[Funland] Điểm danh lập Hội thoát vị đĩa đệm!

bacsinoitru.vn

Xe đạp
Biển số
OF-151707
Ngày cấp bằng
5/8/12
Số km
30
Động cơ
356,284 Mã lực
@ALL:

Em gái xin tham gia hội với vai trò tư vấn viên ạ:D

BÀI THỨ NHẤT

Nguồn: Bài tập điều trị đau cột sống thắt lưng

Các bài tập trong tháng đầu tiên

Đau cột sống thắt lưng là một chứng bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, gặp ở mọi lứa tuổi, cả nam, nữ. Ngoài việc dùng thuốc dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số bài tập có tác dụng tốt trong điều trị cũng như dự phòng tái phát bệnh.

Đối tượng nào nên tập cột sống thắt lưng?

Các bài tập cột sống thắt lưng được áp dụng cho các bệnh nhân đau thắt lưng mạn tính hoặc để dự phòng đau thắt lưng tái phát do thoái hoá đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm nhẹ và vừa. Trong đó có bài tập tác dụng làm dãn cột sống, tác dụng tương tự như kéo dãn cột sống thắt lưng, có bài tập làm mạnh các cơ thành bụng và khối cơ lưng, giúp giữ vững cột sống thắt lưng. Các bài tập đều có tác dụng tăng cường dinh dưỡng cho đĩa đệm, phục hồi chức năng vận động của cột sống. Cần tập hằng ngày, mỗi ngày một đến hai lần, mỗi lần 30 phút, mỗi tuần ít nhất năm ngày. Với người đau thắt lưng cần tập một đợt ít nhất hai tháng. Một người tập luyện đều đặn sẽ duy trì được một cột sống trẻ lâu, chậm thoái hóa đĩa đệm, khả năng chịu đựng lực trọng tải của cột sống tốt hơn, các động tác trở nên thuần thục, có khả năng tránh được các tổn thương do các chấn thương hoặc các động tác sai tư thế đến bất ngờ trong lao động hoặc sinh hoạt. Với những người cao tuổi, phụ nữ sau mạn kinh, tập luyện còn làm giảm được bệnh lý loãng xương.

Nguyên tắc khi tập luyện

Cần tập khởi động nhẹ nhàng trước khi thực hiện bài tập như chạy tại chỗ, tập vài động tác thể dục buổi sáng. Khi áp dụng một bài tập nào đó thì trong quá trình tập cũng như sau tập, người bệnh phải cảm thấy dễ chịu, không đau tăng. Nếu thấy đau tăng cần điều chỉnh lại kỹ thuật của bài tập, có thể do vận động nhanh, đột ngột hoặc vận động quá tầm có thể chịu đựng. Nếu sau điều chỉnh vẫn thấy đau tăng cần ngừng bài tập đó.
Các động tác trong bài tập cần được làm từ từ, không được làm nhanh, mạnh hay đột ngột. Tập theo những giới hạn mà cơ thể người tập có thể làm được. Nếu không làm được đầy đủ một động tác thì làm một nửa hoặc ít hơn, rồi tăng dần.

Một lần tập nên kéo dài 30 phút đến một giờ, kể cả thời gian thư dãn. Kết thúc buổi tập cần thư dãn ít nhất 10 phút ở tư thế nằm thoải mái hoặc lặp lại các động tác khởi động như trước buổi tập. Tập hàng ngày, mỗi ngày một đến hai lần, một tuần ít nhất tập năm ngày, một đợt ít nhất hai tháng.




Các bài tập có tác dụng làm dãn cột sống và làm mạnh khối cơ lưng:


Bài tập 1 (con châu chấu)

Người tập nằm sấp trên sàn, mặt nghiêng về một bên, hai tay xuôi theo người, bàn tay úp xuống mặt sàn, hai chân khép, thở đều.
+ Từ từ hít vào và nâng chân phải lên trong khi chân phải vẫn giữ thẳng, nâng càng cao càng tốt. Chân trái vẫn duỗi thẳng và sát mặt sàn, cột sống lưng hơi ưỡn về phía trước. Thời gian từ lúc bắt đầu nâng chân đến khi nâng tối đa khoảng 5 giây.
+ Nín thở và giữ ở tư thế này khoảng 5 giây.
+ Từ từ thở ra và hạ chân phải xuống mặt sàn, động tác này kéo dài khoảng 5 giây.
Nghỉ khoảng 5 giây, thở đều rồi làm lại động tác trên với chân trái. Mỗi động tác làm 5 lần luân phiên chân phải rồi chân trái, tổng cộng 10 lần.

