- Biển số
- OF-85524
- Ngày cấp bằng
- 17/2/11
- Số km
- 165
- Động cơ
- 411,190 Mã lực
chết dở rồi em cũng bị nhưng bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ liên tầng
Em chọn Yoga. Giai đoạn nào tập được đều đặn thì khỏe, ngưng 1 thời gian lại có dấu hiệu mỏi và tê tay.Các cụ nên lập hội đi bơi, sẽ cải thiện đáng kể tình trạng đĩa đệm của mình ... giảm stress và luyện tập cơ lưng
Về nguyên lý thì em nghĩ là không khỏi được mà chỉ hết triệu chứng. Nói chung bị nhẹ thì phải giữ gìn và chế độ ăn uốngcác cụ cho em hỏi bệnh này nếu mới bị thì có thể chữa khỏi bằng kéo cột sống,nắn đốt sống sai lệch không ạ
Em đang làm ở nhà bs đạt ( phó khoa phục hồi chức năng bv hữu nghị ) ở tôn thất tùng, em thấy cũng ok. Ở đấy các em làm từ 2h đến 7h còn bs 5h đi làm về khám.Nếu bác cần chiều về em xem địa chỉ cụ thể .Các cụ cho em hỏi có địa chỉ nào làm vật lý trị liệu (kéo dãncootj sống, châm cứu, đắp nến...) điều trị TVĐD ngoài giờ hành chính không ạ?
Bơi ở đấy bao xèng cụ ơi,bác sĩ bắt em bỏ te lít ko được chơi thể thao ì người lắm.Em vừa chụp MRI ở BV Tim 92 Trần Hưng Đạo hết 1,7tr. Kết quả là TV nội xốp L4-L5, các bs bảo cái này bình thường như cân đường hộp sữa! E thì chả thấy sữa đâu, vẫn thấy đau thắt lưng, mông âm ỉ. Hiện tại em đag bơi nước nóng ở Bảo Sơn, có cụ nào bơi cùng ko ạ???
Em cũng bỏ telit và bơi ở Đặng Tiến Đông đây! Nghỉ telit tăng 3kg rồi!
Thật hả cụ? bỏ mẹ rồi.Em cũng bị tê như cụ mà châm mãi chưa khỏi hẳn. Cứ châm xong thì đỡ nhưng nghỉ là lại tê! Chấm phẩy đến nơi rồi!
Kinh nghiệm của cụ này rất khoa học, đúng chất German nhỉVề thoát vị đĩa đệm (đốt sống cổ) em cũng có chút kinh nghiệm về bệnh này khi trải qua năm 2010/2011 ở Quân y viện Hamburg CHLB Đức
1. Hiện tượng:
- Đau lưng khu vực gần xương cụt
- Hắt xì hơi rất đau bàng quang
- Cấp tính sẽ xảy ra sau lần thứ 3 khi chúng ta bị đau cột sống do: khiêng nặng, ngồi xuống đứng lên không đúng tư thế, đang nằm ngồi dậy không đúng, chơi thể thao ....
- Tê chân tay (đốt sống cổ) là trường hợp nặng và có thể bị liệt
2. Nguyên nhân: Cùng với tuổi tác (ngoại lệ em đã gặp một bệnh nhân 16 tuổi tại viện điều dưỡng) các bó cơ của cơ thể không còn độ co dãn như trước đây nên việc không đàn hồi tốt dẫn đến kéo cơ thể co lại đặc biệt các bó cơ ở Bụng, Lưng và Cổ sẽ kéo cơ thể dẫn đến việc các đĩa đệm không thể chống lại việc này sẽ phòi ra xung quanh. Đĩa đệm phòi ra xung quanh sẽ ép các dây thần kinh trong xương sống và đốt sống cổ gây đau cho phần chân(đốt sống lưng) và tay (đốt sống cổ), mặt khác sinh hoạt cũng như vận động không hợp lý càng tăng nguy cơ bị. Em quan sát và đánh giá khi nằm viện bệnh nhân chủ yếu ngồi văn phòng nhiều không vận động, đứng nhiều. Em có thể đưa ra 2 trường hợp chứng minh cho việc đưng nhiều và ngồi nhiều:
- Một Cảnh sát tại vùng Bắc Đức 42 tuồi em có hỏi thì việc đứng khi ra ngoài hiện trường trên 8 tiếng/ ngày và hiện tượng thoát vị đĩa đệm phát hiện khi 32 tuổi nên hàng năm vẫn phải đi điều dưỡng bắt buộc 2 tuần nếu không bảo hiểm sẽ không thanh toán các chi phí liên quan.
