho tướng Giáp những bài học và nó đã đền bù xứng đáng cho ông ở ĐBP sau này.

Sau khi tướng De Lattre lâm bệnh và về nước thì tướng Salan kế nhiệm và điều chỉnh kế hoạch của De Lattre, tung quân chiếm Hoà Bình. Đây là sai lầm khi sau 4 tuần né tránh, tướng Giáp phản công làm quân Pháp tổn thất nặng nề. Đến tháng 2/1952 quân Pháp phải rút quân khỏi Hoà Bình, lui về phòng thủ dọc sông Hồng. Tổn thất quan Pháp ở chiến dịch này có thể là lớn chỉ sau tổn thất ở ĐBP sau này.
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
T

Sau khi tướng De Lattre lâm bệnh và về nước thì tướng Salan kế nhiệm và điều chỉnh kế hoạch của De Lattre, tung quân chiếm Hoà Bình. Đây là sai lầm khi sau 4 tuần né tránh, tướng Giáp phản công làm quân Pháp tổn thất nặng nề. Đến tháng 2/1952 quân Pháp phải rút quân khỏi Hoà Bình, lui về phòng thủ dọc sông Hồng. Tổn thất quan Pháp ở chiến dịch này có thể là lớn chỉ sau tổn thất ở ĐBP sau này.
Lão nào viết đoạn này thì chắc bao che cho De Lattre tội thua trận. Ngồi yên thì sẽ thất bại vì chiến phí quá lớn mà không thu được gì nên De Lattre phải tấn công Hòa Bình để dụ Việt Minh ra đánh, và tuyên bố: Tiến công Hoà Bình đã gây khó khăn lớn cho đối phương. Tiến công Hoà Bình có ý nghĩa chiến lược là chúng ta đã buộc đối phương phải xuất trận. Trận Hoà Bình có ảnh hưởng quốc tế lớn"

Không ngờ Việt Minh xuất quân đánh bại, đồng thời lợi dụng đồng bằng Bắc Bộ thiếu quân cho chủ lực 2 sư đoàn luồn vào đánh du kích. Kết cục con De Lattre tử trận, cha thì đau buồn vừa con vừa chiến trận, phát bệnh mà chết.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,707
Động cơ
916,696 Mã lực
Về mặt logic có vấn đề nặng!
chẳng lẽ ông trước đang thắng nhưu trẻ tre, ông sau vừa thay thế lại rút bỏ một loạt cứ điểm về co cụm lại!
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
3,571
Động cơ
582,504 Mã lực
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top