Bài tập 2 (con bò cạp)

Tư thế nằm sấp như bài tập 1.
+ Hai chân khép, từ từ hít vào và nâng hai chân lên khỏi mặt giường càng cao càng tốt, hai chân vẫn thẳng, bàn và ngón chân duỗi, cột sống thắt lưng cong ưỡn về phía trước. Thời gian làm động tác này khoảng 5 giây.
+ Nín thở và giữ ở tư thế này khoảng 5 giây.
+ Từ từ thở ra và hạ hai chân xuống sát mặt sàn, thời gian làm động tác này khoảng 5 giây.
+ Nằm thư dãn 10 giây, thở đều rồi làm lại động tác trên 10 lần.

Bài tập 3 (con thằn lằn)

Nằm sấp trên sàn, hai bàn tay úp sấp đặt trên sàn ngang hai vai. Hai khuỷu tay co và khép sát người, hai chân duỗi thẳng, đặt cằm trên sàn nhìn thẳng về phía trước.
+ Từ từ hít vào chậm và sâu, đẩy tay nâng nửa thân người phía trên lên, ưỡn đầu và ngực tối đa để phần trên rốn trở lên được nâng lên. Ở tư thế này, bàn chân được duỗi căng hết mức, mũi bàn chân không nhấc khỏi sàn, cột sống thắt lưng cong ưỡn về phía trước. Thời gian làm động tác này khoảng 5 giây.
+ Nhìn lên trần, nhịn thở, giữ ở tư thế này khoảng 5 giây.
+ Từ từ thở ra chậm và hạ đầu xuống dần, tựa má xuống sàn. Thời gian làm động tác này khoảng 5 giây.
+ Toàn thân thả lỏng, thư dãn, thở đều khoảng 5 giây rồi lặp lại bài tập trên 10 lần.

Bài tập 4 (cầu vồng)

Nằm ngửa trên sàn, hai tay xuôi theo người, bàn tay úp xuống mặt sàn, hai chân duỗi thẳng khép sát nhau, thở đều.
+ Co hai chân để hai cẳng chân vuông góc với mặt sàn, từ từ hít vào và nâng mông lên tối đa, chỉ còn hai bả vai, đầu và hai bàn chân tiếp xúc với mặt sàn. Động tác này kéo dài khoảng 5 giây.
+ Giữ ở tư thế hình cầu vồng như trên khoảng 5 giây và nín thở.
+ Từ từ thở ra và hạ mông xuống sát mặt sàn, thời gian làm động tác khoảng 5 giây.
+ Thở đều, duỗi thẳng chân, thả lỏng, thư dãn 5 - 10 giây rồi lặp lại bài tập trên 10 lần.

PGS. TS. Hà Hoàng Kiệm
 

bacsinoitru.vn

Xe đạp
Biển số
OF-151707
Ngày cấp bằng
5/8/12
Số km
30
Động cơ
356,284 Mã lực
BÀI THỨ HAI

Nguồn: Bài tập điều trị đau cột sống thắt lưng

Bài tập trong tháng thứ 2


Khi bạn kết thúc tháng thứ nhất tập luyện, chắc chắn bạn đã nhận được kết quả từ những nỗ lực của mình. Tuy nhiên, phương pháp luyện tập này đòi hỏi bạn phải có tính kiên trì và điều độ. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn bước vào tháng thứ 2 tập luyện với những động tác giúp chứng đau lưng của bạn giảm đáng kể.



Bài tập 5 (hình thước thợ)


Không áp dụng bài tập này cho người có hội chứng rễ thần kinh (đau từ thắt lưng lan xuống mông và chân). Nằm ngửa trên sàn, hai tay xuôi theo người, lòng bàn tay úp xuống sàn, hai chân khép sát nhau duỗi thẳng, thở đều.