- Một sĩ quan Đức năm nay 47 tuổi nhưng phát hiện từ năm 26 tuổi. Bác Si quan này là người xây dựng từ đầu, giám sát hàng ngày hệ thống vệ tinh quốc phòng của Đức nên ngồi văn phòng từ 5h30 sáng đến 9h30 tối tất cả các ngày trong năm và ăn uống tại chỗ vì phải có báo cáo lúc 3h sáng hàng ngày trên bàn Bộ trưởng Quốc phòng.
Trên đây là 02 đối tượng thường xuyên bị và bệnh này xảy ra nhiều trong các nước phát triển vì các bệnh do ăn uồng đã kiểm soát được nhưng bệnh xương khớp do sinh hoạt tăng lên và bệnh TVĐĐ chiếm khoảng 65% dân số Đức.
3. Điều trị: Do đã trải qua và đã hỏi bác sĩ quá nhiều nên em có một số kiến thức chia sẻ cùng mọi người tránh việc đáng tiếc xảy ra, trường hợp xấu nhất hãy quyết định mổ.
Quá trình của em như sau: lần thứ 3 em ngồi xuống ghế sai tư thế đau khoảng 1 tuần nghỉ làm không đến cơ quan đến bác sĩ thì bị đè ra tiêm thẳng một mũi giảm đau vào cột sống thấy đỡ ngay đến cuối tuần lại tăng lên nhưng vẫn chủ quan chưa đi khám lại. Sau 1 tuần thấy đau quá không chịu được đến bác sĩ lại tiêm cho phát nữa nhưng em vẫn yêu cầu chụp và có giấy đi chụp công hưởng từ dọc toàn bộ xương sống (MRT) thì phát hiện 2 đĩa tại L5, L6 lòi đĩa và đã chạm vào đây thần kinh. Cũng coi thường nên vẫn cố đi làm vì công việc không dừng được nhưng khoảng 1 tuần sau thì đi vệ sinh k đi được, phải nằm không đệm trên sàn nhà coi như bất động vì cựa mình cũng đau đặc biệt sợ nhất là hắt xì hơi. Đến chủ nhật không thể chịu dược gọi cứu hỏa vào nó bế em từ giường lên cáng vào viện. Trong 3 tuần nằm viện thì cách điều trị như sau các bác chú ý có thể tự giải quyết được:
-Uống giảm đau Diclofenac và nằm cố định trên giường 1 tuần
-Hai tuần tiếp theo uống Diclofenac và đi bộ trong bể bơi nước nóng nước ngập đến cổ mối ngày 2 tiếng sáng và chiều. Sau 3 tuần em có thể đi lại bình thường nhưng vẫn chưa xong. Học viện quân y chuyển viện điều dướng tiếp 6 tuần
- 6 tuần tiếp theo ở viện điều dưỡng ngày bơi (chỉ được bơi ngửa) và đi bộ (đeo phao trên lưng đi không chạm đáy bể) 4 tiếng tại bể bơi nước nóng, xoa bóp bấm các bó cơ để dãn ra. Tổng chi phí viện và điều dưỡng mà bảo hiểm phải thanh toán cho em là 3 tuần x 6600 Euro + 6 tuần x 4900 Euro = 49200 Euro
- Yêu cầu bác sĩ tiếp theo sau khi ra viện: Bơi mỗi tuần 2 lần
Sau khi về Việt Nam đến thời điểm này là 2 năm em vẫn duy trì đi bơi 1 lần/ tuần và lắp một cái xà đơn tại nhà. Mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường
4. Kết luận:
-Bác sĩ Đức đã kết luận mổ chỉ là trường hợp bất khả kháng khi chân liệt hoặc mất cảm giác thì mổ ngay tránh liệt và teo nhưng với công nghệ mổ của Đức bác sĩ chỉ đảm bảo thành công 95% vì xương sống quá phức tạp và nhiều dây thần kinh.
- Phải sống chung với bệnh và chăm chỉ tập luyện, nên nằm đệm cứng hoặc đệm có độ mềm 7 vùng khác nhau.
- Bơi là giải pháp tốt nhất để điều trị. Chỉ định cấm đá bóng, Tennis...
Ghi chú:
- Em có các bài tập tại văn phòng nếu các cụ cần em sẽ cung cấp
- Các Bác cần tư vấn thì mật thư cho em chia sẽ kinh nghiệp với các bác.