+ Chân phải duỗi thẳng các ngón và bàn chân, chân trái vẫn thả lỏng, bắt đầu hít vào từ từ, đồng thời nâng chân phải lên đến khi chân phải thẳng góc với mặt sàn, trong khi các bộ phận khác của cơ thể vẫn giữ nguyên không xoay vặn. Thời gian làm động tác này khoảng 5 giây.
+ Khi chân phải đã ở tư thế thẳng đứng, nín thở và giữ ở tư thế này khoảng 5 giây.
+ Bắt đầu thở ra từ từ và hạ chân phải xuống sàn, thời gian thở ra hết kéo dài khoảng 5 giây.
+ Nằm thư giãn khoảng 5 giây, thở đều rồi bắt đầu tập với chân kia như trên. Mỗi chân tập 5 lần xen kẽ nhau, tổng số 10 lần.

Bài tập 6 (cái ê - ke)

Không áp dụng bài tập này cho người có hội chứng rễ thần kinh (đau từ thắt lưng lan xuống mông và chân). Nằm ngửa trên sàn, hai chân thẳng và khép sát nhau, duỗi thẳng các ngón chân và hai bàn chân.


+ Bắt đầu hít vào từ từ, đồng thời nâng cả hai chân ở tư thế duỗi thẳng và khép sát nhau, đến khi hai chân thẳng góc với mặt sàn. Trong lúc nhấc chân lên không làm xoay vặn các phần khác của cơ thể. Thời gian làm động tác này khoảng 5 giây.
+ Khi hai chân đã ở tư thế thẳng đứng, nín thở và giữ ở tư thế này khoảng 5 giây.
+ Bắt đầu thở ra từ từ và hạ hai chân xuống sàn. Thời gian thở ra khoảng 5 giây, kết thúc khi hai chân đặt xuống sàn.
+ Nằm thư giãn, thở đều 5 - 10 giây rồi lặp lại bài tập trên 10 lần.

Bài tập 7 (ôm gối)

Nằm ngửa trên sàn, hai tay xuôi theo người, bàn tay úp xuống sàn, thở đều.
+ Từ từ hít vào và nâng đầu gối bên phải lên, áp đùi vào ngực. Bàn tay phải đỡ phía trước cổ chân phải, bàn tay trái giữ đầu gối phải, ngón cái của các bàn tay không đối diện với các ngón khác mà cùng phía với nhau, ép đùi sát vào ngực, cẳng chân sát vào đùi, lưng vẫn giữ thẳng và sát mặt sàn. Động tác trên kéo dài khoảng 5 giây.


+ Giữ ở tư thế trên khoảng 5 giây và nín thở.
+ Từ từ thở ra và đưa chân phải cùng hai tay về vị trí ban đầu. Động tác này kéo dài khoảng 5 giây.
+ Nằm thư giãn khoảng 5 giây, thở đều rồi tập với chân trái. Mỗi chân tập 5 lần xen kẽ nhau, tổng số 10 lần.

PGS. TS.Hà Hoàng Kiệm
 

bacsinoitru.vn

Xe đạp
Biển số
OF-151707
Ngày cấp bằng
5/8/12
Số km
30
Động cơ
356,284 Mã lực
BÀI THỨ BA

Nguồn: Bài tập điều trị đau cột sống thắt lưng

Các bài tập thêm


Để quá trình điều trị và dự phòng đau cột sống thắt lưng đạt hiệu quả tối ưu, ngoài những bài tập cụ thể dành cho tháng đầu tiên và tháng thứ 2, chúng tôi cung cấp thêm đến bạn đọc một số bài tập thêm. Những bài tập này không những giúp bạn thoát khỏi chứng đau thắt lưng mà còn giúp bạn có được vòng 2 như ý.


Bài tập 8

Đứng trên sàn ở tư thế thẳng, hai tay xuôi theo người, thở đều.
+ Bước chân phải lên trước cách mũi chân trái 60cm, hai bàn tay chống lên bờ xương chậu, thở đều.
+ Từ từ hít vào, chùng chân phải để gối gập trên 90o, chân trái duỗi thẳng, ưỡn lưng và ngửa đầu tối đa. Thời gian làm động tác này khoảng 5 giây.
+ Nín thở và giữ ở tư thế trên khoảng 5 giây.
+ Từ từ thở ra và duỗi thẳng chân phải, đưa đầu và nửa thân người phía trên về tư thế thẳng. Động tác này kéo dài khoảng 5 giây.
+ Kéo chân phải về sát chân trái, trở về tư thế đứng thẳng ban đầu, hai tay xuôi theo người, thở đều, thư giãn 5 - 10 giây rồi làm lại động tác trên với chân trái. Mỗi chân tập 5 lần xen kẽ nhau, tổng số 10 lần.

Bài tập 9

Đứng trên sàn như bài tập 8, hai chân mở bằng vai, hai bàn tay đặt lên bờ trên xương chậu.
+ Từ từ hít vào, ưỡn cong cột sống thắt lưng về phía trước, nửa người trên từ rốn tới đầu ngửa tối đa. Động tác này kéo dài khoảng 5 giây.
+ Giữ ở tư thế trên và nín thở khoảng 5 giây.
+ Từ từ thở ra, đưa thân người phía trên và đầu về tư thế thẳng đứng, hai bàn tay vẫn đặt ở bờ trên xương chậu. Động tác này kéo dài khoảng 5 giây.
+ Thả hai tay xuống, thư giãn ở tư thế đứng, thở đều 5 - 10 giây rồi lặp lại bài tập trên 10 lần.

Bài tập 10

Nằm ngửa trên sàn, hai tay xuôi theo người, bàn tay úp xuống sàn, hai chân khép sát nhau duỗi thẳng, thở đều.
+ Duỗi thẳng bàn và các ngón chân phải, từ từ hít vào và nâng chân phải lên khi tạo với mặt sàn một góc 45o thì dừng lại. Chân trái và thân người vẫn giữ nguyên và áp sát mặt sàn. Động tác này kéo dài khoảng 5 giây.
+ Nín thở, giữ chân phải thẳng ở tư thế nâng 45o trong thời gian khoảng 5 giây.
+ Từ từ thở ra và hạ chân phải xuống mặt sàn, trở về tư thế ban đầu. Động tác này kéo dài 5 giây.
+ Nằm ở tư thế ban đầu, thở đều và thư giãn 5 - 10 giây rồi lặp lại với chân trái. Mỗi chân tập 5 lần, tổng số 10 lần.

Bài tập 10.
Bài tập 11

Nằm ngửa trên sàn, hai tay xuôi theo người, bàn tay úp xuống sàn, hai chân khép sát nhau duỗi thẳng, thở đều.
+ Duỗi thẳng bàn chân và các ngón chân, từ từ hít vào và nâng hai chân lên khi tạo với mặt sàn một góc 45o thì dừng lại, hai chân vẫn duỗi thẳng và khép sát nhau. Động tác này kéo dài khoảng 5 giây.
+ Nín thở, giữ hai chân ở tư thế trên khoảng 5 giây.
+ Từ từ thở ra và hạ hai chân xuống mặt sàn, trở về tư thế ban đầu. Làm động tác này trong khoảng 5 giây.
+ Nằm thư giãn và thở đều khoảng 5 - 10 giây sau đó lặp lại bài tập trên 10 lần.
+ Các bài tập làm vững cơ thành bụng: các bài tập này được áp dụng vào tháng thứ hai, tháng thứ nhất tập các bài tập 1 - 4.

Bài tập 11.
Bài tập 12 (Cánh cung)

Nằm sấp, hai tay xuôi dọc hai bên thân, hai chân duỗi và khép sát nhau. Thả lỏng hoàn toàn các cơ lưng, nâng cằm lên trong khi gập hai gối, duỗi thẳng hai bàn chân, hai tay nắm lấy hai cổ chân, ngón cái không đối diện mà cùng phía các ngón khác.
+ Chỉ dùng lực của hai chân để thực hiện động tác, hai tay thụ động dùng để nối liền hai vai và cổ chân như một dây cung. Căng mạnh các cơ đùi và bắp chân, kéo mạnh bàn chân ra sau. Trong cả quá trình làm động tác, cơ lưng phải thả lỏng, nếu cơ lưng mà căng thì động tác không thực hiện được. Cuối động tác, đầu gối phải được nâng cao hơn cằm, đúng nhất phải ngang đỉnh đầu. Xương mu không chạm sàn, trọng lượng của cơ thể nằm ở vùng mũi ức thì hiệu quả mới tốt, nội tạng mới được xoa bóp mạnh.
+ Khi toàn thân ở vị trí hình cánh cung thì bắt đầu dao động đung đưa trước - sau như cưỡi ngựa gỗ. Lúc đầu đu đưa nhẹ, sau tăng dần, lần lượt bụng rồi đến ngực và kết thúc là đùi chạm sàn. Có thể làm từ 5 - 10 dao động, khi dao động có thể hít vào khi ngẩng đầu lên, thở ra khi đầu dao động xuống hoặc thở theo nhịp bình thường.
+ Cuối cùng duỗi chân ra sau để từ từ trở về vị trí ban đầu, nghỉ và thư giãn 10 - 15 phút.
Bài tập này có nhiều tác dụng phối hợp, tốt cho nội tiết và tiêu hóa, hạn chế thoái hóa đĩa đệm, duy trì mật độ khoáng của xương, chống loãng xương, làm mạnh các cơ đùi, bụng. Tác động mạnh lên đám rối dương gây hoạt hóa thần kinh thực vật, chống được béo phì và làm giảm dần lớp mỡ dưới da bụng.

PSG. TS. Hà Hoàng Kiệm
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,048
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
Thoái hóa cột sống

@bacsinoitru.vn:
Mợ đã mò được vào đây rồi à:))

Kém miếng khó chịu

THOÁI HÓA CỘT SỐNG

ThS. Bs. Bùi Hải Bình
Khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai
Nguồn: Thoái hóa cột sống

Thoái hoá khớp là bệnh thường gặp ở người có tuổi. Đặc trưng cơ bản của thoái hoá khớp là tổn thương thoái hoá của sụn khớp, hậu quả là mất sụn khớp và tế bào dưới sụn, mọc tổ chức xương cạnh khớp tân tạo. Một trong những vị trí hay gặp của thoái hoá khớp là thoái hoá cột sống, bao gồm cột sống thắt lưng (hay gặp nhất), cột sống ngực và cột sống cổ. Với thoái hoá cột sống, quá trình lão hoá thường xảy ra ở hai vị trí: đĩa đệm (nằm ở giữa hai đốt sống) và các khớp liên mấu đốt sống.

Sơ lược giải phẫu cột sống:

Cột sống (CS) gồm các đoạn: 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng và các đốt sống cùng, cụt. Cấu tạo nói chung gồm thân đốt sống cứng, chắc; đĩa đệm, dây chằng và bao khớp đàn hồi cho phép cột sống đảm bảo được chức năng giữ cơ thể ở tư thế thẳng, phối hợp vận động và bảo vệ tuỷ sống. Các đốt sống, đĩa đệm có liên quan trực tiếp tới tuỷ sống và các rễ thần kinh, mạch máu: ở vùng cổ là đám rối thần kinh cánh tay và động mạch đốt sống, ở cột sống ngực là các dây thần kinh liên sườn, ở cột sống thắt lưng có liên quan tới rễ thần kinh cùng cụt và các rễ thần kinh tạo nên thần kinh tọa. Với đặc điểm giải phẫu như vậy, triệu chứng thoái hoá cột sống đa dạng, bao gồm đau tại chỗ và các triệu chứng chèn ép thần kinh, mạch máu lân cận.

Nguồn ảnh: internet

Phân loại:

- Thoái hoá nói chung và thoái hoá cột sống nói riêng có hai loại:

+ Thoái hoá nguyên phát (do tuổi tác cao, không có nguyên nhân) và thứ phát (có thể gặp cả ở người trẻ, thường tìm thấy nguyên nhân).

+ Thoái hoá thứ phát ở cột sống thường gặp sau chấn thương, rối loạn cấu trúc đĩa đệm đốt sống bẩm sinh (ví dụ bệnh Scheuermann, loạn sản đốt sống- mấu đốt sống), mắc phải (viêm đĩa đệm đốt sống) hay các nguyên nhân khác gây sai lệch tư thế cột sống: gù, vẹo, quá ưỡn…

Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh:

- Có hai giả thuyết:

+ Giả thuyết cơ học: dưới ảnh hưởng của các tác nhân cơ học (sức nặng cơ thể, mang vác vật nặng, các chấn thương, vi chấn thương) gây suy yếu các chất cơ bản của tổ chức sụn.

+ Giả thuyết tế bào: các tế bào sụn giải phóng các enzym tiêu protein làm huỷ hoại dần dần các chất cơ bản. Trước kia người ta cho rằng quá trình thoái hoá khớp không có yếu tố viêm tham gia. Tuy nhiên ngày nay nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ là trong bệnh thoái hoá vẫn có các đợt viêm với sự tham gia của các cytokin, các interleukin gây viêm.

Triệu chứng bệnh:

- Thoái hoá cột sống hay gặp nhất ở cột sống thắt lưng, sau đó là cột sống cổ. Cột sống ngực ít bị thoái hoá hơn.

- Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh là đau cột sống kiểu cơ học, có kèm hoặc không kèm theo triệu chứng chèn ép thần kinh hay mạch máu.

- Đau CS do thoái hoá được chia thành hai loại chính: đau cột sống cấp và mạn tính.

+ Đau cấp:

• Khởi phát đột ngột, diễn biến thường trong vòng 1 tuần.

• Đau có thể sau gắng sức như cúi xuống nhấc một vật nặng, tư thế xoắn vặn đột ngột, ngã đột ngột và mạnh trên nền cứng hay có thể do các động tác sinh hoạt hàng ngày.

• Đau cột sống cổ có thể xuất hiện sau trời lạnh, nằm gối đầu cao.

• Đau kiểu cơ học: có thể tăng bởi một gắng sức dù rất nhỏ, khi vận động, khi ho; giảm hoặc mất hẳn đau khi nghỉ ngơi ở tư thế giảm đau.

• Khám bệnh nhân hạn chế mọi động tác, trừ động tác về phía tư thế giảm đau.

• Co cứng cơ cạnh cột sống.

• Không có rối loạn cảm giác chi dưới hoặc rối loạn cơ tròn.

• Trong trường hợp thoái hoá kèm thoát vị đĩa đệm cột sống chèn ép thần kinh, tuỳ vị trí thoát vị bệnh nhân có thể kèm đau thần kinh hông nếu chèn ép vùng cột sống thắt lưng hoặc mắc hội chứng vai tay- đau cổ lan xuống vai tay nếu chèn ép vùng cột sống cổ. Chèn ép tuỷ sống gây liệt ít gặp hơn.

• Đa số các trường hợp đau cột sống cấp có thể trở lại bình thường trong thời gian dưới một tuần. Một số trường hợp dễ tái phát, một số trở thành đau cột sống mạn tính với triệu chứng chèn ép thần kinh nổi trội. Nói chung, với các BN làm nghề lao động chân tay nặng nhọc hoặc hoạt động thể thao sẽ dễ tái phái hơn.

+ Đau cột sống mạn tính:

• Thường tiến triển từ từ, lành tính. Có thể khởi đầu không có tiền sử ngã hoặc chấn thương rõ rệt mà xuất hiện dần dần ở người có tiền sử đau cột sống cấp.

• Đau kiểu cơ học: đau tăng khi gắng sức, khi đứng lâu, ngồi hay khi ngủ trên giường mềm; ngược lại giảm đau khi bỏ gắng sức, nằm tư thế hợp lý, trên giường cứng; đau ban ngày nhiều hơn ban đêm, một số sau ngủ dậy hết hẳn đau. Một số bệnh nhân có đau ít và nhanh chóng hết đau sau một vài động tác vận động đơn giản. Có tiếng lạo xạo hay lắc rắc khi vận động cột sống.

• Tiến triển đau với cường độ thay đổi từ tuần này sang tuần khác với các đợt thuyên giảm xen kẽ đợt nặng bệnh sau gắng sức, sau thay đổi thời tiết.

• Khám lâm sàng:

Vận động cột sống tương đối bình thường hoặc có thể hơi đau khi làm động tác ấn dọc vùng gai đốt sống hoặc vùng cạnh cột sống.

Có thể có dấu hiệu chèn ép thần kinh tuỳ vị trí như đau thần kinh tọa hay hội chứng cổ vai tay. Trong bệnh thoái hoá cột sống cổ, các gai xương tân tạo có thể chèn ép các động mạch đốt sống gây đau đầu, chóng mặt; thoát vị đĩa đệm có thể chèn ép tuỷ, biểu hiện bằng yếu, đau tứ chi, đi lại khó khăn hoặc liệt không vận động được. Khám có thể phát hiện các yếu tố làm thuận lợi đau cột sống: các đường cong bất thường của cột sống, đốt sống...

Chẩn đoán cận lâm sàng:

- Chụp XQ cột sống ở tư thế thẳng và nghiêng, trường hợp đau cột sống cổ nên chụp thêm tư thế chếch 3/4 hai bên để nhìn rõ lỗ tiếp hợp xem có bị hẹp không. Hình ảnh điển hình của thoái hoá cột sống là hẹp khe giữa các đốt sống, đặc xương dưới sụn và mọc gai xương tân tạo. Lưu ý nhiều người lớn tuổi có hình ảnh này nhưng không có triệu chứng đau cột sống nên không phải quá lo lắng.

- Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ trường cho phép dễ dàng phát hiện các tổn thương đĩa đệm như phình, thoát vị chèn ép thần kinh.

- Xét nghiệm máu: nhìn chung bình thường.

Nguồn ảnh: internet
Điều trị:

- Nghỉ ngơi, nằm ở tư thế thích hợp giảm đau.

- Các biện pháp không dùng thuốc có thể làm giảm đau và giảm co cứng cơ như các bài tập thể dục thích hợp; điều trị lý trị liệu như tia hồng ngoại, sóng ngắn, tắm bùn nóng, tắm suối khoáng nóng; mát xa, bấm huyệt tại vùng đau.

- Thuốc chống viêm giảm đau không steroid như diclofenac, meloxicam, piroxicam...kết hợp với thuốc giãn cơ như Mydocalm, Myonal, thuốc giảm đau đơn thuần paracetamol... dùng ngắn ngày, trong đợt cấp khi bệnh nhân đau nhiều.

- Các thuốc điều trị thoái hoá tác dụng chậm, ít ảnh hưởng đến dạ dày như Glucosamin, chondroitin, diacerin... có thể dùng kéo dài.

- Nếu không đỡ, có thể tiêm corticoid loại nhũ dịch tại các khớp liên mấu sau hoặc tiêm ngoài màng cứng nhưng cần có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa khớp trong điều kiện vô khuẩn tuyệt đối với liệu trình thích hợp, tránh lạm dụng.

- Mặc áo nẹp cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng trong các trường hợp thoái hoá kết hợp trượt đốt sống gây mất vững cột sống.

- Chỉ định ngoại khoa trong các trường hợp thoát vị đĩa đệm không đáp ứng với điều trị nội khoa đúng cách hoặc khi có chèn ép thần kinh vùng cột sống thắt lưng gây liệt hai chi dưới, rối loạn cơ tròn hay liệt chi trên do chèn ép cột sống cổ.

Phòng bệnh:

- Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt, lao động mà gây đau như ngồi lâu, đứng lâu một tư thế

- Tránh mang vác nặng quá mức hoặc các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế.

- Giữ cho cân nặng ở mức lý tưởng, tránh béo phì.

- Tập luyện, chơi các môn thể thao vừa sức như bơi lội, đi bộ, đạp xe...

- Phát hiện sớm các dị dạng cột sống để có biện pháp chỉnh hình nội khoa hay ngoại khoa thích hợp.

- Điều trị tốt các bệnh kèm theo dễ gây tổn thương đốt sống như viêm đĩa đệm đốt sống.
 
Chỉnh sửa cuối:

nhim070904

Xe đạp
Biển số
OF-166387
Ngày cấp bằng
12/11/12
Số km
40
Động cơ
346,480 Mã lực
Cả ngày hôm nay lưng em đau ê ẩm, toàn nằm dài trên giường. Chán thật!
 
Biển số
OF-48081
Ngày cấp bằng
6/10/09
Số km
55
Động cơ
460,030 Mã lực
Kụ nào cũng khiêm tốn không nhận chức hội trưởng.
Hay các kụ rủ nhau làm trận tenis, ông nào sau đó bệt nhất thì làm hội trưởng nhể? :))
 

nhim070904

Xe đạp
Biển số
OF-166387
Ngày cấp bằng
12/11/12
Số km
40
Động cơ
346,480 Mã lực
Dạ em là mợ ạ. Cả năm nay do công việc nên em toàn phải ngồi nhiều, giờ lưng đau mỏi ê ẩm vùng thắt lưng. Mấy hôm nay em cũng nghe theo các cụ đi đu xà đơn nhưng khó quá, đau hết cả tay, mỗi hôm chỉ đu được ba bốn lượt, mỗi lượt chỉ được mấy giây:((
Các cụ cho em hỏi là em phải đi chụp XQ lẫn Cộng hưởng từ hay chỉ cần chụp 1 trong 2 thứ đấy thôi ạ?
 

sauken

Xe container
Tưởng nhớ
Biển số
OF-4349
Ngày cấp bằng
21/4/07
Số km
7,958
Động cơ
626,357 Mã lực
Nơi ở
Phòng chẩn trị đa khoa Đông y Vĩnh Xuân
Dạ em là mợ ạ. Cả năm nay do công việc nên em toàn phải ngồi nhiều, giờ lưng đau mỏi ê ẩm vùng thắt lưng. Mấy hôm nay em cũng nghe theo các cụ đi đu xà đơn nhưng khó quá, đau hết cả tay, mỗi hôm chỉ đu được ba bốn lượt, mỗi lượt chỉ được mấy giây:((
Các cụ cho em hỏi là em phải đi chụp XQ lẫn Cộng hưởng từ hay chỉ cần chụp 1 trong 2 thứ đấy thôi ạ?
Chụp cộng hưởng từ mợ ạ.
 

Khuu

Xe tăng
Biển số
OF-9047
Ngày cấp bằng
30/8/07
Số km
1,317
Động cơ
549,510 Mã lực
Nơi ở
Lang thang trên đường
Website
www.facebook.com
Chụp đẹp và rõ thì mợ lên Viện Tim mạch HN (Trần Hưng Đạo), hết đâu khoảng 1,2 triệu. Còn chỗ cụ trên OF chỉ dùng bảo hiểm giảm được 500k, mợ đọc lại thớt này nhé!
 

nhim070904

Xe đạp
Biển số
OF-166387
Ngày cấp bằng
12/11/12
Số km
40
Động cơ
346,480 Mã lực
Chụp đẹp và rõ thì mợ lên Viện Tim mạch HN (Trần Hưng Đạo), hết đâu khoảng 1,2 triệu. Còn chỗ cụ trên OF chỉ dùng bảo hiểm giảm được 500k, mợ đọc lại thớt này nhé!
Cảm ơn cụ!
 

Khuu

Xe tăng
Biển số
OF-9047
Ngày cấp bằng
30/8/07
Số km
1,317
Động cơ
549,510 Mã lực
Nơi ở
Lang thang trên đường
Website
www.facebook.com
Các cụ cho em hỏi có địa chỉ nào làm vật lý trị liệu (kéo dãncootj sống, châm cứu, đắp nến...) điều trị TVĐD ngoài giờ hành chính không ạ?
 

Xuân thì

Xe buýt
Biển số
OF-85294
Ngày cấp bằng
15/2/11
Số km
903
Động cơ
418,570 Mã lực
Nơi ở
Các quán bia
Các cụ cho em hỏi có địa chỉ nào làm vật lý trị liệu (kéo dãncootj sống, châm cứu, đắp nến...) điều trị TVĐD ngoài giờ hành chính không ạ?
Cụ lên số 7, ngõ 424 Thụy khuê nhé. Phòng khám chữa bệnh Đông hồ của BS Chương. Em đã chữa ở đó 2 lần Vật lý trị liệu, thấy ổn. Giá 100k cho 1 buổi
 

newdrive

Xe tải
Biển số
OF-75665
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
393
Động cơ
425,720 Mã lực
Các cụ nên lập hội đi bơi, sẽ cải thiện đáng kể tình trạng đĩa đệm của mình ... giảm stress và luyện tập cơ lưng
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top